-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Truyền thông và thông tin phản hồi | Bài tập nhóm môn Quản lý học
Truyền thông và thông tin phản hồi | Tiểu luận môn Quản lý học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
BÀI THUYẾT TRÌNH LÃNH ĐẠO HỌC NHÓM 2
Chủ đề: Truyền thông và thông tin phản hồi
Thành viên nhóm 2: Cao Thị Quỳnh Chi - 11218066
Nguyễn Trọng Nghĩa - 11218077
Nguyễn Vũ Hải – 11218068
Hà Nội, tháng 10/2023 NỘI DUNG I. Lý thuyết lOMoAR cPSD| 45474828
1. Khái niệm truyền thông
- Truyền thông là quá trình trong đó thông tin được trao đổi và được hiểu bởi hai hay
nhiều người, thường nhằm mục đích tạo động cơ hoặc tác động đến hành vi.
- Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin và ý nghĩa. Truyền thông thực sự chỉ
diễn ra khi tất cả các bên hiểu thông điệp (thông tin) từ cùng một quan điểm (ý nghĩa).
- Mục tiêu của truyền thông
+ Giúp cho con người hiểu nhau và tạo nên mối quan hệ
+ Giúp các chủ thể có những quyết định đúng đắn hơn trong hoạt động của mình
+ Truyền thông đối với việc thực hiện các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
2. Những yếu tố cơ bản của truyền thông - Người gửi - Thông điệp - Kênh truyền thông - Người nhận
- Ý nghĩa thông điệp được hiểu - Phản hồi
3. Quá trình truyền thông -
Quá trình truyền thông là quá trình hai bên người gửi và người nhận (mỗi
bên có thể có một hoặc nhiều người) trao đổi thông điệp cho nhau. -
Công tác truyền thông muốn có hiệu quả cần phải biết rõ chức năng của từng yếu tố
+ Người gửi tin đó là một chủ thể nhất định (tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, người cụ thể,...)
+ Mã hóa là quá trình chuyển ý tưởng thành các tín hiệu theo một quy ước nhất định
+ Thông điệp là nội dung của tin cần chuyển đi 2 lOMoAR cPSD| 45474828
+ Phương tiện truyền thông là các kênh truyền thông quá đó thông điệp được truyền
từ người gửi tới người nhận.
+ Giải mã là quá trình mà theo đó người nhận xử lý thông điệp để nhận tin và tìm
hiểu ý tưởng của người gửi
+ Người nhận là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do chủ thể gửi tới
+ Phản ứng đáp lại là ý kiến phản hồi quay trở lại chủ thể truyền tin
+ Nhiễu là ảnh hưởng của môi trường truyền thông làm cho thông tin bị sai lệch
Sơ đồ quá trình truyền thông
Hiệu lực và hiệu quả truyền thông -
Hiệu lực truyền thông: Xuất hiện khi ý nghĩa của thông điệp mà người gửi
muốn truyền đi giống với ý nghĩa thông điệp mà người nhận hiểu. -
Hiệu quả truyền thông: Xuất hiện khi chi phí nguồn lực sử dụng là thấp nhất. -
Cần cân đối giữa hiệu lực và hiệu quả truyền thông.
4. Những rào cản trong truyền thông 3 lOMoAR cPSD| 45474828
- Mã hóa khác nhau: Các cá nhân có thể giải thích cùng một thông tin theo những
cách khác nhau, tùy theo kinh nghiệm của từng cá nhân và điều đó dẫn đến sự khác nhau
giữa quá trình mã hóa và giải mã. Khi các quá trình này giống nhau thì việc truyền đạt
thông tin có hiệu quả nhất. Khi chúng khác nhau thì việc truyền đạt thông tin có xu hướng bị trục trặc
- Do nhận thức khác nhau: Mỗi người chúng ta đều “lập catalogue” thế giới theo cách
riêng của mình. Nhận thức có chọn lọc xuất hiện khi con người phác thảo thông tin mới,
nhất là khi nó mâu thuẫn với những gì họ vẫn tin. Vì vậy, khi con người nhận được thông
tin, họ có xu hướng chỉ nghe thấy những phần nào phù hợp hay xác nhận những niềm tin
của họ. Thông tin mâu thuẫn với những ý niệm đã được nhận thức trước sẽ không được xử
lý hay bị bóp méo cho phù hợp với những quan điểm đã có từ trước.
- Do kỹ năng lắng nghe khác nhau: Kỹ năng truyền đạt và lắng nghe của mỗi người
là khác nhau chính vì vậy đã gây ra rào cản trong việc truyền thông. Do liên quan đến tốc
độ nói và nghe nên chúng ta thường có thói quen ít lắng nghe.
- Độ tin cậy của nguồn thông tin: Sự tin cậy của nguồn thông tin là chỉ sự tin cậy, sự
tín nhiệm cũng như sự tin tưởng của người tiếp nhận đối với thông điệp và hoạt động của
người truyền đạt. Mức độ tin cậy mà người tiếp nhận thông tin gán cho người truyền đạt
tác động trực tiếp đến cách thức người tiếp nhận nhìn nhận và phản ứng
- Vấn đề ngữ nghĩa: Việc truyền đạt thông tin là việc sử dụng những ký hiệu chung
để truyền đi thông tin và sự hiểu biết. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thể truyền đi sự
hiểu biết. Trong một số trường hợp, một từ có thể chỉ những sự vật hoàn toàn khác nhau
đối với những người khác nhau. Chính vì vậy nhà quản lý đặc biệt chú ý đến cách thức mô
tả cả trong cách nói và cách viết nhằm đạt hiệu quả diễn đạt. Tuy nhiên có một số trường
hợp là do thuật ngữ và cụm từ trừu tượng và chuyên ngành sẽ khó đạt hiệu quả trong việc tiếp thu và hiểu biết.
- Sức ép thời gian: Là rào cản quan trọng đối với việc truyền đạt thông tin. Một số
vấn đề là những nhà quản lý không có thời gian để trao đổi thông tin với mọi người dưới quyền. 4 lOMoAR cPSD| 45474828
- Quá tải thông tin: Do những tiến bộ trong công nghệ thông tin mà đã nảy sinh ra
khó khăn không phải do thiếu thông tin mà do quá nhiều thông tin. Nhà quản lý cần sàng
lọc thông tin cẩn thận tránh gây ra tình trạng quá tải thông tin khiến người tiếp nhận khó
nắm bắt được thông điệp truyền thông.
- Lựa chọn kênh truyền thông không tốt: Việc lựa chọn kênh truyền thông cũng là một
cách giúp việc truyền thông trở nên hiệu quả. Và việc lựa chọn sai kênh truyền thông cho
thông điệp của mình sẽ khiến thông tin được truyền đi trở nên sai lệch, thiếu tính đảm bảo.
- Diễn đạt nói và viết nghèo nàn: Việc diễn đạt rõ ràng, súc tích nhưng vẫn đảm bảo
đầy đủ ý nghĩa thông điệp sẽ giúp người nhận được thông điệp có hiểu biết chính xác hơn.
- Thất bại khi nhận biết các dấu hiệu phi văn bản: Thực hiện thông qua những hành
động: bắt tay, nét mặt, điệu bộ cơ thể, giao tiếp bằng mắt, sử dụng không gian cá nhân.
Việc sử dụng thư thoại, tin nhắn viết, mạng máy tính và các phương tiện giao tiếp điện tử
khác là cử chỉ và các dấu hiệu phi văn bản khác bị mất. Sự mất mát này có thể làm giảm hiệu quả giao tiếp
- Nhiễu tự nhiên: Một số phiền nhiễu thường thấy như sự gián đoạn điện thoại, khách
vãng lai, thiếu riêng tư, … Giải pháp cho vấn đề này là lập kế hoạch thích hợp, người quản
lý nên chuẩn bị đầy đủ ý tưởng cho cuộc họp nhằm tránh những gián đoạn phát sinh.
- Bóp méo thông tin: Được tìm thấy trong giao tiếp giữa cấp thấp hơn và cao hơn
trong tổ chức. Người cấp cao hơn khi nhận những thông tin cấp dưới đã lọc ra có thể đưa
ra những quyết định vội vã vì cơ sở thông tin thiên lệch và không chính xác. II. Tình huống
Các công ty sử dụng truyền thông bằng lời, không lời và bằng văn bản để quảng cáo
sản phẩm của họ nhằm tăng doanh số bán hàng. Lựa chọn những từ tốt nhất để bán một
sản phẩm hoặc dịch vụ là rất quan trọng. Tuy nhiên, một số thuật ngữ được sử dụng trong
quảng cáo gây hiểu lầm và thậm chí là lừa đảo, mặc dù trong một số trường hợp, các từ này là hợp pháp.
Ví dụ, một số công ty sử dụng từ “tự nhiên” trên thực phẩm được chế biến sâu, chẳng
hạn như các sản phẩm có chứa đường trắng. Vì vậy, một số người đặt câu hỏi về việc sử 5 lOMoAR cPSD| 45474828
dụng thuật ngữ “tự nhiên”. Những túi khoai tây chiên được quảng cáo là “hoàn toàn tự
nhiên” khiến mọi người nghĩ rằng chúng tốt cho sức khỏe, trong khi thực tế chúng lại được
phân loại là đồ ăn vặt. Vì béo phì đã trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tại Hoa
Kỳ, lực lượng đặc nhiệm chống béo phì của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
(FDA) đang cố gắng truy quét các nhãn hàng và quảng cáo gây hiểu lầm, đồng thời kêu
gọi cảnh báo, cũng như phạt tiền đối với các tổ chức vi phạm. 1.
Việc các công ty thực phẩm sử dụng các thuật ngữ (như “tự nhiên’’) có thể
gâyhiểu lầm để tăng doanh thu và lợi nhuận có phải là vấn đề về đạo đức và trách nhiệm
xã hội đối với các công ty thực phẩm không? 2.
Các công ty có nên sử dụng các thuật ngữ được một số người coi là gây
hiểulầm nhưng không phải là bất hợp pháp không? 3.
Bạn định nghĩa “tự nhiên” như thế nào? 4.
FDA nên định nghĩa “tự nhiên” như thế nào để nó không được sử dụng để
đánhlừa mọi người mua thực phẩm nghĩ rằng nó tốt cho sức khỏe, trong khi thực tế không phải vậy? TRẢ LỜI
1. Việc các công ty thực phẩm sử dụng các thuật ngữ (như “tự nhiên”) có thể
gây hiểu lầm để tăng doanh thu và lợi nhuận là vấn đề về đạo đức và trách
nhiệm xã hội đối với các công ty thực phẩm
Đạo đức kinh doanh được hiểu là những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội cũng
như giới kinh doanh thừa nhận, là những quy định về hành vi, quan hệ nghề nghiệp giữa
các nhà quản trị với nhau, hay giữa các nhà quản trị với xã hội trong quá trình tiến hành
các hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà quản trị xử sự một cách trung thực và có trách
nhiệm với cộng đồng và với nhau. Đó có thể là tính trung thực trong kinh doanh, sự tôn
trọng với khách hàng,... 6 lOMoAR cPSD| 45474828
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng
góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng
đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho
doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Đó có thể là các cam kết pháp lý,
về môi trường, về đạo đức,...
Như vậy, có thể hiểu các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế phải cân bằng giữa lợi
ích kinh tế và lợi ích xã hội, các tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong các lĩnh
vực như: Bảo vệ môi trường sinh thái; Bảo vệ sức khỏe con người; An ninh, an toàn; Quyền
công dân; Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Trong trường hợp đề ra, các công ty thực phẩm
đã vi phạm vấn đề về đạo đức, trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe con người
vì đã sử dụng sai hiệu lực truyền thông khi ý nghĩa của thông điệp mà công ty muốn truyền
đi không giống với ý nghĩa thông điệp mà người tiêu dùng hiểu. Với việc sử dụng từ ngữ
dễ gây hiểu lầm (ở đây là từ “tự nhiên”), người nhận hiểu sai ý mà các công ty thực phẩm
muốn truyền tải, từ đó sẽ phát sinh nhiều hệ lụy khôn lường, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe,
tăng tỉ lệ béo phì của người dân…
Vì vậy, cách truyền thông này của công ty thực phẩm không có tính thuyết phục và
tín nhiệm trong truyền thông. Truyền thông được sử dụng không chỉ để chia sẻ thông tin
mà còn để gây ảnh hưởng tới những người khác. Nếu các công ty sử dụng những từ ngữ
gây hiểu lầm như từ “tự nhiên” trong khi thực chất các thực phẩm vẫn chứa các chất nhân
tạo thì về lâu dài nếu tiêu thụ chúng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của một bộ
phận người tiêu dùng. Tín nhiệm liên quan đến sự tin tưởng, tôn trọng và liêm chính trong
mắt người khác và do đó công ty đã để mất đi sự tín nhiệm của người tiêu dùng dành cho
các sản phẩm của công ty mình. Nếu không có các thuật ngữ có thể gây hiểu lầm đó, khách
hàng sẽ không bị nhầm lẫn và có ý thức hơn để tránh sử dụng lâu dài các thực phẩm họ cho
là “tốt cho sức khỏe”. 7 lOMoAR cPSD| 45474828
Theo khảo sát của Nielsen, doanh số hằng năm của các sản phẩm “tự nhiên” lên đến
22 tỷ USD. Hầu hết người dân Mỹ tin tưởng vào thông điệp “tự nhiên” của các công ty thực phẩm.
2. Các công ty có thể sử dụng các thuật ngữ được một số người coi là dễ gây hiểu
lầm nhưng không phải là bất hợp pháp trong một số trường hợp tránh việc quá lạm dụng.
- Xét trên góc độ tích cực
Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp ở hiện tại, hầu như mỗi ngày đều
có sự xuất hiện của sản phẩm và dịch vụ mới. Do đó, vì để tồn tại nên các doanh nghiệp
phải tập trung vào việc truyền thông sản phẩm. Bằng cách truyền thông nhờ các thuật ngữ
mô tả sản phẩm sẽ giúp quảng cáo trở nên ấn tượng, thu hút hơn, giới thiệu nổi bật thông
tin hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, thu hút được sự chú ý của khách hàng, kích thích ham muốn
tiêu dùng và cuối cùng là làm cho họ mua hàng. Khi sản phẩm của công ty được sử dụng
nhiều sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế sản phẩm của công ty trên thị trường
nhờ vậy công ty sẽ thu về doanh thu và lợi nhuận cao.
- Xét trên góc độ tiêu cực
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên việc sử dụng các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm sẽ vi
phạm đạo đức và trách nhiệm trong kinh doanh. Lợi ích kinh tế chỉ trong ngắn hạn về lâu
dài khách hàng sẽ mất sự tín nhiệm, tính thuyết phục vào sản phẩm và công ty trên.
* Không được lạm dụng các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm vì:
- Theo rào cản truyền thông: Các cá nhân có khả năng mã hóa thông tin khác nhau,
khả năng nhận thức khác nhau, vấn đề về độ tin cậy của thông tin, vấn đề về ngữ nghĩa,...
sẽ gây ra sự nhiễu trong việc truyền đạt thông tin từ người gửi tin đến người nhận tin:
+ Xét ở góc độ khách hàng (cá nhân): Nếu sử dụng các từ ngữ đa nghĩa, cố tình gây
hiểu lầm thì sẽ dẫn đến việc cùng một thông tin nhưng khách hàng lại có nhiều cách hiểu 8 lOMoAR cPSD| 45474828
khác nhau. Nếu họ tin dùng sản phẩm và hiểu sai ý nghĩa, sau khi dùng một thời gian mới
nhận ra sản phẩm không được như quảng cáo, thậm chí còn gây ra tác hại với họ, chắc chắn
khách hàng sẽ giảm niềm tin với sản phẩm và hạn chế sử dụng vào lần sau.
+ Xét ở góc độ xã hội: Khi có nhiều khách hàng cảm thấy họ bị lừa vì quảng cáo sai
sự thật, điều này sẽ tác động tiêu cực đến xã hội, gây ra tác hại không chỉ cho 1,2 cá nhân mà cho cả cộng đồng.
=> Không nhất thiết là tránh hoàn toàn việc sử dụng thuật ngữ và thông điệp dễ gây
hiểu lầm vì nó không bất hợp pháp nên sử dụng một cách khéo léo, đảm bảo không làm
người tiêu dùng hiểu sai gây mất niềm tin,không tạo ý kiến trái chiều giữa những bộ phận
khách hàng khác nhau, tránh ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng và toàn xã hội, đảm
bảo tính cạnh tranh lành mạnh và phát triển lâu dài của công ty
Trường hợp có thể sử dụng cần có các chú thích, khuyến cáo bổ sung như “đồ chiên
rán dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe” hay đề xuất một số cách chế biến khác có lợi cho
sức khỏe người dùng hơn,... Ví dụ các thực phẩm chức năng thường dễ gây hiểu lầm là sản
phẩm thuốc với các hứa hẹn trên bao bì khiến người tiêu dùng tin vào chức năng chữa bệnh
nên họ luôn khuyến cáo “sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”
Thêm vào đó, mỗi người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm phải tỉnh táo, và nhận
thức rõ để tránh gây hiểu lầm, nên đọc kỹ các khuyến cáo, chú thích khi sử dụng để không
ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy là một người tiêu dùng thông minh!
3. Bạn hiểu “tự nhiên” là như thế nào?
Theo em, “tự nhiên” ám chỉ những điều, hiện tượng, hoặc thành phần mà không
có sự can thiệp hay tác động đáng kể từ con người hoặc không phải là sản phẩm của các
quy trình công nghiệp. Nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển mà không cần sự can thiệp
của con người. Những thứ đã tồn tại và được tạo ra không nhờ vào con người đều thuộc về 9 lOMoAR cPSD| 45474828
“tự nhiên”. Tuy nhiên, việc hiểu "tự nhiên" có thể phụ thuộc vào ngữ cảnh và ngành công nghiệp cụ thể.
Trong tình huống được đưa ra về các sản phẩm thực phẩm được quảng cáo là "tự
nhiên," một số người có thể hiểu rằng sản phẩm này không chứa thành phần tổng hợp hoặc
hóa học và có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, đôi khi, các công ty có thể sử dụng
thuật ngữ này một cách mơ hồ để tạo ấn tượng rằng sản phẩm của họ là tốt cho sức khỏe
hơn hoặc không gây hại, trong khi thực tế không phải lúc nào điều này cũng đúng.
Tóm lại, "tự nhiên" là một thuật ngữ mà người tiêu dùng nên xem xét một cách
cẩn thận khi đọc quảng cáo sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về một sản phẩm cụ thể, người tiêu
dùng nên kiểm tra thông tin chi tiết về thành phần và phân loại sản phẩm, thay vì chỉ dựa
vào thuật ngữ "tự nhiên" một cách đơn thuần.
4. Để đảm bảo rằng thuật ngữ "tự nhiên" không bị lạm dụng hoặc sử dụng để
đánh lừa người tiêu dùng, FDA có thể xem xét việc đưa ra một định nghĩa cụ
thể và hạn chế về cách sử dụng thuật ngữ này trong quảng cáo thực phẩm.
Một số yếu tố có thể được tính đến trong việc định nghĩa "tự nhiên" trong ngữ cảnh
của thực phẩm bao gồm:
- Nguồn gốc tự nhiên: FDA có thể định nghĩa "tự nhiên" là chỉ những sản phẩm chứa
nguyên liệu không được biến đổi hoặc tạo ra một cách đáng kể bởi con người. Điều này có
thể bao gồm các nguyên liệu hoặc thành phần thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên mà
không trải qua quá trình tổng hợp hóa học hay biến đổi gen.
- Không chứa thành phần tổng hợp hoặc hóa học độc hại: Định nghĩa "tự nhiên"
có thể đặt một hạn chế về việc sử dụng bất kỳ thành phần tổng hợp hoặc hóa chất độc hại
trong sản phẩm được quảng cáo là "tự nhiên."
- Thân thiện với sức khỏe: FDA có thể định nghĩa "tự nhiên" là chỉ những sản phẩm
có tính chất thân thiện với sức khỏe, không gây hại cho người tiêu dùng. Điều này có thể 10 lOMoAR cPSD| 45474828
bao gồm việc loại trừ các sản phẩm có nồng độ cao đường, muối, chất béo bão hòa, hoặc
các thành phần khác có thể góp phần vào các vấn đề sức khỏe như béo phì.
- Kiểm định và tuân thủ: FDA có thể đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng và quy tắc kiểm
định để đảm bảo rằng các sản phẩm được quảng cáo là "tự nhiên" phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
- Thông báo cho người tiêu dùng: FDA có thể yêu cầu các công ty quảng cáo sản
phẩm sử dụng thuật ngữ "tự nhiên" cung cấp thông tin rõ ràng và công bằng về thành phần,
giá trị dinh dưỡng, và tác động của sản phẩm đối với sức khỏe.
Như vây, định nghĩa "tự nhiên" dựa trên những nguyên tắc này có thể giúp ngăn chặn
việc lạm dụng thuật ngữ và đảm bảo rằng người tiêu dùng được cung cấp thông tin chính
xác và đủ để đưa ra quyết định thông thái về mua sắm thực phẩm. Cơ quan quản lý như
FDA cần tiến hành kiểm tra và tuân thủ chặt chẽ để đảm bảo các công ty tuân theo các quy định này.
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
STT Tên thành viên Nhiệm vụ 1 Cao Thị Quỳnh Chi - Nhóm trưởng
- Làm nội dung Tình huống câu hỏi 1,2 - Tổng hợp nội dung - Thuyết trình 2 Nguyễn Vũ Hải
- Làm nội dung Lý thuyết - Làm slide 3 Nguyễn Trọng Nghĩa
- Làm nội dung Tình huống câu hỏi 3,4 - Thuyết trình 11