Tư bản cho vay - khái quát về tư bản cho vay | Kinh tế chính trị | Học viện Ngân Hàng
Tư bản cho vay - khái quát về tư bản cho vay với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (PLT02H)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TƯ BẢN CHO VAY 1.Định nghĩa
Tư bản cho vay là một khái niệm của kinh tế chính trị Mác-Lênin và là tư bản tiền
tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian
nhất định để nhận được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức). Tư bản cho vay là một hình thức
tư bản xuất hiện trước chủ nghĩa tư bản. Điều kiện tồn tại tư bản cho vay là sản phẩm trở
thành hàng hoá và tiền tệ đã phát triển các chức năng của mình. Trước chủ nghĩa tư bản,
hình thức đặc trưng của tư bản cho vay là tư bản cho vay nặng lãi (cho vay với lãi suất cắt
cổ, lãi mẹ đẻ lãi con).
2. Sự hình thành tư bản cho vay
Từ thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, cùng với việc các lạo hình tức thương nghiệp
phát triển thì các hình thức cho vay nặng lãi xuất hiện và là phần không thể thiếu được
trong nền kinh tế bấy giờ. Đây chính là tiền đề cho một loại hình kinh tế mới ra đời. Các
hình thức cho vay nặng lãi này có đặc điểm là lãi suất rất cao và là một hình thức bóc lột
dã man, ngay giữa tư bản với nhau. Những hình thức cho vay nặng lãi này cũng từng xuất
ở nước ta, khá phổ biến ở nông thôn, trước khi hoàn thành cải cách ruộng đất và hoàn
thành tác hoá. Người đi vay ỏ đây không phải là nhà tư bản mà là những người nông dân
túng thiếu. Tiền vay về không phải để sử dụng làm tư bản. Do đó tư bản cho vay nặng lãi
không thể hoà hợp với chủ nghĩa tư bản, vì lợi tức cao của nó không cho phép chủ nghĩa
tư bản phát triển. Vì vậy giai cấp tư bản ngay từ khi ra đời đã kịch liệt đấu tranh chống tư
bản cho vay lãi nặng. Và phù hợp với yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, từ trong
quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp đã nảy ra tư bản cho vay như là một hình thức
tư bản độc lập. Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ, được chủ sở hữu tạm thời nhường quyền
sử dụng cho người khác, sau một thời gian nó được hoàn trả cho người vay kèm theo một
khoản lợi tức. Tư bản cho vay hoạt động dựa trên nguyên tắc rất đơn giản: anh cần tiền thì
ôi cho vay, bù lại tôi sẽ thu được lợi tức. Tiền cho vay tuy chẳng hao mòn gì nhưng nếu
không có lợi thì tôi không cho vay. Do đi từ nhu cầu cấp thiết đó nên tư bản cho vay có vì
thế chắc chắn trong xã hội tư bản, càng ngày càng lớn mạnh và mở rộng tầm hoạt động 3. Đặc điểm
Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản. Đối với người cho vay nó là tư bản
sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng.
Tư bản cho vay là một hàng hoá đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mất
quyền sở hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Và
khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên giá cả của nó không do giá trị
mà do giá trị sử dụng của tư bản cho vay, do khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định.
Lợi tức chính là giá cả của hàng hoá tư bản cho vay.
Tư bản cho vay là tư bản được “sùng bái” nhất. Do vận động theo công thức T – T’
(T’ = T + z) nên nó gây ấn tượng hình thức tiền có thể đẻ ra tiền.
Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển một mối quan hệ hàng
hoá – tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ lại
nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động.
Tư bản cho vay ra đời góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản
xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Do đó nó góp phần làm
tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội.
4. Lợi tức và tỷ suất lợi tức
Lợi tức là cái giá mà nhà tư bản hoạt động phải trả cho người sở hữu tư bản cho
vay về quyền được tạm thời sử dụng khoản tư bản tiền tệ của người đó
Nguồn gốc và bản chất của lợi tức
Tiền là tư bản ngay khi nó được cho vay nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nhưng khi
chuyển từ người cho vay sang người đi vay thì tiền chưa đẻ ra lợi nhuận được. Tiền đi vay
phải trở thành tư bản hoạt động mới tạo ra lợi nhuận. Ở đây, cùng một số tiền đã tồn tại
với tính cách là tư bản hai lần đối với hai người, nhưng kông phải vì thế mà lợi nhuận có
thể gấp đôi, bởi lẽ nó chỉ thật sự hoạt động một lần-đem lại lợi nhuận trong tay người đi
vay. Lợi tức chỉ là một phần của lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản hoạt dộng thu được
phải trả cho nhà tư bản cho vay. Như vậy thực chất, lợi tức chỉ là một phần của giá trị
thặng dư mà tư bản hoạt động thu được nhờ sử dụng tư bản cho vay, trả cho chủ sở hữu tư bản cho vay.
Từ lợi tức cho vay mà nhà tư bản cho vay được hưởng thì bắt đầu xuất hiện khái
niệm tỷ suất lợi tức. Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ so sánh, tính theo phần trăm giữa lợi tức và
tổng số dư cho vay. Tỷ suất lợi tức cao hay thấp là tuỳ ở quan hệ cung cầu về tiền vay.
Nhu cầu về tiền vay càng cao thì tỷ suất càng cao. Tuy nhiên trong những điều kiện thông
thường, tỷ suất lợi tức không bao giờ có thể cao tới mức ngang với tỷ suất trung bình, bời
vì nếu như thế thì sẽ không còn nhà tư bản nào đi vay đề kinh doanh nữa. Mặt khác, nó
cũng không bao giờ hạ thấp tới mức ngang với con số “không”, bởi vì nếu như thế thì
cũng chẳng còn ai dám bỏ tiền cho vay nữa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận:
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ nhàn rỗi mà người chủ cho nhà tư bản khác sử
dụng để nhận được số tiền lời. Điều này có ý nghĩa trong việc khai thác được tiềm năng
tài chính và sử dụng nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi để tạo ra lợi nhuận bằng việc cung cấp
vốn cho các hoạt động kinh doanh khác làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội.
Nhận thức được những đặc điểm và hình thức vận động của tư bản cho vay giúp ta
hiểu rõ được bản chất, cách thức của tư bản cho vay. Từ đó khai thác, sử dụng được
nguồn vốn một cách hiệu quả nhất để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ý nghĩa thực tiễn:
Tư bản cho vay đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
Tạo thêm lợi nhuận cho các nhà tư bản có nguồn vốn nhàn rỗi: Thay
vì đây là nguồn vốn tiền tệ không sinh ra được lợi nhuận và các nhà tư bản cũng
không biết nên dùng số tiền này vào đâu thì họ có thể cho các nhà tư bản khác vay và thu
lại lợi nhuận từ lãi suất cho vay đó.
Là nguồn vốn đầu tư vào các dự án Đối với các nhà tư bản khác, khi
họ muốn thực hiện, triển khai một dự án có tiềm năng phát triển và giúp đỡ đối với
xã hội thì họ lại thiếu nguồn vốn. Khi đó họ có thể vay mượn từ các nhà tư bản có nguồn
tiền tệ nhàn rỗi, lúc đó nguồn vốn đã có họ sẽ dễ dàng thực hiện được các dự án đã dự định.
Tạo ra thêm nhiều việc làm Khi các dự án có
nguồn vốn đầy đủ để thực Khi các dự án có
nguồn vốn đầy đủ để thực
Khi các dự án có nguồn vốn đầy đủ để thực hiện, nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân lao động.
Nâng cao trình độ người lao động Các dự án ngày càng phát triển kéo
Các dự án phát triển kéo theo nhu cầu về lao động trình độ cao là vô cùng cần
thiết. Từ đó kích thích những người lao động phải tìm tòi, sáng tạo và đổi mới liên tục để
theo kịp nhu cầu của thị trường.
Ổn định tình hình xã hội
Khi có càng ngày càng nhiều các việc làm cho người dân, mọi người có được việc
làm, được đào tạo giáo dục về nhiều mặt. Khi người dân có được nguồn thu nhập ổn định,
cuộc sống dần được cải thiện hơn. Các tình trạng trộm cướp được hạn chế làm cho xã hội được ổn định hơn.
Phát triển về Khoa học - kỹ thuật
Có các nguồn vốn từ những nhà đầu tư thì các công ty, xí nghiệp có thêm vốn để
cập nhật, phát triển, cải tiến thêm về khoa học - kỹ thuật. Họ có đủ tài lực để có thể học
hỏi từ các nước phát triển, tiếp thu những kỹ thuật, máy móc hiện đại của các nước khác
sau đó mang về nước giúp cải tiến, tăng cường sản xuất.
Khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn vốn
Khi các nhà đầu tư có tiền, có vốn họ sẽ có điều kiện để đi tìm ra thị trường, tìm ra
cách sản xuất nguyên vật liệu mới. Tìm ra các nơi có điều kiện tốt hơn để khai thác, sử
dụng nguồn vốn đó để tạo ra nhiều thêm lợi nhuận. Từ đó các nơi, vị trí có tiềm lực chưa
được sử dụng lần lượt được khai thác, sử dụng. Làm cho chúng ta tận dụng tối đa các điều
kiện, nguồn vốn hiện có. Tăng tiêu dùng
Mọi người có thể vay tiền để chi tiêu, mua sắm phục vụ cho cá nhân từ đó làm tăng
tiêu dùng chung của thị trường, kích thích các nhà sản xuất phải đổi mới, sáng tạo làm
cho nền kinh tế càng ngày càng phát triển. Tư bản cho vay mang lại lợi ích cho cả hai phía
người đi vay và người cho vay. Người đi vay thì có thêm nguồn vốn, tài lực để mở rộng
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Người cho vay thì kiếm được tiền từ nguồn tiền nhàn rỗi của mình.
Nhưng bên cạnh những mặt tốt của tư bản cho vay, thì kèm theo đó là những rủi
ro và những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Ô nhiễm môi trường: Khi các xí nghiệp, nhà máy,…
được xây dựng quá nhiều để phục vụ cho việc kinh doanh thì nếu xử lý không tốt về mặt chất thải Ô nhiễm môi trường: Khi các xí nghiệp, nhà máy,… được xây dựng quá
Ô nhiễm môi trường
thì nếu xử lý không tốt về mặt chất thải ra môi trường sẽ tạo ra nhiều chất thải xấu
được đào thải ra môi trường tự nhiên.Làm cho ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề rất cần
được chú trọng, kiểm soát gắt gao ở nước ta Tham nhũng
Khi một dự án được đầu tư quá nhiều tiền bạc, nguồn vốn dễ làm cho phát sinh
việc tham nhũng trong lúc xay dựng, tiến hành dự án. Điều này làm cho chất lượng dự án
kém so với thực tiễn, ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích xã hội.
Xảy ra nhiều mâu thuẫn
Hình thức tư bản cho vay đã xuất hiện rất sớm dưới dạng cho vay nặng lãi, vì phải
trả lĩa suất quá “nặng” nên đã taoj ra nhưungx tranh chấp, mâu thuẫn giữa người đi vay và
người cho vay. Từ đó tạo ra những việc như: giết người, hàn hạ, tra ấn,….làm ảnh hưởng xấu đến xã hội. Các khoản nợ xấu
Khi người đi vay sử dụng không có kiểm soát về khoản vay của mình dẫn đến
không có khả năng trả lại số tiền đã vay làm cho các khoản vay thành các khoản nợ xấu.
Và đó cũng là nguyên nhân kéo theo thị trường đi xuống.
Tạo thêm lợi nhuận cho các nhà tư bản có nguồn vốn
nhàn rỗi: Thavì đây là nguồn vốn tiền tệ không sinh ra được lợi nhuận và các nhà tư bản
ckhông biết nên dùng số tiền này vào đâu thì họ có thể cho các nhà tư bản khác
Là nguồn vốn đầu tư vào các dự án: Đối với các nhà tư
bản khác, khi họ muốn thực hiện, triển khai một dự án có tiềm năng phát triển và giúp đỡ đối