Tư tưởng của HCM về Nhà nước của dân, do dân, vì dân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: tinh thần đoàn kết, tương thân - tương ái, ý chí đấu tranh anh dũng, tự lực, tự cường,... thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng nhà nước của chủ tịch Hồ Chí Minh
a. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trước hết là chủ nghĩa
yêu nước
- Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: tinh thần đoàn kết,
tương thân - tương ái, ý chí đấu tranh anh dũng, tự lực, tự cường,... thì chủ nghĩa
yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đã trở
thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân
tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu,
chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại: phương Đông và phương Tây
- Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hóa
phương Đông và phương Tây. Người đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng
dân chủ, nhân văn của văn hóa Phục hưng, thế kỷ ánh sáng, của cách mạng tư sản
phương Tây như Pháp, Mỹ, Anh; những giá trị tư tưởng của Nho giáo, kiêm ái của
Mặc gia, thuận theo tự nhiên của Lão gia, từ bi bác ái của nhà Phật đã góp phần
hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước vì con người, một nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin (cơ sở lý luận quyết định)
- Tháng 12 năm 1920, trong Đại hội thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp ở thành
phố Tua, đồng chí Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản
và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt
trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa cộng sản, bước ngoặt đứng hẳn về con đường cách mạng tháng Mười,
đứng hẳn về chủ nghĩa Mác- Lênin và đứng hẳn về Quốc tế cộng sản. Chính thế
giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn của loài người để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc. Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận, cơ sở chủ yếu nhất của sự
hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. “Không có chủ nghĩa Mác- Lênin thì
cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm thời đại và giải quyết được
những nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam”.
d. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
- Suốt chặng đường 30 năm đi tìm đường cứu nước, vừa lao động, vừa học tập,
nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, vừa tham gia trực tiếp các phong trào đấu tranh
của công nhân và nhân dân lao động, Người đã tích lũy được những tri thức và
kinh nghiệm phong phú, từng bước hình thành tư tưởng lý luận và phương pháp
cách mạng của mình. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nét nổi bật, đặc sắc
thuộc về bản chất khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi luận điểm của Người
đều là những khái quát lý luận từ thực tiễn chính trị- xã hội, được phân tích trên
quan điểm lịch sử- cụ thể, quan điểm toàn diện, hệ thống và phát triển. Người viết:
“Thực hành sinh ra hiểu biết; Hiểu biết tiến lên lý luận; Lý luận lãnh đạo thực
hành”. Đó là con đường của quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng; con đường
hướng đến chân lý của nhận thức.
e. Trí tuệ và phẩm chất chính trị của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh là hiện thân của trí tuệ, phẩm chất đạo đức và truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là người lịch thiệp, có lối sống và
phong cách giản dị, giàu lòng nhân ái, lại rất thông minh, sắc sảo, nhạy bén về
chính trị, rất ham học hỏi, có tư duy độc lập, sáng tạo, có trí tuệ uyên bác, kiến
thức sâu rộng, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Đối với
Người, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sự ấm
no, hạnh phúc của nhân dân là mục đích duy nhất trong mọi suy nghĩ cũng như
hành động của Người. Từ những suy nghĩ đó mà trong mọi hành động cũng như
việc làm, Người luôn luôn đặt địa vị và quyền lợi của nhân dân lên trên hết, trước
hết. Người rất gương mẫu và cũng luôn căn dặn, giáo dục cán bộ, đảng viên phải
kính dân, trọng dân, yêu dân, gần dân, học dân, tin tưởng vào trí tuệ và lực lượng
của dân. Nét đặc biệt trong phong cách chính trị Hồ Chí Minh là luôn gần gũi với
nhân dân, lắng nghe ý kiến của quần chúng, quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân.
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân,
do dân, vì dân
1.2.1 Nhà nước của dân
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nhà nước do dân là chủ và làm chủ. Nhân
dân có địa vị cao nhất, có quyền tham gia bàn luận và quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Vị thế và tư cách là chủ của người dân được ghi trong
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 và sau đó tiếp
tục được khẳng định trong Hiến pháp 1959. Điều thứ nhất Hiến pháp 1946 ghi:
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bình trong nước là
của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo,
tôn giáo’.
- Nhà nước của dân là xác định vị thế của dân - dân là chủ và nghĩa vụ của dân -
dân làm chủ. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở dân bầu mình ra là để làm việc cho
dân chứ không phải để cậy thế với dân, vác mặt làm quan cách mạng, đè đầu cưỡi
cổ dân. Trong nhà nước của dân địa vị cao nhất là dân, quyền lực của nhân dân
được đặt ở vị trí tối thượng. Giá trị lớn nhất từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám là
từ đây quyền lực nhà nước của toàn dân chứ không phải trong tay một bọn ít
người.
1.2.2 Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai phương diện quyền lợi và nghĩa vụ. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân lựa chọn, bầu ra các đại biểu xứng đáng vào các cơ
quan quyền lực nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) thông qua chế độ bầu cử
phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Nhân dân có quyền bãi miễn các cá nhân hoặc
các cơ quan của Chính phủ, khi cá nhân hoặc cơ quan Chính phủ đó không thực
hiện được sự ủy thác của nhân dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích của nhân dân Hồ
Chí Minh viết: “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê
bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đày tớ trung thành tận tụy của nhân
dân”
- Cùng với quyền lợi, theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì phải có
nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Người nói: “Làm chủ sao cho ra làm chủ,
không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm”,
làm chủ thì chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Nhà nước do dân bầu ra,
phải có trách nhiệm bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí hoạt động cho
Nhà nước.
1.2.3 Nhà nước vì dân
- Nhà nước ta, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là một nhà nước từ nhân dân mà ra,
vì quyền, tự do và hạnh phúc của nhân dân mà phục vụ. Nhà nước không có mục
đích tự thân, không phục vụ cho lợi ích của riêng bất cứ giai cấp, tầng lớp nào
trong xã hội, mà đó là nhà nước của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhà nước ra đời và
hoạt động là vì quyền và lợi ích của thể dân tộc Việt Nam, không làm được điều đó
thì không còn lý do để nhà nước tồn tại.
- Nhà nước kiến tạo, tận tâm, tận lực phục vụ lợi ích của đất nước và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân. Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm
chính.
- Nhà nước vì dân thì mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước đều phải xuất phát
từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhà nước vì dân thì từ Chủ
tịch nước đến Bộ trưởng, Thứ trưởng và cán bộ công chức đều là đầy tớ trung
thành của nhân dân tức là phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
- Nhà nước vì dân thì phải luôn luôn giữ cho bộ máy trong sạch, không có bất kỳ
đặc quyền, đặc lợi nào: phải chống mọi tiêu cực trong bộ máy nhà nước như tham
ô, lãng phí, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm, đùn đẩy trách nhiệm
trước khó khăn của dân.
1.2.4 Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân
- Nhà nước Việt Nam là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính
nhân dân và tính dân tộc: Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp
công nhân, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Người khẳng
định, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dânlao động và của dân tộc, Đảng
không có lợi ích nào khác.
- Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, không có nghĩa là
“nhà nước toàn dân”, nhà nước phi giai cấp. Bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở
chỗ toàn bộ hoạt động của nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến những
nguyên tắc tổ chức và hoạt động đều thể hiện tư tưởng, quan điểm của giai cấp
công nhân, nhằm từng bước xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Bản chất giai cấp công
nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
thống nhất, hòa quyện với nhau, bắt nguồn từ sự thống nhất lợi ích của giai cấp
công nhân với lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, để
đảm bảo giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, cần quán triệt những
vấn đề có tính nguyên tắc sau:
+ Thứ nhất, xây dựng, củng cố và hoàn thiện chính quyền nhà nước phải trên cơ sở
các nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước, có sự vận dụng sáng tạo vào
điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Xa rời chủ nghĩa Mác- Lênin sẽ làm biến dạng
nhà nước, lu mờ bản chất giai cấp và chệch hướng phát triển đi lên chủ nghĩa xã
hội.
+ Thứ hai, luôn luôn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước.
Hồ Chí Minh cho rằng, không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà nước không
thể là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Thứ ba, tổ chức và hoạt động của nhà nước phải theo nguyên tắc tập trung dân
chủ. Nguyên tắc này bảo đảm bản chất giai cấp công nhân và là nguyên tắc tổ chức
đặc thù của nhà nước kiểu mới.
Nguồn tham khảo:
https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/noi-dung-tu-tuong-dao-duc/tu-
tuong-ho-chi-minh-ve-nha-nuoc-cua-dan-do-dan-vi-dan-26
https://isl.vass.gov.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-nha-
nuoc-phap-quyen-cua-dan-do-dan-va-vi-dan-3628.18
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6074/1/00050000387.pdf
https://thuvienluat.vn/2023/10/01/phan-tich-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-xay-dung-
nha-nuoc-cua-dan-do-dan-vi-dan/
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi/tu-
tuong-ho-chi-minh-haui/phan-tich-ho-chi-minh-ve-nha-nuoc-cua-dan-do-dan/
75611305
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen/lich-su-
dang/tieu-luan-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-nha-nuoc-cua-dan-do-dan-vi-dan-va-van-
dung-vao-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-hien-nay/
23864736
https://special.nhandan.vn/Nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia/index.html
| 1/6

Preview text:

1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng nhà nước của chủ tịch Hồ Chí Minh
a. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trước hết là chủ nghĩa yêu nước
- Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: tinh thần đoàn kết,
tương thân - tương ái, ý chí đấu tranh anh dũng, tự lực, tự cường,... thì chủ nghĩa
yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đã trở
thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân
tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu,
chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại: phương Đông và phương Tây
- Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hóa
phương Đông và phương Tây. Người đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng
dân chủ, nhân văn của văn hóa Phục hưng, thế kỷ ánh sáng, của cách mạng tư sản
phương Tây như Pháp, Mỹ, Anh; những giá trị tư tưởng của Nho giáo, kiêm ái của
Mặc gia, thuận theo tự nhiên của Lão gia, từ bi bác ái của nhà Phật đã góp phần
hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước vì con người, một nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin (cơ sở lý luận quyết định)
- Tháng 12 năm 1920, trong Đại hội thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp ở thành
phố Tua, đồng chí Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản
và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt
trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa cộng sản, bước ngoặt đứng hẳn về con đường cách mạng tháng Mười,
đứng hẳn về chủ nghĩa Mác- Lênin và đứng hẳn về Quốc tế cộng sản. Chính thế
giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn của loài người để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc. Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận, cơ sở chủ yếu nhất của sự
hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. “Không có chủ nghĩa Mác- Lênin thì
cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm thời đại và giải quyết được
những nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam”.
d. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
- Suốt chặng đường 30 năm đi tìm đường cứu nước, vừa lao động, vừa học tập,
nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, vừa tham gia trực tiếp các phong trào đấu tranh
của công nhân và nhân dân lao động, Người đã tích lũy được những tri thức và
kinh nghiệm phong phú, từng bước hình thành tư tưởng lý luận và phương pháp
cách mạng của mình. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nét nổi bật, đặc sắc
thuộc về bản chất khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi luận điểm của Người
đều là những khái quát lý luận từ thực tiễn chính trị- xã hội, được phân tích trên
quan điểm lịch sử- cụ thể, quan điểm toàn diện, hệ thống và phát triển. Người viết:
“Thực hành sinh ra hiểu biết; Hiểu biết tiến lên lý luận; Lý luận lãnh đạo thực
hành”. Đó là con đường của quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng; con đường
hướng đến chân lý của nhận thức.
e. Trí tuệ và phẩm chất chính trị của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh là hiện thân của trí tuệ, phẩm chất đạo đức và truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là người lịch thiệp, có lối sống và
phong cách giản dị, giàu lòng nhân ái, lại rất thông minh, sắc sảo, nhạy bén về
chính trị, rất ham học hỏi, có tư duy độc lập, sáng tạo, có trí tuệ uyên bác, kiến
thức sâu rộng, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Đối với
Người, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sự ấm
no, hạnh phúc của nhân dân là mục đích duy nhất trong mọi suy nghĩ cũng như
hành động của Người. Từ những suy nghĩ đó mà trong mọi hành động cũng như
việc làm, Người luôn luôn đặt địa vị và quyền lợi của nhân dân lên trên hết, trước
hết. Người rất gương mẫu và cũng luôn căn dặn, giáo dục cán bộ, đảng viên phải
kính dân, trọng dân, yêu dân, gần dân, học dân, tin tưởng vào trí tuệ và lực lượng
của dân. Nét đặc biệt trong phong cách chính trị Hồ Chí Minh là luôn gần gũi với
nhân dân, lắng nghe ý kiến của quần chúng, quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân.
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân
1.2.1 Nhà nước của dân
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nhà nước do dân là chủ và làm chủ. Nhân
dân có địa vị cao nhất, có quyền tham gia bàn luận và quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Vị thế và tư cách là chủ của người dân được ghi trong
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 và sau đó tiếp
tục được khẳng định trong Hiến pháp 1959. Điều thứ nhất Hiến pháp 1946 ghi:
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bình trong nước là
của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo’.
- Nhà nước của dân là xác định vị thế của dân - dân là chủ và nghĩa vụ của dân -
dân làm chủ. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở dân bầu mình ra là để làm việc cho
dân chứ không phải để cậy thế với dân, vác mặt làm quan cách mạng, đè đầu cưỡi
cổ dân. Trong nhà nước của dân địa vị cao nhất là dân, quyền lực của nhân dân
được đặt ở vị trí tối thượng. Giá trị lớn nhất từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám là
từ đây quyền lực nhà nước của toàn dân chứ không phải trong tay một bọn ít người.
1.2.2 Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai phương diện quyền lợi và nghĩa vụ. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân lựa chọn, bầu ra các đại biểu xứng đáng vào các cơ
quan quyền lực nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) thông qua chế độ bầu cử
phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Nhân dân có quyền bãi miễn các cá nhân hoặc
các cơ quan của Chính phủ, khi cá nhân hoặc cơ quan Chính phủ đó không thực
hiện được sự ủy thác của nhân dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích của nhân dân Hồ
Chí Minh viết: “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê
bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”
- Cùng với quyền lợi, theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì phải có
nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Người nói: “Làm chủ sao cho ra làm chủ,
không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm”,
làm chủ thì chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Nhà nước do dân bầu ra,
phải có trách nhiệm bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí hoạt động cho Nhà nước.
1.2.3 Nhà nước vì dân
- Nhà nước ta, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là một nhà nước từ nhân dân mà ra,
vì quyền, tự do và hạnh phúc của nhân dân mà phục vụ. Nhà nước không có mục
đích tự thân, không phục vụ cho lợi ích của riêng bất cứ giai cấp, tầng lớp nào
trong xã hội, mà đó là nhà nước của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhà nước ra đời và
hoạt động là vì quyền và lợi ích của thể dân tộc Việt Nam, không làm được điều đó
thì không còn lý do để nhà nước tồn tại.
- Nhà nước kiến tạo, tận tâm, tận lực phục vụ lợi ích của đất nước và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân. Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.
- Nhà nước vì dân thì mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước đều phải xuất phát
từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhà nước vì dân thì từ Chủ
tịch nước đến Bộ trưởng, Thứ trưởng và cán bộ công chức đều là đầy tớ trung
thành của nhân dân tức là phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
- Nhà nước vì dân thì phải luôn luôn giữ cho bộ máy trong sạch, không có bất kỳ
đặc quyền, đặc lợi nào: phải chống mọi tiêu cực trong bộ máy nhà nước như tham
ô, lãng phí, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm, đùn đẩy trách nhiệm
trước khó khăn của dân.
1.2.4 Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân
- Nhà nước Việt Nam là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính
nhân dân và tính dân tộc: Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp
công nhân, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Người khẳng
định, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dânlao động và của dân tộc, Đảng
không có lợi ích nào khác.
- Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, không có nghĩa là
“nhà nước toàn dân”, nhà nước phi giai cấp. Bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở
chỗ toàn bộ hoạt động của nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến những
nguyên tắc tổ chức và hoạt động đều thể hiện tư tưởng, quan điểm của giai cấp
công nhân, nhằm từng bước xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Bản chất giai cấp công
nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
thống nhất, hòa quyện với nhau, bắt nguồn từ sự thống nhất lợi ích của giai cấp
công nhân với lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, để
đảm bảo giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, cần quán triệt những
vấn đề có tính nguyên tắc sau:
+ Thứ nhất, xây dựng, củng cố và hoàn thiện chính quyền nhà nước phải trên cơ sở
các nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước, có sự vận dụng sáng tạo vào
điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Xa rời chủ nghĩa Mác- Lênin sẽ làm biến dạng
nhà nước, lu mờ bản chất giai cấp và chệch hướng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Thứ hai, luôn luôn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước.
Hồ Chí Minh cho rằng, không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà nước không
thể là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Thứ ba, tổ chức và hoạt động của nhà nước phải theo nguyên tắc tập trung dân
chủ. Nguyên tắc này bảo đảm bản chất giai cấp công nhân và là nguyên tắc tổ chức
đặc thù của nhà nước kiểu mới. Nguồn tham khảo:
https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/noi-dung-tu-tuong-dao-duc/tu-
tuong-ho-chi-minh-ve-nha-nuoc-cua-dan-do-dan-vi-dan-26
https://isl.vass.gov.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-nha-
nuoc-phap-quyen-cua-dan-do-dan-va-vi-dan-3628.18
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6074/1/00050000387.pdf
https://thuvienluat.vn/2023/10/01/phan-tich-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-xay-dung-
nha-nuoc-cua-dan-do-dan-vi-dan/
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi/tu-
tuong-ho-chi-minh-haui/phan-tich-ho-chi-minh-ve-nha-nuoc-cua-dan-do-dan/ 75611305
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen/lich-su-
dang/tieu-luan-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-nha-nuoc-cua-dan-do-dan-vi-dan-va-van-
dung-vao-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-hien-nay/ 23864736
https://special.nhandan.vn/Nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia/index.html