Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giải Phóng Dân Tộc, Giải Phóng Giai Cấp, Giải Phóng Con Người
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập,tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hànng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ôngcha ta đã nhiều lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bộivà từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệmvà bài học quý báu. Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao củatrí tuệ Việt Nam.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TT)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC,
GIẢI PHÓNG GIAI CẤP, GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập,
tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hànng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông
cha ta đã nhiều lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội
và từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và
bài học quý báu. Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam.
Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền
thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin,
tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc trên thế giới, nâng lên tầm
cao mới của thời đại, gắn quyện thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người.
I. Sự thống nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
1. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. -
Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài lịch sử. Từ
nhữnghình thức cộng đồng thị tộc, bộ tộc, bộ lạc đầu tiên đã hình thành nên các
cộng đồng dân tộc, các quốc gia dân tộc. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn
tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành
chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược tiểu, vấn đề
dân tộc trở nên gay gắt, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa; độc lập, tự do
của các dân tộc trở thành vấn đề thời đại. -
Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là độc
lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Thấm đượm tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam, trong tư tưởng Hồ
Chí Minh cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân.
Hồ Chí Minh nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do,
Tổ quốc tôi được độc lập...”(1). Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí
Minh đã tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền
và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, Người hiểu rõ chân lý bất di bất dịch về
quyền cơ bản của các dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống quyền sung sướng và quyền tự do. -
Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã
đượccác đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay
mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Người gửi đến Hội nghị hòa bình
Vécxây một bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt
Nam. Bản yêu sách đã không được dư luận chú ý đến. Người rút ra bài học: “Muốn
được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực
lượng của bản thân mình”(2). lOMoAR cPSD| 36844358 -
Trong Chánh cương vắn tắt cũng như trong Lời kêu gọi sau khi
thànhlập Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “a. Đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
b. Làm cho nước Nam được hoàn thành độc lập”(3) -
Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương
8 của Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc
giải phóng cao hơn hết thảy”(4). Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí đấu tranh cho độc
lập, tự do của nhân dân ta trong một câu nói bất hủ: “Dù có phải đối cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải quyết giành cho được độc lập!”.... -
Cách mạng Tháng Tám thành công, người thay mặt Chính phủ lâm
thờiđọc bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước quốc dân đồng bào
và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành
một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”(4). -
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập
vàchủ quyền dân tộc, Người ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “... thà hy sinh
tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(2). -
Khi đế quốc Mỹ điên cuồng tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền
Nam,mở rộng chiến tranh miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một
chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại:“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ
sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Vì thế, Người không chỉ được
tôn vinh là “anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn được thừa nhận
là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.
2. Kết hợp nhuần nhuyển dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. -
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc
cầnđược tiến hành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc lập dân
tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là một vấn đề lý luận quan trọng,
có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong thời đại cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Theo Người, chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô
sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc. -
Ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ
ChíMinh tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc mình theo con đường của
cách mạng vô sản. Người viết rằng: “Sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết
với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành được
chút ít thắng lợi trong một nước nào đó,... thì đó càng là thắng lợi cả cho người An Nam”(5). -
Hồ Chí Minh đã đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái của một số
đảngcộng sản châu Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí cũng như lOMoAR cPSD| 36844358
tương lai của cách mạng thuộc địa. Người đưa ra dư luận điểm: các dân tộc thuộc
địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ
của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết phải đấu tranh giành
lại độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên
làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. -
Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
đượcthể hiện ở những luận điểm sau đây:
+ Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước.
Năm 1924, từ sự phân tích đặc điểm giai cấp, dân tộc ở các nước phương
Đông, Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông:
“Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”(6); “Người ta sẽ không thể làm
gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất
của đời sống xã hội của họ”(7). Nguyễn Ái Quốc kiến nghị về Cương lĩnhhành
động của Quốc tế Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc
tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi,... nhất định chủ nghĩa dân
tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”(8).
+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ khi gặp được Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc
địa, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc
và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bài Cuộc kháng chiến viết
đầu những năm 20 của thế kỷ XX, nói về giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự
nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”(4).
Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác
định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc – dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản
(tức cách mạng xã hội chủ nghĩa).
Đến năm 1960, Người khẳng định lại rõ hơn: “... chỉ có chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người
lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”(5).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc
trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục
tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp.
+ Độc lập cho dân tộc mình đồg thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền tự do, độc lập là quyền bất khả xâm
phạm của các dân tộc, “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu
tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các lOMoAR cPSD| 36844358
dân tộc bị áp bức. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống
nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Ngay từ năm 1941, trên đất Anh, Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho
tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Người
đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “Giúp
bạn là tự giúp mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước
mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.
+ Giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc của con người.
Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ thương nước, thương nòi, Hồ Chí Minh
luôn luôn gắn liền mục tiêu giải phóng dân tộc với việc mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Người lựa chọn con đường giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản chính
vì cách mạng vô sản không chỉ giải phóng giai cấp công nhân mà còn giải phóng
mọi giai cấp và tầng lớp khác thoát khỏi sự áp bức, bóc lột giai cấp. Người nói:
giành độc lập rồi phải xây dựng chủ nghĩa xã hội vì chủ nghĩa xã hội “làm cho
dân giàu, nước mạnh”,... “làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”.
Quan điểm giải phóng con người của Hồ Chí Minh được nâng lên, trở thành
tâm điểm của hoạt động cách mạng của Người. Khi chưa giành được độc lập,
Người thể hiện ý chí độc lập bằng câu nói“dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn
cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”. Nhưng sau đó Người nói: “Nếu nước
độc lập mà dân khôn được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì”(9). Do đó theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc phải gắn liền
với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hồ Chí minh viết: “Tôi chỉ có một
sự ham muốn, ham muốn tột bậc,... đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(2).
Như vậy, tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người luôn luôn gắn chặt, hòa quyện với nhau trong ttư tưởng Hồ Chí minh.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể
tóm tắt thành một hệ thống các luận điểm như sau:
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phả đi theo con đường
của cách mạng vô sản. -
Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin
vàothực tiễnViệt Nam qua các chặng đường gian nan thử thách, Hồ Chí Minh luôn
luôn khẳng định một chân lý là: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
có con đường nào khác là cách mạng vô sản. -
Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chủ
nghĩađế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám
vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái vòi lOMoAR cPSD| 36844358
của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong
những cái cánh của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp nhàng với cách mạng vô sản.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai
cấp công nhân lãnh đạo. -
Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: muốn sự nghiệp giải phóng dân
tộcthành công “Trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh
mới thành công”(10) -
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học
thuyếtnhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(2). -
Hồ Chí Minh đã khẳng định nguyên tắc xây dựng Đảng: Đảng của
giaicấp công nhân phải được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân,
trên cơ sở liên minh công – nông.
Hồ Chí Minh viết: cách mạng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải
việc việc của một hai người”, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “sĩ, nông, công,
thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người
khẳng định cái cốt của nó là công – nông, “công nông là người chủ cách mệnh...
công nông là gốc cách mệnh”(11). -
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương cần
vậnđộng, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang
bị làm nô lệ trong một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huy động sức
mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự do. -
Đảng cần có các chủ trương, chính sách tranh thủ vận động các tầng
lớpnhân dân vì mục tiêu chung. Trong sách lược vắn tắt, Người viết: “Đảng phải
hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt... để kéo
họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểuđịa chủ và tư bản
An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng tập trung...(12) -
Trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rãi các lực lượng dân
tộcchống đế quốc, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp:
“công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị
tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn
cách mệnh của công nông thôi”(13). Và trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất
cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào
đường thỏa hiệp”(14).
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. lOMoAR cPSD| 36844358 -
Đầu thế kỷ XX, trong phong trào Cộng sản quốc tế đã từng tồn tại
quanđiểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng
lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm này vô hình trung đã làm giảm
tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. Phát biểu tại
Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6-1924), Hồ Chí Minh đã phân tích: “Vận
mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở
các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở
các thuộc địa”(15); “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang
tập trung ở các thuộc địa”(16), nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là
“muốn đánh chết rắn đằn đuôi”(6). -
Vận dụng công thức của Mác: “Sự giải phóng của giai cấp công
nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Hồ Chí Minh đã đi tới
luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể
thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”(6). -
Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của
chủnghĩa đế quốc và do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và
tinh thần dân tộc, năm 1924, Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng thuộc địa không
những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. -
Khẳng định vị trí và vai trò của cách mạng giải phóng thuộc địa
trongmối quan hệ với cách mạng chính quốc, Hồ Chí Minh cho rằng: “trong khi
thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế
quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ
giải phóng hoàn toàn”(17).
Những luận điểm trên đây là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
trong thời đại đế quốc chủ nghĩa của Hồ Chí Minh. Nó có giá trị lý luận và thực
tiễn rất to lớn và đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
cũng như trên thế giới chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường
bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.
Ngay từ đầu năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Hồ Chí
Minh đã đề cập khả năng một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương. Theo
Người, cuộc khởi nghĩa vũ trang đó: phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần
chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn... Luận điểm trên đây của Hồ Chí Minh
bắt nguồn từ sự phân tích vai trò của quần chúng nhân dân, bản chất phản động
của chính quyền thực dân Pháp và bài học kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam, của
cách mạng Nga, từ sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. -
Tháng 5 – 1941, Hội nghị Trung ương 8 do Người chủ trì đã đưa
ranhận định: Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ
trang, mở đầu có thể là bằng một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa
phương.. mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn. lOMoAR cPSD| 36844358 -
Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh cùng với
Trungương Đảng chỉ đạo xây dựng căn cứ địa, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây
dựng các tổ chức chính trị của quần chúng, lập ra các đội du kích vũ trang, chủ
động đón thời cơ, chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và chỉ
trong vòng 10 ngày đã giành được chính quyền trong cả nước.
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của
Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ, ság tạo, bao
gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của sự nghiệp
đổi mới ở nước ta đã chứng minh tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng
tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
(1) T.Lan: vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.15.
(2) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Nà Nội,1986, tr.31.
(3) (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3, tr.1, 198. (4) (2) Sđd, t.4, tr.4, 480. (5) Sđd, t.1, tr.469.
(6), (2) ,(3) Sđd, t.1, tr.466,467. (7) . Sđd, tr.416. (8) . Sđd, t.10, tr.128.
(9), (2) . Sđd, t.4, tr.56, 161.
(10), (2) . Sđd, t.2, tr.267-268. (11) . Sđd, tr.266. (12) Sđd, t.3, tr.3. (13) Sđd, t.2, tr.266. (14) Sđd, t.3, tr.3
(15), (5),(6) . Sđd, t.1, tr.273, 274. (16) Sđd, t.2, tr.128. (17) Sđd, t.1, tr.36.