Tục vẽ mắt thuyền - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Tục vẽ mắt thuyền - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TỤC VẼ MẮT THUYỀN
Nguyễn Thanh Lợi
Thuyền bè ngoài chức năng là phương tiện đi lại, vận chuyển, đánh bắt thuỷ
sản, thông tin liên lạc…nó còn một sản phẩm văn hoá độc đáo, gắn liền với các
phong tục tập quán, nghi lễ về sông nước. Một trong những phong tục khá phổ
biến và lý thú là vẽ mắt trên các con thuyền.
nhiều quan niệm trong dân gian về con mắt thuyền. Họ xem thuyền cũng như
cá, một sinh vật dưới biển, cho nên phải mắt để thấy đường đi tránh nguy
hiểm.Một truyền thuyết khác Nha Trang (Khánh Hoà) cho rằng, vẽ mắt “thuồng
luồng” trên mũi thuyền sẽ tránh cho thuyền bị các loài thuỷ quái dưới biển làm hại.
Một câu chuyện nữa lại kể, ông vua Việt Nam đầu tiên người vẽ mắt trên
thuyền của mình, do một vài hạ thần của ông bị các kình ngư, người ta phỏng
đoán mập, ăn thịt. Ông ra lệnh cho các hạ thần của ông phải xăm mình trang
trí vỏ thuyền sao cho hình dạng dữ tợn để xua đuổi các quái vật dưới biển. Một
trong những cách trang trí đó là vẽ cặp mắt trên thuyền.
[1]
Có giả thuyết lại cho rằng, mắt thuyền là mắt chim ó, loại chim lớn chuyên ăn
trên biển, thường xuất hiện khi có gió to sóng lớn. Đâymột sinh vật hung hăng,
căn cứ theo thuyết “Nhứt điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng” để làm khiếp đảm các loài
thuỷ quái.
[2]
1. Tục vẽ mắt thuyền trên thế giới
Vào năm 2700 trước Công nguyên, trên những chiếc thuyền lớn của Ai Cập đã
vẽ một con mắt lớn của thần Osiris. Đây một vị thần Ai Cập, ban đầu thần
ruộng đất, tượng trưng cho sức mạnh vô tận của cỏ cây, sau đó được đồng nhất hoá với
mặt trời buổi đêm, tượng trưng cho tính liên tục của các chu kỳ sinh nở và tái sinh.
[3]
Trên các con thuyền Hy Lạp vào năm 450 trước Công nguyên các con
thuyền La Mã vào năm 100 trước Công nguyên đều vẽ các con mắt trông rất sinh
động.
Tại Lào, người ta cho các tàu thuyền những cặp mắt bằng cách giả vờ hiến sinh
một thiếu nữ lấy mắt ta gắn lên mũi thuyền. Mũi thuyền độc mộc Bali
(Indonesia) thì vẽ đầu Makara, một con quái vật biển trong các tranh tượng Hindu
giáo, phát sinh từ con heo, con vật huyền thoại nửa voi nửa cá, biểu tượng của các
vùng sông nước.
Các thuyền rồng Bắc Âu lại trang trí bằng một chiếc đầu rồng, còn thuyền Hy
Lạp và La Mã thì cúi nhìn sóng nước bằng những đôi mắt lợn rừng hoặc cá heo.
Trong các quần đảo Mélanésie (Australia), Trobriand (Papua New Guinea),
thuyền độc mộc tham dự lễ trao đổi tặng phẩm (kula) được trang trí nhiều hình chạm
khắc ở mũi thuyền, thể hiện vị anh huyền huyền thoại Manikiniri dưới hình dạng một
con rắn đem lại sự sống. Vị anh hùng – rắn và chiếc thuyền trở thành một sinh vật duy
nhất đồng nhất. Để thể hiện tác phẩm đó, nhà điêu khắc khi phải trải qua thời
gian học nghề kéo dài hơn 20 năm.
[4]
Thuyền đảo Hải Nam Pakhoi (Quảng Đông, Trung Quốc) mắt to, tròn
hay oval, màu trắng, tròng đen, chạm nổi.
Tục đua thuyền trong các dịp hội nước cũng dựa trên quan niệm lưỡng hợp :
thuyền chim đua với thuyền rồng (thuyền chim thấy trên trống đồng miền Bắc Việt
Nam Lào, thuyền chim thuyền rồng Hoa Nam, xứ sở của những tộc người
Bách Việt, thuyền đầu chim đuôi chim và thuyền đầu cá đuôi cá ở Campuchia.
[5]
Thân thuyền ở Thái Lan đa số được trang trí với các hình ảnh sấu, vỏ
cá.
[6]
2. Tục vẽ mắt thuyền ở Việt Nam
Trên hình thuyền trang trí ở thạp Đào Thịnh có cả một bay chim đang bay lượn
với nhiều dáng vẻ khác nhau, ở đầu thuyền đáng chú ý có vẽ con mắt chim to tròn với
tròng đen. lẽ đây là một trong những dấu vết đầu tiên về tục vẽ mắt thuyền được
[7]
ghi lại trên một vật thể văn hoá.Và điều này cũng phù hợp với câu chuyện về định lệ
tục vẽ mắt thuyền của ông vua Việt Nam đầu tiên như đã nêu trên. Nó chứng tỏ tục
lệ này đã in đậm trong dấu ấn văn hoá Việt Nam từ thế kỷ I trước Công nguyên.
Theo chúng tôi, tục vẽ mắt thuyền cũng liên quan đến tục xăm mình của người
Đông Sơn trong việc chống chọi lại các loài thuỷ quái dưới biển. Nhiều bộ sử Trung
Quốc đã ghi lại:”Người Việt vẽ mình, cắt tóc để tránh cái hại giao long”(Hán thư, Địa
chí hạ). Trong cũng đã đề cập:”dân miền chân núi làm nghềLĩnh Nam chích quái
chài cá, thường bị giao long làm hại, mới kêu Hùng Vương. Hùng Vương nói:loài
chân núi với loại thuỷ tộc khác nhau. Loài kia ưa đồng loại ghét dị loại cho nên
làm hại. Bèn khiến người ta lấy mực mà xăm mình thành hình thuỷ quái, từ đó không
còn nạn giao làm hại nữa. Cái tục xăm mình bắt đầu từ đó”(Vũ Quỳnh, Kiều Phú
1960)
Giao long ở đây thể thuồng luồng, sấu hay rắn nước thì cũng loài
dưới nước, thường xuyên làm hại những cư dân sông nước.
[8]
Qua tài liệu trên, cùng với truyền thuyết về việc vẽ mắt “thuồng luồng” trên
thuyền để tránh các loài thuỷ quái dưới biển làm hại, cho thấy tục vẽ mắt thuyền cùng
với tục xăm mình đã được các cư dân ven biển, ven sông lớn ở nước ta sử dụng từ rất
lâu và ngày nay chỉ còn lại dấu vết của tục vẽ mắt thuyền.
Cư dân vùng sông nước xem con thuyền của mình như một”vật linh”, một sinh
vật có hồn. Họ quan niệm con thuyền cũng như con người, do đó cần phải mắt. Lễ
mở mắt một nghi thức khai tâm, một nghi thức thụ pháp. Trong khu vực Ấn Độ,
người ta cho các pho tượng thần thánh nhằm làm cho tượng có sinh khí, ở cácmở mắt
nơi khác, cũng mở mắt cho các mặt nạ; ở Việt Nam, người ta cho một chiếckhai sáng
thuyền mới bằng cách chạm trổ hoặc sơn vẽ hai con mắt to ở mũi thuyền.
[9]
Lễ khai quang điểm nhãn (lễ mở mắt) còn thấy trong các nghi thức (đốt
hình ngựa), xá hạc (đốt hình hạc) trong các khoa nghi của Phật giáo như trai đàn chẩn
tế; trong múa hẩu (có ý nghĩa xuất quân đi trấn áp ma, quỉ mị), trong lễ vía Huyền
Thiên Thượng Đế Chơn Võlễ hội chùa Bà Thiên Hậu ở thị Thủ Dầu Một (Bình
Dương) của cộng đồng người Hoa Phước Kiến; trong múa lân; trong tập tục thờ ông
Địa, thần Tài.
Theo J.B.Piétri trong công trình , nước ta tiếp thuThuyền buồm Đông Dương
tục lệ này từ thuyền các nước Arập. Các thuyền này từ Levant (các nước tiếp giáp
Địa Trung Hải) trên đường qua Trung Hoa ghé qua các hải cảng biển Đông.
Theo , , vào các thế kỷ VII-X, trên con đường biển từ QuảngTân Đường thư Địa lý chí
Châu (Trung Hoa) đến Baghdad (Irắc), thuyền các nước Trung Hoa, Iran, Arập,
Srivijaya (Indonesia) bao giờ cũng ghé qua Chiêm Bất Lao (cù lao Chàm, Quảng
Nam), Lăng Sơn Môn Độc (Vijaya, Qui Nhơn), Cổ Đát Quốc (Kauthara, Nha Trang),
Bôn Đà Lãng Châu (Panduranga, Phan Rang). Và người Arập lại bắt chước việc vẽ các
con mắt thuyền của Ai Cập. Nhưng Donnelly lại cho rằng tục vẽ mắt thuyền bắt nguồn
từ Arập Ai Cập. Ông đưa ra những bằng chứng những con thuyền chạy sông
thuyền đi biển ở miền Bắc thời xưa như thuyền buồm Pechili và Antung đều không
mắt và chỉ thấy trên những thuyền đến từ các hải cảng Trung Hoa, nơi mà các thương
thuyền Arập thường ghé đến mua bán. Chẳng hạn như Taputo, một nơi định quan
trọng của Arập vào thế kỷ IV.
[10]
Qua các liệu vừa dẫn ở trên, chúng ta thấy nhận xét của Piétri về nguồn gốc
tục vẽ mắt thuyền ở Việt Nam không được chính xác, vì ít nhất từ thế kỷ I trước Công
nguyên trên các di vật văn hoá của nước ta (trống Ngọc Lũ, Quảng Xương, Cổ Loa…)
đã thấy mắt thuyền nhưng không loại trừ khả năng tập tụcy nước ta chịu
ảnh hưởng của các nước, nhất trong khu vực Ấn hoá như Chămpa, Malaisia,
Indonesia... đặc biệt là địa bàn phân bố phổ biến từ Quảng Bình trở vào.
nước ta, mắt thuyền được vẽ hai bên mũi thuyền, rất đa dạng, đủ kiểu loại
nhưng chung đặc điểm trông rất hiền lành. Căn cứ vào hình dáng, màu sắc của
mắt thuyền ta thể biết được xuất xứ cũng như phạm vi hoạt động của thuyền
từng vùng.
Đối chiếu giữa công trình của Piétri
[11]
và đi điền dã ở một số địa phương, chúng
tôi thấy sự phân bố của mắt thuyền ở các vùng như sau.
Mắt ghe (thuyền) từ Bà Rịa-Vũng Tàu trở ra phía Bắc có đặc điểm chung là mắt
nhỏ, đuôi mắt dài, tròng sơn đen trên nhãn cầu màu trắng, mang ghe dài.
Ghe lưới rùng Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) mắt tròn, hơi dẹt, vẽ hình âm
dương giữa thân ghe. Mắt ghe ở Phước Hải, Phước Tỉnh cũng giống như vậy. Ghe bầu
Mũi Né (Bình Thuận) mắt dẹt, dài, đuôi tròng nhọn về phía sau. Ghe câu Bình Thuận
mắt rất dẹt, bầu, hơi cong nổi bật. Mắt ghe đua vùng Phan Thiết giống hình mắt
phượng đuôi dài, tròng tròn, viền vàng, tao cho ghe cái vẻ sắc sảo, tự tin, chiến thắng.
Ghe câu Phan Rang (Ninh Thuận) mắt dẹt, dài lớn hơn mắt ghe Bình
Thuận.
Ghe giã Bình Định có mắt dẹt, dài; tròng hình thoi dẹt và chiếm đều ở giữa mắt;
đuôi mắt nhọn. Ghe song vành của ngư dân đánh mập mắt ghe cũng gần giống
ghe giã Bình Định.
Ghe bầu Quảng Ngãi mang ghe lớn, mắt thon dài, tròng nhô sát về phía
trước.
Ghe câu Hội An (Quảng Nam) mắt dẹt, dài, tròng thoi sát về phía trước. Trong
khi đó ghe trương cũng vùng này lại mắt bầu tròn, hơi dẹt, gần giống mắt ghe
Nam Bộ.
Ghe nang ở Đà Nẳng và ghe giã Quảng Trị giống mắt ghe ở Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ghe câu ở Quảng Khê (Quảng Bình) đuôi mắt dài, thon.
Ghe mành Nghệ An đầu mắt nhọn, đuôi mắt thon bầu; tròng dẹt, dài, nhọn về
phía trước. Hai con mắt chạm gỗ, nhãn mắt màu vàng với đường viền đỏ. Riêng ghe
mành ở Cửa Lò lại có mắt tròn, tròng tròn đồng tâm với mắt hoặc có hình elip.
Ghe mành vùng hạ lưu sông Hồng mắt to, chạm gỗ, sơn đỏ hoặc đen. Ghe
mành Hạ Long không có mắt ở mũi thuyền.
Mắt ghe từ TP.Hồ Chí Minh đến Kiên Giang cùng chung đặc điểm mắt tròn,
tròng đen, nhãn trắng, mang ghe được trang trí nhiều kiểu dáng khác nhau với đường
viền trắng chạy xung quanh.
Nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ trường phái đóng ghe Cần Đước (Long
An), hoạt động từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây chuyên đóng các loại ghe lớn,
chạy nhanh, chở khoẻ và dáng đẹp, đi sông đi biển đều tốt. Ghe có mũi nhọn dựng
cao, sơn màu đỏ tươi, lườn sơn màu xanh, mắt vẽ tròn xoe, tròng đen to choán gần hết
con mắt. Nó đã từng “khoe sắc” trong dân ca vùng sông nước:
Ghe ai đỏ mũi, trảng lườn
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em?
Mắt ghe ở Cần Thơ cũng thuộc loại này. Ghe ở Cà Mau nhãn và tròng hình thoi
dẹp, đầu mắt nhọn, thường được vẽ hơn là chạm gỗ, một số mắt có tròng gần như hình
tam giác đều có góc tròn, nhất là ở những chiếc vỏ lãi bằng nhựa composit.
Ghe của vùng Trà Vinh mắt độ lớn vừa phải, tròng đen với hình ôval nằm
ngay tâm mắt. Mắt ghe vùng An Giang hình elip, tròng rất nhỏ, nằm gần về đầu
mắt, mang ghe sơn màu xanh dương.
Ghe vùng Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang), vịnh Thái Lan thường mắt
tròn, sơn đen đỏ trên nền xanh, nhưng lại nhìn cúi xuống như ghe câu Phú Quốc
chẳng hạn. Các loại ghe hàng, thường gọi “ghe Kiên Giang” gốc Rạch Giá, hoạt
động từ Rạch Giá đến Vũng Tàu, mắt tròn lớn và gần nhau, nằm sát lô mũi (stem). Ghe
cửa miền Tây mũi nhọn, mắt tròn to, ghe vẽ hình âm dương nơi vị trí mắt
thuyền. Ghe vùng Mỹ Tho (Tiền Giang) hai con mắt chạy sát về trước mũi thuyền.
Nhìn chung, sự khác biệt về hình dáng, màu sắc, đường nét của các con mắt
thuyền từng vùng miền do thị hiếu thẩm mỹ, trình độ tay nghề của những người
thợ đóng ghe thuyền phong cách này cũng thường mang tính ổn định. Mắt ghe
thuyền được trang trí lại sau một thời gian sử dụng.
Gắn liền với tục vẽ mắt thuyền còn có những điều kiêng kỵ nhất định. Khi đóng
một chiếc thuyền, các trại thuyền phải làm các lễ cúng sau: cúng ghim lô, cúng khai
nhãn cúng hạ thuỷ. Cúng khai nhãn được thực hiện sai khi đóng xong phần vỏ
thuyền, chủ thuyền làm lễ cúng thuyền để vẽ mắt thuyền với mong muốn chiếc thuyền
được an toàn trên sông nước, công việc làm ăn của chủ thuyền sẽ hanh thông. Lễ vật là
hoa và bộ tam sên gồm tôm, thịt heo, trứng vịt.
[12]
Cúng khai nhãn nhằm làm cho nhãn sáng sủa, lanh lợi, ghe thuyền đi đúng
hướng và tránh được rủi ro, tai nạn dọc đường.
Ngư dân ở Vũng Tàu còn có lệ nhờ thầy pháp xem ngày lành để vẽ mắt thuyền,
nếu không thì chọn ngày chẳn.
Các chủ thuyền không bao giờ cho người lạ sờ vào hai con mắt thuyền vì sợ bị
yếm đối.
Lời kết
Những cư dân vùng sông nước đã gởi gắm một quan niệm thuần phác trong tục
lệ vẽ mắt thuyền. Đây một hiên tượng văn hoá dân gian mang đậm tính nhân văn,
nên được bảo lưu, gìn giữ. dưới góc độ mỹ thuật dân gian, đây một biểu tượng
văn hoá cần được tiếp tục nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Viện Battelle Memorial, Thanh thư về tàu thuyền cận duyên miền Nam Việt
Nam , Ohio , 1967, tr.23.
[2] Trần Trọng Trí, , Tạp chí Xưa Tục vẽ mắt thuyền trấn áp loài thuỷ quái
Nay, số 112, tháng 3, 2002, tr.31.
[3] Jean Chevalier, Alain Gheerbriat, , NxbTừ điển biểu tượng văn hoá thế giới
Đà Nẳng-Trường Viết văn Nguyễn Du, 1997, tr.724.
[4] Pier Giovanni d’Ayala, , Tạp chí Người đưa tin Unesco,Con thuyền độ thế
số 8-9, 1991, tr.56.
[5] Lê Minh Hạnh, Lê Văn Lan, Ý nghĩa dân tộc học của trống đồng và ý niệm
về một nền văn minh cổ Đông Nam A, Tạp chí Khảo cổ học, số 14, 1974, tr.85.
[6] Huy Hiếu, , Báo Quốc tế, ngày 8-1-1997.Văn hoá thuyền rồng ở Thái Lan
[7] Vũ Thế Long, ,Hình và tượng động vật trên trống và các đồ đồng Đông Sơn
Tạp chí Khảo cổ học, số 14, 1974, tr.15.
[8]Văn Tấn (chủ biên), Văn hoá Đông Sơn Việt Nam , Nxb Khoa học
hội, Hà Nội, 1994, tr.359.
[9] Jean Chevalier, Alain Gheerbriat, Sđd, tr.569.
[10] Viện Battelle Memorial, Sđd, tr.25.
[11] J.B.Piétri, Voiliers D’Indochine, S.I.L.I, Saigon , 1949.
[12] Tôn Nữ Quỳnh Trân (chủ biên), Làng nghề thủ công truyền thống tại
thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.392.
| 1/7

Preview text:

TỤC VẼ MẮT THUYỀN
Nguyễn Thanh Lợi
Thuyền bè ngoài chức năng là phương tiện đi lại, vận chuyển, đánh bắt thuỷ
sản, thông tin liên lạc…nó còn là một sản phẩm văn hoá độc đáo, gắn liền với các
phong tục tập quán, nghi lễ về sông nước. Một trong những phong tục khá phổ
biến và lý thú là vẽ mắt trên các con thuyền.

Có nhiều quan niệm trong dân gian về con mắt thuyền. Họ xem thuyền cũng như
cá, một sinh vật dưới biển, cho nên phải có mắt để thấy đường đi và tránh nguy
hiểm.Một truyền thuyết khác ở Nha Trang (Khánh Hoà) cho rằng, vẽ mắt “thuồng
luồng” trên mũi thuyền sẽ tránh cho thuyền bị các loài thuỷ quái dưới biển làm hại.
Một câu chuyện nữa lại kể, ông vua Việt Nam đầu tiên là người vẽ mắt trên
thuyền của mình, do có một vài hạ thần của ông bị các kình ngư, mà người ta phỏng
đoán là cá mập, ăn thịt. Ông ra lệnh cho các hạ thần của ông phải xăm mình và trang
trí vỏ thuyền sao cho có hình dạng dữ tợn để xua đuổi các quái vật dưới biển. Một
trong những cách trang trí đó là vẽ cặp mắt trên thuyền.[1]
Có giả thuyết lại cho rằng, mắt thuyền là mắt chim ó, loại chim lớn chuyên ăn
cá trên biển, thường xuất hiện khi có gió to sóng lớn. Đây là một sinh vật hung hăng,
căn cứ theo thuyết “Nhứt điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng” để làm khiếp đảm các loài thuỷ quái.[2]
1. Tục vẽ mắt thuyền trên thế giới
Vào năm 2700 trước Công nguyên, trên những chiếc thuyền lớn của Ai Cập đã
có vẽ một con mắt lớn của thần Osiris. Đây là một vị thần Ai Cập, ban đầu là thần
ruộng đất, tượng trưng cho sức mạnh vô tận của cỏ cây, sau đó được đồng nhất hoá với
mặt trời buổi đêm, tượng trưng cho tính liên tục của các chu kỳ sinh nở và tái sinh.[3]
Trên các con thuyền Hy Lạp vào năm 450 trước Công nguyên và các con
thuyền La Mã vào năm 100 trước Công nguyên đều vẽ các con mắt trông rất sinh động.
Tại Lào, người ta cho các tàu thuyền những cặp mắt bằng cách giả vờ hiến sinh
một thiếu nữ và lấy mắt cô ta gắn lên mũi thuyền. Mũi thuyền độc mộc ở Bali
(Indonesia) thì vẽ đầu Makara, một con quái vật biển trong các tranh tượng Hindu
giáo, phát sinh từ con cá heo, con vật huyền thoại nửa voi nửa cá, biểu tượng của các vùng sông nước.
Các thuyền rồng Bắc Âu lại trang trí bằng một chiếc đầu rồng, còn thuyền Hy
Lạp và La Mã thì cúi nhìn sóng nước bằng những đôi mắt lợn rừng hoặc cá heo.
Trong các quần đảo Mélanésie (Australia), Trobriand (Papua New Guinea),
thuyền độc mộc tham dự lễ trao đổi tặng phẩm (kula) được trang trí nhiều hình chạm
khắc ở mũi thuyền, thể hiện vị anh huyền huyền thoại Manikiniri dưới hình dạng một
con rắn đem lại sự sống. Vị anh hùng – rắn và chiếc thuyền trở thành một sinh vật duy
nhất và đồng nhất. Để thể hiện tác phẩm đó, nhà điêu khắc có khi phải trải qua thời
gian học nghề kéo dài hơn 20 năm.[4]
Thuyền ở đảo Hải Nam và Pakhoi (Quảng Đông, Trung Quốc) có mắt to, tròn
hay oval, màu trắng, tròng đen, chạm nổi.
Tục đua thuyền trong các dịp hội nước cũng dựa trên quan niệm lưỡng hợp :
thuyền chim đua với thuyền rồng (thuyền chim thấy trên trống đồng ở miền Bắc Việt
Nam và Lào, thuyền chim và thuyền rồng ở Hoa Nam, xứ sở của những tộc người
Bách Việt, thuyền đầu chim đuôi chim và thuyền đầu cá đuôi cá ở Campuchia.[5]
Thân thuyền ở Thái Lan đa số được trang trí với các hình ảnh cá sấu, vỏ sò và cá.[6]
2. Tục vẽ mắt thuyền ở Việt Nam
Trên hình thuyền trang trí ở thạp Đào Thịnh có cả một bay chim đang bay lượn
với nhiều dáng vẻ khác nhau, ở đầu thuyền đáng chú ý có vẽ con mắt chim to tròn với
tròng đen.[7] Có lẽ đây là một trong những dấu vết đầu tiên về tục vẽ mắt thuyền được
ghi lại trên một vật thể văn hoá.Và điều này cũng phù hợp với câu chuyện về định lệ
tục vẽ mắt thuyền của ông vua Việt Nam đầu tiên như đã nêu ở trên. Nó chứng tỏ tục
lệ này đã in đậm trong dấu ấn văn hoá Việt Nam từ thế kỷ I trước Công nguyên.
Theo chúng tôi, tục vẽ mắt thuyền cũng liên quan đến tục xăm mình của người
Đông Sơn trong việc chống chọi lại các loài thuỷ quái dưới biển. Nhiều bộ sử Trung
Quốc đã ghi lại:”Người Việt vẽ mình, cắt tóc để tránh cái hại giao long”(Hán thư, Địa
lý chí hạ
). Trong Lĩnh Nam chích quái cũng đã đề cập:”dân miền chân núi làm nghề
chài cá, thường bị giao long làm hại, mới kêu Hùng Vương. Hùng Vương nói:loài ở
chân núi với loại thuỷ tộc khác nhau. Loài kia ưa đồng loại mà ghét dị loại cho nên
làm hại. Bèn khiến người ta lấy mực mà xăm mình thành hình thuỷ quái, từ đó không
còn nạn giao xà làm hại nữa. Cái tục xăm mình bắt đầu từ đó”(Vũ Quỳnh, Kiều Phú 1960)
Giao long ở đây có thể là thuồng luồng, cá sấu hay rắn nước thì cũng là loài ở
dưới nước, thường xuyên làm hại những cư dân sông nước.[8]
Qua tài liệu trên, cùng với truyền thuyết về việc vẽ mắt “thuồng luồng” trên
thuyền để tránh các loài thuỷ quái dưới biển làm hại, cho thấy tục vẽ mắt thuyền cùng
với tục xăm mình đã được các cư dân ven biển, ven sông lớn ở nước ta sử dụng từ rất
lâu và ngày nay chỉ còn lại dấu vết của tục vẽ mắt thuyền.
Cư dân vùng sông nước xem con thuyền của mình như một”vật linh”, một sinh
vật có hồn. Họ quan niệm con thuyền cũng như con người, do đó cần phải có mắt. Lễ
mở mắt
là một nghi thức khai tâm, một nghi thức thụ pháp. Trong khu vực Ấn Độ, người ta mở cho mắt
các pho tượng thần thánh nhằm làm cho tượng có sinh khí, ở các
nơi khác, cũng mở mắt cho các mặt nạ; ở Việt Nam, người ta khai sáng cho một chiếc
thuyền mới bằng cách chạm trổ hoặc sơn vẽ hai con mắt to ở mũi thuyền.[9]
Lễ khai quang điểm nhãn (lễ mở mắt) còn thấy trong các nghi thức xá mã (đốt
hình ngựa), xá hạc (đốt hình hạc) trong các khoa nghi của Phật giáo như trai đàn chẩn
tế; trong múa hẩu (có ý nghĩa xuất quân đi trấn áp tà ma, quỉ mị), trong lễ vía Huyền
Thiên Thượng Đế Chơn Võ và lễ hội chùa Bà Thiên Hậu ở thị xã Thủ Dầu Một (Bình
Dương) của cộng đồng người Hoa Phước Kiến; trong múa lân; trong tập tục thờ ông Địa, thần Tài.
Theo J.B.Piétri trong công trình Thuyền buồm Đông Dương, nước ta tiếp thu
tục lệ này từ thuyền bè các nước Arập. Các thuyền này từ Levant (các nước tiếp giáp
Địa Trung Hải) trên đường qua Trung Hoa có ghé qua các hải cảng ở biển Đông.
Theo Tân Đường thư, Địa lý chí, vào các thế kỷ VII-X, trên con đường biển từ Quảng
Châu (Trung Hoa) đến Baghdad (Irắc), thuyền bè các nước Trung Hoa, Iran, Arập,
Srivijaya (Indonesia) bao giờ cũng ghé qua Chiêm Bất Lao (cù lao Chàm, Quảng
Nam), Lăng Sơn Môn Độc (Vijaya, Qui Nhơn), Cổ Đát Quốc (Kauthara, Nha Trang),
Bôn Đà Lãng Châu (Panduranga, Phan Rang). Và người Arập lại bắt chước việc vẽ các
con mắt thuyền của Ai Cập. Nhưng Donnelly lại cho rằng tục vẽ mắt thuyền bắt nguồn
từ Arập và Ai Cập. Ông đưa ra những bằng chứng là những con thuyền chạy sông và
thuyền đi biển ở miền Bắc thời xưa như thuyền buồm Pechili và Antung đều không có
mắt và chỉ thấy trên những thuyền đến từ các hải cảng Trung Hoa, nơi mà các thương
thuyền Arập thường ghé đến mua bán. Chẳng hạn như Taputo, một nơi định cư quan
trọng của Arập vào thế kỷ IV.[10]
Qua các tư liệu vừa dẫn ở trên, chúng ta thấy nhận xét của Piétri về nguồn gốc
tục vẽ mắt thuyền ở Việt Nam không được chính xác, vì ít nhất từ thế kỷ I trước Công
nguyên trên các di vật văn hoá của nước ta (trống Ngọc Lũ, Quảng Xương, Cổ Loa…)
đã có thấy mắt thuyền nhưng không loại trừ khả năng tập tục này ở nước ta có chịu
ảnh hưởng của các nước, nhất là trong khu vực Ấn hoá như Chămpa, Malaisia,
Indonesia... đặc biệt là địa bàn phân bố phổ biến từ Quảng Bình trở vào.
Ở nước ta, mắt thuyền được vẽ hai bên mũi thuyền, rất đa dạng, đủ kiểu loại
nhưng có chung đặc điểm là trông rất hiền lành. Căn cứ vào hình dáng, màu sắc của
mắt thuyền ta có thể biết được xuất xứ cũng như phạm vi hoạt động của thuyền bè ở từng vùng.
Đối chiếu giữa công trình của Piétri[11] và đi điền dã ở một số địa phương, chúng
tôi thấy sự phân bố của mắt thuyền ở các vùng như sau.
Mắt ghe (thuyền) từ Bà Rịa-Vũng Tàu trở ra phía Bắc có đặc điểm chung là mắt
nhỏ, đuôi mắt dài, tròng sơn đen trên nhãn cầu màu trắng, mang ghe dài.
Ghe lưới rùng Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) mắt tròn, hơi dẹt, có vẽ hình âm
dương giữa thân ghe. Mắt ghe ở Phước Hải, Phước Tỉnh cũng giống như vậy. Ghe bầu
Mũi Né (Bình Thuận) mắt dẹt, dài, đuôi tròng nhọn về phía sau. Ghe câu Bình Thuận
mắt rất dẹt, bầu, hơi cong và nổi bật. Mắt ghe đua vùng Phan Thiết giống hình mắt
phượng đuôi dài, tròng tròn, viền vàng, tao cho ghe cái vẻ sắc sảo, tự tin, chiến thắng.
Ghe câu Phan Rang (Ninh Thuận) mắt dẹt, dài và lớn hơn mắt ghe ở Bình Thuận.
Ghe giã Bình Định có mắt dẹt, dài; tròng hình thoi dẹt và chiếm đều ở giữa mắt;
đuôi mắt nhọn. Ghe song vành của ngư dân đánh cá mập có mắt ghe cũng gần giống ghe giã Bình Định.
Ghe bầu Quảng Ngãi có mang ghe lớn, mắt thon dài, tròng nhô sát về phía trước.
Ghe câu Hội An (Quảng Nam) mắt dẹt, dài, tròng thoi sát về phía trước. Trong
khi đó ghe trương cũng ở vùng này lại có mắt bầu tròn, hơi dẹt, gần giống mắt ghe ở Nam Bộ.
Ghe nang ở Đà Nẳng và ghe giã Quảng Trị giống mắt ghe ở Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ghe câu ở Quảng Khê (Quảng Bình) đuôi mắt dài, thon.
Ghe mành Nghệ An đầu mắt nhọn, đuôi mắt thon bầu; tròng dẹt, dài, nhọn về
phía trước. Hai con mắt chạm gỗ, nhãn mắt màu vàng với đường viền đỏ. Riêng ghe
mành ở Cửa Lò lại có mắt tròn, tròng tròn đồng tâm với mắt hoặc có hình elip.
Ghe mành vùng hạ lưu sông Hồng có mắt to, chạm gỗ, sơn đỏ hoặc đen. Ghe
mành Hạ Long không có mắt ở mũi thuyền.
Mắt ghe từ TP.Hồ Chí Minh đến Kiên Giang cùng chung đặc điểm là mắt tròn,
tròng đen, nhãn trắng, mang ghe được trang trí nhiều kiểu dáng khác nhau với đường
viền trắng chạy xung quanh.
Nổi tiếng nhất ở miền Tây Nam Bộ là trường phái đóng ghe Cần Đước (Long
An), hoạt động từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây chuyên đóng các loại ghe lớn,
chạy nhanh, chở khoẻ và có dáng đẹp, đi sông đi biển đều tốt. Ghe có mũi nhọn dựng
cao, sơn màu đỏ tươi, lườn sơn màu xanh, mắt vẽ tròn xoe, tròng đen to choán gần hết
con mắt. Nó đã từng “khoe sắc” trong dân ca vùng sông nước:
Ghe ai đỏ mũi, trảng lườn
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em
?
Mắt ghe ở Cần Thơ cũng thuộc loại này. Ghe ở Cà Mau nhãn và tròng hình thoi
dẹp, đầu mắt nhọn, thường được vẽ hơn là chạm gỗ, một số mắt có tròng gần như hình
tam giác đều có góc tròn, nhất là ở những chiếc vỏ lãi bằng nhựa composit.
Ghe của vùng Trà Vinh mắt có độ lớn vừa phải, tròng đen với hình ôval nằm
ngay tâm mắt. Mắt ghe vùng An Giang có hình elip, tròng rất nhỏ, nằm gần về đầu
mắt, mang ghe sơn màu xanh dương.
Ghe vùng Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang), vịnh Thái Lan thường có mắt
tròn, sơn đen và đỏ trên nền xanh, nhưng lại nhìn cúi xuống như ghe câu Phú Quốc
chẳng hạn. Các loại ghe hàng, thường gọi là “ghe Kiên Giang” gốc Rạch Giá, hoạt
động từ Rạch Giá đến Vũng Tàu, mắt tròn lớn và gần nhau, nằm sát lô mũi (stem). Ghe
cửa miền Tây có mũi nhọn, mắt tròn to, có ghe vẽ hình âm dương nơi vị trí mắt
thuyền. Ghe vùng Mỹ Tho (Tiền Giang) hai con mắt chạy sát về trước mũi thuyền.
Nhìn chung, sự khác biệt về hình dáng, màu sắc, đường nét của các con mắt
thuyền ở từng vùng miền là do thị hiếu thẩm mỹ, trình độ tay nghề của những người
thợ đóng ghe thuyền và phong cách này cũng thường mang tính ổn định. Mắt ghe
thuyền được trang trí lại sau một thời gian sử dụng.
Gắn liền với tục vẽ mắt thuyền còn có những điều kiêng kỵ nhất định. Khi đóng
một chiếc thuyền, các trại thuyền phải làm các lễ cúng sau: cúng ghim lô, cúng khai
nhãn và cúng hạ thuỷ. Cúng khai nhãn được thực hiện sai khi đóng xong phần vỏ
thuyền, chủ thuyền làm lễ cúng thuyền để vẽ mắt thuyền với mong muốn chiếc thuyền
được an toàn trên sông nước, công việc làm ăn của chủ thuyền sẽ hanh thông. Lễ vật là
hoa và bộ tam sên gồm tôm, thịt heo, trứng vịt.[12]
Cúng khai nhãn nhằm làm cho nhãn sáng sủa, lanh lợi, ghe thuyền đi đúng
hướng và tránh được rủi ro, tai nạn dọc đường.
Ngư dân ở Vũng Tàu còn có lệ nhờ thầy pháp xem ngày lành để vẽ mắt thuyền,
nếu không thì chọn ngày chẳn.
Các chủ thuyền không bao giờ cho người lạ sờ vào hai con mắt thuyền vì sợ bị yếm đối. Lời kết
Những cư dân vùng sông nước đã gởi gắm một quan niệm thuần phác trong tục
lệ vẽ mắt thuyền. Đây là một hiên tượng văn hoá dân gian mang đậm tính nhân văn,
nên được bảo lưu, gìn giữ. Và dưới góc độ mỹ thuật dân gian, đây là một biểu tượng
văn hoá cần được tiếp tục nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Viện Battelle Memorial, Thanh thư về tàu thuyền cận duyên miền Nam Việt
Nam , Ohio , 1967, tr.23.
[2] Trần Trọng Trí, Tục vẽ mắt thuyền trấn áp loài thuỷ quái, Tạp chí Xưa và
Nay, số 112, tháng 3, 2002, tr.31.
[3] Jean Chevalier, Alain Gheerbriat, Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb
Đà Nẳng-Trường Viết văn Nguyễn Du, 1997, tr.724.
[4] Pier Giovanni d’Ayala, Con thuyền độ thế, Tạp chí Người đưa tin Unesco, số 8-9, 1991, tr.56.
[5] Lê Minh Hạnh, Lê Văn Lan, Ý nghĩa dân tộc học của trống đồng và ý niệm
về một nền văn minh cổ Đông Nam A, Tạp chí Khảo cổ học, số 14, 1974, tr.85.
[6] Huy Hiếu, Văn hoá thuyền rồng ở Thái Lan, Báo Quốc tế, ngày 8-1-1997.
[7] Vũ Thế Long, Hình và tượng động vật trên trống và các đồ đồng Đông Sơn,
Tạp chí Khảo cổ học, số 14, 1974, tr.15.
[8] Hà Văn Tấn (chủ biên), Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam , Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1994, tr.359.
[9] Jean Chevalier, Alain Gheerbriat, Sđd, tr.569.
[10] Viện Battelle Memorial, Sđd, tr.25.
[11] J.B.Piétri, Voiliers D’Indochine, S.I.L.I, Saigon , 1949.
[12] Tôn Nữ Quỳnh Trân (chủ biên), Làng nghề thủ công truyền thống tại
thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.392.