-
Thông tin
-
Quiz
Ứng dụng của tất nhiên ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Ứng dụng của tất nhiên ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Ứng dụng của tất nhiên ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Ứng dụng của tất nhiên ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Preview text:
4.1: Trong quá trình học tập của sinh viên
Trong hoạt động thực tiễn ta phải dựa vào cái tất nhiên. Tuy nhiên, không được bỏ
qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi ngẫu nhiên Sinh viên rớt
môn là một ngẫu nhiên. Nhưng nếu sinh viên đó cứ rớt liên tiếp nhiều môn, vậy thì
đằng sau vô số cái ngẫu nhiên ấy ẩn giấu 1 cái tất nhiên nào đấy. Có thể do sinh
viên ấy không chú tâm nghe giảng, thường xuyên không làm bài, không đi học đầy
đủ, không chú tâm việc học nên dẫn đến nợ môn là 1 điều tất nhiên. Nhưng cái tất
nhiên không thể tồn tại thuần tuý mà nó được bộc lộ thông qua từng trường hợp nợ
môn cụ thể, ngẫu nhiên, xảy ra thường xuyên. Đi học là một điều tất nhiên nhưng
sau 4 năm học chương trình đào tạo chính quy thì tốt nghiệp được hay không là
điều ngẫu nhiên. Có nhiều sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, đủ tín chỉ
thì chắc chắn được tốt nghiệp. Vậy sau 4 năm học, lý do vì sao lại chưa tốt nghiệp?
Sinh viên còn nợ nhiều học phần, chưa đủ tín chỉ hay có bạn học ngôn ngữ nhưng
chưa thi lấy bằng đánh giá năng lực ngoại ngữ đúng như yêu cầu của trường; và
còn tình trạng khá phổ biến đó là hoàn thành hết tất cả học phần, đủ tín chỉ nhưng
không đủ điểm rèn luyện, không có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, công nghệ
thông tin và kỹ năng mềm. Trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức thì chúng ta
phải kiểm tra để đánh giá năng lực học tập của sinh viên (tất nhiên). Nói về kiểm
tra, sinh viên là người được kiểm tra không biết trước nội dung kiểm tra là gì (ngẫu
nhiên). Để tránh lúc kiểm tra gặp tình trạng đề khó hay đề hỏi câu hỏi mở rộng, có
kiến thức liên hệ bên ngoài, sinh viên phải có phương án dự phòng trước để ứng
phó kịp thời cái ngẫu nhiên mới xuất hiện bằng cách: Trong quá trình học tập, luôn
chú ý nghe giảng, ghi chép những kiến thức mở rộng, chuyên sâu mà thầy cô chia
sẻ. Việc chăm chú nghe giảng trên lớp được xem như hơn cả một lần nghe giảng
bình thường, học bài ngay tại lớp. Khi về nhà, chỉ cần ôn tập lại, hồi tưởng lại các
kiến thức ở trên lớp. Các môn có bài tập thực hành, luyện tập, có toán học như
Thống kê ứng dụng, Kinh tế vĩ mô,... thì cần làm thường xuyên, nắm chắc các
phép tính, công thức, phương pháp. Đến gần ngày kiểm tra, sinh viên chỉ cần ôn lại
các bài tập đã làm, những điều ghi chép trong sách vở, có thể tham khảo thêm các
tài liệu có kiến thức liên hệ thực tiễn là đến ngày kiểm tra, dẫu đề bài có gài bẫy,
khó khăn đến đâu cũng có thể tự tin làm tốt được. Việc ôn tập trước khi kiểm tra là
một điều rất quan trọng. Học là việc tất nhiên nhưng học như thế nào, áp dụng
phương pháp học tập ra sao thì là điều ngẫu nhiên. Có bạn đối với những môn đại
cương thì chọn cách học vẹt, học tủ, học đủ để lấy điểm qua môn chứ không cần
điểm cao. Có bạn muốn đạt được kết quả cao, giành được học bổng nhưng lại học
theo lối mòn, không thay đổi cách học, chỉ học để biết nhưng không nhớ lâu,
không thể áp dụng thực tế được. Phương pháp học tập của mỗi người là riêng biệt,
khác nhau nhưng không thể xem học vẹt, học tủ là cách chống chế được. Bản thân
mỗi người phải đề ra một phương pháp học tập cụ thể và cố gắng hoàn thành tốt.
Có như vậy thì không khó để học tập những kiến thức mới được. 4.2: Trong khoa học
Trước hết ta đi phân tích câu nói này như sau, có một sự kiện vốn là tất nhiên, có
quy luật như thể hiện ra trước con người như là ngẫu nhiên do sự kém hiểu biết của
con người hoặc người ta chưa biết đầy đủ nguyên nhân thực sự của nó – những
nguyên nhân tất nhiên. Trường hợp này khoa học sẽ xóa cái ngẫu nhiên bề ngoài
đó, do đó là kẻ thù của ngẫu nhiên.
Các sự kiện vốn là ngẫu nhiên, sẽ không bao giờ do nghiên cứu khoa học mà
nó không còn là ngẫu nhiên nữa. Khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu các ngẫu
nhiên thực sự, nắm vững nó, điều khiển nó vì lợi ích con người, nhưng không phải
theo nghĩa sẽ thủ tiêu được tính ngẫu nhiên của nó. Tính ngẫu nhiên vẫn còn tồn tại
cả khi con người đã hiểu và nắm vững nó. Bằng cách nghiên cứu đặc điểm cái
ngẫu nhiên con người nắm được quy luật của ngẫu nhiên. Nhưng đây là quy luật
đặc biệt, quy luật thống kê khác với quy luật động lực. Khi biết các quy luật thống
kê chúng ta chỉ biết rằng sự kiện xảy ra với xác xuất nó nằm trong khoảng từ 0-1
mà thôi. Ví dụ, nếu bạn mua một vé Việt Lót phát hành hai vạn số với một giải đặc
biệt là 1 tỷ đồng, thì về nguyên tắc bạn có hi vọng trúng giải đặc biệt đó với xác
suất 1/20.000. Sẽ có một vé số trong 2 vạn số đó trúng giải đặc biệt. Chúng ta biết
chắc như thế. Điều đó tất nhiên xảy ra. Nhưng vé số đó như thế nào? Có ai mua
được vé đó không hay nó thuộc vào số còn “ ế” lại? Người nào may mắn là chủ
nhân của chiếc vé số đó? Tất cả những sự kiện đó mãi mãi vẫn là ngẫu nhiên đối
với người tổ chức và người tham gia. Mọi tính toán, cố phát hiện quy luật để biến
nó thành cái tất nhiên là vô hiệu. Nếu không thí xổ số sẽ phá sản và chẳng còn là
một sự kiện gây căng thẳng và hồi hộp nữa
Đối với khoa học cũng không thoát khỏi cái ngẫu nhiên, biết rằng bản thân
khoa học đã nghiên cứu các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ.. đã tính toán kỹ
lưỡng, nhà khoa học và các viện nghiên cứu cũng luôn gặp phải cái ngẫu nhiên, bất
ngờ. Những cái ngẫu nhiên đó có thể đưa các nhà khoa học thành công sớm hơn,
cũng có thể cản trở bước tiến của họ
Khoa học phải nắm lấy cái tất nhiên, loại trừ cái ngẫu nhiên do “ thiếu hiểu
biết”, vô trách nhiệm, nhưng khoa học không bao giờ có thể làm cho thế giới này
và nhân loại chỉ còn toàn là cái tất nhiên. Cái ngẫu nhiên vẫn tồn tại như một phần
của thế giới mà khoa học phải chấp nhận nó, nắm lấy nó theo một cách khác, phải
tìm cách sử dụng nó với tư cách là cái ngẫu nhiên chứ không phải là cái tất nhiên,
chứ không phải bằng cách tuyên bố không thừa nhận nó, làm lơ nó hoặc cố gắng
thủ tiêu nó. Biết rằng bệnh tật, tai nạn thường xảy ra một cách ngẫu nhiên nên
ngành y tế đã đối phó với nó bằng cách tổ chức tốt công tác phòng bệnh và cấp cứu suốt 24 giờ.
C. Mác giải thích: nếu những sự “ngẫu nhiên” không có tác dụng gì cả thì lịch sử
sẽ có tính chất rất thần bí. Đương nhiên những sự ngẫu nhiên này là một bộ phận
trong quá trình phát triển chung và được những sự ngẫu nhiên khác bù trừ lại.
Những phát triển nhanh hay chậm là phụ thuộc rất nhiều vào sự “ngẫu nhiên” như
vậy, kể cả cái sự “ngẫu nhiên” như tính cách của những người lúc đầu lãnh đạo phong trào”
4.3: Trong Cách mạng Việt Nam
Là một đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng và kim chỉ nam cho hoạt
động của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình hoạt động của mình, đã
biết tuân theo và vận dụng sáng tạo phương pháp luận về sự thống nhất của cái tất
nhiên và cái ngẫu nhiên vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng ở
nước ta. Khi nhận thấy những điều kiện khách quan và chủ quan cả ở trong nước
và trên thế giới đã đủ chín muồi và cho phép, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng
việc tiến hành thiết lập và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và sự cần thiết,
tất yếu, là công việc mang tính hợp qui luật. Song, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội
đó như thế nào, mô hình ra sao, bằng con đường gì, thông qua những giai đoạn
nào, sử dụng những biện pháp và công cụ gì thì điều đó chỉ mang tính có thể vì đây
là quá trình chưa có tiền lệ trong lịch sử. Chính vì vậy mà ở giai đoạn đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã lựa chọn mô hình phát triển kinh tế – xã hội là
kế hoạch hoá tập trung, song qua thực tế cho thấy trong giai đoạn đầu của quá trình
xây dựng CNXH, hơn nữa lại ở một nước còn sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, thì
mô hình này không thích hợp, cần phải được thay bằng mô hình khác tương thích
và có hiệu quả hơn và nó có thể giải phóng được sức sản xuất, phù hợp trình độ
quản lý hiện tại, đem lại sự năng động và hiệu quả cao cho phát triển xã hội. Và vì
thế, bắt đầu từ 1986 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn mô hình phát
triển kinh tế – xã hội là mô hình sản xuất hàng hoá, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của nhà nước về sau này được định danh là nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Như vậy, việc xây dựng CNXH ở Việt Nam là một tất yếu,
song theo mô hình nào, con đường nào thì lại là sự có thể. 3. Nghiên cứu kỹ và kế
thừa phương pháp luận này của Ph. Ăngghen, chúng ta thấy rằng, định hướng xây
dựng thành công CNXH trên đất nước ta, điều mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn là rõ ràng. Song làm
được điều này lại đòi hỏi biết “phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”, từ đó đưa
vào thực thi những cách làm, những con đường, những giải pháp mới phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh trong nước và quốc tế để phát triển đất nước. Nghĩa là trong
cách làm, cách thực hiện lại là sự có thể – một sự có thể được qui định bởi tính tất
yếu, chứ không phải là sự có thể tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Chỉ có như vậy thì chúng
ta mới có thể hoàn thành được sứ mệnh cao cả mà dân tộc giao phó, xây dựng một
nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Đa dạng và phong phú hơn nữa về mô hình, con đường đi; năng động, tìm tòi hơn
nữa về tư duy, cách nghĩ; sáng tạo độc đáo hơn nữa về cách làm đó là tinh thần cơ
bản của phương pháp luận về sự thống nhất giữa cái tất yếu và cái có thể mà những
người cộng sản Việt Nam phải rút ra được khi nghiên cứu Ph.Ăngghen và đó cũng
là tinh thần xuyên suốt của bài học 20 năm đổi mới đất nước.