-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vấn đề này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay | Tiểu luận môn Triết học Mác - Lênin
Trong lịch sử nhân loại, vai trò của con người trong tiến trình lịch sử đã được đề cập theo các lập trường tư tưởng khác nhau. Các tôn giáo đều cho rằng lịch sử vận động của xã hội là do Thượng đế, Chúa trời sắp đặt..Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vấn đề này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay | Tiểu luận môn Triết học Mác - Lênin
Trong lịch sử nhân loại, vai trò của con người trong tiến trình lịch sử đã được đề cập theo các lập trường tư tưởng khác nhau. Các tôn giáo đều cho rằng lịch sử vận động của xã hội là do Thượng đế, Chúa trời sắp đặt..Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TIỂU LUẬN
VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ VÀ SỰ
VẬN DỤNG VẤN ĐỀ NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Võ Khoa SVTH:
1. Mai Thị Huỳnh Như 22162032
2. Đỗ Phương Thùy 22162045
3. Nguyễn Ngọc Đông Phương 22162033
4. Nguyễn Quỳnh Hương Quyên 22162036
5. Dương Hoàng Nhất Tâm 22126124
Mã lớp học: LLCT130105_22_1_40
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022 1 MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
Phần 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN.........................................................................2
1. Quan điểm của triết học Mác – Lê-nin về quần chúng nhân dân..................2
2. Vai trò quần chúng nhân dân.........................................................................3
2.1 Khái niệm quần chúng nhân dân.............................................................3
2.2 Các quan điểm về quần chúng nhân dân.................................................4
2.3 Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.......................................4
3. Vai trò của cá nhân........................................................................................8
3.1 Khái niệm cá nhân..................................................................................8
3.2 Quan điểm giữa cá nhân và xã hội..........................................................8
3.3 Vai trò của cá nhân trong lịch sử.............................................................9
4. Vận dụng vai trò của quần chúng nhân dân vào công cuộc đổi mới ở nước
ta hiện nay........................................................................................................10
4.1 Quần chúng nhân dân là động lực mọi cuộc cách mạng xã hội............11
4.2 Quần chúng nhân dân tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần 12
5. Ý nghĩa phương pháp luận...........................................................................14
Phần 3: KẾT LUẬN..........................................................................................14
Phần 4: KIẾN THỨC VẬN DỤNG.................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19 Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu
Trong lịch sử nhân loại, vai trò của con người trong tiến trình lịch sử đã
được đề cập theo các lập trường tư tưởng khác nhau. Các tôn giáo đều cho rằng
lịch sử vận động của xã hội là do Thượng đế, Chúa trời sắp đặt, các cá nhân
buộc phải tuân thủ ý chí tối cao. Số phận con người, sự hoạt động của họ là do
các thần linh, Thượng đế, Đấng Tối cao quyết định. Các trào lưu duy tâm cho
rằng lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa, các vĩ nhân, những người đặc biệt có
tài cao, sức lớn điều khiển, còn quần chúng nhân dân không chỉ là phương tiện,
“con rối”, mà còn bị xem là những đám ô hợp, chịu sự điều khiển của các bậc
vua chúa, các vĩ nhân, của những người đặc biệt đó. Các nhà duy vật trước C.
Mác thường phủ nhận vai trò của Thượng đế, thần linh, Đấng Tối cao và khẳng
định rằng sự biến đổi của xã hội là do một nhân tố xã hội xác định nào đó quyết
định như đạo đức, tình yêu thương, những người có đầu óc phê phán hoặc sớm
nhận thức được chân lý. Nhưng sau cùng họ vẫn rơi vào duy tâm khi tuyệt đối
hóa vai trò của các nhân tố đó. Còn theo quan điểm của triết học Mác – Lênin,
xã hội biến đổi nhờ hoạt động của toàn thể quần chúng nhân dân dưới sự lãnh
đạo của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Vì vậy,
nhóm chúng em quyết định tìm hiểu đề tài tiểu luận về “Vai trò của quần chúng
nhân dân trong lịch sử” là như thế nào và cách Nhà nước vận dụng vấn đề này
vào công cuộc đổi mới nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này, nhóm em sẽ tìm hiểu về những kiến thức cơ bản về quan
điểm của của triết học Mác – Lênin đối với vai trò quần chúng nhân dân trong
lịch sử, từ đó giúp mọi người hiểu được: 1.
Quan điểm của triết học về quần chúng nhân dân 2.
Vai trò của quần chúng nhân dân 3. Vai trò cá nhân 4.
Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm triết học 1
Qua đó, ta sẽ nhận biết được vai trò của quần chúng nhân dân ở những
lĩnh vực trong đời sống và áp dụng vào công cuộc đổi mới nước ta, nêu được
những thành tựu sẽ và có thể đạt được.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra
những lời nhận xét, đánh giá.
Phần 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Quan điểm của triết học Mác – Lê-nin về quần chúng nhân dân
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, ngay từ khi xây dựng học thuyết
cách mạng, đã đặt trọng tâm vào công tác nghiên cứu, xây dựng, phát triển lý
luận về quần chúng nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Mácxít luôn
trung thành và lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về
quần chúng nhân dân. Những quan điểm của triết học Mác – Lênin về quần chúng nhân dân là: - Thứ nhất:
Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính, là động
lực phát triển của lịch sử. Lịch sử cho thấy, quần chúng nhân dân là yếu tố căn
bản và quyết định của lực lượng sản xuất. Đó là yếu tố động lực nhất, cách
mạng nhất trong lực lượng sản xuất, làm cho phương thức sản xuất vận động và
phát triển, thúc đẩy xã hội phát triển. Đó là lực lượng cơ bản của xã hội sản xuất
ra toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận động và phát
triển của mọi xã hội, trong mọi thời kỳ lịch sử. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác đã khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chính
quần chúng là người làm nên lịch sử.
- Thứ hai: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Bắt đầu từ
sự phát triển của các lực lượng sản xuất, đến một giai đoạn phát triển nhất định 2
nó mâu thuẫn với các quan hệ sản xuất, làm xuất hiện các cuộc cách mạng xã
hội. Như vậy, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng bắt đầu từ hoạt động sản
xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Họ thực sự là chủ thể, lực lượng căn
bản và chủ chốt, là động lực cơ bản của mọi quá trình kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, và của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng không ít những khó khăn, thách thức,
bên cạnh việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, đòi hỏi chúng ta phải trở về
với những quan điểm gốc của chủ nghĩa Mác- Lênin, để từ đó vận dụng và phát
triển sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội,
phát huy mạnh mẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa1.
2. Vai trò quần chúng nhân dân
2.1 Khái niệm quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con người
hoạt động trong một không gian và thời gian xác định, bao gồm nhiều thành
phần, tầng lớp xã hội và giai cấp đang hoạt động trong một xã hội nhất định. Đó
có thể là toàn bộ quần chúng nhân dân của một quốc gia, một khu vực lãnh thổ
xác định. Họ có chung lợi ích cơ bản liên hiệp với nhau, chịu sự lãnh đạo của
một tổ chức, một đảng phái, cá nhân xác định để thực hiện những mục tiêu kinh
tế, chính trị, văn hóa hay xã hội xác định của một thời kì lịch sử nhất định. Nội
hàm của khái niệm quần chúng nhân dân bao gồm: những người lao động sản
xuất ra của cải vật chất và tinh thần là lực lượng căn bản, chủ chốt; toàn thể dân
cư đang chống lại kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân; những
người đang có hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc gián
tiếp góp phần vào sự biến đổi của xã hội. Với nội dung đó quần chúng nhân
dân là một phạm trù lịch sử thay đổi tùy thuộc vào điều kiện lịch sử xã hội cụ
thể của các quốc gia, khu vực. 3
2.2 Các quan điểm về quần chúng nhân dân
2.2.1 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể
sáng tạo chân chính ra lịch sử. Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải
phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của
quần chúng nhân dân. Hơn nữa, tư tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội mà
phải thông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân
dân, để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực trong đời sống xã hội.
Các trào lưu duy tâm cho rằng lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa, các vĩ
nhân, những người đặc biệt có tài cao, sức lớn điều khiển, còn quần chúng nhân
dân chỉ là những đám đông ô hợp, chịu sự điều khiển của các vĩ nhân, của
những người đặc biệt nào đó.
Xem quần chúng nhân dân là lực lượng thực hành thực hiện. Nên không
thể là lực lượng quyết định sự vận động và phát triển của xã hội. Lực lượng
quyết định theo phải là những cá nhân ưu tú như vua chúa, học giả tương soái,
hay những nhà tư tưởng vĩ đại. Theo quan điểm này, lịch sử diễn biến phức tạp
mà quần chúng chỉ là đám người hời hợt, họ chỉ có thể hiểu được những điều
hiển nhiên (quần chúng không có năng lực). Quần chúng chỉ là công cụ, phương
tiện, con rối trong tay vua chúa, những người tài cao,...
2.2.2 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Mọi lý tưởng giải
phóng xã hội giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu
và hoạt động của quần chúng nhân dân. Hơn nữa, tư tưởng đó không thể làm
biến đổi xã hội mà phải thông qua biến đổi cách mạng, thông qua hoạt động
thực tiễn của quần chúng nhân dân để biến tư tưởng lý tưởng ước mơ hoài bão
trở thành hiện thực trong đời sống xã hội.
2.3 Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Các trường phái triết học trước Mác đều chưa nhận thức được vai trò của
quần chúng nhân dân. Họ phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò của quần chúng nhân 4
dân hoặc cho rằng lịch sử phát triển của xã hội loài người là do lực lượng siêu
nhiên quyết định: tôn giáo cho rằng mọi sự thay đổi trong lịch sử là do ý chí của
đấng tối cao, do mệnh trời tạo nên và trao quyền cho các cá nhân thực hiện. Chủ
nghĩa duy tâm trong triết học đề cao, tuyệt đối hóa vai trò của các cá nhân, lãnh
tụ, còn quần chúng nhân dân chỉ là công cụ, là phương tiện để sai khiến. Chủ
nghĩa duy vật trước Mác vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về xã hội khi
cho rằng: nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là tư tưởng, đạo đức của
các vĩ nhân, và chỉ có họ mới sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu, dẫn dắt
quần chúng. Có nhà tư tưởng lại đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, phủ
nhận vai trò của các vĩ nhân, hoặc không lý giải một cách khoa học vai trò của quần chúng nhân dân.
Đối lập với quan điểm trên, triết học Mác – Lênin khẳng định, quần
chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, giữ vai trò quyết định
đối với tiến trình lịch sử. Bởi vì: một lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con
người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng
nhân dân. Hơn nữa tư tưởng, tự bản thân nó không làm biến đổi xã hội mà phải
thông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân,
để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thức trong đời sống xã hội2.
- Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là yếu tố căn bản của lực lượng sản
xuất, cơ bản của xã hội trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Chúng ta thấy rằng con người muốn tồn tại thì phải
có những điều kiện vật chất tối thiểu là ăn, mặc, ở, đi lại và một số thứ khác,
muốn thỏa mãn những nhu cầu vật chất ấy người ta cần phải sản xuất ra nó, lực
lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân, lao động bao gồm: lao
động chân tay và lao động trí óc, điều đó khẳng định rằng hoạt động sản xuất
của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội.
Ví dụ: Họ là người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu
thiết yếu của xã hội như : lương thực, quần áo, xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ 5
tầng,... Ngoài những giá trị vật chất ra thì họ cũng là người tạo ra các giá trị tinh
thần phục vụ đời sống văn hóa tín ngưỡng. Có thể nhìn thấy ví dụ điển hình đó
là các bài dân ca quan họ Bắc Ninh, cải lương ở miền Tây Nam Bộ, các ca từ
đều xoay quanh cuộc sống của quần chúng nhân dân, người lao động. Từ đó có
thể thấy những giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra chủ yếu bởi quần chúng nhân dân.
- Thứ hai: Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của một cuộc cách
mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng không có một cuộc chuyển biến cách
mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân, họ là lực
lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định của mọi cuộc cách mạng
trong lịch sử, trong các cuộc cách mạng chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội
này sang hình thái kinh tế xã hội khác nhân dân, quần chúng nhân dân lao động
là lực lượng tham gia đông đảo nhất. Cuộc cách mạng ấy do quần chúng nhân
dân, động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân. Suy đến cùng ta thấy cuộc cách
mạng xã hội là bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của
quần chúng nhân dân, do đó nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình phát
triển kinh tế - chính trị - xã hội và họ đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi
cuộc cách mạng xã hội. Trong các cuộc cách mạng xã hội, lợi ích của quần
chúng nhân dân là động lực của mọi hoạt động cách mạng; lợi ích của quần
chúng nhân dân vừa là điểm khởi đầu, vừa là mục tiêu cuối cùng của các hoạt
động cách mạng. Trong thực tiễn, ngọn cờ cách mạng nào thực sự vì dân, cho
dân thì cuộc cách mạng ấy được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ và tìm
thấy sức mạnh to lớn, quyết định thắng lợi của Cách mạng.
Ví dụ: Việt Nam ta có được độc lập tự do như hôm nay là nhờ vào sự hi
sinh xương máu của đồng bào ta. Qua hai cuộc đấu tranh chống thực dân, đế
quốc, vai trò của quần chúng nhân dân được nêu cao hơn cả. Họ là tiền tuyến, là
hậu phương, là lực lượng chủ chốt giúp ta giành được độc lập. Không chỉ ở Việt
Nam, mà các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc khắp thế giới không thể nào 6
thắng lợi nếu không có sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân
dân là lực lượng nòng cốt giúp ta đẩy lùi bước chân quân thù cũng là bức tường
vững chãi giữ vững nền độc lập dân tộc.
- Thứ ba: Quần chúng nhân dân là những người sáng tạo ra giá trị văn
hóa tinh thần, quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển khoa
học – nghệ thuật, văn học đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào thực tiễn
sản xuất và đời sống xã hội, những sáng tạo về khoa học – nghệ thuật của nhân
dân vừa là cội nguồn vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa
tinh thần trong mọi thời đại, hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực
tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống, xã hội.
Mặt khác các giá trị văn hóa tinh thần chỉ tồn tại khi được quần chúng nhân dân
chấp nhận và truyền bá rộng rãi từ đó trở thành những giá trị phổ biến.
Ví dụ: Chúng ta có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt về cách người Việt
Nam chúng ta chi tiêu ngày nay so với khoảng 30 - 40 năm về trước. 30 - 40
năm về trước, khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì người dân chủ yếu mua
sắm lương thực, các vật dụng thiết yếu, họ không chi tiêu nhiều vào các nhu cầu
giải trí như ngày nay. Nhờ vào các hoạt động sản xuất tích cực của quần chúng
nhân dân mà nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, người dân
không còn lo lắng về thiếu thốn lương thực hay các nhu cầu thiết yếu, họ dần tập
trung vào phát triển đời sống tinh thần nhiều hơn, từ đó có thêm nhiều
gameshow, rạp chiếu phim, công viên giải trí,... ra đời. Đây là minh chứng cho
thấy sự tác động của những tầng lớp xã hội lên các lĩnh vực của đời sống.
Do đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi
theo sự phát triển của lịch sử xã hội.
Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động
tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy
nhiên, tùy vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân
cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân
mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và chí tuệ sáng tạo của mình. 7
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần
chúng nhân dân, như Nguyễn Trãi đã nói: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền
cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết”. Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và
quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng
tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam.
Chống quan điểm sai lầm: quan điểm của giai cấp phong kiến, giai cấp tư
sản xem thường giá trị của quần chúng nhân dân. Chính vì tư tưởng đề cao bậc
vua chúa, quý tộc, xem nhẹ, coi thường vai trò của quần chúng nhân dân của
giai cấp phong kiến; luôn đề cao lợi ích của giai cấp tư sản lên trên lợi ích của
nhân dân, bóc lột, đàn áp quần chúng nhân dân thế nên các giai cấp đó đã bị sụp
đổ. Một chính quyền, một triều đại hình thành cốt từ nhân dân, để chính quyền,
giai cấp đó tồn tại vững mạnh, lâu dài thì phải biết lấy dân làm trọng, đặt lợi ích
của quần chúng nhân dân lên trên.
3. Vai trò của cá nhân
3.1 Khái niệm cá nhân
Chính là con người cụ thể đang hoạt động trong một xã hội xác định thể
hiện tính đơn nhất với tính cách là cá thể về phương diện sinh học, với tính cách
về phương diện xã hội. Cá nhân còn là một chỉnh thể vừa mang tính đơn nhất, cá
biệt, riêng biệt lại vừa có tính phổ biến, có đời sống riêng, có nguyện vọng, nhu
cầu và lợi ích riêng. Trong con người, luôn có những cái chung nhân loại, như
các giá trị chung, nhu cầu chung,... Cá nhân cũng là đại biểu của một xã hội cụ
thể, một thời kì lịch sử xác định, có tính đặc thù với các quan hệ xã hội xác định.
3.2 Quan điểm giữa cá nhân và xã hội
Xã hội bao giờ cũng do những cá nhân hợp thành. Bất cứ xã hội nào cũng
được cấu thành không bởi những con người trừu tượng mà bởi những con người
cụ thể, những cá nhân sống. Trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội, xã hội giữ
vai trò quyết định còn vai trò cá nhân ảnh hưởng đến xã hội tùy thuộc vào trình 8
độ phát triển của nhân cách. Quan hệ cá nhân và xã hội biến đổi và phát triển tùy
thuộc vào văn minh khác nhau của chế độ đó.
Ví dụ: Xã hội công bằng dân chủ sẽ tạo điều kiện để quần chúng nhân dân
được phát triển, tiến bộ. Ngược lại một xã hội đầy sự bất công, phân biệt đối xử
sẽ kiềm hãm sự phát triển của một số cá nhân trong xã hội. Cá nhân và xã hội
ảnh hưởng lẫn nhau, một xã hội có nhiều cá nhân ưu tú sẽ giúp xã hội phát triển
tiến bộ và ngược lại sự phát triển của xã hội sẽ bị kiềm hãm nếu những cá nhân
trong đó yếu kém, giậm chân tại chỗ, không phát triển toàn bộ.
Mỗi cá nhân là một cái đơn nhất mang những đặc điểm riêng phân biệt với
các cá nhân khác không chỉ về mặt sinh hoạt mà chủ yếu về những quan hệ xã
hội. Mỗi cá nhân đều có đời sống thiêng liêng, có những quan hệ xã hội riêng.
Tuy vậy, các cá nhân đều mang cái chung: Thành viên giai cấp.
Cá nhân và xã hội không tách rời nhau. Xã hội do các cá nhân cụ thể hợp
thành, mỗi cá nhân là một phần tử của xã hội sống và hoạt động trong xã hội đó.
Khi mới sinh ra, chưa có ý thức, chưa có các quan hệ xã hội thì con người mới
chỉ là cá thể. Chỉ khi cá thể đó giao tiếp xã hội, có những quan hệ xã hội xác
định, có ý thức mới trở thành cá nhân. Cá nhân không thể tách rời xã hội. Đương
nhiên, quan hệ ấy phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, vào điều kiện lịch sử
cụ thể, vào trình độ phát triển xã hội và từng cá nhân, đặc biệt là phụ thuộc vào bản chất xã hội.
3.3 Vai trò của cá nhân trong lịch sử
Theo quan điểm duy vật lịch sử, vai trò sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến
trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời
vai trò cụ thể của mỗi cá nhân mà đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ
lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân của cộng đồng nhân dân.
Ví dụ: Trong một xã hội sẽ luôn tồn tại những cá nhân ưu tú, xuất sắc hơn
những cá nhân còn lại, những người này sẽ là người đi đầu, chỉ dẫn cho những
cá nhân còn lại để cùng nhau tiến bộ phát triển. Điển hình trong 1 lớp hay 1
nhóm sẽ luôn có những cá nhân ưu tú hơn những người còn lại. Họ sẽ là những 9
người đi đầu, chỉ dẫn những cá nhân còn lại, từ đó lớp học hay nhóm đó sẽ phát triển, học tốt hơn.
Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, mỗi cá nhân tùy
theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia
vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá
nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào quá trình sáng tạo lịch
sử, mặc dù mức độ và phạm vi có thể khác nhau. Thế nhưng, để lại những dấu
ấn sâu sắc nhất trong tiến trình lịch sử thường là những thủ lĩnh mà đặc biệt là
những thủ lĩnh ở tầm vĩ nhân.
Ví dụ: Mỗi cá nhân sẽ đóng một vai trò riêng vào tập thể, có người giỏi
tính toán, có người giỏi văn, họ là những mảnh ghép giúp cho tập thể hoàn thiện,
thế nhưng khi một tập thể phát triển thì người ta thường nêu cao vai trò của
người đứng đầu, người thủ lĩnh của tập thể đó. Một lớp nhiều sinh viên giỏi thì
người ta thường sẽ cho rằng giáo viên lớp đó dạy giỏi.
Bất cứ một thời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra
những nhiệm vụ cần giải quyết thì từ phong trào quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ
xuất hiện những lãnh tụ đáp ứng nhiệm vụ đó.
Ví dụ: Trong lịch sử Việt Nam suốt 4000 năm văn hiến, đất nước ta bị
nhiều thế lực xâm chiếm bóc lột, thế nhưng luôn có các vị anh hùng đứng lên
đấu tranh. Đất nước lúc bấy giờ cần một người thủ lĩnh đứng lên dẫn dắt nhân dân chống lại quân thù.
Như vậy, tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân mà bỏ qua vai trò
của cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân mà
xem thường vai trò của quần chúng nhân dân đều là không biện chứng trong
nghiên cứu về lịch sử và do đó không thể lý giải chính xác tiến trình vận động,
phát triển của lịch sử nhân loại nói chung cũng như mỗi cộng đồng xã hội nói riêng3. 10
4. Vận dụng vai trò của quần chúng nhân dân vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Đổi mới là cải cách toàn diện về kinh tế, chính trị và các lĩnh vực khác do
Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh khởi
xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện từ
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (1986).
4.1 Quần chúng nhân dân là động lực mọi cuộc cách mạng xã hội
Từ khi sơ khai, nước ta đã bước qua nhiều giai đoạn, từ chế độ cộng sản
nguyên thủy, sang chế độ chiếm hữu nô lệ, rồi đến xã hội phong kiến, đến cuối
cùng là bước đến chủ nghĩa xã hội. Qua 4000 năm, trải qua hàng ngàn cuộc đấu
tranh chống thế lực thù địch: năm 524 Lý Bí khởi nghĩa đánh bại nhà Lương;
năm 938 Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng; năm 1077
nhà Lý hai lần đánh bại quân Tống xâm lược; năm 1288 nhà Trần hai lần đánh
tan giặc Nguyên Mông; năm 1427 Lê Lợi đánh tan 15 vạn quân Minh và chém
chết Liễu Thăng; năm 1771 anh em nhà Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa ở Đàng
Trong đến năm 1788 thì dành thắng lợi;...
Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc tấn công đánh chiếm bán
đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng. Trong thời gian đó, nước ta có biết bao cuộc khởi nghĩa
nổ ra, mãi đến ngày 22-11-1944 nước ta thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền
giải phóng quân (Quân đội nhân dân Việt Nam) và ngày 9-3-1945 quân Nhật nổ
súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương, khi đó thời kì Pháp thuộc kết thúc.
Bước qua thời kì phong kiến khi đến năm 1945 sau khi Cách mạng tháng 8
thành công vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến chính thức
thoái vị, đất nước ta bước sang một trang mới và đón nhận thêm nhiều thách thức của thời đại.
Ngày 2-9-1945, nước ta đón nhận sự kiện lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) và khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến ngày 23-9-1945, quân Pháp quay trở lại miền
Nam, nước ta bước vào thời kì vừa xây dựng vừa kháng chiến. Mãi đến khi nhân 11
dân ta thực hiện chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 dành thắng lợi thì Pháp
mới chịu kí hiệp định Giơ-ne-vơ ở Thụy Sĩ, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải
phóng và sự kiện này cũng đã chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện của Pháp ở Đông Dương.
Từ năm 1955-1975, trong khi miền Nam còn đang chịu sự khống chế của
chính quyền Mỹ Diệm thì miền Bắc nước ta đang trong quá trình khôi phục kinh
tế khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và phát triển sau
chiến tranh, đồng thời luôn tiếp tế, hỗ trợ cho miền Nam kháng chiến. Ngày 30-
1-1986, cuộc tấn công Tết Mậu Thân mở màn giành thắng lợi và đến ngày 27-1-
1973, hiệp định Paris được kí kết, quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam.
Tuy vậy, nhưng mãi đến ngày 30-4-1975, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn
thì chiến tranh mới thực sự kết thúc, khi đó Việt Nam hoàn thống nhất hai miền Nam-Bắc.
Trong giai đoạn từ năm 1976-1985, nước ta đang trong thời kì bao cấp.
Những sai lầm liên tiếp gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội, nước ta rơi vào thế
bị bao vây, cấm vận bởi những cải cách sai lầm làm cho tỉ lệ lạm phát lên đến
774,7% (năm 1986, theo báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam). Đến khi nước
ta thực hiện Kế hoạch năm 5 lần thứ hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần
thứ ba (1981-1985) thì nền kinh tế mới dần ổn định và phát triển trở lại. Đến
năm 1986-2000, với việc thực hiện những đường lối trong việc đổi mới nền kinh
tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lí của nhà nước
là một bước tiến vượt bậc đánh dấu mốc cho đất nước.
Vượt qua biết bao khó khăn, gian nan và thách thức, từ năm 2001 đến nay
nước ta đang chọn và đi theo con đường hội nhập quốc tế với những thành tựu
vô cùng nổi bật. Tất cả đều nhờ sự đoàn kết, tinh thần yêu nước, một lòng của
nhân dân ta, đó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại. Ở đâu có
bất công thì ở đó sẽ có những con người sẵn sàng đứng lên đấu tranh và chống
lại nó dù phải chịu bao nhiêu cực khổ và họ không tiếc hi sinh bằng bất cứ giá 12
nào. Nếu không có quần chúng nhân dân – một phần quan trọng trong các cuộc
đấu tranh thì không thế nào có được một cuộc sống hòa bình, tự do như hiện tại mà chúng ta tận hưởng.
4.2 Quần chúng nhân dân tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần
4.2.1 Quần chúng nhân dân tạo ra những giá trị vật chất
Bước vào giai đoạn hòa bình, độc lập như ngày nay nhưng quần chúng
nhân dân chưa từng quên đi nhiệm vụ phải tiếp tục xây dựng đất nước. Bằng
chứng cho thấy là nhân dân ta luôn không ngừng tìm tòi và đổi mới trong mọi lĩnh vực.
Ví dụ: trong lĩnh vực nông nghiệp, do ảnh hưởng của cách mạng công
nghiệp 4.0, nhân dân ta đang dần áp dụng những kĩ thuật tiên tiến mới thay dần
cho lao động tay chân thông thường và công cụ thô sơ như: liềm, cuốc,... Thành
quả đạt được là tính từ đầu năm 2022 đến hết ngày 15/09/2022 xuất khẩu gạo
nước ta đạt 5,02 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái (theo Báo Chính phủ).
Cũng trong thời gian gần đây nhất khi miền Trung đón những nhận những
cơn bão, nhân dân ta đã đoàn kết góp sức không phân biệt vùng miền, dân tộc
mà gửi những phần quà cho đồng bào đang phải chịu cảnh sống với bão. Bên
cạnh đó, tinh thần của nhân dân ta cũng thể hiện qua việc chung tay đắp đê, xây
đập, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Mọi người cùng
lao động, cùng cố gắng để sản xuất ra của cải vật chất giúp cho nước ta tồn tại
và phát triển để bước tới thời đại mới.
4.2.2 Quần chúng nhân dân tạo ra những giá trị văn hóa, tinh thần
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thể kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc (theo UNESCO).
Văn hóa tinh thần là bao gồm các tư tưởng, giá trị tinh thần, những lý luận
mà con người sáng tạo ra trong quá trình sống, nó tạo ra để phụ vụ cho các hoạt 13
động tinh thần như: ứng xử, kỹ năng, tri thức, giá trị khoa học nghệ thuật với
những nguyên tắc, tiêu chí có tác động chi phối hoạt động của con người.
Trong thời gian dài sinh sống và phát triển, nhân dân ta đã sáng tạo ra
nhiều loại hình sinh hoạt vừa để giải trí sau thời gian dài lao động, vừa để lưu
truyền những nét độc đáo ở mỗi vùng miền như: đờn ca tài tử của Nam Bộ, hát
ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, múa rối nước, nhạc nhã - âm nhạc cung đình
của Việt Nam, hát xoan ở Phú Thọ,... Những hoạt động nghệ thuật ấy dần người
dân được lưu truyền từ đời này sang đời khác và đã được Chính phủ xác nhận là
một loại di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, với sự ưu ái đặc biệt của mẹ thiên nhiên và với tài năng, sự
khéo của nhân dân ta đã xây dựng nên những công trình mang dấu ấn đặc trưng
của thời đại, một phần trong số chúng còn được xem là di sản văn hóa và thiên
nhiên của thế giới, ví dụ như: quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, đô thị
cổ Hội An, Phong Nha – Kẻ Bàng, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ,...
Những giá trị được nhân dân ta tạo ra không chỉ là nguồn cảm hứng vô tận
trong thơ ca, trong các tác phẩm nghệ thuật mà nó còn là thứ được lưu truyền để
nhắc mỗi chúng ta dù thời đại phát triển nhưng cũng không được quên đi “gốc rễ” của dân tộc.
5. Ý nghĩa phương pháp luận
Việc chủ nghĩa Mác – Lênin lý giải một cách khoa học về vai trò quyết
định lịch sử của quần chúng nhân dân đã xóa bỏ được sai lầm của chủ nghĩa duy
tâm cũng như cung cấp một phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Hiểu được vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, từ đó xây dựng
quan điểm quần chúng: tôn trọng và tin tưởng vào sức mạnh và khả năng to lớn
của quần chúng, dựa vào quần chúng, phát huy nguồn sức mạnh tiềm tàng của
quần chúng. Hiểu được quan điểm của Hồ Chủ Tịch và Đảng ta: “Coi sự nghiệp 14
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, người cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân4. Phần 3: KẾT LUẬN
Quần chúng nhân dân là lực lượng nòng cốt, không thể thiếu trong xã hội
hiện nay. Quần chúng nhân dân được biết đến và định nghĩa theo hướng đó
chính là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi theo sự phát triển của lịch sử
xã hội và sự cần thiết của các hoàn cảnh lịch sử nhất định mà lực lượng này
cũng sẽ được tập hợp là khác nhau.
Trải qua quá trình chống giặc và sự ghi chép lại trong lịch sử thì quần
chúng nhân dân đã chứng minh vai trò, sức mạnh của mình. Cách mạng được
khẳng định là sự nghiệp của quần chúng thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, và
quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng
tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam. Đem lại phương pháp luận khoa học trong
việc nghiên cứu và nhận định lịch sử cũng như việc nghiên cứu và đánh giá vai
trò của mỗi cá nhân, thủ lĩnh, vĩ nhân, lãnh tụ trong cộng đồng xã hội. Cung cấp
một phương pháp luận khoa học để các đảng cộng sản phân tích các lực lượng
xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ
đại hơn ai hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”. Vì thế, Người căn dặn:
“... chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải dựa
vào lực lượng của nhân dân”. Lực lượng Công an nhân dân từ khi ra đời đến
nay, luôn ghi nhớ những lời dạy sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò và
sức mạnh to lớn của nhân dân; trong công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng,
luôn biết dựa vào nhân dân, khơi dậy tiềm năng, sáng kiến của nhân dân, vận
động nhân dân tham gia tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội. Có thể khẳng định rằng, lịch sử 71 năm xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân dưới sự lãnh đạo của 15
Đảng luôn gắn liền với những hình thức tổ chức và tập hợp quần chúng, khơi
dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, khả năng tiềm tàng, sáng tạo, ý thức và
trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Những chiến công và thành tích của lực lượng Công an nhân dân luôn gắn liền
với sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của các ban, ngành, đoàn thể và đông đảo các tầng lớp nhân dân5.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tình hình mới trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội được Đảng xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa là vấn đề có ý nghĩa thiết yếu. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ là cơ chế quản lý toàn bộ xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân đã phát huy vai trò của
mình trong sự nghiệp đổi mới và đã đạt được những thành tựu cơ bản, thể hiện
trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh,
đảm bảo sự ổn định và phát triển đất nước trong suốt thời kỳ đổi mới vừa qua.
Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh, chúng ta đã giành được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử. "Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi
mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được
giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức
mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục
phát triển mạnh mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa"6.
Phần 4: KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến
phức tạp, khó lường, thời cơ, vận hội đan xen với nhiều nguy cơ và thách thức, 16
vậy ta đã làm gì để có thể vận dụng vai trò của quần chúng nhân dân từ lịch sử vào thực tiễn?
Đầu tiên, quần chúng nhân dân là một phần không thể thiếu của một đất
nước, việc nhân dân học gì, làm gì cũng ảnh hưởng đến tình hình xã hội. Bên
cạnh đó, Đảng và nhà nước ta luôn “lấy dân làm gốc”, lấy quần chúng nhân dân
là cơ sở, là tiền đề để xây dựng và phát triển đất nước, nếu chính nhân dân
không kịp thời nắm bắt các thông tin từ nguồn uy tín sẽ dễ dàng bị kích động, dụ
dỗ tham gia vào các cuộc bạo loạn của các thế lực thù địch có âm mưu chống
phá cách mạng Việt Nam, qua đó dần dần làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa
mà nước ta đang xây dựng. Thêm vào đó, các chính sách, mọi chủ trương,
đường lối của Đảng đều xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích của quân chúng
nhân dân và là mục tiêu phát triển bền vững.
Trong bối cảnh khi không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới vừa trải qua
đại dịch COVID – 19 thì vai trò cua quần chúng nhân dân đối với kinh tế - xã
hội càng được thể hiện sâu sắc và rõ ràng hơn. Đối với nước ta, nếu không có
nhân dân cùng nhau đồng lòng quyết tâm chống dịch thì trong những lúc khó
khăn, thách thức như vậy nước ta đã dễ dàng thất bại trước đại dịch mà cả thế
giới đều phải lo sợ. Qua những lần chung sức cùng nhau đoàn kết với sự lãnh
đạo của Đảng và nhà nước, của các cấp chính quyền thì niềm tin của nhân dân
càng thêm được củng cố, họ càng nỗ lực và quyết tâm hơn trong việc xây dựng
đất nước văn minh, nghĩa tình và xứng tầm với vị thế của mình trên thế giới.
Tiếp đó, trong thực tế, Đảng và nhà nước ta luôn coi quần chúng nhân dân
là nền tảng, là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động đất tranh phòng chống tội
phạm, họ có một vai trò vô cùng quan trọng trong phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc, thông qua những mô hình phòng, chống tội phạm hiệu quả.
Những mô hình đã được triển khai hiệu quả như: cổng tự quản về an ninh trật tự;
ánh sáng phòng, chống tội phạm; camera an ninh; đèn ngoài ngõ, mõ trong
nhà;... Với những việc làm như thế, tình hình trật tự ở từng địa phương nói riêng 17
và cả nước nói chung đã được cải thiện rõ rệt, đảm bảo an ninh trật tự của đất nước.
Đối với kinh tế, nhân dân ta là chủ thể, là trọng tâm để phát triển. Thấm
nhuần tư tưởng đó, nhân dân ta luôn không ngừng sáng tạo, thay đổi tư duy để
phát triển theo kịp thời đại nhưng cũng không quên đi gốc của mình. Bằng
chứng cho thấy đó là nhân dân ta đã nghiên cứu và cho ra đời giống gạo ST25
(hay còn gọi là gạo thơm Sóc Trăng) – đây là thành quả nghiên cứu suốt 20 năm
của kỹ sư Hồ Quang Cua. Gạo ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng
danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng “thượng hạng” và đây cũng được
coi là giống gạo ngon nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại (theo báo Tuổi trẻ
năm 2021). Không chỉ lúa gạo, bằng tài hoa, sự sáng tạo riêng biệt của mình,
nhân dân ta đã trồng và xuất khẩu nhiều loại cây hàng đầu đến với bạn bè trên
toàn thế giới, ví dụ như: cà phê, thanh long, dưa hấu, chôm chôm, mít, măng cụt,
xoài, chanh dây, sầu riêng, nhãn, vải,...
Qua đó, ta không thể phủ nhận vai trò của nhân dân trong mọi lĩnh vực
kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng và ngoại giao. Phải có nhân dân thì Đảng
và nhà nước ta mới có thể phát triển đất nước và chính quần chúng nhân dân là
người sẽ tạo động lực góp phần hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. 18