Vai trò của tinh hoa văn hóa phương Tây đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh (SSH1050) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ đất nước Việt Nam đang chịu nhiều biến động. Chính quyền triều Nguyễn đã từng khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, và Việt Nam thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
Vai trò của tinh hoa văn hóa phương Tây đối với
việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Giới thiệu:
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ đất nước Việt Nam
đang chịu nhiều biến động. Chính quyền triều Nguyễn đã từng khuất phục
trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, và Việt Nam thừa nhận nền bảo hộ của
thực dân Pháp. Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo ra sự
chuyển biến và phân hóa trong xã hội Việt Nam, tạo ra tiền đề cho phong trào
yêu nước giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ là một
nhà cách mạng mà còn là một nhà văn hóa lớn. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống lý luận khoa học, sáng tạo, mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp
thu những giá trị tiên tiến của văn hóa nhân loại, trong đó có tinh hoa văn hóa
phương Tây. Việc nghiên cứu vai trò của tinh hoa văn hóa phương Tây đối với
việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu
rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Người, đồng thời góp phần phát huy giá
trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới.
2. Tinh hoa văn hóa phương Tây:
Tinh hoa văn hóa là những giá trị, tư tưởng, và thành tựu nổi bật của
một nền văn hóa. Văn hóa phương Tây, với lịch sử phát triển lâu đời, đã đóng
góp nhiều giá trị quan trọng cho nhân loại. Những giá trị này bao gồm triết
học và tư tưởng, khoa học và công nghệ, giáo dục và văn hóa.
2.1. Triết học và tư tưởng:
Triết học phương Tây đã sản sinh ra nhiều tư tưởng vĩ đại như chủ nghĩa
nhân bản, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực chứng. Các triết gia như Plato,
Aristotle, Descartes, và Kant đã đặt nền móng cho nhiều lý thuyết và phương pháp luận quan trọng.
2.2. Khoa học và công nghệ: lOMoAR cPSD| 39651089
Văn hóa phương Tây cũng nổi bật với những thành tựu khoa học và
công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp đã thay đổi cách sống và làm việc
của con người. Các phát minh như điện, động cơ hơi nước, và internet đã có
tác động sâu rộng đến toàn thế giới.
2.3. Giáo dục và văn hóa:
Giáo dục phương Tây chú trọng vào tư duy phê phán và sáng tạo. Các
hệ thống giáo dục hiện đại đã đào tạo ra nhiều nhân tài và thúc đẩy sự phát
triển của khoa học, nghệ thuật, và nhân văn.
3. Quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Tây của Hồ Chí Minh:
3.1. Tiếp xúc với văn hóa phương Tây:
Ngay từ những năm đầu hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã ý thức
được tầm quan trọng của việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phục vụ
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu
nước, Người đã đi qua nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, tiếp xúc với
nhiều nền văn hóa khác nhau. Người đã đọc rất nhiều sách báo, tài liệu về triết
học, chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật,... của các nhà tư tưởng, nhà văn
hóa nổi tiếng phương Tây.
3.2. Học tập và làm việc:
Trong thời gian sống tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia vào các hoạt
động chính trị và học hỏi được nhiều từ các nhà cách mạng và trí thức phương
Tây. Ông cũng đã viết nhiều bài báo, tài liệu để truyền bá những tư tưởng tiến
bộ mà ông học hỏi được.
3.3. Tư tưởng chính trị và xã hội:
Về tư tưởng chính trị và xã hội, thì chủ nghĩa Marx-Lenin có ảnh hưởng
lớn nhất và sâu sắc nhất đối với Hồ Chí Minh. Có thể nói, Người đã tiếp thu,
phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của
đất nước, lãnh đạo Cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi to lớn, có nhiều
đóng góp vào kho tàng lý luận Việt Nam. Và những phương pháo lao động
sáng tạo của Cách mạng vô sản. lOMoAR cPSD| 39651089
Người ra, tư tưởng tự do, bình đẳng, và quyền sống, quyền tự do từ Bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791 và Bản
Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ 1776 đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân
tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó chú ý đến các giá trị tiêu biểu:
• Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng
nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá
trị truyền thống phong phú, bền vững. Đó là ý thức về chủ
quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước… tạo động
lực mạnh mẽ của đất nước.
• Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân,
tương ái trong khó khăn, hoạn nạn.
• Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin
vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua
muôn ngàn khó khăn, gian khổ.
• Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham
học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài
làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Chính nhờ tiếp thu truyền
thống của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc.
4. Vai trò của tinh hoa văn hóa phương Tây đối với TTHCM:
4.1. Thiên Chúa Giáo:
Với tư duy sắc bén, tinh thần đấu tranh vì chính nghĩa, tự do và hạnh
phúc con người, Hồ Chí Minh đã nhìn ra những quan điểm tốt đẹp, hướng
thiện trong Đạo Thiên Chúa, chứ không coi đó chỉ là một công cụ xâm lược
của thực dân Pháp. Đứng trên lập trường duy vật và phương pháp luận biện
chứng, Hồ Chí Minh đã chắt lọc những yếu tố hợp lý, có giá trị lâu dài đối với
đời sống “trần gian” thiết thực của con người nói chung, của đạo hữu Thiên
Chúa Giáo nói riêng trong những tư tưởng cơ bản của đạo Thiên Chúa nêu lOMoAR cPSD| 39651089
trên để làm phong phú thêm tư tưởng của Người trên nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội, góp phần lãnh đạo cách mạng Việt Nam tới thành công.
Mặt khác, sau khi cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công, có
một điều khác biệt rất rõ so với cách mạng Tháng 10 ở Nga: Chính phủ Cách
mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chủ trương phá hủy nhà
thờ hay coi giáo dân là đối tượng chống lại cách mạng. Hồ Chí Minh đã trả
lời rất rõ trong bài báo “Ai phá đạo” được đăng trên báo Nhân dân ngày
6/7/1955: “Tôi là cán bộ cách mạng, là người cộng sản. Nhưng mục đích của
chúng tôi là lo cho dân có cơm ăn, áo mặc, được học hành, sống sung sướng
trong độc lập, tự do. Các cụ lo việc tín ngưỡng thờ Chúa, lo việc linh hồn tín
đồ. Nhưng tín đồ cũng cần ăn, mặc, ở, học hành, cần được tự do, hạnh phúc
và các giáo sĩ chắc chắn cũng quan tâm rất nhiều. Người cách mạng và người
tôn giáo thống nhất với nhau ở mục đích mưu cầu hạnh phúc ở đời này cho
nhân dân. Chúng ta phải lo nhiệm vụ ấy. Còn đối với tín ngưỡng tôn giáo thì
đã có chính sách rõ ràng. Chúng tôi tôn trọng và đảm bảo tự do tín ngưỡng
của tất cả các tôn giáo. Như thế kẻ nào đặt ra việc công giáo không đội trời
chung với cộng sản là sai.”
Rõ ràng, góc nhìn đúng đắn về những giá trị tốt đẹp trong đạo Thiên
Chúa của Hồ Chí Minh đã góp phần xây dựng nên hệ thống tư tưởng của
Người về vấn đề tự do tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc và vấn đề xây dựng nền
văn hóa của đất nước xã hội chủ nghĩa.
4.2. Triết học Khai sáng Pháp (Voltaire, Rousso, Montesquieu):
Thời Khai Sáng là thời đại trải dài phần lớn trên thế kỷ 18, từ 1715 đến 1789
là năm đánh dấu Cách Mạng Pháp. Ánh sáng ở đây là một ẩn dụ được dùng
để chỉ tri thức và hoạt động của tinh thần. Nói cách khác chính là những thành
tựu về khoa học kĩ thuật vượt bậc mà xã hội châu Âu đạt được trong khoảng
thời gian này. Ngược lại, bóng tối mông muội ở đây chỉ chế độ nhà nước
phong kiến tàn lụi và đức tin mông muội vào thánh thần, tôn giáo.Thời Khai
Sáng xảy ra ở Âu châu, đặc biệt ở Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha, nhưng
ảnh hưởng của trào lưu lan rộng khắp nơi.
Riêng ở Pháp, thời Khai Sáng là thời của tự do, thời của tiến bộ được
các thiên tài như Montesquieu, Voltaire, Diderot, Rousseau thể hiện với nhiều tác phẩm lớn như: lOMoAR cPSD| 39651089
Từ điển Triết học của Voltaire: phản bác thể chế chính trị đương thời
của Pháp, nhà thờ Công giáo, Kinh Thánh và thể hiện văn phong, tính cách
riêng Voltaire. Qua đó ông nhấn mạnh vai trò của tôn giáo lý tưởng là giáo
dục đạo đức chứ không phải giáo điều.
Khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau: Nói về Hiến pháp của một
đất nước, nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền và trách nhiệm của người
cầm quyền. Chính những ý tưởng này đã châm ngòi cho cả cuộc Cách mạng Pháp và Mỹ.
Tinh thần pháp luật của Montesquieu: bao quát các chủ đề về chính trị,
luật, xã hội học, nhân loại học. Trong luận thuyết chính trị của mình, ông đã
bênh vực chủ nghĩa hợp hiến và thuyết tam quyền phân lập, bãi bỏ nô lệ, bảo
vệ quyền tự do công dân và nhà nước pháp quyền, và ý tưởng rằng các thể chế
luật pháp và chính trị phải phản ảnh đặc tính địa lý và xã hội của từng cộng đồng riêng biệt.
4.3. Các cuộc cách mạng và các bản tuyên ngôn ở Pháp, Mỹ:
4.3.1. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Cách mạng Mỹ (1776):
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai
khỏi Vương quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ. Tuyên ngôn được đọc
ngày 4/7/1776, nội dung chính của bản tuyên ngôn dựa trên tư tưởng John
Locke, một triết gia người Anh. Theo ông, con người có ba quyền cơ bản
không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền
sở hữu được Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên
ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc".
Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng
khác như của nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King Jr. và Tổng thống
Abraham Lincoln cũng như bản Tuyên ngôn độc lập của một số nước như Việt Nam, Zimbabwe…
Câu trích dẫn nổi tiếng của bản tuyên ngôn là "Tất cả mọi người đều
sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". lOMoAR cPSD| 39651089
4.3.2. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791):
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp do hầu tước
Marquis Lafayette soạn thảo. Hầu tước Lafayette là một nhà cách mạng có
công cho cả nước Mỹ và nước Pháp. Năm 1777, ông đã đưa quân sang Mỹ để
giúp nhân dân Mỹ chiến đấu giành độc lập. Sau đó ông trở lại Pháp tham gia
cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và trở thành Tư lệnh lực lượng vệ binh
quốc gia. Ông chính là tác giả của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp.
Trong bản tuyên ngôn này có tất cả 17 điều khoản, điều 1 và điều 2 là
nổi tiếng nhất và được trích dẫn nhiều nhất: “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng và quyền lợi.
Sự khác biệt xã hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung” và “Mục
đích của mọi tổ chức chính trị là việc bảo toàn các nguồn lợi thiên nhiên và
bảo toàn các quyền con người không thể bị tước bỏ. Các quyền đó là tự do,
tài sản, sự an toàn, và quyền được chống lại mọi sự áp bức”.
4.3.3. Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Đức – 1848:
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa xã hội
khoa học. Những nguyên lý mà C. Mác và Ph. Ăngghen trình bày trong tác
phẩm này là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế. Trải qua nhiều thử thách, hơn một thế kỷ qua, phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới, nhiều đòi hỏi, thách
thức của thời đại cần giải quyết nhưng chủ nghĩa Mác và những nội dung được
đưa ra trong bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản vẫn không hề lỗi thời. Tuyên
ngôn Đảng Cộng sản đã đặt nền móng tư tưởng, mang ý nghĩa thiết thực cho
những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng.
Được sự uỷ nhiệm của những người Cộng sản, ngày 24/2/1848, Tuyên
ngôn Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trên
toàn thế giới và nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong kho tàng lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự
hình thành cơ bản về lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp
thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. lOMoAR cPSD| 39651089
Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi nổi tiếng: “Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!”
4.4. Ảnh hưởng về KHCN:
Các thành tựu khoa học và công nghệ của phương Tây đã giúp Hồ Chí
Minh nhận thức rõ hơn về vai trò của công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong
sự phát triển của đất nước. Người nhận ra rằng để đạt được sự độc lập, phát
triển bền vững, nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống, đất nước ta cần
phải học hỏi và ứng dụng những tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống. 5. Kết luận:
Tinh hoa văn hóa phương Tây đã đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự
kết hợp hài hòa giữa giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam với những giá
trị tiên tiến của văn hóa nhân loại, trong đó có tinh hoa văn hóa phương Tây.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của dân
tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Những bài học từ sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa phương Tây và thực
tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị cho đến
ngày nay. Việc nghiên cứu và áp dụng những tư tưởng tiến bộ từ các nền văn
hóa khác nhau sẽ giúp chúng ta xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hơn.