Vai trò của triết học Mác – Lênin với đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Trong thời đại này, mọi sinh viên đều có cơ hội tiếp xúc với những li luận triết học hiện đại và phát triên hon, nhờ các quá trình hội nhập và cơ hội trao đổi tạo ra những không gian mới cho việc nghiên cứu những kiến thức trừu tượng và chuyên sâu về các mối liên quan của triết học với nhữmg sự kiện, hiện tượng của thế giới quan mà chúng ta đang sống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----------
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ TRONG SỰ NGHIỆP
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
GVHD : PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu SVTH : HỌC VÀ TÊN MSSV PHẠM NGỌC DUY 23119130 NGUYỄN TRUNG HIẾU 23161261
TRƯƠNG NGỌC HUY HOÀNG 23161266 NGUYỄN HỒNG THẢO 23151311 LÊ NGỌC TRÍ 22151314
Mã lớp học : LLCT130105_23_2_29
TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2024
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Điểm: ……………………………. KÝ TÊN Mục lục
MỤC LỤC……………………………………………..………………………1
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………2
NỘI DUNG…………………………………………………...………………..3 I.Khái quát về Triết
học………………………………………………………………………………….. ……...3
1. Triết học là gì ?....................................................................................................................3
1.1 Nguồn gốc và sự ra đời của Triết học………………………………..…………………3
1.1.1. Nguồn gốc nhận thức…………………………………………………………..5
1.1.2. Nguồn gốc xã hội…………………………………………...………………….6
1.2 Vấn đề cơ bản về Triết học……………………………………...………...…………7
1.2.1. Mặt thứ nhất : Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào ?...........................................................................................................7
1.2.1.1. Chủ nghĩa duy vật ……………………………………….………………8
1.2.1.2. Chủ nghĩa duy tâm…………………………………….…………………9
1.2.1.3. Nhị nguyên luận………………………………………….……………..11
1.2.2. Mặt thứ hai : Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không ? hiện
tượng hay không ?..................................................................................................................12
II. Vai trò của Tiết học Mác đối với đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
2. Vai trò của Tiết học Mác đối với đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam………………………………………………………………………………………...15
2.1. Liên hệ thực tiễn với bản thân……………………………………………………15
2.1.1. Liên hệ vai trò với thế giới quan của bản thân……………………………….16
2.1.2. Liên hệ vai trò phương pháp luận với bản thân………………………………19
KẾT LUẬN……………………………………………………..……………25
Tài lệu tham khảo…………………………………………………………………………26 LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại này, mọi sinh viên đều có cơ hội tiếp xúc với những li luận triết
học hiện đại và phát triên hon, nhờ các quá trình hội nhập và cơ hội trao đổi tạo ra
những không gian mới cho việc nghiên cứu những kiến thức trừu tượng và chuyên
sâu về các mối liên quan của triết học với nhữmg sự kiện, hiện tượng của thế giới
quan mà chúng ta đang sống. Đây là tiền đề giúp sinh viên có nhiều cơ hội học tập,
nghiên cứu, nắm bắt tốt hơn bản chất và cách áp dụng triết học vào đời sống xã hội
hiện nay. Ai cũng biết rằng việc áp dụng lý luận triết học vào thực tiễn là việc vô
cùng khó khăn và phức tạp, đó là cả một quá trình lâu dài ta cần thời gian đễ có thế
thực hiện nó. Nhưng các bậc tiền bồi là những nhà triết học vĩ đại của chúng ta đã
tìm tòi và sáng tạo ra những kiến thức triết học căn bản nhất, không chi gần gũi
với học sinh mà còn gần gũi với người dân lao động. Vì vậy, nhóm nghiên cứu của
chúng tôi chọn đề tài tiểu luận này với hy vọng sẽ mang đến cho sinh viên những
lý luận cơ bản về triết học ứrg dụng trong thời đại mới và trang bị cho mình một
hành trang vững vàng bước ra ngoài biển lớn để thấy được những lý tưởng tuyệt
vời mà việc nghiên cứu mang lại. Bài viết giới thiệu,phân tích khái niệm nguồn
gốc, những vấn đề cơ bản của triết học và phương pháp nghiên cứu của triết học.
Nhóm chúng tôi đã sử dụng những phương pháp trong bài tiều luận như là phân
tích và đưa ra kết luận nhằm vận dụng những kiến thức để bước đầu trả lời những
câu hỏi mang tính triết học, nhìn nhận, đánh giá nhu cầu học tập một cách khách
quan, áp dụng những kiến thức khôn ngoan của triết học Mác - Lênin vào học tập
và đời sống. Và điều quan trong nhất là chứng minh được vai trò của triết học
Mác- Lênin trong toàn bộ đời sống xã hội, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới của Việt Nam. NỘI DUNG
I.Khái quát về Triết học
1. Triết học là gì ?
Triết học với lịch sử lâu đời được hình thành ờ nhiều nền văn minh với các thời kỳ
khác nhau. Và qua từng thời kỳ đó triết học lại được dịnh nghĩa với các khái niệm
riêng biệt mang dấu ấn đặc trưng ở từng nơi. Chằng hạn như :
Ở phương Đông thì có nền văn minh của Trung Quốc và Ấn Độ cổ trung đại được
xem là hai cái nôi của triết học phương Đông. Đối với Trung Quốc theo họ "triết" đã ra
đời từ rất sớm nó mang ý nghĩa là truy tìm bản chất của các đối tượng nhận thức và
chủ yếu là con người. Họ coi triết học là biểu tượng cao nhất của trí tuệ, là sự am hiểu
nhìn nhận một cách sâu sắc về bản chất của thế giới và định hướng nhân sinh quan cho
con người. Còn đối với Ấn Độ triết học của họ hay còn gọi là darsana mang nghĩa là
chiêm ngưỡng. Hàm ý nói trí thức phải dựa trên lý trí, là con dường soi sáng dẫn dắt
con người đi đến lẽ phải.
Hay là ở phương Tây ta lại có nền triết học to lớn mang những nét khoa học tự
nhiên Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ triết học của họ gần như đang dược sử dụng phổ biến
hiện nay đó chính là thuật ngữ " philosophy" với ý nghĩa là yêu thích sự thông thái.
Nhưng thuật ngữ này nó cũng vừa mang ý nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận
thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Qua các khái niệm trên ở ba nền văn minh lớn trong thời kì cổ đại và trung đại ta
đã phần nào biết được về ý nghĩa của triết học thuở sơ khai. Còn đối với thời kì cận đại
ta cũng đã đưa ra một số khái niệm vè triết học nhưng tiêu biểu nhất trong đó là khái
niệm của triết học MácLênin do ba nhà triết học lỗi lạc Các Mác, Phridơrich Ănggh en,
Vơlađimia Hich Leenin tạo ra. Theo họ “Triết học hệ thống các quan niệm lý luận
chung nhất về thế giới và vị trí vai trò của con người trong thế giới đó. Là khoa học về
những quy luật vận động, phát triển chung nhất của giới tự nhiên, xã hội và tư duy”
Từ những điều trên ta thấy được rằng có rất nhiều định nghĩa về triết học, mỗi nền
văn minh hay thời kỳ khác nhau đều có những định nghĩa riêng. Nhưng khi nhìn kỹ lại
thì các định nghĩa thường bao gồm những nội dung chủ yếu như sau :
Trước hết triết học là một hình thái ý thức xã hội.
- Khách thể khám phá của triết học là thế giới bao gồm cả thế giới bên trong lẫn bên
ngoài của con người trong toàn bộ hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có của nó.
- Triết học giải thích tất cả mỗi sự vật hiện tượng của thế giới, các quá trình hình thành
các mối quan hệ của thế giới xung quanh. Với mục đích tìm ra những cái quy luật
chung nhất, phổ biến nhất chi phối những quy đinh, quyết định về sự vận động của thế
giới, của con người và của tư duy.
- Với tư cách là một loại nhận thức đặc thù; Triết học độc lập với khoa học và khác với
các tôn giáo, nó mang tính hệ thống, logic, và trừu tượng hóa về thế giới xung quanh
bao gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc trưng về mặt bản chất và những quan
điểm nền tảng về mỗi sự tồn tại trên thế giới.
- Triết học là hạt nhân của thế giới quan.
- Triết học là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, nó được thể hiện thành các hệ
thống các quan niệm lý luận chung nhất về thế giới, về con người và tư duy của con
người trong thế giới ấy.
(Giáo Trình Triết Học Mác Lênin (Dành Cho Bậc Đại Học Hệ Không Chuyên Lý Luận Chính Trị), 2021)
Tóm lại thì ta có thề hiều triết học là một hình thái của ý thức xã hội, là hạt nhân của
thế giới quan, là một bộ môn nghiên cứu về các hệ thống các quan niệm chung nhất về
thế giới trong đó có tự nhiên, xã hội và tư duy. Tìm ra dược vị trí và vai trò của con
người trong thế giới tự nhiên.
1.1 Nguồn gốc và sự ra đời của Triết học
Triết học đã xuất hiện từ rất sớm, từ thế kỉ thứ VIII - VI trước công nguyên ở cả
phương Đông lẫn phương Tây tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời cô
đại. Vi dụ như nền văn minh La Mã cổ đại ra đời từ thế kỷ thứ VIII TCN và sụp đổ vào
năm 476 sau công nguyên, hay là nền văn minh Trung Hoa,...
Ta thấy triết học ra đời không ngẫu nhiên mà nó có nguồn gốc thực tế tồn tại xã hội
với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học những vốn
hiểu biết về thế giới ở một mức độ nhất định nào đó.Và với tư cách là một hình thái ý
thức xã hội, trết học ra đời khi mà nó có đủ cả nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
1.1.1. Nguồn gốc nhận thức
Con người luôn có những nhu cầu khám phá đặt ra những câu hỏi về thế giới. Về
mặt lịch sử, vốn hiểu biêt của con người vẫn còn rất hạn hẹp, trước những hiện tượng
thiên nhiên như mưa, gió, sấm,… Họ chỉ kết hợp những hiểu biết mông lung, rời rạc,
mơ hồ,… tạo ra những câu chuyện thần thánh để giải thích những hiện tượng đó như là
thần mưa, thần gió, thần sấm, v.v… Cuối cùng tư duy huyền thoại và tín ngưỡng tôn
giáo ra đời và cũng được xem là triết lý đầu tiên của con người. Và khi nó ra đời đã tạo
ra cho chúng ta mội kho tàn đồ sộ về những câu chuyện thần thoại hư phương Tây có
thần thoại Hy Lạp, thần thoại Bắc Âu v.v… còn ở phương Đông thì có tứ linh của
Trung Quốc, và ngay cả ở Việt Nam chúng ta cũng có những câu chuyện thần thoại
như Lạc Long và Âu Cơ, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh,… Kế bên những câu
chuyện thần thoại ly kỳ hấp dẫn này là những tín ngưỡng nguyên thủy như tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên, sùng bái động vật, sùng bái tổ tiên,… Và những ví dụ trên chỉ là
những cái nhỏ nhất trong một kho tàng rộng lớn, những trang giấy đầu trong một
quyển sách dày nói về các câu chuyện thần thoại và tín ngưỡng nguyên thủy của toàn
nhân loại. Nhưng khi nhìn nhận khái quát ta lại thấy những hiểu biết đó còn quá mơ hồ
phi logic, nhận thức của con người vẫn còn chưa cao, chưa đạt tới trình độ nhận thức
để hình thành nên triết học.
Những trải dài theo lịch sử của nhân loại, trong quá trình sống và cải biến thế giới,
con người từng bước đã có kinh nghiệm, có tri thức và cũng đã có những cái nhìn sâu
hơn về thế giới. Con người đã biết rút ra những cái chung từ muôn ngàn những sự vật
hiện tượng riêng lẻ. Nhận thức lúc này của con người đã đạt đủ những trình độ nhất
định để hình thành nên triết học và nếu đặt cái nhận thức này vào trong một xã hội
phát triển thì thiết yếu triết học sẽ ra đời, và xã hội phát triển này được xem là nguồn
gốc thứ hai của triết học.
1.1.2. Nguồn gốc xã hội
Xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và công xã nguyên
thủy được xem là giai đoạn phát triển đầu tiên của nhân loại. Lúc này xã hội còn rất
thô sơ chưa có quá nhiều phát triển, nhận thức về thế giới vẫn còn rất non trẻ. Họ chỉ
biết săn bắt, hái lượm, cả bộ lạc và thị tộc đều có cùng một nguyên tắc đó là công
bằng, bình đẳng, cùng nhau làm ra và cùng nhau hưởng. Nhưng từ khi mà con người
tìm ra được các công cụ lao động bằng kim loại, năng suất lao động ngày càng cao,
của cải dư thừa càng nhiều, chế độ ăn chung, làm chung, hưởng chung phá sản, công xã
nguyên thủy tan rã. Mà khi giai đoạn phát triển này tan rã thì cũng là lúc một giai đoạn
mới của xã hội loài người xuất hiện. Giai đoạn chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời và cũng
là giai đoạn triết học ra đời vì trong giai đoạn này xã hội đã ngày càng phát triển, có sự
phân công lao động là lao động hàng đầu óc và lao động bằng chân tay. Đã có sự phân
chia giai cấp là chủ nô và nô lệ. Và những nhà triết học là những lao động bằng trí óc
họ có nhiệm vụ tìm tòi giải thích các hiện tượng tự nhiên xung quanh tìm ra những bản
chất những quy luật vận động của thế giới. Ví dụ như nhà triết học Hy Lạp cổ đại
Heraclitus ông được xem là trung tâm trong lịch sử của phép biện chứng Hy Lạp cổ
đại được Lênin coi là một trong những người sáng lập ra phép biện chứng. Hay là
Khổng Tử là một trong những nhà triết học lỗi lạc và vô cùng nổi tiếng ở Trung Quốc.
Nói tóm lại thì triết học không ra đời trong một cái xã hội lạc hậu mông muội mà nó
chỉ xuất hiện khi xã hội đã có phân công lao động phân chia giai cấp và con người
cũng đã có những hiểu biết sâu sắc về thế giới nhận thức ở một trình độ nhất định nào
đó. Triết học sẽ ra đời khi có đầy đủ những yếu tố trên.
1.2. Vấn đề cơ bản của Triết học
Cùng với những trang sử đầu tiên trong lịch sử nhân loại triết học đã trở thành một
phần quan trọng với vị trí to lớn trong xã hội loài người. Trong khi các ngành khoa học
khác tập trung vào một vấn đề nhất định, cụ thể và riêng lẻ như ngành sinh học tập
trung nghiên cứu về thế giới sinh vật và đặc điểm của sự sống, tiến trình tiến hóa hay
vật lý nghiên cứu về vật chất và sự chuyển động trong không gian với các khái niệm
về lực, công và năng lượng,... nhưng triết học - lĩnh vực khoa học được xem là xuất
hiện từ sớm, sinh ra và phát triển cùng với lịch sử xã hội loài người, đã đặt ra các vấn
đề cấp bách, lấy các sự vật hiện tượng bao quát làm đối tượng nghiên cứu, giải thích
thế giới, đặt nền tảng cho các ngành khoa học chuyên môn, định hướng phát triển cho
con người. Bằng việc lấy các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất về toàn bộ
thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học đã trở thành phạm trù khoa học rộng lớn
bao hàm nhưng thực tế, chính xác mà không mơ hồ, xa vời. Chính vì lẽ đó, trước khi
tiến hành giải quyết cụ thể sự vật hiện tượng, triết học đã đề ra vấn đề cơ bản nhất, cốt
lõi nhất cái được coi là nền tảng, gốc rễ của mọi lý luận đó chính là mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy. Và để giải quyết vấn đề này triết học tập
trung để ra 2 mặt giải quyết 2 câu hỏi lớn:
1.2.1. Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau,
cái nào quyết định cái nào?
“Vật chất” và “Ý thức” các khái niệm nghe tưởng chừng quá đỗi quen thuộc mà dù
Không thực sự hiểu về triết học ta vẫn có thể nêu tên một số đồ vật hay hiện tượng
thuộc về hai khái niệm vật chất và ý thức. Theo các nhà triết học mọi thứ tồn tại trên
thế giới một là được lý giải là vật chất, hai là thuộc về ý thức. Thật vậy, các đồ vật như
bàn ghế, quần áo, ánh sáng, gió... thì được xem là vật chất còn các hiện tượng siêu
nhiên, các sự tồn tại mà con người chưa thể lý giải như linh hồn, thiên đàng hay địa
ngục... cũng không phải thứ gì khác lạ nằm ngoài phạm trù vật chất và ý thức. Chính
vì lẽ đó, câu hỏi thứ nhất này đã đào sâu vào cái nguồn gốc, sự phát sinh cơ bản của
mọi sự vật, hiện tượng. Và không phải ngày một ngày hai mà con người có thể trả lời
được câu hỏi này mà phải trải qua quá trình dài, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều học
phái triết học thực tế đa dạng và phong phú nhưng chung quy lại vẫn chỉ có hai trường
phái chính mang hai xu hướng đối lập nhau đại diện là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm. Bên cạnh đó là trường phái nhị nguyên luận.
1.2.1.1. Chủ nghĩa duy vật.
Những người cho rằng “Vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần là tính thứ hai
mong mọi sự tồn tại, vận động của thế giới” gọi là các nhà duy vật học - tức là họ thừa
nhận và chứng minh rằng mọi hiện tượng, bản chất và cơ sở tồn tại của giới tự nhiên
và hội đều bắt nguồn từ vật chất. Chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới ba hình thức
cơ bàn là: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời
cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kì này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại
đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của vật chất (ví dụ như học thuyết
ngũ hành của tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại xem mọi vật chất tồn tại đều phát
sinh từ 5 yếu tố cụ thể với tính chất khác nhau và tác động lẫn nhau: kim-mộc-thủy-
hoa-thồ. Và tuân theo nguyên tắc tương sinh và tương khắc). Họ quan niệm rằng
những gì là không thể thiếu và quan trọng trong cuộc sống là nguồn gốc phát sinh
chung của mọi vật chất, vì vậy mang nặng tính ngây thơ, trực quan, chất phác. Dù hạn
chế do trình độ nhận thức thời đại về vật chất và cấu trúc vật chất nhưng chủ nghĩa duy
vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó lấy bản thân tự nhiên để giải thích thế
giới mà không nghĩ là do thần linh, thượng đế hay một thế lực thần bí nào đó.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình được thể hiện rõ ở các nhà triết học thế kỉ XV đến thế ki
XVIII và điển hình ở thế kỉ XVII, XVIII. Trong thời kì cơ học cổ điển có những bước
chuyển mình to lớn với những thành tựu rực rỡ. Và để tiếp nối quan điểm chủ nghĩa
duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật thời kì này chịu chi phối mạnh mẽ của phương
pháp tư duy siêu hình, cơ giới nhìn nhận thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ
phận tạo nên nó về cơ bản tở trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Điển hình là Hobbes - nhà
triết học ngườiAnh đã thể hiện rõ chủ nghĩa duy vật siêu hình trong tác phẩm
"Leviathan". Ông nói rằng: " Từ đó cho thấy tính máy móc, cứng nhắc của chủ nghĩa
duy vật siêu hình thể XVII-XVIII khi xem xét sự vật, hiện tượng ở trạng thái cô lập,
tách rời, đứng im mà sự phát triển lại chỉ được xem là sự thay đổi về số lượng do
nguyên nhân bên ngoài gây ra. Tuy chủ nghĩa duy vật siêu hình chưa phản ánh đúng
hiện thực trong mối liên hệ phổ biển và sự phát triển nhưng đã góp phần không nhỏ
vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, đặc biệt là giai đoạn lịch sử
chuyển tiếp thời Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật do
C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX, sau đó được
V.I.Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ kế thừa tỉnh hoa và khắc
phục những mặt hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu
hình mà còn phát triển đưa ra các lý luận chính xác và thực tiễn về mối quan hệ vật
chất và ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất là cái có trước và
quyết định ý thức nhưng bên cạnh đó vẫn khẳng định sự tác động trở lại của ý thức.
1.2.1.2. Chủ nghĩa duy tâm.
Ngược lại, những người cho rằng bản chất của thế giới là ý thức “Ý thức là cái thứ
nhất, vật chất là tỉnh thứ hai, ý thức và tinh thần quyết định vật chất” gọi là các nhà
duy tâm - tức là họ xem xét phiến diện, thần thánh hóa, tuyệt đối hóa một sự vật hiện
tượng nào đó trong quá trình nhận thức, thông thường trường phái chủ nghĩa duy tâm
và các học thuyết tôn giáo có một liên hệ mật thiết với nhau, cùng nhau nương tựa để
cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm gồm 2 trường phái:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức của con người. Trong
khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng
chỉ phức hợp của những cảm giác. Có câu nói rằng:" chỉ cần có sự quyết tâm chúng ta
có thể thể làm được mọi điều". Người nói tự tin rằng chỉ cần có sự quyết tâm thì sẽ
làm được tất cả, nó thổi phồng lên sức mạnh của ý chỉ, sức mạnh của tỉnh thần nhưng
không quan trọng lên vật chất, đặt nặng nhận thức của con người. Từ đó chúng ta có
thể thấy được chủ nghĩa duy tâm chủ quan qua câu nói này.
Đối với chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác nhau như
ý niệm, tinh thần tuyệt đối, v.v... Chủ nghĩa duy tâm khách quan có những nhược điểm
như: Có phần đối lập với khoa học, chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức con người cũng
như những sự kiện lịch sử nhất định, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đại diện là
Platon với “Thuyết Planton” và thuyết Hình thức đã phủ nhận thực tại của thế giới vật
chất và xem nó là hình ảnh hay bản sao của thế giới thực.
1.2.1.3. Nhị nguyên luận:
Nhìn chung học thuyết này chỉ thừa nhận một trong hai thực thể vật chất và tinh thần
là nguồn gốc của thế giới, quyết định sự vận động của thế giới được gọi là nhất nguyên
luận (nhất nguyên luận duy tâm hoặc nhất nguyên luận duy vật) nhưng vẫn tồn tại một
học thuyết thuộc trường phái nhị nguyên luận giải thích thế giới bằng cả hai bản
nguyên vật chất và tinh thần, xem vật chất và tinh thần là hai bản nguyên có thể cùng
quyết định nguồn gốc và sự vận động của thế giới. Học thuyết triết học như vậy được
gọi là nhị nguyên luận, điển hình là Descartes (Đêcácto). Những người theo thuyết nhị
nguyên luận thường là những người trong trường hợp giải quyết một vấn đề nào đó, ở
vào một thời điểm nhất định là người duy vật, nhưng vào một thời điểm khác, và khi
giải quyết một vấn đề khác lại là ngườu duy tâm. Song, xét đến cùng nhị nguyên luận về chủ nghĩa duy tâm.
Mặc dù cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều cùng nguồn gốc xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn giải thích thế giới của con người nhưng cả hai luôn tồn tại trong mối
quan hệ đối lập, đấu tranh, phủ định lẫn nhau. Từ đó tạo nên động lực to lớn thúc đẩy
sự tìm tòi, phát triển khẳng định mình của mỗi trường phái, góp phần cho sự phát triển mạnh của triết học.
1.2.2. Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay thông?
Nói cách khác là con người có tự tin rằng mình có thể nhận thức được sự vật hiện tượng hay không?
Với trình độ phát triển của thế giới hiện đại ngày nay, các phát minh thành tựu khoa
học kĩ thuật vươn tầm tiến đến khám phá vũ trụ thì mọi sự tiến triển phát sinh đều
được ghi vào lịch sử. Nhưng liệu rằng trải qua cả quá trình dài 2,2 triệu năm từ khi
phát sinh loài người thì những gì ta biết về thế giới, về mọi thứ tồn tại xung quanh ta là
đúng hay sai? Những kiến thức, những hiểu biết của con người được học tập, tiếp thu
qua sách vở, qua kinh nghiệm thực tiễn, qua những gì ta thấy nhìn nhận đánh giá rút ra
tri thức liệu có thực sự đúng đắn? Con người có thực sự nhận thức được thế giới
không? Thế giới còn tồn tại quá nhiều những bí ẩn, phát sinh mới biết bao sự vật hiện
tượng cho nên không tránh khỏi những hoang mang, hoài nghi. Từ đó triết học đã đề ra
vấn đề này làm nền móng cơ sở tránh gây nên sự mông lung, mò mẫm trong giải quyết
vấn đề. Kết quả là hình thành các trường phái trái lập nhau với thuyết khả tri (thuyết có
thể biết) và thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết) cùng với thuyết hoài nghi luận.
Thuyết có thể biết (Thuyết khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết bất khả trị) là hai
Học thuyết được ra đời với sự gắn liền về vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là vấn
đề thứ hai, với câu hỏi: "Con người có khả năng nhận thức được thế giới này hay
không?". Phần lớn các nhà triết học thuộc hai trường phái lớn: trường phái duy tâm và
trường phải duy vật chủ trương giải thích: khẳng định con người về nguyên tắc có thể
hiểu được bàn chất của sự vật, những cái mà con người biết về nguyên tắc là phù hợp
với chính sự vật. Những trường phái theo quan điểm này gọi là Thuyết khá tri
(Gnosticism hay thuyết có thể biết hoặc thuyết trì thức) cho rằng con người có khả
năng nhận thức thể giới xung quanh thông qua việc quan sát, trải nghiệm và suy luận
của bản thân. Tuy còn hạn chế bởi khả năng nhận thức và sự tương đối của hiểu
biết...nhưng tri thức có thể hình thành bằng cách xác minh, kiểm chứng bằng các cơ sở
dữ kiện, thực nghiệm và đánh giá. Từ đó thừa nhận khả năng, năng lực nhận thức về
thế giới của con người.
Trái lại những trường phái đã phủ nhận khả năng, năng lực nhận thức về thế giới
của con người, được gọi là Thuyết bất khả tri (Agnosticism hay thuyết không thể biết
hoặc thuyết bất trị) cho rằng con người không thể hiểu được bản chất thật sự của đối
tượng, các hiểu biết của con người về tính chất, đặc điểm,... của đối tượng qua cái nhìn
chủ quan, hạn hẹp nên cho dù có tính xác thực cũng không cho phép con người đồng
nhất chúng với đối tượng vì nó không đáng tin cậy, con người không thể có được tri
thức chính xác và đúng đắn về thế giới xung quanh. Tức phủ nhận năng lực, khả năng
nhận thức về thế giới của con người.
Tuy nhiên học thuyết bất khả trị và quan niệm “vật tự nó” của Kant đã bị Feuerbach
(nhà triết học Đức) phê phán kịch liệt, Feuerbach cho rằng thật vô lý khi Kant đặt ra
giới hạn cho nhận thức, rằng lịch sử nhân loại sẽ vượt qua những giới hạn nhận thức
này để đến với những giới hạn nhận thức khác. Từ đó ông khẳng định, con người có
thể nhận thức thế giới và nhận thức đó không có trở ngại nào là không khắc phục
được. Trên quan điểm duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen cũng đã phê phán quan niệm
của Kant, theo ông, nhận thức của con người là vô hạn, vô tận và không có rào cản nào
ngăn chặn con người nhận thức được bản chất của hiện tượng, sự vật. Trích dẫn khẳng
định của Ph.Angghen: -Nếu chúng có thể chứng minh được tinh chính xác của quan
điểm của chúng ta về một hiện tượng tự nhiên nào đó, bằng cách tự chúng ta làm ra
hiện tượng ấy, bằng cách tạo ra nó từ những điều kiện của nó, và hơn nữa, còn bắt nó
phải phục vụ mục đích của chúng ta thì sẽ không còn có cái “vật tự nó” không thể nắm
được của Kante nữa” (Nguồn: Giáo trình triết học Mác - Lênin (dành cho bậc đại học
hệ không chuyên lý luận chính trị).
Như vậy, thuyết khả tri và thuyết bất khả trị không phải là hai học thuyết đối lập
hoàn toàn. Thực tế vẫn sự tương quan giữa hai thuyết, ví dụ: Trong quá trình nhận
thức, con người có thể dùng các phương pháp khả tri để thu thập thông tin và xây dựng
tri thức, đồng thời cũng nhận thức được giới hạn và tính tương đối của tri thức đó. Bên
cạnh đó vẫn có sự đối lập với hai học thuyết. Thuyết khả tri chỉ tập trung vào khả năng
của con người trong việc nhận thức và hiểu biết trong khi thuyết bất khả tri lại đặt ra
giới hạn, sự tương đối của nhận thức. Thuyết khả tri tin rằng tri thức có thể được kiểm
chứng và đánh giả còn bất khả tri sẽ đặt câu hỏi về tính chính xác và đúng đắn đó.
Bên cạnh hai học thuyết trên vẫn còn tồn tại thuyết hoài nghi luận, theo đó người ta
nghi ngờ việc đánh giá tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến
chân lý khách quan. Hoài nghi luận thời kì Phục hưng có tác dụng quan trọng trong
cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng phong kiến và uy tín của giáo hội thời kì Trung cổ vì
nó thừa nhận sự hoài nghi đối với Kinh Thánh và các tín điều tôn giáo.
Tóm lại, mối quan hệ giữa hai học thuyết khả tri và học thuyết bất khả tri vẫn tồn tại
những điểm tương đồng, tương quan với nhau nhưng vẫn còn đó là những điểm đối lập
giữa hai thuyết. Hiểu về mối quan hệ này giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn
về bản chất và giới hạn tri thức của con người.
II. Vai trò của Tiết học Mác đối với đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
2.Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Triết học Mác -Lênin không chỉ là hạt nhân lý luận nhận thức đưa con người đến
hiện thực khách quan, đến tri thức đúng đắn mà nhờ nó Việt Nam ta có bước chuyển
mình mạnh mẽ từ việc giải phóng, kết thúc chiến tranh, nội chiến sau khoảng thời gian
dài chịu đựng áp bức bóc lột. Không chỉ dừng lại trong thời kỳ chiến tranh lúc trước
mà cho đến ngày nay vai trò của nó vẫn không hề bị xem nhẹ, triết học Mác -Lênin
luôn là cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước điều hòa tình hình xã hội, giải quyết các
vấn đề nhức nhối de dọa đến sự hạnh phúc của nhân dân. Thật vậy, Triết học Mác -
Lênin đề ra các nguyên tắc cơ bản các định hướng cốt lõi nhất như việc đấu tranh giai
cấp khi nó được định nghĩa rõ ràng vói nghĩa rộng hơn không chỉ là xung đột vũ trang
từ đó Đảng và nhà nước ta luôn chú trong việc đấu tranh với các thế lực thù địch, bạo
động, chống phá cách mạng, chống lại chủ nghĩa tiến bộ chứ không “ngủ quên trong
giấc mộng hòa bình” mà bỏ quên hiện thực dù là yếu tố nhỏ nhất có khả năng tiềm
tàng de dọa sự hòa binh của ta.Hay việc ta vận dụng sáng tạo chính sách kinh té mới
(NEP) của VI Lênin khi quyét tâm xóa bỏ bao cấp, vận dụng quan hệ hàng hóa-tiền tệ,
bắt đầu ở đại hội V đặc biệt từ đại hội VI cho đến các đại hội sau này luôn vận dụng
nội dung xây dụmg nên kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xā hội chủ nghĩa vói
quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp....trong đó luôn đặt lên đầu
nguyên tắc tôn trọng thực tại khách quan từ đó khắc phục được tình trạng khùng hoảng
trầm trọng của nền kinh tế, góp phần to lớn trong công cuộc đối mới Việt Nam đưa
nhân dân thoát khỏi sự đói nghèo, dần ổn định đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Dù
trải qua đã lâu nhưng hệ thống triết học Mác-Lênin vẫn luôn ở vị trí to lớn trong định
hướng phát triển của nước ta với các nguyên tắc quy luật đúng đắn đưa Việt Nam ta phát triển như hiện nay.
2.1. Liên hệ thực tiễn và nhận thức
Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó
thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là cơ sở của chân lý.
Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc (điểm xuất phát), động lực của nhận thức :
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc, tính chất và các
mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực
tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu,
nhiệm vụ, cách thức và khuya hường vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu
cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối
tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.
– Con người muốn tồn tại thì phải lao động sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ
cho con người, muốn lao động sản xuất con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh.
Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.
– Trong hoạt động thực tiễn , con người dùng các song cụ, các phương tiện để tác động
vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật vận
động; con người nắm bắt lấy các đặc điểm thuộc tính đó, dần dần hình thành tri thức về thế giới.
– Trong hoạt động thực tiễn, con người dần tự hoàn thiện bản thân mình, các giác quan
của con người ngày càng phát triển. do đó, làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.
– Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thì đông lực cơ
bản của nhận thức là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn con người đã vấp phải nhiều
trở ngại, khó khăn và thất bại. Điều đó buộc con người phải giải đáp những câu hỏi do
thực tiễn đặt ra. Ănghen nói: Chính thực tiễn đã “đặt hàng” cho các nhà khoa học phải
giải đáp những bế tắc của thực tiễn (ngày càng nhiều ngành khoa học mới ra đời để
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như khoa học vật liệu mới, khoa học đại dương, khoa học vũ trụ…)
– Trong hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra các công cụ, phương tiện có tác
dụng nối dài các giác quan, nhờ vậy làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.
Thứ hai, thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải
biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lenin đã cho rằng: “Quan điểm về
đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
Mục đích của mọi nhận thức không phải vì bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn nhằm
cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội vì nhu cầu của con người. Mọi lý luận khoa học
chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn.
Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
Làm sao để nhận biết được nhận thức của con người đúng hay sai? Tiêu chuẩn để
đánh giá cuối cùng không nằm trong lý luận, trong nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận
thức được xác nhận là đúng, nhận thức đó sẽ trở thành chân lý.
Tuy nhiên cũng có trường hợp không nhất thiết phải qua thực tiễn trải nghiệm mới
biết nhận thức đó là đúng hay sai, mà có thể thông qua quy tắc logic vẫn có thể biết
được nhận thức đó là thế nào. Nhưng xét đến cùng thì những nguyên tắc đó cũng đã
được chứng minh từ trong thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối:
Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực
tiễn có khả năng xác định cái đúng, bác bỏ cái sai.
Là tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng,
bác bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễn không đứng yên một chỗ
mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một
cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.
2.1.1. Liên hệ vai trò của thế giới quan
Thế giới quan là một phần trong Triết học Mác - Lênin đã và đang hình thành trong
đời sống mỗi con người hiện nay, góp phần nâng cao “Tư duy lý luận”, dần hình thành
lối sống“Tích cực và lành mạnh” cho chính bản thân chúng ta cũng như cho xã hội