Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Ý thức xã hội được hình thành thông qua tương tác với môi trường xã hội, văn hóa, và giáo dục. Nhưng nó cũng có thể tạo ra một ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến và bản sắc dân tộc ở một quốc gia như Việt Nam.- Tồn tại của một xã hội tạo nên cơ sở vật chất và tinh thần để hình thành và phát triển ý thức xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI ĐỐI VỚI Ý THỨC XÃ
HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI. LIÊN
HỆ VẤN ĐỀ NÀY VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN
ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
GVHD: TS. NGUYỄN QUỲNH ANH
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2
THÀNH VIÊN: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Phạm Nguyễn Lan Anh
Nguyễn Hoàng Phương Anh Ngô Phương Bảo Đinh Quốc Bảo
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023 2
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ+ STT MSSV Họ và tên Nhiệm vụ Hoàn thành 1 23150018 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 100% 2 23150019 Phạm Nguyễn Lan Anh 100% Nguyễn Hoàng Phương 3 23150001 100% Anh 4 23150002 Ngô Phương Bảo 100% 5 23150020 Đinh Quốc Bảo 100% Ghi chú:
- Tỉ lệ % = 100% : Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
Nhận xét của giáo viên: .................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... Ngày tháng 11 năm 2023 3
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI ĐỐI VỚI Ý
THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI.
LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NÀY VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN
TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................7
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI ĐỐI VỚI
Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ
HỘI.........................................................................................................................7
1.1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội.................................................7
1.1.1. Khái niệm tồn tại xã hội........................................................................7
1.1.2. Khái niệm ý thức xã hội........................................................................7
1.2. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.....................8
1.2.1. Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội.........................8
1.2.2. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi..................9
1.3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội...............................................10
1.3.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội...............................10
1.3.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội....................................11
1.3.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa..............................................................12
1.3.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội........................13
1.3.5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.......................................14
Tiểu kết Chương 1...........................................................................................15
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ VAI
TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI ĐỐI VỚI Ý THỨC XÃ HỘI
VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM......................................................................................................16 4
2.1. Thực trạng xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay......................16
2.1.1. Thành tựu xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay và nguyên
nhân................................................................................................................16
2.1.2. Hạn chế trong xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay và
nguyên nhân..................................................................................................17
2.2. Một số đề xuất nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc trên cơ sở nghiên cứu quan điểm về vai trò quyết định
của tồn tại xã hội với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã
hội......................................................................................................................19
Tiểu kết Chương 2...........................................................................................21
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24
PHỤ LỤC................................................................................................................24 5 PHẦN MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
- Ý thức xã hội được hình thành thông qua tương tác với môi trường xã hội,
văn hóa, và giáo dục. Nhưng nó cũng có thể tạo ra một ảnh hưởng lớn đến việc
xây dựng nền văn hóa tiên tiến và bản sắc dân tộc ở một quốc gia như Việt Nam.
- Tồn tại của một xã hội tạo nên cơ sở vật chất và tinh thần để hình thành
và phát triển ý thức xã hội. Môi trường xã hội, hệ thống giáo dục, phương tiện
truyền thông, và các giá trị văn hóa đều góp phần quan trọng vào việc hình
thành ý thức xã hội. Nếu xã hội cung cấp các điều kiện thuận lợi, văn hóa tiên
tiến, giáo dục tốt và cơ hội phát triển, thì ý thức xã hội sẽ có xu hướng phát triển
tích cực, đồng thời tạo nền tảng cho việc xây dựng nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
- Trong ngữ cảnh của Việt Nam, việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến và
bản sắc dân tộc đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc tạo điều kiện cho môi
trường xã hội phát triển và việc tôn trọng sự đa dạng, tính cá nhân trong ý thức xã hội.
- Với những lý do trên, nhóm 2 đã chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò quyết
định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội tính độc lập tương dối của ý thức xã
hội. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc ở Việt Nam” làm tiểu luận cho môn Triết học Mác – Lênin.
* Mục tiêu, nhiệm vụ của tiểu luận
Từ việc nghiên cứu vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã
hội tính độc lập tương dối của ý thức xã hội, tiểu luận hướng đến việc rút ra
những bài học từ việc vận dụng quyết định này việc xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam. Với mục tiêu đó, tiểu luận có các nhiệm vụ như sau: 6
+ Trình bày khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
+ Phân tích vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội tính
độc lập tương dối của ý thức xã hội.
+ Phân tích những thành tựu và hạn chế trong quyết định của tồn tại xã hội
đối với ý thức xã hội tính độc lập tương dối của ý thức xã hội. Liên hệ vấn đề
này với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam.
+ Rút ra những bài học từ những vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội tính độc lập tương dối của ý thức xã hội. Liên hệ vấn đề này
với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam.
+ Nêu ra những đề xuất nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở nghiên cứu quan điểm về vai trò quyết định
của tồn tại xã hội với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
* Kết cấu của tiểu luận
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
tiểu luận được kết cấu thành 2 chương.
Chương 1: Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và
tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Chương 2: Quan điểm của triết học Mác-Lênin về vai trò quyết định của
tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập tương dối của ý thức xã hội
với việc xây dựng nền hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam. 7 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI ĐỐI VỚI Ý
THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI.
1.1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.1.1. Khái niệm tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội
khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý
thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa
con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là
những quan hệ cơ bản nhất.
+ Ví dụ: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầy
đàn sống bằng hình thức săn bắt, hái lượm, dùng đá để chế tác công cụ. Công
cụ còn rất thô sơ song đãcó những bước tiến lớn trong kỉ thuật chế tác, đã có
nhiều hình loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người biết
tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng,
tre gỗ… Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sốngcon người
cộng với sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật nên nguồn tài nguyên rất phong phú.
1.1.2. Khái niệm ý thức xã hội
- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn
bộnhững quan điểm tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng... của những
cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong 8
những giai đoạn phát triển nhất định (nói chung YTXH thuộc về mặt tinh
thần của đời sống xã hội.
+ Ví dụ: Truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam
Tình thần yêu nước, đoàn kết Hiếu học Cần cù, chăm chỉ
1.2. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
1.2.1. Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định đến sự hình thành và phát triển của ý thức
xã hội, tồn tại xã hội có trước rồi ý thức xã hội có sau. Tồn tại xã hội phát
triển theo chiều hướng như thế nào thì ý thức xã hội sẽ phát triển theo chiều
hướng như thế. C.Mác và Ănghen đã chứng minh rằng đời sốn tinh thần của
xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể
tìm nguồn gốc tư tưởng, tâm lý xã hội trong chính bản thân nó.
- Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích
được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của cả thời đại đó. Ví dụ, trong xã hội cộng
sản nguyên thủy, do trình độ của lực lượng sản xuất còn yếu kém, hoạt động
lao động được diễn ra đồng nhất và của cải đều được chia đều cho mọi
người. Tuy nhiên khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, quan hệ sản xuất
chiếm hữu nô lệ dần xuất hiện, xã hội đã bắt đầu có sự phân chia giàu nghèo.
- Từ đây mà mầm mống của sự bóc lột bắt đầu hình thành, kéo theo sự
ra đời của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nô. Khi quan hệ sản xuất phong
kiến bị quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế thì vị trí đặc trưng 9
trong đời sống tinh thần xã hội của hệ tư tưởng phong kiến bị xóa bỏ, được
thay thế hoàn toàn bởi hệ tư tưởng tư sản.
- Những luận điểm của C.Mác đã bác bỏ hoàn toàn những quan điểm
sai lầm của chủ nghĩa duy tâm trước đó là muốn đi tìm ý thức tư tưởng trong
bản thân ý thức tư tưởng, xác định tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc của xã
hội, quyết định ý thức xã hội, chính là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ
thuộc vào tồn tại xã hội, ý thức xã hội.
- Ngoài ra, giữa hình thái ý thức xã hội và tồn tại xã hội vẫn luôn có sự
tác động quan lại lẫn nhau. Cụ thể trong mỗi thời đại tùy vào từng hoàn cảnh
lịch sử, có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu tác động và
chi phối các hình thái ý thức xã hội khác. Điều này nói lên rằng, các hình thái
ý thức xã hội không chỉ chịu sự tác động quyết định của tồn tại xã hội, ngoài
ra còn chịu sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này làm cho mỗi hình
thái ý thức xã hội có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực
tiếp bằng các quan hệ vật chất.
1.2.2. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi
- Ta không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản
thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong
hiện thực vật chất. Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể
giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy.
- Đời sống tinh thần của xã hội, tức ý thức xã hội, hình thành và phát
triển trên cơ sở của đời sống vật chất, tức tồn tại xã hội.Tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội. Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. 10
- Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì
những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền,
triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật (tức ý thức xã hội)...sớm muộn sẽ biến đổi theo.
- Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có
những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều
kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định. + Ví dụ:
- Trong xã hội phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra
đời trong lòng xã hội này và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh quan niệm cho
rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái với công lý, không phù hợp với
lý tính con người và cần được thay thế bằng chế độ công bằng và hợp lý tính của con người hơn.
- Ngay khi xã hội tư bản mới hình thành đã xuất hiện các trào lưu tư
tưởng phê phán chế độ tư bản chủ nghĩa, đề xuất phương án xây dựng chế độ
xã hội tốt đẹp hơn thay thế chế độ tư bản.
- Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không
phải dừng lại ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã
hội, mà còn chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải
một cách giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian.
Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào
cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà
chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế
được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.
1.3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 11
1.3.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
- Ý thức xã hội, tức là nhận thức và nhận thức về các vấn đề xã hội,
thường phản ánh sự tiến triển của xã hội nhưng không luôn diễn ra đồng đều.
Có lúc ý thức xã hội tiến bộ và phản ánh chính xã hội hiện đại, tiên tiến,
nhưng đôi khi nó có thể trì trệ hoặc lạc hậu so với sự phát triển thực tế.
- Có nhiều nguyên nhân khiến ý thức xã hội không phản ánh đúng
mức độ phát triển của xã hội. Một số nguyên nhân bao gồm:
+Thay đổi văn hóa chậm chạp: Có khi văn hóa và truyền thống ngăn
cản sự thay đổi nhanh chóng trong ý thức xã hội. Có những giá trị, quan
niệm được duy trì theo thời gian mặc dù không còn phản ánh thực tế hiện đại.
+Giáo dục và thông tin: Mức độ tiếp cận thông tin và giáo dục có thể
khác nhau đối với các cộng đồng. Có những nơi vẫn chưa có sự tiếp cận đủ
đầy để cập nhật kiến thức mới nhất.
+Thay đổi xã hội và kinh tế: Sự thay đổi nhanh chóng trong xã hội và
kinh tế có thể làm cho một số người cảm thấy lạc hậu với những thay đổi này
và do đó ý thức xã hội của họ không thể đào tạo kịp.
+Khái niệm về sự thay đổi: Một số người có thể không chấp nhận
hoặc chậm chạp trong việc chấp nhận những sự thay đổi xã hội, do đó ý thức
xã hội của họ không thể tiến bộ.
- Tuy nhiên, có những lúc ý thức xã hội có thể dần dần thích ứng và
phản ánh sự phát triển xã hội. Sự tiến bộ không phải lúc nào cũng đồng đều
và có thể mất thời gian để mọi người chấp nhận và thích nghi với các thay đổi xã hội.
1.3.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội 12
- Điều này thường được thảo luận trong ngữ cảnh của quan điểm triết
học về mối quan hệ giữa ý thức và thực tiễn xã hội. Trong một số trường
hợp, ý thức xã hội có thể vượt trội hơn và đưa ra sự đổi mới, sự thay đổi trong tồn tại xã hội.
+ Ví dụ, ý thức xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sự biến đổi xã hội. Có những trường hợp mà ý thức xã hội, như ý chí
cách mạng, tinh thần đấu tranh cho quyền lợi công bằng, nhận thức về quyền
của con người, đã dẫn đến các phong trào cách mạng, các thay đổi xã hội lớn.
- Tuy nhiên, quan điểm truyền thống nhất thức xã hội thường cho rằng thực
tiễn xã hội, tồn tại vật chất, kinh tế, xã hội là yếu tố quyết định quan trọng và
thường chi phối ý thức xã hội. Thực tiễn xã hội tạo ra cơ sở vật chất, điều kiện và
quy luật cho ý thức xã hội.
- Song song với quan điểm trên, mối quan hệ giữa ý thức và thực tiễn không
phải lúc nào cũng một chiều, và có thể có sự tương tác phức tạp giữa hai yếu tố
này. Đôi khi, ý thức xã hội có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp và thậm chí làm thay
đổi thực tiễn xã hội thông qua các phong trào văn hóa, nhận thức cộng đồng, hoặc
các tác động tinh thần đặc biệt.
- Nhìn chung, quan điểm này còn là một điểm tranh cãi trong triết học xã hội
và triết học chính trị, với nhiều người học giả có quan điểm khác nhau về mối quan
hệ giữa ý thức và thực tiễn xã hội và vai trò của chúng trong quá trình biến đổi xã hội.
1.3.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa 13
- Ý thức xã hội thường có tính kế thừa, nghĩa là nó được hình thành và
phát triển thông qua quá trình lịch sử, qua thời gian và qua việc tiếp nhận, kế
thừa từ thế hệ trước.
- Ý thức xã hội bao gồm tập hợp những giá trị, quan điểm, niềm tin, và
kiến thức mà một cộng đồng hoặc xã hội nắm giữ. Những yếu tố này thường
được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục, truyền
thông, gia đình, và các cơ chế xã hội khác.
Những giá trị, quan điểm và kiến thức này thường ảnh hưởng đến cách
mà một cá nhân hoặc một nhóm xã hội nhìn nhận về thế giới xung quanh, về
đạo đức, về quy tắc ứng xử, và về những mục tiêu của cuộc sống.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào ý thức xã hội cũng chỉ là việc kế thừa
mà còn có thể trải qua sự biến đổi, thay đổi theo thời gian. Sự tiếp xúc với
các yếu tố mới, như công nghệ, văn hóa từ các xã hội khác, hoặc sự phát
triển xã hội có thể làm thay đổi và làm giàu thêm ý thức xã hội.
- Tóm lại, ý thức xã hội thường mang tính kế thừa từ quá khứ, nhưng
cũng có thể trải qua sự thay đổi và tiến hóa theo thời gian dựa trên các yếu tố
mới xuất hiện trong xã hội.
1.3.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội thường diễn ra
như một quá trình đôi chiều và phức tạp, khi các yếu tố khác nhau trong xã
hội tương tác với nhau, tạo ra sự đa dạng và sự biến đổi liên tục trong ý thức
xã hội.Có một số hình thái ý thức xã hội có thể tác động qua lại với nhau:
+Giai cấp và xã hội: Ý thức xã hội thường phản ánh các mối quan hệ
giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Sự tác động giữa những tầng lớp xã hội
khác nhau có thể tạo ra sự xung đột hoặc sự thấu hiểu lẫn nhau. 14
+Văn hóa và xã hội: Văn hóa có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức xã hội
và ngược lại. Sự biến đổi trong văn hóa, bao gồm ngôn ngữ, nghệ thuật, tôn giáo,
và truyền thống, có thể tạo ra sự thay đổi trong ý thức xã hội.
+Công nghệ và xã hội: Sự phát triển của công nghệ thường có tác
động sâu rộng đến ý thức xã hội. Internet, truyền thông xã hội, và tiến bộ
công nghệ có thể tạo ra các biến đổi trong cách con người tiếp nhận thông
tin, giao tiếp và hiểu biết về thế giới.
+Chính trị và xã hội: Chính trị có thể tác động đến ý thức xã hội và
ngược lại. Các sự kiện chính trị, các quyết định chính sách, và các tác động
của chính trị có thể tạo ra sự thay đổi trong quan điểm và nhận thức của người dân.
- Tóm lại, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội thường
là một quá trình đa chiều và phức tạp, trong đó các yếu tố khác nhau trong xã
hội tương tác với nhau để tạo ra sự biến đổi và đa dạng trong ý thức xã hội.
1.3.5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
- Ý thức xã hội thường bao gồm các giá trị, niềm tin, quan điểm, và tri
thức mà một xã hội nắm giữ. Điều này có thể được truyền đạt qua các
phương tiện truyền thông, giáo dục, gia đình, và các yếu tố khác.
- Ý thức xã hội có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến tồn tại xã hội. Nó có
thể định hình cách mọi người hành động, tư duy và xử lý với các vấn đề
trong xã hội. Ví dụ, trong một xã hội nơi có giá trị văn hoá cao về sự chia sẻ
và giúp đỡ, các hành vi xã hội như lòng từ bi và sự hỗ trợ xã hội có thể được
khuyến khích và phát triển. 15
- Tuy nhiên, ý thức xã hội cũng có thể bị ảnh hưởng và thay đổi bởi
tồn tại xã hội. Sự phát triển kinh tế, chính trị, và văn hoá có thể gây ra sự
thay đổi trong ý thức xã hội. Chẳng hạn, sự thay đổi trong công nghệ có thể
thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về công việc, cách thức giao tiếp, và cách
chúng ta tiêu thụ thông tin.
- Ngoài ra, cả hai hướng điều này có thể tác động lẫn nhau. Ý thức xã
hội có thể ảnh hưởng đến tồn tại xã hội, và đồng thời, sự thay đổi trong tồn
tại xã hội cũng có thể tác động trở lại đến ý thức xã hội. Điều này tạo ra một
chu trình tương tác phức tạp giữa ý thức và thực tiễn, ảnh hưởng đến sự phát
triển và thay đổi của xã hội. Tiểu kết Chương 1
- Những vấn đề cần rút ra ở Chương 1:
+Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội: Đề cập
đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ mà các điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, và lịch
sử đặt ra đối với ý thức xã hội. Tồn tại xã hội tạo ra bối cảnh, điều kiện, và
ngữ cảnh mà ý thức xã hội được hình thành và phát triển. Các yếu tố này bao
gồm những giá trị, quan niệm, tri thức, và hành vi của một xã hội, và chúng
thường phản ánh môi trường xã hội mà họ sống.
+Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội: Đề cập đến khả năng tự
chủ, khả năng phản ứng và thích nghi của ý thức xã hội trong môi trường xã
hội. Mặc dù ý thức xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tồn tại xã hội, nhưng 16
cũng có khả năng phản kháng, chuyển biến, và tương tác với môi trường xã
hội đó. Ý thức xã hội có thể thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo, và khả năng thay
đổi trong quá trình tương tác với môi trường xã hội.
- Tóm lại, đề tài này đi sâu vào sự tương tác phức tạp giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội. Trong khi tồn tại xã hội đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành và định hình ý thức xã hội, ý thức xã hội cũng có tính độc lập
tương đối, có khả năng thích nghi và tác động lại lên môi trường xã hội. 17
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ VAI TRÒ
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI ĐỐI VỚI Ý THỨC XÃ HỘI VÀ
TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Thành tựu xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân
- Có một số thành tựu đáng chú ý trong việc xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay:
+ Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Việt Nam thu hút nhiều du
khách bởi di sản văn hóa đa dạng như các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống.
Cùng với đó là sự nỗ lực bảo tồn di tích lịch sử quan trọng như Cố đô Huế,
Di sản Thế giới Hạ Long...
+ Giáo dục và tôn trọng văn hóa: Các chương trình giáo dục tập
trung vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giúp thế hệ
trẻ hiểu và tôn trọng văn hóa của đất nước.
+ Sự đa dạng và giao thoa văn hóa: Sự đa dạng dân tộc và văn hóa tạo
nên một hình ảnh đa sắc màu và phong phú cho văn hóa Việt Nam.
+ Phát triển văn hóa đương đại: Sự phát triển của các nghệ sĩ, nhà
văn, nghệ nhân trong các lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh, văn học, hội họa
đang làm nên những dấu ấn mới cho văn hóa hiện đại của Việt Nam. 18 * Nguyên nhân:
+ Nỗ lực của chính phủ và các tổ chức: Chính phủ và các tổ chức địa
phương đã đầu tư và khuyến khích việc bảo tồn, phát triển văn hóa thông qua
chính sách, hỗ trợ và đầu tư vào các dự án văn hóa.
+ Tầm quan trọng của di sản văn hóa:Nhận thức về giá trị của di sản
văn hóa và ý thức bảo tồn đã được tăng cường, kích thích sự quan tâm và
hành động từ cộng đồng.
+ Sự phát triển kinh tế và mở cửa quốc tế:Sự phát triển kinh tế đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào văn hóa. Đồng thời, mở cửa quốc tế đã mang lại
cơ hội để văn hóa Việt Nam được biết đến và đánh giá cao trên trường quốc tế.
+ Sự thay đổi trong nhận thức xã hội: Cộng đồng ngày càng nhận thức
rõ hơn về tầm quan trọng của văn hóa trong việc duy trì bản sắc dân tộc và
xây dựng cộng đồng văn hóa.
+ Hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ: Sự hỗ trợ và tài trợ từ các tổ
chức phi chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát
triển văn hóa ở Việt Nam.
- Những nỗ lực này đã góp phần tạo ra những thành tựu đáng kể trong
việc xây dựng và phát triển nền văn hóa ở Việt Nam ngày nay.
2.1.2. Hạn chế trong xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân.
- Mặc dù có những tiến triển, nhưng việc xây dựng nền văn hóa ở Việt
Nam vẫn đối diện với một số hạn chế: 19
+ Mất mát di sản văn hóa: Một số di sản văn hóa đang đối diện với
nguy cơ mất mát do thiếu ý thức bảo tồn từ cộng đồng, cũng như sự tiêu biến
vì phát triển đô thị hoặc vì lạc hậu với thời đại.
+ Sự đồng nhất hóa văn hóa: Sự đồng nhất hóa văn hóa có thể làm
mất đi những đặc trưng đặc biệt của văn hóa dân tộc, khi các yếu tố toàn cầu
hóa trở nên áp đặt và thay thế các giá trị truyền thống.
+ Gian lận và làm giả di sản văn hóa: Sự thương mại hóa có thể dẫn
đến việc làm giả, thay đổi ý nghĩa ban đầu của di sản văn hóa để phục vụ mục đích kinh doanh.
+ Giáo dục văn hóa chưa đầy đủ: Một số người dân, đặc biệt là giới
trẻ, có thể thiếu kiến thức và hiểu biết về di sản văn hóa của quốc gia do hệ
thống giáo dục chưa đầy đủ.
+ Thách thức từ sự thay đổi trong lối sống: Sự thay đổi nhanh chóng
trong lối sống do công nghiệp hóa, đô thị hóa có thể làm mất đi một số giá trị
truyền thống và thay vào đó là lối sống hiện đại, không còn gắn bó với văn hóa truyền thống.
+ Thiếu nguồn lực và hỗ trợ: Việc bảo tồn và phát triển văn hóa đôi
khi gặp khó khăn vì thiếu nguồn lực cũng như chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh mẽ. * Nguyên nhân:
+ Tiến triển kinh tế chưa đồng đều: Sự phát triển kinh tế không đồng
đều giữa các vùng, điều này gây ra sự mất cân đối trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa. 20
+ Ảnh hưởng từ môi trường xã hội và công nghệ: Công nghệ và môi
trường xã hội hiện đại có thể làm thay đổi cách suy nghĩ và lối sống, gây áp
đặt lối sống mới lên văn hóa truyền thống.
+ Thiếu chính sách hỗ trợ đủ mạnh mẽ: Thiếu các chính sách hỗ trợ,
khuyến khích và quản lý chặt chẽ để bảo tồn và phát triển văn hóa.
+ Sự thiếu ý thức và kiến thức của cộng đồng: Thiếu ý thức bảo tồn
văn hóa từ cộng đồng cũng góp phần vào việc làm mất mát di sản văn hóa.
- Việc giải quyết những hạn chế này đòi hỏi sự kết hợp giữa nỗ lực từ
cộng đồng, chính phủ, và các tổ chức xã hội dân sự để tạo ra các chiến lược
và chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển văn hóa một cách hiệu quả.
2.2. Một số đề xuất nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc trên cơ sở nghiên cứu quan điểm về vai trò quyết định của tồn
tại xã hội với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, cần có những đề xuất cụ thể dựa trên nghiên cứu quan điểm về vai trò
quyết định của tồn tại xã hội và ý thức xã hội, cũng như tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội. Sau khi nhận thức được vấn đề thì nhóm chúng em có những đề xuất sau:
Thứ nhất: Giáo dục và Tuyên truyền
+ Cải thiện chương trình giáo dục: Tăng cường chương trình giáo dục văn
hóa từ cấp tiểu học đến đại học, nhấn mạnh vào việc hiểu và tôn trọng văn hóa dân tộc.