Vai trò và vị trí của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Unilever. Lợi ích và mức độ phù hợp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại

Vai trò và vị trí của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Unilever. Lợi ích và mức độ phù hợp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.

Trường:

Đại học Thương Mại 373 tài liệu

Thông tin:
23 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vai trò và vị trí của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Unilever. Lợi ích và mức độ phù hợp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại

Vai trò và vị trí của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Unilever. Lợi ích và mức độ phù hợp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.

52 26 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh Tế Kinh Doanh Quốc Tế
——!"&$%——
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER.
LỢI ÍCH CỦA HỢP TÁC CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ HỢP
TÁC PHÙ HỢP GIỮA CÁC ĐỐI TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
NHÓM : 5
LỚP HỌC PHẦN : 2168BLOG1721
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY : PHẠM VĂN KIỆM
Nội, tháng 10 năm 2021
NHÓM 5
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT
TÊN THÀNH VIÊN
CHỨC VỤ
NHIỆM VỤ
41
Phạm Công Khanh
Thành viên
Powerpoint
42
Nguyễn Lam
Thành viên
Thuyết trình
43
Nguyễn Lan
Thành viên
Thuyết trình
44
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Nhóm trưởng
Tài liệu
45
Bùi Phương
Thành viên
Tài liệu
46
Trần Thị Phương
Thành viên
Tài liệu
47
Hoàng Thị Linh
Thành viên
Word
48
Nguyễn Khánh Linh
Thành viên
Tài liệu
49
Nguyễn Thị Diệu Linh
Thành viên
Tài liệu
50
Phạm Hoài Linh
Thành viên
Powerpoint
2
NHÓM 5
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 5
I.
GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER ...................................................... 5
1.
Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Unilever .................................................... 5
2.
Tầm nhìn sứ mệnh ....................................................................................... 6
II.
MÔ HÌNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
UNILEVER VIỆT NAM ............................................................................................ 8
1.
hình chuỗi cung ứng Unilever Việt Nam ................................................. 8
2.
c thành phần của chuỗi cung ứng ............................................................... 8
2.1.
Nhà cung cấp .................................................................................................. 8
2.2.
Nhà sản xuất ................................................................................................. 10
2.3.
Nhà phân phối .............................................................................................. 10
2.4.
Khách hàng ................................................................................................... 12
3.
Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của chuỗi cung ứng .................................. 13
3.1.
Điểm mạnh .................................................................................................... 13
3.2.
Điểm yếu ....................................................................................................... 13
III.
TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ CHUỖI CUNG ỨNG. ............................................. 14
1.
Lợi ích của cộng tác trong chuỗi cung ứng? ................................................ 14
2.
Cách thức xác định các mức độ quan hệ cộng tác phù hợp với các đối tác
trong chuỗi cung ứng ............................................................................................ 16
2.1.
Cách thức xác định mối quan hệ phù hợp ................................................... 16
2.2.
Yêu cầu cộng tác thành công: ....................................................................... 18
3.
Những dụ về cộng tác mức độ cộng tác của Unilever Việt Nam ....... 19
3.1.
Sự cộng tác bền vững giữa Unilever Vinachem ....................................... 19
3.2.
Sự cộng tác giữa Unilever Malloca ......................................................... 20
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 23
3
NHÓM 5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, quy mô nền
kinh tế ngày càng mở rộng, cùng với đó mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt. Đồng
nghĩa với việc sẽ có nhiều thách thức hơn cho các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh
phát triển, tạo và khẳng định vị thế của mình trong “chiến trường” này. Do đó, tối ưu
hóa sản xuất kinh doanh là ưu tiên hàng đầu mà cách doanh nghiệp cần hướng đến.
Trong số đó, việc tối ưu hóa hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò hết
sức quan trọng, quyết định phần nào sự thành công của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá
nhân, gia đình và thực phẩm, Unilever Việt Nam đã thành công xây dựng cho mình
một chuỗi cung ứng linh hoạt hiệu quả. Vậy vị trí vai trò của các thành viên ra
sao trong việc xây dựng nên thành công của cả chuỗi cung ứng của Unilever? Từ đó
đặt ra những câu hỏi về lợi ích và mức độ hợp tác phù hợp giữa các đối tác trong chuỗi
cung ứng để đem về hiệu quả lớn nhất?
Để trả lời những câu hỏi nêu trên, nhóm 5 chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Vai trò vị trí của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Unilever.
Lợi ích và mức độ phù hợp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng”.
4
NHÓM 5
PHẦN NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER
1.
Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Unilever
Ø Unilever một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các
sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm.
- Thời gian thành lập: ngày 2 tháng 9 năm 1929.
- Là sự hợp nhất của nhà sản xuất bơ thực vật Hà Lan Margarine Unie và nhà sản
xuất xà phòng Anh Lever Brothers.
- Trụ sở chính: London Rotterdam.
- Hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia vùng lãnh thổ.
- tới hơn 400 thương hiệu (Lifebuoy, Sunsilk, Knorr, Dove, Lux, Sunlight,
Pepsodent, Surf, Rexona, Vim, Brooke Bond, Close Up, Lipton,…)
Ø Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam:
- Unilever bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995.
- Địa chỉ: A2-3, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí
Minh.
5
NHÓM 5
Trải qua hơn 20 năm hình thành phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều
thành tựu lớn tại Việt Nam. Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn
300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500
người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp nhà
phân phối.
Với doanh mục các sản phẩm trải dài trên các ngành hàng khác nhau từ các sản
phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, chăm sóc răng miệng cho đến các sản phẩm nổi tiếng
chăm sóc nhà cửa cả thực phẩm; Unilever thực sự một “ông lớn” trong lĩnh vực
FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) tại thị trường Việt Nam hiện nay.
Việc quản lý hậu cần phải luôn linh động, mức độ khả chuyển cao để có thể đáp
ứng mức độ cạnh tranh cao, thay đổi liên tục của thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo
được mức độ tổn thất, mức độ tồn kho thấp nhất, mức độ đáp ứng được nhu cầu khách
hàng là cao nhất.
Với những thách thức không nhỏ như vậy cho thấy mức độ phức tạp của Chuỗi
Cung Ứng mà Unilever đang sở hữu.
2.
Tầm nhìn sứ mệnh
-
Sứ mệnh của Unilever:
Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của
Unilever là “To add vitality to life” nghĩa là: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống,
từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này. Ý nghĩa của sứ mệnh này Unilever
muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình.
Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm của Unilever
khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích đó mang lại
sức khỏe, vẻ đẹp sự thoải mái cho con người. Minh chứng cho điều này những
nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho
đến trà như Omo, Dove, Close-up, Lipton, …
6
NHÓM 5
-
Tầm nhìn của Unilever:
Tầm nhìn của Unilever sẽ sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên được
xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu. Về tầm nhìn của Unilever toàn
cầu, đó làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn chính phát
triển song song giữa doanh nghiệp các hoạt động hội về giảm thiểu tác hại tới môi
trường. Unilever tin rằng nếu làm những việc ích sẽ giúp doanh nghiệp trở n tốt
hơn một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải doanh nghiệp
khả năng phục vụ được xã hội. Điều này cũng giải cho sự hình thành của Kế Hoạch
Phát Triển Bền Vững Unilever đã triển khai m 2010, trong đó Unilever cố gắng
tách biệt giữa sự phát triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời
gia tăng sức ảnh hưởng tích cực lên xã hội.
Trong đó, tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam chính là làm cho cuộc sống của
người Việt tốt hơn. Unilever đến Việt Nam với mong muốn tạo ra một tương lai tốt
hơn cho người dân nơi đây. Thông qua những sản phẩm của mình, Unilever muốn
giúp người Việt có cuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe, ngoại hình cho đến tinh
thần, giúp họ tận hưởng cuộc sống dịch vụ tốt cho bản thân cũng như mọi người
xung quanh. Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi người để chung tay
xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
7
NHÓM 5
II. HÌNH CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
UNILEVER VIỆT NAM
1.
hình chuỗi cung ứng Unilever Việt Nam
2.
Các thành phần của chuỗi cung ứng
2.1.
Nhà cung cấp
-
Nhà cung cấp chính: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem).
-
Vị trí trong chuỗi: Vinachem nhà cung cấp chiến lược một phần của chuỗi
cung ứng toàn cầu của Unilever. Bên cạnh mối quan hệ hợp tác dài hạn sản xuất gia
công chế biến hiện thì mối quan hệ giữa Unilever các công ty con thuộc tập đoàn
hóa chất Vinachem cũng đang được hai bên thực hiện thành công.
-
Vai trò trong chuỗi:
+ Vào năm 1999, NETCO thành viên của VINACHEM (Tập đoàn hóa chất Việt
Nam) bắt đầu hợp tác gia công sản phẩm chất tẩy rửa (Bột giặt, Nước rửa chén, Nước
8
NHÓM 5
lau sàn nhà) cho Unilever ở cả 2 nhà máy: Biên Hòa và Hà Nội. Việc hợp tác toàn
diện với Unilever trên tất cả các lĩnh vực: Kỹ thuật, sản xuất, công nghệ, đào tạo huấn
luyện để sản xuất các sản phẩm giặt rửa cho thị trường nội địa. Các công ty thành viên
của Vinachem đã trở thành một phần không thể tách rời của mối quan hệ Unilever Việt
Nam - Vinachem ngay từ ngày đầu tiên hợp tác, cũng như trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Unilever Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác giữa Unilever các công ty thành
viên Vinachem, nhìn ở góc độ rộng hơn, đã góp phần hỗ trợ công ty tăng cường năng
lực cạnh tranh, kể cả việc tự phát triển những nhãn hiệu riêng ngay từ thời gian đầu và
sẽ được tiếp tục thực hiện trong tương lai.
+ Ngày 21/9/2010, tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) Unilever đã kết
thỏa thuận ghi nhớ thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cung ứng nguyên vật liệu giữa hai
công ty. Mục tiêu của Thoả thuận ghi nhớ này nhằm đưa Vinachem trở thành nhà
cung cấp chiến lược một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu của Unilever, bên cạnh
mối quan hệ hợp tác dài hạn sản xuất gia công chế biến hiện giữa Unilever các
công ty con thuộc tập đoàn hóa chất Vinachem, hiện đang được hai bên thực hiện thành
công. Theo nội dung căn bản của Thoả thuận ghi nhớ, Unilever sẽ trợ giúp cùng hợp
tác với Vinachem phát triển sản xuất cung ứng các nguyên liệu chính ngay tại Việt
Nam, qua đó giảm lệ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu đồng
thời giúp cải thiện giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các bên.
+ Tại Việt Nam, hiện nay Unilever đang mua một số nguyên liệu chính từ Vinachem
các công ty thành viên của Vinachem. Tuy nhiên một số nguyên liệu chính khác như
LAB, Sodium sulphate, Soda Ash Light, Sorbitol Zeolite vẫn phải nhập khẩu, với giá
trị ước tính trên 100 triệu USD/năm. vậy Vinachem các đơn vị thành viên của
Vinachem hợp tác với Unilever để phát triển sản xuất những nguyên liệu này tại Việt
nam lợi ích của cả hai bên. Hai bên sẽ cùng nhau phát triển kế hoạch sản xuất cung
ứng trên sở giá cung ứng cạnh tranh nhu cầu sử dụng thực tế trong tương lai. Việc
Unilever Việt Nam một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu ổn định chủ động đã
giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, ít bị ảnh hưởng khi thị trường
nguyên vật liệu biến động để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty
tại thị trường Việt Nam.
9
NHÓM 5
-
Các nhà cung cấp khác: Hiện nay, Unilever Việt Nam có khoảng 76 nhà cung
cấp nguyên vật liệu, 54 nhà cung ứng bao bì và đang sử dụng khoảng 60% nguyên vật
liệu và 100% bao bì sản xuất trong nước.
2.2.
Nhà sản xuất
-
Nhà sản xuất chính: Nhà máy Unilever Việt Nam tại Củ Chi.
-
Vị trí trong chuỗi: Khu liên hợp nhà máy của Unilever Việt Nam tại Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh được đánh giá một trong những cụm nhà máy vận hành hiệu quả
nhất của Unilever toàn cầu giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của
Unilever tại Việt Nam.
-
Vai trò trong chuỗi: Đây là một trong những nhà máy sản xuất sản phẩm tẩy rửa
gia dụng dạng lỏng lớn nhất của Unilever trong khu vực châu Á, với hệ thống bồn khuấy
trộn theo tiêu chuẩn của Unilever thiết kế tiêu chuẩn quốc tế, khả năng sản xuất
trên 5 triệu sản phẩm/ngày. Nhà máy được trang bị các thiết bị sản xuất tiên tiến, đáp
ứng những yêu cầu tiêu chuẩn cao nhất của Unilever về mặt chất lượng sản phẩm,
bảo đảm an toàn và thân thiện với môi trường.
Đến nay, Unilever đã đầu hơn 60 triệu USD cho nhà máy Unilever Việt Nam tại
huyện Củ Chi, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.300 công nhân và nhân viên văn phòng;
hợp tác với 85 nhà cung cấp nguyên vật liệu dịch vụ trong nước, qua đó tạo công ăn
việc làm cho hơn 10.000 công nhân của các đối tác đang làm việc với Unilever Việt
Nam. Nhà máy sở hữu dây chuyền công nghệ sản xuất, đóng gói hiện đại chuyên
nghiệp vào bậc nhất trên thế giới để làm ra những sản phẩm cung cấp cho cuộc sống
hàng ngày như: Omo, Sunlight, Clear, P/S, Knorr...
-
Các nhà sản xuất khác: Ngoài nhà máy sản xuất chính tại huyện Củ Chi thì
Unilever Việt Nam hiện nay còn nhà máy tại Nội, Thủ Đức khu công nghiệp
Biên Hoà.
2.3.
Nhà phân phối
-
Nhà phân phối chính: Trung tâm phân phối Unilever Việt Nam tại tỉnh Bình
Dương
10
NHÓM 5
-
Vị trí trong chuỗi: trung tâm phân phối chính của Unilever Việt Nam
trung m phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất tại Khu công nghiệp Việt Nam -
Singapore (VSIP) tại tỉnh Bình Dương.
-
Vai trò trong chuỗi: Đây trung tâm phân phối hàng hóa lớn nhất Việt Nam với
tổng diện tích kho bãi lên đến 10 ha. Hiện nay đã hoàn thiện giai đoạn 1 trên diện tích
60.000 m2 với tổng giá trị xây dựng 12 triệu USD, trong đó diện tích nhà kho 33.000
m2, sức chứa 20.000 tấn công suất thể đạt đến 2.000 tấn/ngày. Trung tâm phân
phối vừa có diện tích lớn nhất lại vừa có trang thiết bị cách bố trí, sắp xếp điều hành
hiện đại nhất Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu về lưu kho phân phối ngày càng lớn
của Unilever Việt Nam, giúp các sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng một
cách nhanh chóng. Trung tâm phân phối này sẽ giúp Unilever Việt Nam tăng cường khả
năng phục vụ tốt nhất cho khách hàng và người tiêu dùng, hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
kinh doanh của công ty. Đồng thời trung tâm còn đáp ứng sự tăng trưởng nhanh về dịch
vụ cung ứng hậu cần của Unilever trong những năm tới cung cấp dịch vụ trong 3 lĩnh
vực chính: phân phối sản phẩm cho khách hàng khu vực phía Nam, trung chuyển hàng
từ Thành phố Hồ Chí Minh ra 2 trung tâm phân phối của Unilever tại Đà Nẵng Bắc
Ninh; xuất khẩu hàng đi 18 nước trên thế giới như Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Đài
Loan, New Zealand, ...
-
Các nhà phân phối khác:
+ Unilever hệ thống nhà phân phối rộng khắp toàn quốc trên 63 tỉnh thành, đặc
biệt tại các tỉnh thành lớn như Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,
Quảng Ninh. Hiện nay có khoảng 150 nhà phân phối lớn và hơn 300.000 cửa hàng bán
buôn, bán lẻ. Nhà phân phối Unilever tại thành phố Hồ Chí Minh hiện là mạng lưới đa
kênh rộng nhất thị trường Việt Nam. Hiện tại, kênh phân phối hàng hóa của Unilever
bao gồm hệ thống phân phối của công ty các nhà phân phối đối tác. Mỗi một tỉnh
thành sẽ từ 2 đến 3 nhà phân phối đối tác cùng với đội ngũ sales giám sát của
Unilever nắm bắt thị trường. Đối với các thành phố lớn thì số lượng nhà phân phối sẽ
nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu.
11
NHÓM 5
+ Unilever chọn hướng đi outsourcing hệ thống phân phối của mình với đối tác
tập đoàn Linfox của Australia. Đánh dấu cho sự hợp tác này đó việc chuyển giao toàn
bộ nhà xưởng, lực lượng lao động tại 3 trung tâm phân phối chính của Unilever tại Bắc
Ninh, Đà Nẵng và VSIP Bình Dương.
+ Trong phân phối hàng hóa cho các nhà bán buôn Unilever đã thực hiện vi tính
hóa toàn bộ các hoạt động giao nhận hàng của mình. Với việc ứng dụng thành công
hình VMI e-Order cho các key account, giúp giảm lượng tồn kho đáng kể của đối
tác, giúp giải bài toán nan giải về tồn kho của các nhà bán buôn hiện nay.
2.4.
Khách hàng
Khách hàng đối tượng cuối cùng trong chuỗi cung cứng, họ người sẽ tiêu thụ
các hàng hóa. Đối với Unilever, họ luôn “Đặt con người lên hàng đầu” trụ cột đầu
tiên. Điều này không nghĩa người mua sắm hay người tiêu dùng, thương hiệu
tập trung vào những con người thực với cuộc sống thực, nhu cầu và ước mơ.
Khách hàng của Unilever thể được phân chia thành c phân loại khác nhau về
độ tuổi, mức lương những Unilever thể cung cấp cho họ. Khách hàng của
Unilever thuộc mọi lứa tuổi: phân khúc nhân gia đình nhóm tuổi từ 14-50
mức thu nhập từ trung bình đến cao; phân khúc mục tiêu của Unilever những người
ý thức về sức khỏe sắc đẹp; đối với nhóm tuổi của bộ phận thức ăn thì bắt đầu từ
12
NHÓM 5
5 tuổi và xu hướng dành cho các loại thức ăn ngon và bổ dưỡng. Hầu hết các sản
phẩm của Unilever nhận được sự quan tâm lớn từ những khách hàng ghé thăm các cửa
hàng thông thường như tạp hóa,....
3.
Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của chuỗi cung ứng
3.1.
Điểm mạnh
Unilever một thương hiệu chuỗi cung ứng mạnh, được phản ánh bởi điểm số bình
chọn hàng đầu của các chuyên gia dành cho thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đến từ Hà
Lan này. Unilever cùng đồng thời nhận được 10 điểm hoàn hảo cho trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp (CSR).
Áp dụng khoa học thuật vào sản xuất: Một điểm sáng của Unilever trong quản
chuỗi cung ứng chính tự động hóa quy trình rô-bốt (RPA) hỗ trợ quá trình từ lúc đặt
hàng cho đến lúc thanh toán, liên tục từ các điểm kiểm soát dịch vụ khu vực. Với hơn
20 các bốt đã tự động hóa hàng trăm quy trình, với lộ trình tiếp tục, phát triển mở
rộng mô hình này trong tương lai.
Mạng lưới phân phối rộng: một nhà chuyên bán lẻ các sản phẩm hàng tiêu dùng,
Unilever có thể phát triển các kênh phân phối của mình tới mọi ngóc ngách địa trên
toàn thế giới. thể nói rằng, mọi khu vực địa trên thế giới đều bao phủ các mặt hàng
thương hiệu Unilever, đây thực sự là một thế mạnh lớn của thương hiệu này.
Nhà sản xuất trải dài trên khắp thế giới: Unilever lợi thế cạnh tranh khác biệt so
với đối thủ cạnh tranh gần nhất. Procter and Gamble giá cả linh hoạt. Chuyên môn
trong các kênh phân phối thể tiếp cận mọi ngóc ngách trên toàn cầu. Công ty phát
hiện thế mạnh của mình trong việc tận dụng lợi thế. Quy phát sinh từ bề rộng hoạt
động cũng như sự hiệp lực giữa nhiều sở sản xuất. Tổng cộng 270 địa điểm trên
khắp thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
3.2.
Điểm yếu
Mặc vị thế mạnh trên thị trường, tuy nhiên Unilever cũng những điểm yếu
làm hạn chế tiềm năng phát triển của công ty.
13
NHÓM 5
Sự phụ thuộc rất lớn vào các nhà bán lẻ: Giống như các nhà sản xuất hàng tiêu
dùng khác, Unilever đang phải phụ thuộc vào mạng lưới các nhà bán lẻ để phân phối
sản phẩm của mình. Vậy nên hành vi của người mua, quyết định của người mua đang bị
chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà bán lẻ. Và hiện nay, các cửa hàng bán lẻ lớn
đang có xu hướng xây dựng thương hiệu riêng của họ thay vì phụ thuộc vào nhiều nhà
cung cấp. Unilever phụ thuộc vào các nhà bán lẻ này để tạo ra lợi nhuận cho nên đây
một mối đe dọa lớn cho công ty trong thời gian tới.
Sản phẩm dễ bị bắt chước bị thay thế: Unilever chuyên cung cấp các sản phẩm
hàng tiêu dùng nên rất dễ bị bắt chước hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng
tương tự. Đặc biệt tại các địa phương thì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản
phẩm tự nhiên, mang tính chất truyền thống giá rẻ nên việc các mặt hàng tiêu dùng của
Unilever bị thay thế là hoàn toàn có thể xảy ra.
III. TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.
1.
Lợi ích của cộng tác trong chuỗi cung ứng?
Cộng tác một thỏa thuận kinh doanh đòi hỏi sự cam kết lâu dài đầu thỏa
đáng cho các thành viên trong chuỗi trong quá trình xây dựng mối quan hệ giữa các
thành viên trong chuỗi.
Khi cộng tác hiệu quả đem lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham dự.
+ Cộng tác thể giúp việc thâm nhập thị trường mới nhanh hơn, tăng tính linh
hoạt, giúp tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm mà doanh nghiệp chưa có.
+ Cộng tác làm giảm chi phí, tăng doanh thu hoặc cả hai.
Tuy nhiên, khi các thành viên trong chuỗi cung ứng cộng tác, các quan hệ cộng tác
đều chủ yếu dựa trên các giao dịch mua bán một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Do đó,
tùy thuộc vào vị trí trong giao dịch, doanh nghiệp sẽ vai trò khách hàng hay n
cung cấp, những lợi ích này cũng thay đổi tùy thuộc họ nắm giữ trong giao dịch. Ta
có bảng thể hiện lợi ích mà các bên nhận được trong cộng tác:
14
NHÓM 5
Khách hàng
Nhà cung cấp vật liệu
Nhà cung cấp dịch vụ
+ Giảm dự trữ thành phẩm.
+ Giảm chi phí quản đơn
hàng.
+ Giảm dự trữ vật liệu.
+ Giảm tình trạng hết
hàng.
+ Giao hàng nhanh tin
cậy hơn.
+ Chi phí vận chuyển thấp.
+ Tăng doanh thu.
+ Chi phí kho bãi thấp.
+ Chi phí vốn thấp hơn.
+ Tăng lợi nhuận.
+ Dự báo tốt hơn.
+ Chi phí sở hữu vật liệu
thấp thấp.
+ Chi phí cố định thấp hơn.
+ Giảm khấu hao tài sản.
+ Phân bổ ngân sách tốt hơn.
Ngoài ra, cộng tác còn hỗ trợ rất hiệu quả cho các chức năng chuỗi cung ứng như
quá trình mua hàng, quản lý dự trữ, sản xuất,...
Hiện nay, hàng ngàn doanh nghiệp trên thế giới, trong đó cả các doanh nghiệp
lớn như P&G, Walmart, GSK đang sử dụng hình cộng tác CPFR đạt được những
thành công rực rỡ. Trong đó:
hình CPFR quá trình cộng tác theo đó các đối tác kinh doanh trong chuỗi
cung ứng thể phối hợp nhằm lập ra kế hoạch cho các công tác bản trong chuỗi
cung ứng như sản xuất, phân phối vật tư, nguyên liệu, phân phối sản phẩm tới khách
hàng cuối cùng.
hình CPFR đem lại đồng thời lợi ích cho cả các bên tham gia hợp tác trong cùng
hình này. Lợi ích của CPFR được biểu hiện như sau:
-
Nhà bán lẻ: tỷ lệ sử dụng kho tốt hơn 2-8%, mức độ tồn kho thấp hơn 10-40%,
doanh số tăng 5-20%, chi phí hậu cần thấp hơn 3-4%.
-
Nhà sản xuất: mức tồn kho thấp hơn 10-40%, chu kỳ đặt hàng nhanh hơn 12-
30%, doanh thu tăng 2-10%, dịch vụ tới khách hàng tốt hơn 5-10%.
Ngoài ra CPFR cũng đem đến một số lợi ích khác như:
15
NHÓM 5
-
Bằng cách đảm bảo truyền thông xuyên suốt từ cuối cùng đến đầu ra, sự xuất
hiện của “hiệu ứng Bullwhip” được ngăn chặn do đó làm giảm mức tồn kho trong chuỗi.
Nó cũng cho phép các đối tác hình dung bức tranh lớn hơn về toàn bộ chuỗi cung ứng
SCM chứ không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp của họ.
-
Khi hợp tác với đối tác được bắt đầu ngay từ khi lập kế hoạch đến giai đoạn bổ
sung, toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ có một vị trí tốt hơn để đáp ứng các tình huống
đặc biệt, làm cho trở thành chủ động hơn chứ không phải một phản ứng thụ
động.
-
Kết nối các hoạt động bán hàng tiếp thị tốt nhất để cung cấp quá trình lập kế
hoạch và thực hiện chuỗi.
-
Mục tiêu tăng tính sẵn sàng cho khách hàng đồng thời giảm chi phí hàng tồn
kho, vận chuyển và chi phí logistics.
-
Trên một mức trừu tượng hơn, CPFR nhằm tạo ra một môi trường tin cậy giữa
các đối tác thương mại, nơi được biết đến lợi ích của chia sẻ thông tin. Vai trò
của CPFR trong các giai đoạn khác nhau của hoạt động chuỗi cung ứng được thể
hiện trong hình dưới đây:
hình CPFR làm giảm tác động của hiệu ứng Bullwhip.
2.
Cách thức xác định các mức độ quan hệ cộng tác phù hợp với các đối tác
trong chuỗi cung ứng.
2.1.
Cách thức xác định mối quan hệ phù hợp
Như nguyên tắc Pareto (Nguyên tắc 80-20) được nhà kinh tế học người Ý Vilfredo
Pareto phát hiện ra vào thế kỷ 19 khi nghiên cứu các vấn đề về kinh tế đã chỉ ra
16
NHÓM 5
rằng: Khoảng 80% kết quả do 20% nguyên nhân gây ra. Xuất phát điểm từ lĩnh
vực kinh tế, nguyên tắc này rất nhanh được chứng minh kiểm chứng tại các lĩnh vực
khác như kinh doanh, sản xuất hay thậm chí trong tự nhiên. Áp dụng nguyên tắc
Pareto vào lợi ích nhận được của doanh nghiệp trong cộng tác ta thể thấy rằng: 80%
lợi ích doanh nghiệp nhận được chỉ đến từ 20% khách hàng thân thiết, trong khi 20%
lợi ích còn lại cần đến 80% tất cả khách hàng của doanh nghiệp đó, do vậy, doanh nghiệp
cần nhìn nhận kỹ càng trong các mối quan hệ để đưa ra quyết định đúng đắn về thái độ
và hành động, qua đó đem về lợi ích lớn nhất cho mình.
4 mức độ cộng tác theo độ thân thiết từ thấp đến cao lần lượt là:
-
Cộng tác giao dịch.
-
Cộng tác hợp tác.
-
Cộng tác phối hợp.
-
Cộng tác đồng bộ.
Để biết được mức độ cộng tác nào phù hợp với lợi ích của mình, doanh nghiệp
thể xem xét các yếu tố sau:
-
Tầm quan trọng về mặt chiến lược: Quy mô, doanh số, công nghệ, kinh
nghiệm, nguyên vật liệu/dịch vụ, vị trí trên thị trường,...
-
Sự phù hợp về mặt văn hóa: Bộ máy nhân sự và các giá trị của công ty phù
hợp tương thích với đối tác hay không? Làm việc cùng nhau đồng thuận
được hay không? cam kết bình đẳng trong quan hệ cộng tác hay không,
ngay cả khi điều kiện kinh doanh có thể thay đổi?
-
Sự phù hợp về mặt tổ chức: Đối tác thể đáp ứng nhanh chóng đầy đủ với
các yêu cầu về thông tin nguyên vật liệu? Đối tác đủ linh hoạt để thích
ứng với những biến động về cung cầu trên thị trường? dành lực lượng
nhân sự đủ lớn với vai trò trách nhiệm cụ thể để quản một mối quan hệ
lâu dài hay không?
-
Sự phù hợp về mặt công nghệ: Hệ thống quy trình của doanh nghiệp
tương thích dễ dàng tích hợp với đối tác hay không? Các bên cùng trình
độ công nghệ hay không? Đối tác thể cung cấp dữ liệu phù hợp thể
tích hợp được hay không?
17
NHÓM 5
-
Quyết định lựa chọn đối tác được tiến hành phức tạp hơn khi cần thiết phải
đánh giá các tiêu chí lựa chọn theo hai chiều: Loại quan hệ (khách hàng, nhà
cung cấp hàng hóa hay cung cấp dịch vụ) kiểu cộng tác (giao dịch, hợp tác,
phối hợp và đồng bộ).
2.2.
Yêu cầu cộng tác thành công:
Để cộng tác được thành công hiệu quả nhất, sự cộng tác của chuỗi cung ứng phải
đáp ứng được đầy đủ 5 yêu cầu nền tảng. Bên cạnh việc cần xác định mối quan hệ phù
hợp như ở mục 2.1. , doanh nghiệp cần đáp ứng được 4 yêu cầu nữa như sau:
-
Thực hành tốt công tác nội bộ
Cộng tác nội bộ giúp tạo ra sự thuần thục của doanh nghiệp về liên kết các quy trình,
hệ thống cấu tổ chức trong một môi trường ít rủi ro. Thành công trong cộng tác
nội bộ một bằng chứng cho thấy lợi ích từ sự cộng tác doanh nghiệp sẵn sàng theo
đuổi. Cộng tác nội bộ đem lại lợi thế cạnh tranh và đặt nền móng cho cộng tác ra bên
ngoài.
-
Chia sẻ lợi ích, thành công rủi ro
Chia sẻ lợi ích thành công cách tốt nhất để phân phối các lợi ích tài chính từ
một mối quan hệ cộng tác. Việc chia sẻ thành quả còn động lực giúp cho quá trình
công tác liên tục giảm chi phí và được cải tiến.
-
Tin ng chia sẻ thông tin
Cộng tác hiệu quả phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ, sự chia sẻ thông tin
lợi ích thu được khi mối quan hệ tiến triển. nhiều do khiến các doanh nghiệp
ngần ngại cung cấp chia sẻ thông tin tầm chiến lược. Do đó, cần tạo mối quan hệ
đối tác kết hợp với các phương án tự bảo vệ. Các mối quan hệ cộng tác nên một hợp
đồng, hay thỏa thuận bảo mật, chỉ ra cấp độ bảo vệ dữ liệu hợp pháp.
-
ng dụng công nghệ để hỗ trợ các mối quan hệ hợp tác
18
NHÓM 5
Công nghệ giúp công ty giao tiếp dễ dàng hơn với các đối tác trong chuỗi cung
ứng. Công nghệ tuy không phải yếu tố quyết định thành công, nhưng yếu tố sức
mạnh to lớn để triển khai các mối quan hệ cộng tác nhanh chóng và đồng bộ nhất.
3.
Những dụ về cộng tác mức độ cộng tác của Unilever Việt Nam.
3.1.
Sự cộng tác bền vững giữa Unilever Vinachem
thể nói một trong những đối tác u dài toàn diện của Unilever Việt Nam phải
kể đến công ty hóa chất Việt Nam Vinachem.
Mối quan hệ hợp tác này bắt nguồn từ năm 1999 khi Netco công ty con của
Vinachem ký kết hợp tác gia công chất tẩy rửa cho Unilever cả hai nhà máy tại Biên
Hòa Nội. Đến năm 2010, mối quan hệ hợp tác này được nâng lên một tầm cao
mới khi ký kết thỏa thuận thắt chặt mối quan hệ trong cung cấp nguyên vật liệu.
Việc hợp tác giữa hai tập đoàn này được dựa trên các tiêu chí như sau:
-
Tầm quan trọng về mặt chiến lược:
Quy hợp tác giữa Unilever Vinachem tương đối lớn toàn diện, mang
tính dài hạn, giá trị tiêu thụ xuất khẩu trong ngoài nước của dự án y thể lên
đến 200-250 triệu USD/năm. Cả hai tập đoàn này đều những tập đoàn lớn trong ngành,
chiếm thị phần lớn tại ngành nghề mình đang kinh doanh tại Việt Nam, kinh
nghiệm lâu năm và dây chuyền công nghệ hiện đại.
-
Sự phù hợp về mặt văn hóa:
Mục tiêu của thoả thuận ghi nhớ này nhằm đưa Vinachem trở thành nhà cung
cấp chiến lược một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu của Unilever, bên cạnh mối
quan hệ hợp tác dài hạn sản xuất gia công chế biến hiện giữa Unilever các công
ty con thuộc tập đoàn hóa chất Vinachem, hiện đang được hai bên thực hiện thành công.
Theo nội dung căn bản của thoả thuận ghi nhớ, Unilever sẽ trợ giúp cùng hợp tác với
Vinachem phát triển sản xuất cung ứng các nguyên liệu chính ngay tại Việt Nam, qua
đó giảm lệ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu đồng thời giúp
19
NHÓM 5
cải thiện giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các bên. Như vậy, sự
bình đẳng giữa hai bên đều được đảm bảo, cả hai cùng có lợi.
-
Sự phù hợp về mặt tổ chức:
Vinachem là một doanh nghiệp lớn về hóa chất tại Việt Nam, do vậy tập đoàn này
đủ sở để cam kết để cung cấp đủ nguyên vật liệu theo yêu cầu của Unilever, đồng
thời chia sẻ thông tin chịu trách nhiệm cho mối quan hệ lâu dài giữa hai bên. Hai bên
sẽ cùng nhau phát triển kế hoạch sản xuất cung ứng trên cơ sở giá cung ứng cạnh tranh
và nhu cầu sử dụng thực tế trong tương lai.
-
Sự phù hợp về mặt công nghệ:
Vinachem một doanh nghiệp dày dặn kinh nghiệm, làm chủ được khoa học công
nghệ, triển khai áp dụng khoa học thuật vào sản xuất mạnh mẽ liên tục trong toàn
tập đoàn đã góp phần tích cực đảm bảo sản xuất ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng
đa dạng hóa sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ
môi trường sức khỏe người lao động… những ưu điểm này phù hợp với tầm nhìn của
Unilever, đó làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn, mong muốn tạo ra một tương
lai tốt hơn cho người dân.
Từ phân tích trên, mức độ cộng tác giữa Unilever Vinachem đang mức độ
cao nhất, đó chính cộng tác đồng bộ. Hai bên sự tin tưởng hợp tác lâu dài, cùng
liên minh chiến lược và cùng chia sẻ thông tin với nhau.
ð
Lợi ích của Unilever khi cộng tác với Vinachem:
Bằng việc Unilever Việt Nam một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu ổn định
chủ động. Đã giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, ít bị ảnh hưởng
khi thị trường nguyên vật liệu biến động để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm
của công ty tại thị trường Việt Nam.
3.2.
Sự cộng c giữa Unilever Malloca
20
NHÓM 5
Bên cạnh các mối quan hệ cộng c lâu dài, chặt chẽ đã từ lâu, Unilever cũng
rất tích cực trong việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác của mình, mới đây nhất hợp
tác với công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị nhà bếp Malloca vào tháng 1/2021.
Theo nội dung kết, Malloca sẽ hợp tác phân phối đến người tiêu dùng những sản
phẩm từ Unilever (OMO, Comfort, Sunlight, Cif) cùng các sản phẩm của Malloca (máy
giặt, máy sấy, máy rửa chén, bếp, vi sóng…). Đồng thời, phía Unilever sẽ cung cấp
combo sản phẩm do Malloca đặt riêng bao gồm OMO + Comfort, viên máy rửa chén
Sunlight, Cif xịt thiên nhiên, Cif kem đa năng và khăn lau đa năng…
Đây hợp tác song phương đều lợi mang tính chiến lược lâu dài.
-
Tin tưởng, chia sẻ lợi ích rủi ro: Unilever Việt Nam đánh giá cao khi hợp tác
với Malloca để mang đến những sản phẩm chất lượng nhất. Trong thời gian tới,
Malloca và Unilever cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực sáng tạo, nâng cao dịch vụ, phát
triển sản phẩm tiện ích cũng như đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người tiêu
dùng.
-
Phù hợp về mặt văn hóa: Gần 20 năm mặtViệt Nam, Malloca thiết bị nhà
bếp nổi bật với những sản phẩm tinh tế mang phong cách châu Âu. Unilever
một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm
chăm sóc nhân, chăm sóc gia đình thực phẩm. Thỏa thuận hợp tác lâu dài
giữa thiết bị nhà bếp Malloca Unilever Việt Nam đánh dấu một hướng đi mới,
giúp hai bên chủ động phát huy những ưu thế và khả năng của hai bên.
Tóm lại, đối với một doanh nghiệp lớn như Unilever, việc cộng tác cùng quan
trọng, là một trong những yếu tố tạo nên chỗ đứng hiện nay của Unilever tại thị trường
Việt Nam.
21
NHÓM 5
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Unilever Việt Nam, nhóm
chúng em nhận thấy được vai trò hết sức quan trọng của chuỗi cung ứng nói chung
chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam nói riêng. Doanh nghiệp đã những chiến lược
rất hợp khôn khéo trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của mình. Hoạt động
chuỗi cung ứng của doanh nghiệp giúp liên kết giữa nhà cung cấp, đối tác, khách hàng
với doanh nghiệp một cách chặt chẽ, nhờ đó doanh nghiệp thể dự báo cũng như
nắm bắt chính xác những nhu cầu phức tạp của khách hàng rồi từ đó đề ra chiến lược
hợp cho từng thời kỳ. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang đã đang
diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, khi dường như mọi hoạt động trung
chuyển hàng hóa bị đọng chưa từng thấy. Việc doanh nghiệp đang làm khá tốt trong
quản trị chuỗi chứng tỏ vai trò của các thành phần trong chuỗi được phát huy hiệu quả,
cũng như sự cộng tác giữa các thành phần.
Trong tương lai, như đã nói trên, sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt sẽ đòi hỏi
doanh nghiệp phải những bước đi thật vững chãi và hợp trong khâu quản lý chuỗi
cung ứng để ứng phó với sự biến đổi không ngừng từ thị trường cũng như khách hàng
để có thể thành công hơn nữa.
22
NHÓM 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, PGS.TS An Thị Thanh Nhàn, Nhà xuất bản
Thống Kê, 2021.
2.
Trang chủ tập đoàn Unilever Việt Nam, https://www.unilever.com.vn/
3.
Trang chủ tập đoàn hóa chất Việt Nam, http://www.vinachem.com.vn/
23
| 1/23

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế
——&——
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER.
LỢI ÍCH CỦA HỢP TÁC CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ HỢP
TÁC PHÙ HỢP GIỮA CÁC ĐỐI TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
NHÓM : 5
LỚP HỌC PHẦN : 2168BLOG1721
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY : PHẠM VĂN KIỆM
Nội, tháng 10 năm 2021 NHÓM 5
DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT
TÊN THÀNH VIÊN CHỨC VỤ NHIỆM VỤ 41 Phạm Công Khanh Thành viên Powerpoint 42 Nguyễn Hà Lam Thành viên Thuyết trình 43 Nguyễn Hà Lan Thành viên Thuyết trình 44 Nguyễn Thị Ngọc Lan Nhóm trưởng Tài liệu 45 Bùi Phương Lê Thành viên Tài liệu 46 Trần Thị Phương Lê Thành viên Tài liệu 47 Hoàng Thị Linh Thành viên Word 48 Nguyễn Khánh Linh Thành viên Tài liệu 49 Nguyễn Thị Diệu Linh Thành viên Tài liệu 50 Phạm Hoài Linh Thành viên Powerpoint 2 NHÓM 5 MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 5
I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER ...................................................... 5
1. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Unilever .................................................... 5
2. Tầm nhìn sứ mệnh ....................................................................................... 6
II. MÔ HÌNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
UNILEVER VIỆT NAM
............................................................................................ 8
1. Mô hình chuỗi cung ứng Unilever Việt Nam ................................................. 8
2. Các thành phần của chuỗi cung ứng ............................................................... 8
2.1. Nhà cung cấp .................................................................................................. 8
2.2. Nhà sản xuất ................................................................................................. 10
2.3. Nhà phân phối .............................................................................................. 10
2.4. Khách hàng ................................................................................................... 12
3. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng .................................. 13
3.1. Điểm mạnh .................................................................................................... 13
3.2. Điểm yếu ....................................................................................................... 13
III. TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ CHUỖI CUNG ỨNG. ............................................. 14
1. Lợi ích của cộng tác trong chuỗi cung ứng? ................................................ 14
2. Cách thức xác định các mức độ quan hệ cộng tác phù hợp với các đối tác
trong chuỗi cung ứng
............................................................................................ 16
2.1. Cách thức xác định mối quan hệ phù hợp ................................................... 16
2.2. Yêu cầu cộng tác thành công: ....................................................................... 18
3. Những ví dụ về cộng tác và mức độ cộng tác của Unilever Việt Nam ....... 19
3.1. Sự cộng tác bền vững giữa Unilever và Vinachem ....................................... 19
3.2. Sự cộng tác giữa Unilever và Malloca ......................................................... 20
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 23 3 NHÓM 5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, quy mô nền
kinh tế ngày càng mở rộng, cùng với đó là mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt. Đồng
nghĩa với việc sẽ có nhiều thách thức hơn cho các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh
phát triển, tạo và khẳng định vị thế của mình trong “chiến trường” này. Do đó, tối ưu
hóa sản xuất kinh doanh là ưu tiên hàng đầu mà cách doanh nghiệp cần hướng đến.
Trong số đó, việc tối ưu hóa hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò hết
sức quan trọng, quyết định phần nào sự thành công của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá
nhân, gia đình và thực phẩm, Unilever Việt Nam đã thành công xây dựng cho mình
một chuỗi cung ứng linh hoạt và hiệu quả. Vậy vị trí và và vai trò của các thành viên ra
sao trong việc xây dựng nên thành công của cả chuỗi cung ứng của Unilever? Từ đó
đặt ra những câu hỏi về lợi ích và mức độ hợp tác phù hợp giữa các đối tác trong chuỗi
cung ứng để đem về hiệu quả lớn nhất?
Để trả lời những câu hỏi nêu trên, nhóm 5 chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Vai trò và vị trí của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Unilever.
Lợi ích và mức độ phù hợp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng”. 4 NHÓM 5
PHẦN NỘI DUNG I.
GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER 1.
Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Unilever
Ø Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các
sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm.
- Thời gian thành lập: ngày 2 tháng 9 năm 1929.
- Là sự hợp nhất của nhà sản xuất bơ thực vật Hà Lan Margarine Unie và nhà sản
xuất xà phòng Anh Lever Brothers.
- Trụ sở chính: London và Rotterdam.
- Hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Có tới hơn 400 thương hiệu (Lifebuoy, Sunsilk, Knorr, Dove, Lux, Sunlight,
Pepsodent, Surf, Rexona, Vim, Brooke Bond, Close Up, Lipton,…)
Ø Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam:
- Unilever bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995.
- Địa chỉ: A2-3, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh. 5 NHÓM 5
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều
thành tựu lớn tại Việt Nam. Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn
300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500
người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối.
Với doanh mục các sản phẩm trải dài trên các ngành hàng khác nhau từ các sản
phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, chăm sóc răng miệng cho đến các sản phẩm nổi tiếng
chăm sóc nhà cửa và cả thực phẩm; Unilever thực sự là một “ông lớn” trong lĩnh vực
FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) tại thị trường Việt Nam hiện nay.
Việc quản lý hậu cần phải luôn linh động, có mức độ khả chuyển cao để có thể đáp
ứng mức độ cạnh tranh cao, thay đổi liên tục của thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo
được mức độ tổn thất, mức độ tồn kho là thấp nhất, mức độ đáp ứng được nhu cầu khách hàng là cao nhất.
Với những thách thức không nhỏ như vậy cho thấy mức độ phức tạp của Chuỗi
Cung Ứng mà Unilever đang sở hữu. 2.
Tầm nhìn và sứ mệnh
- Sứ mệnh của Unilever:
Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của
Unilever là “To add vitality to life” – có nghĩa là: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống,
và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này. Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilever
muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình.
Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm của Unilever
khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích đó là mang lại
sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người. Minh chứng cho điều này là những
nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho
đến trà như Omo, Dove, Close-up, Lipton, … 6 NHÓM 5
- Tầm nhìn của Unilever:
Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được
xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu. Về tầm nhìn của Unilever toàn
cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn chính là phát
triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môi
trường. Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt
hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có
khả năng phục vụ được xã hội. Điều này cũng lý giải cho sự hình thành của Kế Hoạch
Phát Triển Bền Vững mà Unilever đã triển khai năm 2010, trong đó Unilever cố gắng
tách biệt giữa sự phát triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời
gia tăng sức ảnh hưởng tích cực lên xã hội.
Trong đó, tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam chính là làm cho cuộc sống của
người Việt tốt hơn. Unilever đến Việt Nam với mong muốn tạo ra một tương lai tốt
hơn cho người dân nơi đây. Thông qua những sản phẩm của mình, Unilever muốn
giúp người Việt có cuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe, ngoại hình cho đến tinh
thần, giúp họ tận hưởng cuộc sống và dịch vụ tốt cho bản thân cũng như mọi người
xung quanh. Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi người để chung tay
xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. 7 NHÓM 5 II.
MÔ HÌNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG UNILEVER VIỆT NAM 1.
Mô hình chuỗi cung ứng Unilever Việt Nam 2.
Các thành phần của chuỗi cung ứng
2.1. Nhà cung cấp
- Nhà cung cấp chính: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem).
- Vị trí trong chuỗi: Vinachem là nhà cung cấp chiến lược và là một phần của chuỗi
cung ứng toàn cầu của Unilever. Bên cạnh mối quan hệ hợp tác dài hạn sản xuất gia
công chế biến hiện có thì mối quan hệ giữa Unilever và các công ty con thuộc tập đoàn
hóa chất Vinachem cũng đang được hai bên thực hiện thành công.
- Vai trò trong chuỗi:
+ Vào năm 1999, NETCO là thành viên của VINACHEM (Tập đoàn hóa chất Việt
Nam) bắt đầu hợp tác gia công sản phẩm chất tẩy rửa (Bột giặt, Nước rửa chén, Nước 8 NHÓM 5
lau sàn nhà) cho Unilever ở cả 2 nhà máy: Biên Hòa và Hà Nội. Việc hợp tác toàn
diện với Unilever trên tất cả các lĩnh vực: Kỹ thuật, sản xuất, công nghệ, đào tạo huấn
luyện để sản xuất các sản phẩm giặt rửa cho thị trường nội địa. Các công ty thành viên
của Vinachem đã trở thành một phần không thể tách rời của mối quan hệ Unilever Việt
Nam - Vinachem ngay từ ngày đầu tiên hợp tác, cũng như trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Unilever Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác giữa Unilever và các công ty thành
viên Vinachem, nhìn ở góc độ rộng hơn, đã góp phần hỗ trợ công ty tăng cường năng
lực cạnh tranh, kể cả việc tự phát triển những nhãn hiệu riêng ngay từ thời gian đầu và
sẽ được tiếp tục thực hiện trong tương lai.
+ Ngày 21/9/2010, tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Unilever đã ký kết
thỏa thuận ghi nhớ thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cung ứng nguyên vật liệu giữa hai
công ty. Mục tiêu của Thoả thuận ghi nhớ này là nhằm đưa Vinachem trở thành nhà
cung cấp chiến lược và là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu của Unilever, bên cạnh
mối quan hệ hợp tác dài hạn sản xuất gia công chế biến hiện có giữa Unilever và các
công ty con thuộc tập đoàn hóa chất Vinachem, hiện đang được hai bên thực hiện thành
công. Theo nội dung căn bản của Thoả thuận ghi nhớ, Unilever sẽ trợ giúp và cùng hợp
tác với Vinachem phát triển sản xuất và cung ứng các nguyên liệu chính ngay tại Việt
Nam, qua đó giảm lệ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu và đồng
thời giúp cải thiện giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các bên.
+ Tại Việt Nam, hiện nay Unilever đang mua một số nguyên liệu chính từ Vinachem
và các công ty thành viên của Vinachem. Tuy nhiên một số nguyên liệu chính khác như
LAB, Sodium sulphate, Soda Ash Light, Sorbitol và Zeolite vẫn phải nhập khẩu, với giá
trị ước tính trên 100 triệu USD/năm. Vì vậy Vinachem và các đơn vị thành viên của
Vinachem hợp tác với Unilever để phát triển và sản xuất những nguyên liệu này tại Việt
nam vì lợi ích của cả hai bên. Hai bên sẽ cùng nhau phát triển kế hoạch sản xuất cung
ứng trên cơ sở giá cung ứng cạnh tranh và nhu cầu sử dụng thực tế trong tương lai. Việc
Unilever Việt Nam có một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu ổn định và chủ động đã
giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, ít bị ảnh hưởng khi thị trường
nguyên vật liệu biến động để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty
tại thị trường Việt Nam. 9 NHÓM 5
- Các nhà cung cấp khác: Hiện nay, Unilever Việt Nam có khoảng 76 nhà cung
cấp nguyên vật liệu, 54 nhà cung ứng bao bì và đang sử dụng khoảng 60% nguyên vật
liệu và 100% bao bì sản xuất trong nước.
2.2. Nhà sản xuất
- Nhà sản xuất chính: Nhà máy Unilever Việt Nam tại Củ Chi.
- Vị trí trong chuỗi: Khu liên hợp nhà máy của Unilever Việt Nam tại Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những cụm nhà máy vận hành hiệu quả
nhất của Unilever toàn cầu và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của Unilever tại Việt Nam.
- Vai trò trong chuỗi: Đây là một trong những nhà máy sản xuất sản phẩm tẩy rửa
gia dụng dạng lỏng lớn nhất của Unilever trong khu vực châu Á, với hệ thống bồn khuấy
trộn theo tiêu chuẩn của Unilever và thiết kế tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng sản xuất
trên 5 triệu sản phẩm/ngày. Nhà máy được trang bị các thiết bị sản xuất tiên tiến, đáp
ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn cao nhất của Unilever về mặt chất lượng sản phẩm,
bảo đảm an toàn và thân thiện với môi trường.
Đến nay, Unilever đã đầu tư hơn 60 triệu USD cho nhà máy Unilever Việt Nam tại
huyện Củ Chi, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.300 công nhân và nhân viên văn phòng;
hợp tác với 85 nhà cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước, qua đó tạo công ăn
việc làm cho hơn 10.000 công nhân của các đối tác đang làm việc với Unilever Việt
Nam. Nhà máy sở hữu dây chuyền công nghệ sản xuất, đóng gói hiện đại và chuyên
nghiệp vào bậc nhất trên thế giới để làm ra những sản phẩm cung cấp cho cuộc sống
hàng ngày như: Omo, Sunlight, Clear, P/S, Knorr...
- Các nhà sản xuất khác: Ngoài nhà máy sản xuất chính tại huyện Củ Chi thì
Unilever Việt Nam hiện nay còn có nhà máy tại Hà Nội, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà.
2.3. Nhà phân phối
- Nhà phân phối chính: Trung tâm phân phối Unilever Việt Nam tại tỉnh Bình Dương 10 NHÓM 5
- Vị trí trong chuỗi: Là trung tâm phân phối chính của Unilever Việt Nam và
là trung tâm phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất tại Khu công nghiệp Việt Nam -
Singapore (VSIP) tại tỉnh Bình Dương.
- Vai trò trong chuỗi: Đây là trung tâm phân phối hàng hóa lớn nhất Việt Nam với
tổng diện tích kho bãi lên đến 10 ha. Hiện nay đã hoàn thiện giai đoạn 1 trên diện tích
60.000 m2 với tổng giá trị xây dựng 12 triệu USD, trong đó diện tích nhà kho là 33.000
m2, sức chứa 20.000 tấn và công suất có thể đạt đến 2.000 tấn/ngày. Trung tâm phân
phối vừa có diện tích lớn nhất lại vừa có trang thiết bị và cách bố trí, sắp xếp điều hành
hiện đại nhất Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu về lưu kho và phân phối ngày càng lớn
của Unilever Việt Nam, giúp các sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng một
cách nhanh chóng. Trung tâm phân phối này sẽ giúp Unilever Việt Nam tăng cường khả
năng phục vụ tốt nhất cho khách hàng và người tiêu dùng, hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
kinh doanh của công ty. Đồng thời trung tâm còn đáp ứng sự tăng trưởng nhanh về dịch
vụ cung ứng hậu cần của Unilever trong những năm tới và cung cấp dịch vụ trong 3 lĩnh
vực chính: phân phối sản phẩm cho khách hàng khu vực phía Nam, trung chuyển hàng
từ Thành phố Hồ Chí Minh ra 2 trung tâm phân phối của Unilever tại Đà Nẵng và Bắc
Ninh; xuất khẩu hàng đi 18 nước trên thế giới như Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, New Zealand, ... -
Các nhà phân phối khác:
+ Unilever có hệ thống nhà phân phối rộng khắp toàn quốc trên 63 tỉnh thành, đặc
biệt tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,
Quảng Ninh. Hiện nay có khoảng 150 nhà phân phối lớn và hơn 300.000 cửa hàng bán
buôn, bán lẻ. Nhà phân phối Unilever tại thành phố Hồ Chí Minh hiện là mạng lưới đa
kênh rộng nhất thị trường Việt Nam. Hiện tại, kênh phân phối hàng hóa của Unilever
bao gồm hệ thống phân phối của công ty và các nhà phân phối đối tác. Mỗi một tỉnh
thành sẽ có từ 2 đến 3 nhà phân phối đối tác cùng với đội ngũ sales và giám sát của
Unilever nắm bắt thị trường. Đối với các thành phố lớn thì số lượng nhà phân phối sẽ
nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu. 11 NHÓM 5
+ Unilever chọn hướng đi outsourcing hệ thống phân phối của mình với đối tác là
tập đoàn Linfox của Australia. Đánh dấu cho sự hợp tác này đó là việc chuyển giao toàn
bộ nhà xưởng, lực lượng lao động tại 3 trung tâm phân phối chính của Unilever tại Bắc
Ninh, Đà Nẵng và VSIP Bình Dương.
+ Trong phân phối hàng hóa cho các nhà bán buôn Unilever đã thực hiện vi tính
hóa toàn bộ các hoạt động giao nhận hàng của mình. Với việc ứng dụng thành công mô
hình VMI và e-Order cho các key account, giúp giảm lượng tồn kho đáng kể của đối
tác, giúp giải bài toán nan giải về tồn kho của các nhà bán buôn hiện nay.
2.4. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng cuối cùng trong chuỗi cung cứng, họ là người sẽ tiêu thụ
các hàng hóa. Đối với Unilever, họ luôn “Đặt con người lên hàng đầu” là trụ cột đầu
tiên. Điều này không có nghĩa là người mua sắm hay người tiêu dùng, mà thương hiệu
tập trung vào những con người thực với cuộc sống thực, nhu cầu và ước mơ.
Khách hàng của Unilever có thể được phân chia thành các phân loại khác nhau về
độ tuổi, mức lương và những gì Unilever có thể cung cấp cho họ. Khách hàng của
Unilever thuộc mọi lứa tuổi: phân khúc cá nhân và gia đình có nhóm tuổi từ 14-50 và
mức thu nhập từ trung bình đến cao; phân khúc mục tiêu của Unilever là những người
có ý thức về sức khỏe và sắc đẹp; đối với nhóm tuổi của bộ phận thức ăn thì bắt đầu từ 12 NHÓM 5
5 tuổi và xu hướng dành cho các loại thức ăn ngon và bổ dưỡng. Hầu hết các sản
phẩm của Unilever nhận được sự quan tâm lớn từ những khách hàng ghé thăm các cửa
hàng thông thường như tạp hóa,....
3. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng
3.1. Điểm mạnh
Unilever có một thương hiệu chuỗi cung ứng mạnh, được phản ánh bởi điểm số bình
chọn hàng đầu của các chuyên gia dành cho thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đến từ Hà
Lan này. Unilever cùng đồng thời nhận được 10 điểm hoàn hảo cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).
Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất: Một điểm sáng của Unilever trong quản lý
chuỗi cung ứng chính là tự động hóa quy trình rô-bốt (RPA) hỗ trợ quá trình từ lúc đặt
hàng cho đến lúc thanh toán, liên tục từ các điểm kiểm soát dịch vụ khu vực. Với hơn
20 các rô bốt đã tự động hóa hàng trăm quy trình, với lộ trình tiếp tục, phát triển mở
rộng mô hình này trong tương lai.
Mạng lưới phân phối rộng: Là một nhà chuyên bán lẻ các sản phẩm hàng tiêu dùng,
Unilever có thể phát triển các kênh phân phối của mình tới mọi ngóc ngách địa lý trên
toàn thế giới. Có thể nói rằng, mọi khu vực địa lý trên thế giới đều bao phủ các mặt hàng
thương hiệu Unilever, đây thực sự là một thế mạnh lớn của thương hiệu này.
Nhà sản xuất trải dài trên khắp thế giới: Unilever có lợi thế cạnh tranh khác biệt so
với đối thủ cạnh tranh gần nhất. Procter and Gamble vì giá cả linh hoạt. Chuyên môn
trong các kênh phân phối có thể tiếp cận mọi ngóc ngách trên toàn cầu. Công ty phát
hiện thế mạnh của mình trong việc tận dụng lợi thế. Quy mô phát sinh từ bề rộng hoạt
động cũng như sự hiệp lực giữa nhiều cơ sở sản xuất. Tổng cộng có 270 địa điểm trên
khắp thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
3.2. Điểm yếu
Mặc dù có vị thế mạnh trên thị trường, tuy nhiên Unilever cũng có những điểm yếu
làm hạn chế tiềm năng phát triển của công ty. 13 NHÓM 5
Sự phụ thuộc rất lớn vào các nhà bán lẻ: Giống như các nhà sản xuất hàng tiêu
dùng khác, Unilever đang phải phụ thuộc vào mạng lưới các nhà bán lẻ để phân phối
sản phẩm của mình. Vậy nên hành vi của người mua, quyết định của người mua đang bị
chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà bán lẻ. Và hiện nay, các cửa hàng bán lẻ lớn
đang có xu hướng xây dựng thương hiệu riêng của họ thay vì phụ thuộc vào nhiều nhà
cung cấp. Unilever phụ thuộc vào các nhà bán lẻ này để tạo ra lợi nhuận cho nên đây là
một mối đe dọa lớn cho công ty trong thời gian tới.
Sản phẩm dễ bị bắt chước và bị thay thế: Unilever chuyên cung cấp các sản phẩm
hàng tiêu dùng nên rất dễ bị bắt chước hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng
tương tự. Đặc biệt tại các địa phương thì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản
phẩm tự nhiên, mang tính chất truyền thống giá rẻ nên việc các mặt hàng tiêu dùng của
Unilever bị thay thế là hoàn toàn có thể xảy ra. III.
TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.
1. Lợi ích của cộng tác trong chuỗi cung ứng?
Cộng tác là một thỏa thuận kinh doanh đòi hỏi sự cam kết lâu dài và đầu tư thỏa
đáng cho các thành viên trong chuỗi trong quá trình xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi.
Khi cộng tác hiệu quả đem lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham dự.
+ Cộng tác có thể giúp việc thâm nhập thị trường mới nhanh hơn, tăng tính linh
hoạt, giúp tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm mà doanh nghiệp chưa có.
+ Cộng tác làm giảm chi phí, tăng doanh thu hoặc cả hai.
Tuy nhiên, khi các thành viên trong chuỗi cung ứng cộng tác, các quan hệ cộng tác
đều chủ yếu dựa trên các giao dịch mua bán một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Do đó,
tùy thuộc vào vị trí trong giao dịch, doanh nghiệp sẽ có vai trò là khách hàng hay nhà
cung cấp, những lợi ích này cũng thay đổi tùy thuộc mà họ nắm giữ trong giao dịch. Ta
có bảng thể hiện lợi ích mà các bên nhận được trong cộng tác: 14 NHÓM 5 Khách hàng Nhà cung cấp vật liệu Nhà cung cấp dịch vụ
+ Giảm dự trữ thành phẩm. + Giảm dự trữ vật liệu. + Giao hàng nhanh và tin cậy hơn.
+ Giảm chi phí quản lý đơn + Giảm tình trạng hết hàng. hàng.
+ Chi phí vận chuyển thấp. + Tăng doanh thu. + Chi phí kho bãi thấp. + Chi phí vốn thấp hơn. + Tăng lợi nhuận.
+ Chi phí sở hữu vật liệu
+ Chi phí cố định thấp hơn. thấp thấp. + Dự báo tốt hơn.
+ Giảm khấu hao tài sản.
+ Phân bổ ngân sách tốt hơn.
Ngoài ra, cộng tác còn hỗ trợ rất hiệu quả cho các chức năng chuỗi cung ứng như
quá trình mua hàng, quản lý dự trữ, sản xuất,...
Hiện nay, có hàng ngàn doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có cả các doanh nghiệp
lớn như P&G, Walmart, GSK đang sử dụng mô hình cộng tác CPFR và đạt được những
thành công rực rỡ. Trong đó:
hình CPFR là quá trình cộng tác theo đó các đối tác kinh doanh trong chuỗi
cung ứng có thể phối hợp nhằm lập ra kế hoạch cho các công tác cơ bản trong chuỗi
cung ứng như sản xuất, phân phối vật tư, nguyên liệu, phân phối sản phẩm tới khách hàng cuối cùng.
Mô hình CPFR đem lại đồng thời lợi ích cho cả các bên tham gia hợp tác trong cùng
mô hình này. Lợi ích của CPFR được biểu hiện như sau: -
Nhà bán lẻ: tỷ lệ sử dụng kho tốt hơn 2-8%, mức độ tồn kho thấp hơn 10-40%,
doanh số tăng 5-20%, chi phí hậu cần thấp hơn 3-4%. -
Nhà sản xuất: mức tồn kho thấp hơn 10-40%, chu kỳ đặt hàng nhanh hơn 12-
30%, doanh thu tăng 2-10%, dịch vụ tới khách hàng tốt hơn 5-10%.
Ngoài ra CPFR cũng đem đến một số lợi ích khác như: 15 NHÓM 5
- Bằng cách đảm bảo truyền thông xuyên suốt từ cuối cùng đến đầu ra, sự xuất
hiện của “hiệu ứng Bullwhip” được ngăn chặn do đó làm giảm mức tồn kho trong chuỗi.
Nó cũng cho phép các đối tác hình dung bức tranh lớn hơn về toàn bộ chuỗi cung ứng
SCM chứ không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp của họ. -
Khi hợp tác với đối tác được bắt đầu ngay từ khi lập kế hoạch đến giai đoạn bổ
sung, toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ có một vị trí tốt hơn để đáp ứng các tình huống
đặc biệt, làm cho nó trở thành chủ động hơn chứ không phải là một phản ứng thụ động. -
Kết nối các hoạt động bán hàng và tiếp thị tốt nhất để cung cấp quá trình lập kế
hoạch và thực hiện chuỗi. -
Mục tiêu là tăng tính sẵn sàng cho khách hàng đồng thời giảm chi phí hàng tồn
kho, vận chuyển và chi phí logistics. -
Trên một mức trừu tượng hơn, CPFR nhằm tạo ra một môi trường tin cậy giữa
các đối tác thương mại, nơi được biết đến lợi ích của chia sẻ thông tin. Vai trò
của CPFR trong các giai đoạn khác nhau của hoạt động chuỗi cung ứng được thể
hiện trong hình dưới đây:
Mô hình CPFR làm giảm tác động của hiệu ứng Bullwhip.
2. Cách thức xác định các mức độ quan hệ cộng tác phù hợp với các đối tác
trong chuỗi cung ứng.
2.1. Cách thức xác định mối quan hệ phù hợp
Như nguyên tắc Pareto (Nguyên tắc 80-20) được nhà kinh tế học người Ý Vilfredo
Pareto phát hiện ra vào thế kỷ 19 khi nghiên cứu các vấn đề về kinh tế vĩ mô đã chỉ ra 16 NHÓM 5
rằng: Khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Xuất phát điểm từ lĩnh
vực kinh tế, nguyên tắc này rất nhanh được chứng minh và kiểm chứng tại các lĩnh vực
khác như kinh doanh, sản xuất hay thậm chí là trong tự nhiên. Áp dụng nguyên tắc
Pareto vào lợi ích nhận được của doanh nghiệp trong cộng tác ta có thể thấy rằng: 80%
lợi ích mà doanh nghiệp nhận được chỉ đến từ 20% khách hàng thân thiết, trong khi 20%
lợi ích còn lại cần đến 80% tất cả khách hàng của doanh nghiệp đó, do vậy, doanh nghiệp
cần nhìn nhận kỹ càng trong các mối quan hệ để đưa ra quyết định đúng đắn về thái độ
và hành động, qua đó đem về lợi ích lớn nhất cho mình.
Có 4 mức độ cộng tác theo độ thân thiết từ thấp đến cao lần lượt là: - Cộng tác giao dịch. - Cộng tác hợp tác. - Cộng tác phối hợp. - Cộng tác đồng bộ.
Để biết được mức độ cộng tác nào là phù hợp với lợi ích của mình, doanh nghiệp có
thể xem xét các yếu tố sau:
- Tầm quan trọng về mặt chiến lược: Quy mô, doanh số, công nghệ, kinh
nghiệm, nguyên vật liệu/dịch vụ, vị trí trên thị trường,...
- Sự phù hợp về mặt văn hóa: Bộ máy nhân sự và các giá trị của công ty có phù
hợp và tương thích với đối tác hay không? Làm việc cùng nhau có đồng thuận
được hay không? Có cam kết bình đẳng trong quan hệ cộng tác hay không,
ngay cả khi điều kiện kinh doanh có thể thay đổi?
- Sự phù hợp về mặt tổ chức: Đối tác có thể đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ với
các yêu cầu về thông tin và nguyên vật liệu? Đối tác có đủ linh hoạt để thích
ứng với những biến động về cung và cầu trên thị trường? Có dành lực lượng
nhân sự đủ lớn với vai trò và trách nhiệm cụ thể để quản lý một mối quan hệ lâu dài hay không?
- Sự phù hợp về mặt công nghệ: Hệ thống và quy trình của doanh nghiệp có
tương thích và dễ dàng tích hợp với đối tác hay không? Các bên có cùng trình
độ công nghệ hay không? Đối tác có thể cung cấp dữ liệu phù hợp và có thể
tích hợp được hay không? 17 NHÓM 5
- Quyết định lựa chọn đối tác được tiến hành phức tạp hơn khi cần thiết phải
đánh giá các tiêu chí lựa chọn theo hai chiều: Loại quan hệ (khách hàng, nhà
cung cấp hàng hóa hay cung cấp dịch vụ) và kiểu cộng tác (giao dịch, hợp tác,
phối hợp và đồng bộ).
2.2. Yêu cầu cộng tác thành công:
Để cộng tác được thành công và hiệu quả nhất, sự cộng tác của chuỗi cung ứng phải
đáp ứng được đầy đủ 5 yêu cầu nền tảng. Bên cạnh việc cần xác định mối quan hệ phù
hợp như ở mục 2.1. , doanh nghiệp cần đáp ứng được 4 yêu cầu nữa như sau: -
Thực hành tốt công tác nội bộ
Cộng tác nội bộ giúp tạo ra sự thuần thục của doanh nghiệp về liên kết các quy trình,
hệ thống và cơ cấu tổ chức trong một môi trường ít rủi ro. Thành công trong cộng tác
nội bộ là một bằng chứng cho thấy lợi ích từ sự cộng tác mà doanh nghiệp sẵn sàng theo
đuổi. Cộng tác nội bộ đem lại lợi thế cạnh tranh và đặt nền móng cho cộng tác ra bên ngoài. -
Chia sẻ lợi ích, thành công và rủi ro
Chia sẻ lợi ích và thành công là cách tốt nhất để phân phối các lợi ích tài chính từ
một mối quan hệ cộng tác. Việc chia sẻ thành quả còn là động lực giúp cho quá trình
công tác liên tục giảm chi phí và được cải tiến. -
Tin tưởng và chia sẻ thông tin
Cộng tác hiệu quả phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ, sự chia sẻ thông tin
và lợi ích thu được khi mối quan hệ tiến triển. Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp
ngần ngại cung cấp và chia sẻ thông tin ở tầm chiến lược. Do đó, cần tạo mối quan hệ
đối tác kết hợp với các phương án tự bảo vệ. Các mối quan hệ cộng tác nên có một hợp
đồng, hay thỏa thuận bảo mật, chỉ ra cấp độ bảo vệ dữ liệu hợp pháp. -
Ứng dụng công nghệ để hỗ trợ các mối quan hệ hợp tác 18 NHÓM 5
Công nghệ giúp công ty giao tiếp dễ dàng hơn với các đối tác trong chuỗi cung
ứng. Công nghệ tuy không phải là yếu tố quyết định thành công, nhưng là yếu tố có sức
mạnh to lớn để triển khai các mối quan hệ cộng tác nhanh chóng và đồng bộ nhất.
3. Những ví dụ về cộng tác và mức độ cộng tác của Unilever Việt Nam.
3.1. Sự cộng tác bền vững giữa Unilever và Vinachem
Có thể nói một trong những đối tác lâu dài và toàn diện của Unilever Việt Nam phải
kể đến công ty hóa chất Việt Nam Vinachem.
Mối quan hệ hợp tác này bắt nguồn từ năm 1999 khi Netco là công ty con của
Vinachem ký kết hợp tác gia công chất tẩy rửa cho Unilever ở cả hai nhà máy tại Biên
Hòa và Hà Nội. Đến năm 2010, mối quan hệ hợp tác này được nâng lên một tầm cao
mới khi ký kết thỏa thuận thắt chặt mối quan hệ trong cung cấp nguyên vật liệu.
Việc hợp tác giữa hai tập đoàn này được dựa trên các tiêu chí như sau:
- Tầm quan trọng về mặt chiến lược:
Quy mô hợp tác giữa Unilever và Vinachem là tương đối lớn và toàn diện, mang
tính dài hạn, giá trị tiêu thụ và xuất khẩu trong và ngoài nước của dự án này có thể lên
đến 200-250 triệu USD/năm. Cả hai tập đoàn này đều là những tập đoàn lớn trong ngành,
chiếm thị phần lớn tại ngành nghề mà mình đang kinh doanh tại Việt Nam, có kinh
nghiệm lâu năm và dây chuyền công nghệ hiện đại.
- Sự phù hợp về mặt văn hóa:
Mục tiêu của thoả thuận ghi nhớ này là nhằm đưa Vinachem trở thành nhà cung
cấp chiến lược và là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu của Unilever, bên cạnh mối
quan hệ hợp tác dài hạn sản xuất gia công chế biến hiện có giữa Unilever và các công
ty con thuộc tập đoàn hóa chất Vinachem, hiện đang được hai bên thực hiện thành công.
Theo nội dung căn bản của thoả thuận ghi nhớ, Unilever sẽ trợ giúp và cùng hợp tác với
Vinachem phát triển sản xuất và cung ứng các nguyên liệu chính ngay tại Việt Nam, qua
đó giảm lệ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu và đồng thời giúp 19 NHÓM 5
cải thiện giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các bên. Như vậy, sự
bình đẳng giữa hai bên đều được đảm bảo, cả hai cùng có lợi.
- Sự phù hợp về mặt tổ chức:
Vinachem là một doanh nghiệp lớn về hóa chất tại Việt Nam, do vậy tập đoàn này
có đủ cơ sở để cam kết để cung cấp đủ nguyên vật liệu theo yêu cầu của Unilever, đồng
thời chia sẻ thông tin và chịu trách nhiệm cho mối quan hệ lâu dài giữa hai bên. Hai bên
sẽ cùng nhau phát triển kế hoạch sản xuất cung ứng trên cơ sở giá cung ứng cạnh tranh
và nhu cầu sử dụng thực tế trong tương lai.
- Sự phù hợp về mặt công nghệ:
Vinachem là một doanh nghiệp dày dặn kinh nghiệm, làm chủ được khoa học công
nghệ, triển khai áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất mạnh mẽ và liên tục trong toàn
tập đoàn đã góp phần tích cực đảm bảo sản xuất ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng
và đa dạng hóa sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ
môi trường và sức khỏe người lao động… những ưu điểm này phù hợp với tầm nhìn của
Unilever, đó là làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn, mong muốn tạo ra một tương
lai tốt hơn cho người dân.
Từ phân tích ở trên, mức độ cộng tác giữa Unilever và Vinachem đang ở mức độ
cao nhất, đó chính là cộng tác đồng bộ. Hai bên có sự tin tưởng hợp tác lâu dài, cùng
liên minh chiến lược và cùng chia sẻ thông tin với nhau.
ð Lợi ích của Unilever khi cộng tác với Vinachem:
Bằng việc Unilever Việt Nam có một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu ổn định
và chủ động. Đã giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, ít bị ảnh hưởng
khi thị trường nguyên vật liệu biến động để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm
của công ty tại thị trường Việt Nam.
3.2. Sự cộng tác giữa Unilever và Malloca 20 NHÓM 5
Bên cạnh các mối quan hệ cộng tác lâu dài, chặt chẽ đã có từ lâu, Unilever cũng
rất tích cực trong việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác của mình, mới đây nhất là hợp
tác với công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị nhà bếp Malloca vào tháng 1/2021.
Theo nội dung ký kết, Malloca sẽ hợp tác phân phối đến người tiêu dùng những sản
phẩm từ Unilever (OMO, Comfort, Sunlight, Cif) cùng các sản phẩm của Malloca (máy
giặt, máy sấy, máy rửa chén, bếp, lò vi sóng…). Đồng thời, phía Unilever sẽ cung cấp
combo sản phẩm do Malloca đặt riêng bao gồm OMO + Comfort, viên máy rửa chén
Sunlight, Cif xịt thiên nhiên, Cif kem đa năng và khăn lau đa năng…
Đây là hợp tác song phương đều có lợi mang tính chiến lược lâu dài.
- Tin tưởng, chia sẻ lợi ích và rủi ro: Unilever Việt Nam đánh giá cao khi hợp tác
với Malloca để mang đến những sản phẩm chất lượng nhất. Trong thời gian tới,
Malloca và Unilever cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực sáng tạo, nâng cao dịch vụ, phát
triển sản phẩm tiện ích cũng như đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
- Phù hợp về mặt văn hóa: Gần 20 năm có mặt ở Việt Nam, Malloca là thiết bị nhà
bếp nổi bật với những sản phẩm tinh tế mang phong cách châu Âu. Unilever là
một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm
chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Thỏa thuận hợp tác lâu dài
giữa thiết bị nhà bếp Malloca và Unilever Việt Nam đánh dấu một hướng đi mới,
giúp hai bên chủ động phát huy những ưu thế và khả năng của hai bên.
Tóm lại, đối với một doanh nghiệp lớn như Unilever, việc cộng tác là vô cùng quan
trọng, là một trong những yếu tố tạo nên chỗ đứng hiện nay của Unilever tại thị trường Việt Nam. 21 NHÓM 5 KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Unilever Việt Nam, nhóm
chúng em nhận thấy được vai trò hết sức quan trọng của chuỗi cung ứng nói chung và
chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam nói riêng. Doanh nghiệp đã có những chiến lược
rất hợp lý và khôn khéo trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của mình. Hoạt động
chuỗi cung ứng của doanh nghiệp giúp liên kết giữa nhà cung cấp, đối tác, khách hàng
với doanh nghiệp một cách chặt chẽ, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể dự báo cũng như
nắm bắt chính xác những nhu cầu phức tạp của khách hàng rồi từ đó đề ra chiến lược
hợp lý cho từng thời kỳ. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang đã và đang
diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, khi mà dường như mọi hoạt động trung
chuyển hàng hóa bị ứ đọng chưa từng thấy. Việc doanh nghiệp đang làm khá tốt trong
quản trị chuỗi chứng tỏ vai trò của các thành phần trong chuỗi được phát huy hiệu quả,
cũng như sự cộng tác giữa các thành phần.
Trong tương lai, như đã nói ở trên, sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt sẽ đòi hỏi
doanh nghiệp phải có những bước đi thật vững chãi và hợp lý trong khâu quản lý chuỗi
cung ứng để ứng phó với sự biến đổi không ngừng từ thị trường cũng như khách hàng
để có thể thành công hơn nữa. 22 NHÓM 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, PGS.TS An Thị Thanh Nhàn, Nhà xuất bản Thống Kê, 2021.
2. Trang chủ tập đoàn Unilever Việt Nam, https://www.unilever.com.vn/
3. Trang chủ tập đoàn hóa chất Việt Nam, http://www.vinachem.com.vn/ 23