-
Thông tin
-
Quiz
Vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên Việt Nam trên mạng xã hội facebook hiện nay | Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trong thời kì công nghiệp 4.0 hiện nay, Việt Nam đang trải qua những thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh tế và xã hội, do đó những quan niệm và thái độ về lối sống đặc biệt là về tình dục cũng có những sự thay đổi. Hiện nay, lứa tuổi vị thành niên chiếm khoảng 21% tổng dân số Việt Nam, là tương lai của đất nước, đồng thời cũng là thế hệ tiếp nhận nhanh chóng sự thay đổi của thời đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên Việt Nam trên mạng xã hội facebook hiện nay | Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trong thời kì công nghiệp 4.0 hiện nay, Việt Nam đang trải qua những thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh tế và xã hội, do đó những quan niệm và thái độ về lối sống đặc biệt là về tình dục cũng có những sự thay đổi. Hiện nay, lứa tuổi vị thành niên chiếm khoảng 21% tổng dân số Việt Nam, là tương lai của đất nước, đồng thời cũng là thế hệ tiếp nhận nhanh chóng sự thay đổi của thời đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN --- --- TIỂU LUẬN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Họ và tên sinh viên: Phạm Hương Giang Mã sinh viên: 2056160011
Lớp tín chỉ: Truyền thông Marketing A1 K40 Hà Nội, 2021 Câu 1: Đề tài:
VẤN ĐÊ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VIỆT
NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK HIỆN NAY
1. Tính cấp thiết nghiên cứu
Trong thời kì công nghiệp 4.0 hiện nay, Việt Nam đang trải qua
những thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh tế và xã hội, do đó những quan
niệm và thái độ về lối sống đặc biệt là về tình dục cũng có những sự thay đổi.
Hiện nay, lứa tuổi vị thành niên chiếm khoảng 21% tổng dân số Việt Nam, là
tương lai của đất nước, đồng thời cũng là thế hệ tiếp nhận nhanh chóng sự thay
đổi của thời đại. Tuy nhiên, theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt
Nam, mỗi năm cả nước có gần 300 nghìn ca nạo phá thai mà chủ yếu rơi vào độ
tuổi 15 – 19 tuổi. Việt Nam đang là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất Đông
Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới, trong đó 70% là ở độ tuổi vị thành niên.
Một trong những nguyên nhân mà Bộ Giáo dục đào tạo phối hợp với UNESCO
khảo sát được là do vấn đề giáo dục giới tính chưa được giảng dạy phổ biến
trong nhà trường, hiện chỉ có 33% trường THPT thực hiện vấn đề này. Một
phần ba thanh thiếu niên Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp
cận các thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản mà họ cần.
Đồng thời, hiện nay trên các trang mạng xã hội đã xảy ra hiện tượng
bùng nổ các hình ảnh về sex, bạo lực, uống rượu, ma túy... Những yếu tố này
ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và nhận thức của trẻ tuổi vị thành niên. Hệ lụy
là quan hệ tình dục không lành mạnh, có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai,
hiểu biết sai lệch về giới tính, sức khỏe thể chất và tinh thần ngày càng suy
giảm đến mức báo động … Trong giai đoạn phát triển này, thanh thiếu niên cần
được đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, sự phát triển tình cảm, hành vi, mối quan
hệ với gia đình và xã hội… để tạo ra cho mình những kỹ năng tốt tự chăm sóc
bản thân, trở thành những trụ cột chắc chắn của đất nước sau này. Chính vì vậy,
giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên là vấn đề cấp thiết của gia đình, nhà
trường, xã hội, các phương tiện truyền thông nhằm giúp họ nhận thức đúng sai
và hành động có suy nghĩ hơn.
Với tư cách là một công dân Việt Nam trong thời đại phát triển công nghệ
4.0 và còn là những sinh viên được đào tạo, rèn luyện trong môi trường có chất
lượng hàng đầu cả nước về lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa, báo
chí và truyền thông, em nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết trong việc
triển khai nghiên cứu đề tài này. Để từ đó có thể đào sâu phân tích nguyên
nhân, thực trạng và góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp, có tính bền vững
và tính ứng dụng cao nhằm cải thiện chất lượng giáo dục giới tính và kiến thức
về giáo dục giới tính cho trẻ em vị thành niên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu -
Mục tiêu chính: đề xuất các giải pháp, phương hướng giải quyết
nhằm cải thiện chất lượng giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên và nâng cao
được kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên Việt Nam. - Mục tiêu bộ phận:
+ Làm rõ các nội dung lý luận liên quan đến vấn đề giáo dục giới tính
cho trẻ vị thành niên trên mạng xã hội Facebook
+ Nêu thực trạng của hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ em vị thành
niên Việt Nam trên mạng xã hội Facebook trong thời đại hiện nay.
+ Xây dựng các giải pháp, phương hướng giải quyết nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả việc giáo dục giới tính cho trẻ em vị thành niên trên mạng xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhiệm vụ 1:
+ Nêu được khái niệm giáo dục giới tính.
+ Những nội dung cơ bản về giáo dục giới tính.
+ Nêu tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên.
+ Nêu định nghĩa và phân loại mạng xã hội nói chung; nêu (ngắn gọn)
về sự phổ biến của mạng xã hội Facebook đối với trẻ em vị thành niên ở Việt Nam. - Nhiệm vụ 2:
Nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ
em vị thành niên Việt Nam trên mạng xã hội Facebook hiện nay.
+ Thu thập, chọn lọc và phân tích những số liệu, ví dụ thực tế từ các nguồn thông tin có sẵn.
+ Thực hiện khảo sát thực tế về hiệu quả của vấn đề giáo dục giới tính
cho trẻ em tuổi vị thành niên trên mạng xã hội. - Nhiệm vụ 3:
+ Phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả, hạn chế của việc giáo dục
giới tính cho trẻ em vị thành niên Việt Nam trên mạng xã hội hiện nay.
+ Đề xuất, xây dựng hệ thống những giải pháp mới, phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trên các trang mạng xã hội.
3. Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng khảo sát:
+ Trẻ em vị thành niên đang sử dụng mạng xã hội. Cụ thể là 1000 cá
nhân trong độ tuổi từ 10 – 19 tuổi. -
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là nền tảng mạng xã hội Facebook.
4. Khái niệm trung tâm và thao tác hóa khái niệm -
Khái niệm trung tâm : Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trên
mạng xã hội Facebook tại Việt Nam.
Định nghĩa khái niệm trung tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành
niên trên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam có thể hiểu là việc hướng dẫn,
truyền đạt những kiến thức, kỹ năng nhằm giúp thanh thiếu niên Việt Nam
hiểu thêm về bản thân, biết cách bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần, sức khỏe
sinh sản thông qua một trang mạng xã hội là Facebook. -
Thao tác hóa khái niệm: Các khái niệm nền
+ Giáo dục giới tính: là sự hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kỹ
năng nhằm giúp con người hiểu về bản thân, biết cách bảo vệ sức khỏe thể
chất, tinh thần cũng như hình thành và phát triển lối sống, nhân cách lành
mạnh phù hợp với sự phát triển của xã hội.
+ Mạng xã hội: Mạng xã hội có tên đầy đủ là "Dịch vụ mạng xã hội"
"Trang mạng xã hội", là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng
các mối quan hệ với người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc,
trình độ,... hay có mối quan hệ ngoài đời thực. Chúng cho phép người dùng có
thể chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, ảnh, video, đồng thời thông
báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực.
+ Trẻ vị thành niên: là trẻ em từ độ tuổi 10 đến 19 tuổi, đang trong giai
đoạn phát triển tăng trưởng, là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ
khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm.
5. Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài.
Chương 1: Quan niệm giáo dục giới tính cho trẻ em vị thành niên Việt
Nam trên mạng xã hội Facebook hiện nay.
Mục 1.1: Vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em vị thành niên .
Tiểu mục 1.1.1: Khái niệm giáo dục giới tính và các khái niệm liên quan.
Tiểu mục 1.1.2: Những nội dung cơ bản về giáo dục giới tính.
Tiểu mục 1.1.3: Tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho trẻ em vị thành niên.
Mục 1.2: Đặc điểm việc giáo dục giới tính trên mạng xã hội Facebook hiện nay.
Tiểu mục 1.2.1: Thế mạnh của mạng xã hội Facebook trong giáo
dục giới tính cho trẻ vị thành niên Việt Nam.
Tiểu mục 1.2.2: Hạn chế của mạng xã hội Facebook trong giáo dục
giới tính cho trẻ vị thành niên Việt Nam.
Mục 1.3: Đặc điểm của trẻ vị thành niên Việt Nam trong việc tiếp nhận
kiến thức giáo dục giới tính.
Chương 2: Thực trạng của hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ em vị
thành niên Việt Nam trên mạng xã hội Facebook hiện nay.
Mục 2.1: Chất lượng của các nội dung về giáo dục giới tính cho trẻ vị
thành niên Việt Nam trên mạng xã hội Facebook
Tiểu mục 2.1.1: Số lượng các nội dung về giáo dục giới tính cho trẻ
vị thành niên Việt Nam trên Facebook.
Tiểu mục 2.1.2: Nội dung giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên Việt Nam trên Facebook.
Tiểu mục 2.1.2: Hình thức giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên Việt Nam trên Facebook.
Mục 2.2: Những yếu tố hạn chế việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành
niên Việt Nam trên Facebook.
Tiểu mục 2.2.1: Sự lan tràn của các nội dung giáo dục giới tính
không lành mạnh trên Facebook.
Tiểu mục 2.2.2: Độ tin cậy của các nội dung giáo dục giới tính cho
trẻ vị thành niên trên Facebook.
Tiểu mục 2.2.3: Trình độ nhận thức của trẻ em vị thành niên Việt
Nam về giáo dục giới tính.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục
giới tính cho trẻ vị thành niên Việt Nam trên Facebook.
Mục 3.1: Những biện pháp đề xuất dành cho các cá nhân, trang trên
Facebook đang thực hiện nội dung giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên.
Mục 3.2: Những biện pháp đề xuất dành cho các cơ quan kiểm duyệt
thông tin trên mạng xã hội Facebook.
Mục 3.2: Những biện pháp đề xuất dành cho trẻ vị thành niên đang dùng mạng xã hội Facebook.
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi; vận dụng thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài mà anh (chị) lựa chọn.
1. Quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi gồm 3 bước:
chuẩn bị điều tra, điều tra, xử lý số liệu điều tra.
- Bước 1: Chuẩn bị điều tra:
Trong giai đoạn này, cần xác định mục tiêu điều tra, phạm vi điều tra
và mức độ thu thập thông tin. Đồng thời, cần lập kế hoạch điều tra, tổ chức
nguồn nhân lực và chuẩn bị điều kiện vật chất, phương tiện, chọn mẫu điều tra và hoàn thành bảng hỏi.
- Bước 2: Tiến hành điều tra.
Một cuộc điều tra được thực hiện gồm 3 bước:
+ Điều tra thử trên phạm vi nhỏ trước để kiểm tra tính hợp lý và khả năng
thu thập thông tin từ bảng hỏi, tính toán đúng chi phí và điều chỉnh nguồn nhân lực.
+ Tập huấn cho các cán bộ điều tra.
+ Triển khai điều tra theo kế hoạch. Lưu ý, cần có người để giám sát
người điều tra với mục đích đảm bảo điều tra đúng đối tượng, đúng số lượng
đối tượng sẽ hỏi và nắm bắt được những khó khăn trong quá trình điều tra.
- Bước 3: Xử lý số liệu:
Tiến hành tập hợp, sắp xếp và phân loại bảng hỏi. Đặc biệt, trước khi
xử lý số liệu cần kiểm tra bảng hỏi để đánh giá độ chính xác, tin cậy của số liệu
đã điều tra được. Do phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thực hiện với nhiều
người, với số lượng câu hỏi khá lớn, nên cần mã hóa các câu trả lời sang một
ngôn ngữ xác định để máy tính có thể xử lý được. Cuối cùng, nhà nghiên cứu sẽ
chọn phương pháp mô tả số liệu thích hợp để viết và hoàn thành báo cáo tổng
hợp kết quả điều tra sao cho đúng với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
2. Bảng hỏi thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu:
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
« Vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trên Facebook »
PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT. MỤC TIÊU KHẢO SÁT
1. Đối tượng khảo sát: Trẻ em vị thành niên đang sử d ng m ụ ạ ng xã hộ i.
Cụ thể là 1000 cá nhân trong độ tuổ i từ 10 – 19 tuổ i.
2. Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là nền tảng mạng xã hội Facebook
3. Giới hạn không gian nghiên cứu (về mặt địa lý): Việt Nam
4. Phương pháp điều tra: Sử dụng Google Form trên các thiết bị điện tử
như điện thoại, máy tính, máy tính bảng,... 5. Mục tiêu điều tra:
- Đánh giá kiến thức của trẻ vị thành niên về giáo dục giới tính và kiến thức
sinh sản qua mạng xã hội Facebook.
- Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trên Facebook.
- Thu thập ý kiến đóng góp của thanh thiếu niên nhằm nâng cao chất lượng
các nội dung về giáo dục giới tính dành cho lứa tuổi này trên Facebook hiện nay.
Để thực hiện bảng khảo sát này, rất mong nhận được sự hợp tác của các
bạn. Bạn đồng ý với câu trả lời nào xin đánh dấu nhân (X) vào đáp án A, B hoặc
C... Còn những câu hỏi cần bày tỏ quan điểm, chúng tôi mong nhận được những
câu trả lời rõ ràng, chân thành. Xin trân trọng cảm ơn ! II, NỘI DUNG KHẢO SÁT
Câu 1: Phương thức liên hệ bạn lựa chọn ? (Email hoặc Số điện thoại)
Câu 2: Giới tính của bạn? A. Nữ B. Nam C. Khác
Câu 3: Bạn hiểu thế nào là giáo dục giới tính ?
A. Giáo dục tâm, sinh lý của con người (trang bị kiến thức về giải phẫu sinh
học, sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục, các mối quan hệ tình cảm...)
B. Giáo dục cách ứng xử, thái độ, hành vi, đạo đức con người.
C. Giáo dục về quyền, trách nhiệm, thái độ của mọi người trong vấn đề này D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Theo bạn, giáo dục giới tính có cần thiết cho độ tuổi vị thành niên không? A. Rất cần thiết
B. Không quan trọng, có hay không có kiến thức cũng được
C. Không cần thiết phải trang bị
Câu 5: Theo bạn, tuyên truyền giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên nên
tập trung vào nhóm tuổi nào ? A. 10 tuổi trở lên B. 15 tuổi trở lên C. 18 tuổi trở lên
D. Ý kiến khác..........................................................................................
Câu 6: Thái độ của bạn khi được nghe, xem, bàn luận về vấn đề giới tính
A. Bình thường vì vấn đề này mọi người đều biết, báo chí nói nhiều
B. Thích trao đổi về vấn đề này, muốn biết bạn bè nghĩ gì
C. Nghe, xem nhưng không dám nói thẳng thắn trước đông người
D. Không quan tâm mọi người nói gì, tự nghiên cứu, tìm hiểu rồi sẽ biết hết
E. Ý kiến khác:……………………………………………………………..
Câu 7: Bạn thường lựa chọn phương tiện truyền thông nào để tìm hiểu về
vấn đề giáo dục giới tính ? A. Truyền hình B. Mạng xã hội C. Internet D. Sách, báo, truyện
E. Khác:…………………………………………………..
Câu 8: Bạn xem các nội dung giáo dục giới tính trên mạng xã hội ở mức độ nào ? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không quan tâm
(tiếp tục trả lời từ câu 7 nếu đáp án là A hoặc B)
Câu 9: Bạn đã thường xuyên lựa chọn mạng xã hội nào dưới đây để xem
các nội dung giáo dục về giới tính ? A. Facebook B. Instagram C. Youtube
D. Khác:……………………………….
Câu 10: Tần suất bạn bắt gặp các nội dung về giáo dục giới tính trên mạng xã hội Facebook? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ
Câu 11: Đã bao giờ các bạn bắt gặp các video, hình ảnh không lành mạnh,
truyền bá thông tin tục tĩu về giáo dục giới tính chưa? A. Có B. Không C. Chưa chắc
Câu 12: Thái độ của bạn khi bắt gặp các nội dung về giáo dục giới tính A. Thích thú B. Phiền phức C. Không quan tâm lắm
D. Khác:……………………………………………………..
Câu 13: Các nội dung về giáo dục giới tính khiến bạn cảm thấy như thế nào?
A. Cảm thấy có ích vì đã có thêm những kiến thức về giáo dục giới tính, sinh sản
B. Ngượng ngùng, tiếp nhận kiến thức nhưng không cảm thấy phù hợp với bản thân
C. Không quá tin tưởng các nội dung ấy
D. Không lành mạnh, sai trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam
E. Khác:………………………………………………………
Câu 14: Bạn thích những chương trình có nội dung giáo dục giới tính nào sau đây ?
A. Nội dung về tâm, sinh lý của lứa tuổi thanh, thiếu niên (sự phát triển của
cơ thể, các cơ quan liên quan đến sinh sản; sự hình thành, phát triển của
cảm xúc, tình cảm;cơ chế sinh sản, cách chăm sóc sức khỏe, sức khỏe tình
dục..) B. Nội dung kiến thức, kỹ năng hình thành và phát triển nhân cách
cho thanh, thiếu niên từng giới (cách ứng xử, hành vi, đạo đức...).
C. Nội dung thông tin, kiến thức về quyền, trách nhiệm của thanh thiếu niên
với xã hội và ngược lại.
Câu 15: Lý do nào khiến bạn thích các chương trình có các nội dung đó?
A. Đề tài thiết thực, ý nghĩa B. Thông tin cập nhật
C. Chi tiết, góc độ khai thác rõ ràng, tốt
D. Cách thể hiện các nội dung phù hợp E. Ý kiến khác
Câu 16: Bạn đánh giá như thế nào về cách thể hiện các nội dung giáo dục
giới tính cho trẻ vị thành niên trên mạng xã hội hiện nay ?
A. Hình thức thể hiện đa dạng, sinh động, phù hợp với tâm lý của trẻ vị thành niên.
B. Thể hiện đơn điệu, không có nhiều hình thức mới lạ
C. Thể hiện quá mạnh bạo, gây phản cảm.
D. Khác:……………………………………………………………………
Câu 17: Bạn đánh giá như thế nào về việc lựa chọn và sử dụng hình ảnh ở
các nội dung giáo dục hiện nay?
A. Tốt (có thông tin, đẹp...) B. Bình thường
C. Chưa ấn tượng, chưa phù hợp nội dung
Câu 18: Mức độ hiệu quả của các nội dung về giáo dục giới tính trên Facebook?
A. Có ích, cung cấp đầy đủ, cặn kẽ kiến thức về giáo dục giới tính
B. Có cung cấp thông tin nhưng vẫn hời hợt, chưa chi tiết
C. Không cung cấp kiến thức gì cho người xem
D. Cung cấp thông tin sai lệch, không lành mạnh về giáo dục giới tính
E. Khác:…………………………………………………………..
Câu 18: Hãy cho biết hạn chế của việc giáo dục giới tính trên mạng xã hội
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Câu 19: Bạn hãy cho biết những giải pháp nào để tăng cường tính hấp dẫn của
các chương trình về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên hiện nay ?
……………………………………………………………………………
Câu 21: Bạn muốn thấy thêm những nội dung gì về giáo dục giới tính trên các mạng xã hội Facebook?
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..