-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vấn đề mối quan hệ giữa Tồn Tại Xã Hội và ý thức xã hội│Đại học Sư phạm Hà Nội
Vấn đề mối quan hệ giữa Tồn Tại Xã Hội và ý thức xã hội│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Triết học Mác-Lênin 184 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Vấn đề mối quan hệ giữa Tồn Tại Xã Hội và ý thức xã hội│Đại học Sư phạm Hà Nội
Vấn đề mối quan hệ giữa Tồn Tại Xã Hội và ý thức xã hội│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Môn: Triết học Mác-Lênin 184 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
AVấn đề mối quan hệ giữa Tồn Tại Xã Hội và ý thức xã hội. Liên hệ vấn đề xã hội và luật pháp cho cộng đồng LGBT
12 | Nhóm 12 | Vấn đề mối quan hệ giữa TTXH và ý thức xã hội. Liên hệ vấn đề xu hướng trend của giới trẻ hiện nay/ Mẫu Idol của giới trẻ hiện nay/Vấn đề ý thức pháp luật / Vấn đề suy thoái đạo đức xã hội/ vấn đề dư luận xã hội và luật pháp cho LGBT. | - Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội, khái quát mối quan hệ giữa TTXH và YTXH |
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ( 5 biểu hiện) | |||
- Ý nghĩa phương pháp luận | |||
- Vận dụng: vấn đề dư luận xã hội và luật pháp cho LGBT. |
Hình thức: Liên hệ dư luận xã hội và luật pháp cho LGBT
- Làm video phỏng vấn, làm video về LGBT ( Tâm sự, talkshow, phim ngắn, Phim ngắn ⇒ vấn đề của nhóm và kết hợp phỏng vấn )
- Làm cuộc khảo sát ?
- Demo: khách mời
- Lưu Ý: xem kĩ lý thuyết trước khi làm
- transcript lý thuyết ( Đức kem, Chi ) deadline: tối mai
- Transcript dư luận xã hội và luật pháp LGBT ( Huy, Khánh, Thảo ) Tối chủ nhật
- thứ 2
- Kịch bản phỏng vấn và phỏng vấn ( Dung, Đức đen ) Tối chủ nhật - Thứ 2
- Tại cà phê Ngơ
- viết lời dẫn và kịch bản video, phim ngắn ( Chi )
Lý thuyết ( kem)
- Tồn tại xã hội ( Mai Chi )
- Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử xác định
Thời tiền sử, các bộ lạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, có nhiều loại hình ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người nhận biết và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ…Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cộng với sự đa dạng của các loài động thực vật tạo nên nguồn tài nguyên rất phong phú
- Các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội:
+ Một: phương thức sản xuất của cải vật chất của xã hội đó
VD: phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam
+ Hai: các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý
VD: các điều kiện khí hậu, đất đai, sông hồ,.. tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội
+ Ba: các yếu tố dân cư như cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư,…cx
=>> Các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xh, trong đó phương thức xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất
- Ý thức xã hội ( Đức kem )
- Ý thức xh là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,.. của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xh và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định
- Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan điểm.. của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hằng ngày chưa được hệ thống hóa khái hóa thành lý luận
Ta cần thấy rõ sự khác nhau tương đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân.
- Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ thể. Ý thức của các cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với những mức độ khác nhau. Do đó, nó hiển nhiên là mang tính xã hội. Song, ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định.
- Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau.
- Kết cấu ý thức xã hội
- Theo trình độ phản ánh
a) Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
- Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa.
- Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật…
- Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Trình độ ý thức thông thường tuy thấp hơn ý thức lý luận, nhưng tri thức kinh nghiệm phong phú của nó là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết khoa học.
- Theo mức độ phản ánh
+Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán v.v của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó. Quá trình phản ánh này thường mang tính tự phát, chỉ ghi lại những biểu hiện bề mặt bên ngoài của xã hội.
+ Hệ tư tưởng xã hội (hệ tư tưởng) là trình độ cao của ý thức xã hội được hình thành khi con người đã có được nhận thức sâu sắc hơn các điều kiện sinh hoạt vật chất của mình; là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo v.v) kết quả sự khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội. Có hai loại hệ tư tưởng là: Hệ tư tưởng khoa học- phản ánh chính xác, khách quan tồn tại xã hội và Hệ tư tưởng không khoa học- phản ánh sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc tồn tại xã hội.
=>Trong ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là bộ phận rất quan trọng. Ý thức xã hội thông thường, thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Ý thức thông thường tuy là trình độ thấp so với ý thức lý luận, nhưng những tri thức kinh nghiệm phong phú đó có thể trở thành tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết xã hội.
- Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ( Đức đen, Thảo ) a, Biện chứng giữa ttxh và ytxh
Quan điểm duy vật lịch sử khẳng định, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Luận điểm này được thể hiện cụ thể trên các nội dung sau:
- Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội: Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, và nội dung của đời sống tinh thần là bức tranh phản ánh đời sống vật chất của củahienej thưc ấy. Chỉ có thể giải thích các hiện tượng trong đời sống tinh thần khi xuất phát từ nguồn gốc của nó là đời sống vật chất
- Tồn tại xã hội quyết định sự vận động biến đổi của ý thức xã hội: tồn tại xã hội không ngừng vận động và phát triển, nên nội dung phản ánh tồn tại ấy là ý thức xã hội cũng không ngừng vận động biến đổi theo.
b, Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối biểu hiện ở những điểm sau đây:
- Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
+Lịch sử xã hội đã cho thấy, nhiều lúc tồn tại xã hội cũ đã bị mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ, lạc hậu tương ứng lại vẫn còn tồn tại dai dẳng.
VD: Ý thức tư tưởng phong kiến như “ Trọng nam khinh nữ”, “gia trưởng”
- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
+Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học mácxít đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
VD: Ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang ở trong thời kỳ phát triển tự do cạnh tranh, Các Mác đã dự báo quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế.
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển.
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần xã hội đã cho thấy rằng, những quan điểm lý luận ở mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không. Mà nó được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại đi trước.
VD: ở Việt Nam với tư tưởng lấy “Dân làm gốc” đã xuất hiện từ lâu trong quan niệm của Nguyễn Trãi :” Việc nhân nghĩa cốt ở nhân dân “, mà Hồ Chí Minh cũng đã có câu: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
+Ý thức xã hội có rất nhiều bộ phận, nhiều hình thái khác nhau. Theo nguyên lý mối liên hệ thì các bộ phận đó không tách rời nhau, mà thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức luôn có những mặt, những tính chất không phải là kết quả phản ánh một cách trực tiếp của sự tồn tại xã hội.
+Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Ví dụ: trong giáo dục luôn đề cao đạo đức mà đạo đức thường là chuẩn mực ứng xử của xã hội.
-Ý thức xã hội tác động trở lại sự tồn tại xã hội.
+Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống đối lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá về vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ luôn quan điểm duy vật tầm thường khi đã phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ví dụ: Nếu hiện nay vẫn cứ còn tư tưởng "Trọng nam khinh nữ" thì sẽ phủ nhận công lao của phái đẹp, kìm hãm sự phát triển bình đẳng giới do vậy tư tưởng lạc hậu này cần được loại bỏ.
6. Ý nghĩa phương pháp luận
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội. Vì vây, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hôi mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Cần quán triệt rằng thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội. Quán triêt nguyên tắc phương pháp luận này luôn trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống xã hội tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Transcript: Vấn đề dư luận xã hội và luật pháp cho LGBT
Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã từng viết trong tập “Thơ thơ” của mình Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine,
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men, Say thơ xa lạ, mê tình bạn, Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quên.
…
Kể chi chuyện trước với ngày sau; Quên gió môi son với áo màu; Thây kệ thiên đường và địa ngục! Không hề mặc cả, họ yêu nhau.
Nhân vật chính trong bài thơ trên chính là 2 thi sĩ nổi tiếng người Pháp Arthur Rimbaud và Paul Verlaine . “Thi sĩ cuồng say” đã đến với nhau trong một thứ tình trai dị kỳ và đau đớn. Mối tình nổi loạn của họ bị người thân và xã hội lên án gay gắt nhưng đã góp phần để lại cho kho tàng thi ca nhân loại những vần thơ kiệt xuất. Và ngay cả bản thân Xuân Diệu, người đã viết nên những dòng thơ trên cũng cuộn trào trong trái tim những mối tình trai mãnh liệt nhưng thầm kín. Những người nghệ sĩ ấy vì dư luận, vì định kiến xã hội mà chỉ có thể gửi gắm tâm tư và tình yêu của mình vào những lời thơ. Cũng giống như rất nhiều cá nhân trong cộng đồng LGBT vẫn hàng ngày gặp trắc trở, đối diện với tư tưởng, định kiến và dư luận xã hội để sống thật với con người của mình.
( Chi )
Định nghĩa DLXH: Cách hiểu đơn giản nhất là coi dư luận xã hội, hay còn gọi là công luận, là ý kiến của quần chúng nhân dân.
Nháp:
LGBTQ+ : người đồng tính, song tính, chuyển giới và đa dạng giới ( Huy ) Tại sao cộng động LGBT phải hứng chịu dư luận xã hội :
Dựa trên thực tế sinh lý khoa học, con người chỉ tồn tại với 2 giới tính riêng biệt là nam và nữ với những đặc điểm sinh lý, vận động khác nhau. Điều này chính là tồn tại xã hội, từ đó quyết định đến ý thức xã hội : Chỉ chấp nhận 2 giới tính. Còn những người thuộc giới tính thứ 3 lại bị coi là khác biệt, là dị biệt, là trái với tự nhiên. Vì vậy, họ phải hứng chịu dư luận xã hội nặng nề, đặc biệt ở thời đại hà khắc về trước. ( Bị hứng chịu như thế nào )
- Thời cổ đại, hành vi đồng tính luyến ái bị cả xã hội lên án, chèn ép, thậm chí có thể bị trừng phạt bằng những hình phạt khủng khiếp như mổ bụng hay thiêu sống trong tro nóng.
- Trong đời sống, họ bị đánh giá, phán xét với những ánh mắt dò xét, khinh thường. Bị miệt thị và xúc phạm.
- Giới tính của họ bị coi là một loại “Bệnh tâm thần”, là một trường hợp bị “quỷ nhập”, và những cái nhìn đánh giá đó đa số đến từ thế hệ trước.
Liên hệ:
Tồn tại xã hội: Quan hệ giữa những người dị tính và cộng đồng LGBT
Tâm lí ghét sợ đối với song tính luyến ái và những người trong nhóm song tính hoặc từng cá nhân (Ý thức xã hội)=> Khuynh hướng làm ngơ, loại trừ, làm biến chất hoặc giải thích lại những bằng chứng về sự tồn tại của song tính luyến ái (Hệ tư tưởng )
- Ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội được thể hiện qua Quan điểm về đồng tính trong xã hội cũ vẫn được tồn tại trong xã hội hiện nay mặc dù hiện nay LQBT đã phổ biến hơn
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển :
Sự bài trừ dg đc thay đổi qua từng thế hệ trong lịch sử.
- Có sự tg tác giữa tồn tại và ý thức:
- Sự thay đổi về ý thức xã hội về cộng đồng đã thay đổi tôn tại xã hội (Ý thức hơn thúc đẩy nhiều ng comeout hơn,cộngđồng lgbt dctôn trọng hơn)
VD:
Ảnh hưởng ngày càng tăng của nhân quyền đã củng cố một số thay đổi trong luật pháp. Năm 1981, Tòa án Nhân quyền Châu Âu tuyên bố rằng việc hình sự hóa các hành vi đồng tính luyến ái giữa những người đàn ông trưởng thành đồng ý ở Bắc Ireland đã vi phạm quyền tôn trọng đời sống riêng tư. Kết quả là luật đã được thay đổi.
- Cộng đồng đa dạng hơn, lớn mạnh hơn, có nhiều tổ chức vận động tạo nên => Ý thức xã hội dc phản ảnh đúng đắn=> từ đó Ít tình trạng phân biệt đối xử hơn
Một ví dụ đáng chú ý là cuộc đàn áp người phá mã thời chiến Alan Turing, người bị truy tố vào năm 1952 vì 'hành vi không đứng đắn' và được lựa chọn giữa việc bỏ tù hoặc điều trị bằng nội tiết tố để 'giảm bớt' tình trạng đồng tính luyến ái của mình. Một cuộc điều tra sau đó cho thấy anh ta đã tự sát. Năm 2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown đã chính thức đưa ra lời xin lỗi công khai về “cách đối xử kinh khủng với ông”. Năm 2013, Nữ hoàng Elizabeth II đã ân xá cho Turing sau khi chết.
( Dung ) Dẫn vào video của Huy ( Dung viết script ) Để giúp mọi người có thêm một góc nhìn mới về những điều kì diệu mà cộng đồng LGBT đã và đang làm, chúng mình đã thực hiện một buổi trò chuyện nhỏ với chị chủ quán cà phê Ngơ, một quán cà phê do và dành cho những người thuộc cộng đồng này
( Dung, Khánh ) Trong những năm gần đây, xu hướng công khai giới tỉnh ngày càng được quan tâm và công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chủng, vì vậy các vấn đề có liên quan tới người đồng tính, song tính, chuyển giới luôn được cộng
đồng xã hội quan tâm. Trên thế giới có nhiều quốc gia đã công nhận hôn nhản đông tính, song song với đó là ban hành nhiêu đạo luật nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho những người đồng tính.
Vào ngày 17/05/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức quyêt định đưa đông tính ra khỏi danh sách các rối loạn tâm thần, thừa nhận đông tính không phải là bệnh và không thể, không được phép thực hiện các biện pháp chữa trị . Ngày 17/05 đã chính thức được lựa chọn là ngày quốc tế chống kỳ thị đồng tính, song tính, chuyển giới
Việt Nam là một quốc gia có đặc trưng là nền văn hoá Á Đông chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, do vậy những người đông tính công khai giới tính vẫn còn e dè và gặp nhiều rào cản từ phía gia đình, xã hội. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây thì tư tưởng của xã hội đã có nhiều cởi mở và có cái nhìn thoáng hơn về người đồng tính, với sự nỗ lực không ngừng của nhóm cộng đông người đông tính thì hệ thống pháp luật ở nước ta cũng có nhiều thay đổi quan trọng. Ví dụ: Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thì đã thừa nhận quyền xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính/vấn đề hôn nhân đồng tính thì hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực cho người đông tính như: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ quy định này thay thế bằng quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính ” dù vào năm 2010 với chế định cấm kết hôn ĐT.