Vận dụng tư tưởng HCM - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. -Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng phải là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

6.4 Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Xây dựng và phát triển văn hóa con người
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (7-1998) đưa ra
những quan điểm chỉ đạo cơ bản:
Về văn hóa:
- Văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng phải là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Văn hóa được xem là một mặt trận, việc xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận
trọng.
Về con người:
- Xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp được đề cập bao gồm:
Yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý thức
tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh,
cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước và quy ước của
cộng đồng.
- Bên cạnh đó, con người Việt Nam cần có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh
thái, lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, kỹ thuật, sáng tạo và năng suất
cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng
cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ. Văn hóa cần gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc và sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Cần kế thừa và
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu
những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích
chân chính và phẩm giá con người.
Phát triển và nâng cao chất lượng văn hóa bao gồm việc phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo
văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái
lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa. Đảm bảo quyền được thông
tin, quyền tự do sáng tạo của công dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ,
hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33NQ/TW ngày 9-6-2014) và
phương hướng của Nghị quyết Đại hội XII (1-2016) đều nhấn mạnh việc xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh
thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa cần trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Đại hội XII nêu các nhiệm vụ cụ thể gồm: xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là
mục tiêu của chiến lược phát triển; tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức,
trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân
thủ pháp luật; đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu, chống các quan
điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người.
Bên cạnh đó cũng bao gồm nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối
cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng
môi trường văn hóa trong hệ thống chính trị, trong các địa phương, làng bản; thực hiện chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh.
Việc xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế cũng được chú trọng, coi đây là nhân tố quan
trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động văn
hóa, làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi
với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa, chủ động hội nhập quốc tế về
văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa.
Ngoài ra, bản thân sinh viên cũng có thể đào tạo và rèn luyện bản thân thông qua việc vận dụng
các quan điểm xây dựng văn hóa và con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tham quan di tích lịch sử để sinh
viên hiểu và quý trọng văn hóa dân tộc cũng như tạo ra một môi trường học tập và sinh
hoạt lành mạnh, giàu bản sắc dân tộc.
2. Tăng cường tham gia các hoạt động tình nguyện, bảo vệ môi trường và các phong trào
đoàn thể. Những hoạt động này giúp sinh viên hiểu và quý trọng giá trị của sự đoàn kết,
cống hiến cho cộng đồng và đất nước.
3. Xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh, bảo vệ môi trường và ứng xử văn hóa trong
trường học. Ngoài ra, việc bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng là một cách để góp phần
tạo nên một lực lượng lao động tốt cho đất nước, có năng lực đáp lời khi tổ quốc gọi tên.
| 1/3

Preview text:

6.4 Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Xây dựng và phát triển văn hóa con người

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (7-1998) đưa ra
những quan điểm chỉ đạo cơ bản:  Về văn hóa: -
Văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. -
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng phải là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. -
Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. -
Văn hóa được xem là một mặt trận, việc xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.  Về con người: -
Xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp được đề cập bao gồm:
Yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý thức
tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh,
cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước và quy ước của cộng đồng. -
Bên cạnh đó, con người Việt Nam cần có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh
thái, lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, kỹ thuật, sáng tạo và năng suất
cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng
cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011)
nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ. Văn hóa cần gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc và sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Cần kế thừa và
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu
những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích
chân chính và phẩm giá con người.
Phát triển và nâng cao chất lượng văn hóa bao gồm việc phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo
văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái
lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa. Đảm bảo quyền được thông
tin, quyền tự do sáng tạo của công dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ,
hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33NQ/TW ngày 9-6-2014) và
phương hướng của Nghị quyết Đại hội XII (1-2016)
đều nhấn mạnh việc xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh
thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa cần trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Đại hội XII nêu các nhiệm vụ cụ thể gồm: xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là
mục tiêu của chiến lược phát triển; tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức,
trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân
thủ pháp luật; đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu, chống các quan
điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người.
Bên cạnh đó cũng bao gồm nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối
cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng
môi trường văn hóa trong hệ thống chính trị, trong các địa phương, làng bản; thực hiện chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh.
Việc xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế cũng được chú trọng, coi đây là nhân tố quan
trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động văn
hóa, làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi
với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa, chủ động hội nhập quốc tế về
văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa.
Ngoài ra, bản thân sinh viên cũng có thể đào tạo và rèn luyện bản thân thông qua việc vận dụng
các quan điểm xây dựng văn hóa và con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tham quan di tích lịch sử để sinh
viên hiểu và quý trọng văn hóa dân tộc cũng như tạo ra một môi trường học tập và sinh
hoạt lành mạnh, giàu bản sắc dân tộc.
2. Tăng cường tham gia các hoạt động tình nguyện, bảo vệ môi trường và các phong trào
đoàn thể. Những hoạt động này giúp sinh viên hiểu và quý trọng giá trị của sự đoàn kết,
cống hiến cho cộng đồng và đất nước.
3. Xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh, bảo vệ môi trường và ứng xử văn hóa trong
trường học. Ngoài ra, việc bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng là một cách để góp phần
tạo nên một lực lượng lao động tốt cho đất nước, có năng lực đáp lời khi tổ quốc gọi tên.