-
Thông tin
-
Quiz
Văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 - 1858 | Tiểu luận văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một biểu hiện của văn hóa, của loài người trong xã hội có giai cấp. Trong tiến trình lịch sử phát triển, các giai cấp cầm quyền đã thay nhau sử dụng thứ quyền lực đặc biệt này để duy trì sự thống trị và phát triển xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Văn hóa chính trị 7 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 - 1858 | Tiểu luận văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một biểu hiện của văn hóa, của loài người trong xã hội có giai cấp. Trong tiến trình lịch sử phát triển, các giai cấp cầm quyền đã thay nhau sử dụng thứ quyền lực đặc biệt này để duy trì sự thống trị và phát triển xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Văn hóa chính trị 7 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN
------------------------- TIỂU LUẬN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (938 – 1858).
Sinh viên: NGUYỄN QUỲNH NGA
Mã số sinh viên: 2155300044 Lớp: QLHĐTTVH_K41
Lớp tín chỉ: TT02555_K41.1
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Như Ngọc HÀ NỘI – 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................................3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...............................................................................................3
6. Kết cấu của tiểu luận..........................................................................................................3
NỘI DUNG...................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ............................4
1. Một số khái niệm.................................................................................................................4
1.1. Khái niệm văn hóa..........................................................................................................4
1.2. Khái niệm chính trị.........................................................................................................4
1.3. Khái niệm văn hóa chính trị...........................................................................................4
2. Vai trò của văn hóa chính trị trong đời sống xã hội........................................................7
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỘC LẬP
TỰ CHỦ TỪ NĂM 938 – 1858....................................................................................................9
1. Điều kiện hình thành..........................................................................................................9
2. Đặc trưng văn hóa chính trị việt nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858......11
2.1. Mặt tích cực trong văn hóa chính trị việt nam thời kỳ độc lập tự chủ (938 – 1858)....12
2.2. Mặt hạn chế trong văn hóa chính trị việt nam thời kỳ độc lập tự chủ (938 – 1858)....16
2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong văn hóa chính trị việt nam thời kỳ độc lập tự chủ
(938 – 1858)...........................................................................................................................19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRONG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỘC
LẬP TỰ CHỦ TỪ NĂM 938 – 1858.........................................................................................22
1. Giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ
độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858..........................................................................................22
2. Giải pháp nâng cao văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kỳ độc lập tự chủ từ năm
938 – 1858.................................................................................................................................24
KẾT LUẬN.................................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................27
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (938 – 1858) MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một biểu hiện của văn hóa, của loài người trong xã
hội có giai cấp. Trong tiến trình lịch sử phát triển, các giai cấp cầm quyền đã thay nhau sử dụng
thứ quyền lực đặc biệt này để duy trì sự thống trị và phát triển xã hội.
Văn hóa chính trị được cho là giữ một vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội,
định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội. Nó có vai trò to lớn đối với mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc. Từ vị trí và vai trò của văn hóa chính trị, Đảng đã đề ra chủ trương tiếp tục phát
triển một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời cổ vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá
nhân, giai cấp trong chính trị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị.
Nâng cao cho nền văn hóa tiến triển, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ, giữ vững sự
đồng bộ hóa với sự nghiệp phát triển kinh tế. Đem đến cho người dân chất lượng sống ngày
càng hiện đại, phát triển. Xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam một cách toàn
diện hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước thời kỳ độc lập tự chủ, Việt Nam đã trải qua nhiều thế lực ngoại xâm, chiếm
đóng. Trong thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858, đã chứng kiến sự nổi lên và tồn tại của
các quốc gia độc lập như Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt. Do đó việc xây dựng và bảo vệ độc
lập tự chủ trở thành một vấn đề cấp thiết, nó đóng góp vai trò quyết định đối với sự tồn tại, phát
triển và bảo vệ độc lập của một quốc gia. Văn hóa chính trị trong thời kỳ này đã tạo ra sự nhất
trí, tinh thần đoàn kết và những giá trị văn hóa để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược và chiếm
đóng của các thế lực ngoại bang.
Khi độc lập và tự chủ được thiết lập, việc xây dựng chính quyền và cơ chế quản lý
quốc gia trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Văn hóa chính trị trong thời kỳ này cần tạo ra các
giá trị và nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển, ổn định của chính quyền, xây dựng các cơ chế
quản lý. Đồng thời tạo ra sự tín nhiễm và lòng tin của người dân đối với chính quyền. Từ đó
thúc đẩy sự tham gia của người dân vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Để bảo tồn và
phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc. Văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ từ năm 1
938 – 1858 cần bảo vệ, thúc đẩy và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống và
phong tục của người Việt. Nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tự hào dân tộc và
tạo nên sự nhất quán, đoàn kết trong xã hội. Trong thời kỳ độc lập tự chủ, Việt Nam đã thiết lập
quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Văn hóa chính trị định hình các nguyên tắc,
quy tắc và giá trị để điều hành quan hệ đối ngoại, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia. Xây dựng
các mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác. Những môi trường thích hợp được hình thành
nhằm khuyến khích nghiên cứu, các hệ thống giáo dục được xây dựng để đào tạo người trẻ. Từ
đó phát triển về tri thức và trong giáo dục, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển của quốc gia.
Để thấy được những vấn đề cấp thiết trong văn hóa chính trị Việt Nam ở thời kỳ độc
lập tự chủ từ năm 938 – 1858 và tạo ra những thách thức quan trọng trong việc bảo vệ độc lập,
xây dựng, duy trì chính quyền và cơ chế quản lý, tôn vinh các giá trị văn hóa, đối ngoại và quan
hệ với các quốc gia khác cùng với việc phát triển tri thức và giáo dục, bản thân em xin phép
được chọn đề tài “Văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858” làm
đề tiểu luận của mình, từ đó có cái nhìn tổng quan về văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kỳ
này và thấy được Việt Nam có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển và tồn tại của
quốc gia thông qua việc định hình và thực hiện văn hóa chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu
Nắm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn liên quan đến văn hóa chính trị. Trang bị kiến thức về
những quan điểm cơ bản, đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nêu ra những nội dung, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về văn hóa chính trị. Khái
quát hóa và tổng hợp tình hình văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 –
1858, đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kỳ này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Đối tượng nghiên cứu: văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858.
Phạm vi nghiên cứu: Những tài liệu cụ thể liên quan đến tình hình văn hóa chính trị Việt
Nam, văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: đề tài tiểu luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp logic, so sánh, tổng
hợp, phân tích, chứng minh cùng với tham khảo một số tài liệu đến từ các nguồn chính
thống để làm rõ cho đề tài.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: tiểu luận góp phần nghiên cứu về văn hóa chính trị, văn hóa chính trị
Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của tiểu luận có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho những
người quan tâm đến lĩnh vực này.
6. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm bốn phần: mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo. Gồm hai chương: Chương 1 – 2 tiết. Chương 2 – 2 tiết. Chương 3 – 2 tiết. 3 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
1. Một số khái niệm 1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa mang một khái niệm đa nghĩa và phức tạp, gắn liền với con người và đời
sống xã hội con người. Nó thể hiện trình độ phát triển của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống. Vì vậy cần phân biệt văn hóa với học vấn, đạo đức và nhân cách.
Theo cách tiếp cận hệ thống, văn hóa được tiếp cận trên những phương diện chính:
→ Văn hóa là những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo nên;
→ Luôn gắn liền với những hoạt động của con người;
→ Luôn đi với các chủ thể xác định.
Như vậy, văn hóa được hiểu là trình độ phát triển lịch sử nhất định của xã hội, trình
độ phát triển năng lực và khả năng sáng tạo của con người được thể hiện trong các phương thức
tổ chức đời sống xã hội và hoạt động của con người cũng như toàn bộ những giá trị tinh thần và
vật chất do loài người sáng tạo nên trong tiến trình lịch sử vì lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống. 1.2. Khái niệm chính trị
Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp cũng như các dân tộc,
mọi tầng lớp xã hội và các quốc gia với vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực Nhà nước.
Là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội, hoạt động chính trị thực
tiễn của giai cấp, các Đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực
hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
1.3. Khái niệm văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là một bộ phận, một phương diện của văn hóa trong đời sống xã hội
có phân chia giai cấp (có chính trị). Nhưng điều đó không có nghĩa văn hóa chính trị là phép 4
cộng đơn giản giữa văn hóa với chính trị, mà đó là sự thẩm thấu, kết hợp với nhau, chuyển hóa
lẫn nhau giữa văn hóa với chính trị và chính trị với văn hóa.
Vì vậy, văn hóa chính trị chính là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà tư tưởng
lớn, nó được thể hiện trong khía cạnh tư tưởng chính trị của nhiều tư tưởng gia lớn
trong các giai đoạn lịch sử.
+ Các nhà tư tưởng Hy Lạp, La Mã như Platon, Aristotle,..., ở Trung Quốc như
Khổng Tử, Lão Tử,… đã chú ý tới mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Platon
Nhà tư tưởng Khổng Tử
Văn hóa chính trị được biểu hiện:
+ Khả năng, năng lực của con người trong việc giác ngộ lợi ích giai cấp, lợi ích dân
tộc. Trong việc tổ chức, hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực nhằm hiện thực hóa lợi ích giai
cấp hay lợi ích nhân dân phù hợp với mục tiêu chính trị và sự tiến bộ xã hội.
+ Khả năng, mức độ điều chỉnh những quan hệ chính trị, phù hợp với truyền thống và
những chuẩn mực giá trị xã hội do đời sống cộng đồng con người đặt ra.
Văn hóa chính trị phản ánh trình độ tự do, dân chủ, công bằng, văn minh, vì sự tiến bộ của xã hội. 5
Theo nhà khoa học Gabriel Almond: “Văn hóa chính trị gồm các yếu tố nhận thức,
tình cảm, giá trị. Nó hàm chứa những nhận thức và ý kiến, quan điểm giá trị và tình cảm đối
với chính trị.” (tập bài giảng Văn hóa chính trị - TS.Nguyễn Thị Hồng, tr5).
Nhà khoa học chính trị người Mỹ – Lucian Pye đưa
ra định nghĩa: “Văn hóa chính trị là một hệ thống thái độ,
niềm tin và tình cảm. Nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quá
trình chính trị, đưa ra tiền đề cơ bản và quy tắc chế ước hành
vi của hệ thống chính trị. Văn hóa chính trị bao gồm lý tưởng
chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể. Bởi vậy,
văn hóa chính trị là biểu hiện hình thức tập hợp tâm lý xã hội
và góc độ chủ quan. Nó vừa là lịch sử tập thể của một hệ
thống chính trị, vừa là sản phẩm của lịch sử đời sống của các
cá thể trong hệ thống đó. Do đó văn hóa chính trị bắt rể sâu
Lucian Pye (1921 – 2008)
xa trong các lịch sử các sự kiện chung và lịch sử cá nhân.”
(tập bài giảng Văn hóa chính trị - TS.Nguyễn Thị Hồng, tr6).
Dựa trên quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam đã
đưa ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm văn hóa chính trị. 6
Theo tập bài giảng Chính trị học đại cương của 2 tác giả Lê Văn Cảnh và Bùi Trọng
Tài: “Văn hóa chính trị là một lĩnh vực biểu hiện đặc biệt của văn hóa, của loài người trong xã
hội có giai cấp, được hiểu là trình độ phát triển của con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về
chính trị, trình độ tổ chức hệ thống quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định nhằm
điều hòa các quan hệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ
xã hội.” (tập bài giảng Văn hóa chính trị - TS.Nguyễn Thị Hồng, tr7).
Theo GS, TS. Nguyễn Văn Huyên cũng đã định nghĩa: “Văn hóa chính trị là một
phương diện của văn hóa, ở đó kết tinh toàn bộ giá trị, phẩm chất, trình độ, năng lực chính trị,
được hình thành trên một nền chính trị nhất định, với phương thức hoạt động chính trị nhất
định, thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, cộng đồng phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ
của xã hội loại người”. (tập bài giảng Văn hóa chính trị - TS.Nguyễn Thị Hồng, tr8).
Tập bài giảng Chính trị học của viện Chính trị học – Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị vật chất, tinh thần
được hình thành trong thực tiễn chính trị. Nó là cái góp phần chi phối hoạt động của các cá
nhân, của các nhà chính trị, góp phần định hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào
đời sống chính trị để phục vụ lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định. Văn hóa chính trị góp
phần định hướng mục tiêu hoạt động cho các tổ chức chính trị, đặc biệt là Đảng và Nhà nước,
cho các phong trào chính trị trong một xã hội nhất định.” (Nxb Chính trị - Hành chính, H.2013,
tr 382). Đây là định nghĩa được lựa chọn làm căn cứ để triển khai nhiệm vụ trong Văn hóa chính trị.
Văn hóa chính trị thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa văn hóa với chính trị,
giữa chính trị với văn hóa, thể hiện trong hoạt động chính trị của con người, của tổ
chức, của thể chế và thiết chế chính trị.
2. Vai trò của văn hóa chính trị trong đời sống xã hội
Văn hóa chính trị là một loại hình của văn hóa, chính trị bao hàm văn hóa từ bản chất
bên trong của nó. Văn hóa chính trị được thể hiện qua hai phương diện cơ bản là:
Chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ 7
Là những tư tưởng thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống.
Văn hóa chính trị làm cho sự tác động của chính trị đến đời sống xã hội giống như
sức mạnh của văn hóa. Sức mạnh đó không mang tính bắt buộc mà nó khơi dậy tinh thần sáng
tạo, ý thức tự giác của các tầng lớp xã hội thông qua cảm hóa. Việc nhận thức và xây dựng Văn
hóa chính trị phải chú trọng trên ba phương diện:
Giá trị xã hội được lựa chọn Năng lực chính trị
Trình độ phát triển về Văn hóa chính trị của chủ thể chính trị.
Trong đời sống xã hội, Văn hóa chính trị biểu hiện khả năng, năng lực của con người
trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực nhằm hiện thực hóa lợi ích giai
cấp hay lợi ích nhân dân phù hợp với mục tiêu chính trị và tiến bộ xã hội. Nó còn thể hiện khả
năng, mức độ điều chỉnh các quan hệ chính trị phù hợp với truyền thống và chuẩn mực giá trị xã
hội do đời sống xã hội đặt ra. Văn hóa chính trị là trình độ phát triển của con người được thể
hiện trong trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức và vận hành hệ thống tổ chức quyền
lực theo chuẩn mực xã hội nhất định. Từ đó điều hòa các quan hệ lợi ích giữa giai cấp và tầng
lớp xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển, tiến bộ cho xã hội. 8 Định hướng, điều chỉnh hành vi của con người và các quan Động viên, hệ xã hội thúc đẩy hoạt động Nhận thức sáng tạo của con người Vai trò Văn hóa chính trị Tổ chức và Đánh giá và quản lý xã dự báo hội Đẩy mạnh xã hội hoá về chính trị
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỘC LẬP
TỰ CHỦ TỪ NĂM 938 – 1858
1. Điều kiện hình thành
Vài nét về thời kỳ
Thời tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài suốt một thiên niên kỷ từ năm 938 – 1858.
Trong thời kỳ này có nhiều biến đổi tự thân trong nội bộ quốc gia dân tộc và biến đổi từ ngoại cảnh. Trong đó:
+ Các vương triều liên tục thay thế nhau xây dựng một quốc gia tự chủ.
+ Sự thay thế vẫn là dòng chảy lịch sử liên tục.
+ Đất nước được mở rộng về phương Nam.
+ Các cuộc xâm lược liên tiếp của phong kiến phương Bắc.
+ Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của cư dân Việt Nam. Lịch sử
Sau 1000 năm đô hộ bởi đế quốc phương Bắc, thông qua những nỗ lực bảo vệ nền
độc lập dân tộc, năm 938 đã trở thành mốc son trong lịch sử văn hóa chính trị Việt Nam. 9
Dân tộc ta giành lại nền độc lập, tự chủ và bước vào giai đoạn xây dựng chế độ
phong kiến nội tộc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Giai cấp phong kiến dân tộc nối tiếp nhau cầm quyền, xây dựng chế độ quân chủ.
Thời kỳ độc lập tự chủ bắt đầu bằng chiến thắng của Ngô Quyền và kéo dài cho đến khi Việt
Nam bị Pháp xâm lược, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Hoàn cảnh lịch sử phức tạp đã để lại dấu ấn trong nền văn hóa chính trị thời kỳ độc lập tự chủ nước ta. Kinh tế xã hội - Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp dựa trên chế độ công hữu về ruộng đất và ruộng đất thuộc quyền
sở hữu của nhà nước.
Vua là chủ của quốc gia, là chủ đất với danh nghĩa là chủ của một nước, người cha
của công xã, người đại biểu của cộng đồng dân tộc và là người quản lý cao nhất của cộng đồng
chứ không phải là với danh nghĩa của một cá nhân.
Kinh tế của Việt Nam là kinh tế nông nghiệp sản xuất lúa nước. Thông qua chế độ
công hữu của công xã nông thôn, chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất được thiết
lập. Công xã vừa tự do vừa lệ thuộc vào nhà nước.
Vai trò của làng xã đã quy định tính đặc thù của văn hóa chính trị Việt Nam. - Cấu trúc xã hội:
Xã hội phong kiến Việt Nam với hai giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân
Lợi ích kinh tế và sự khác biệt về vị thế xã hội đã làm cho xung đột xã hội xảy ra giữa
các tập đoàn phong kiến, giữa nhân dân với các tập đoàn cầm quyền dẫn đến sự thay đổi các vương triều.
Đó là sự hiện diện của các triều đại phong kiến Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần
– Hậu Lê trong lịch sử văn hóa chính trị Việt Nam. 10
Một số triều đại phong kiến Việt Nam - Văn hóa:
Trong thời kỳ độc lập tự chủ, văn hóa Việt Nam phát triển rực rỡ dựa trên cơ tầng sâu
văn hóa Việt được hình thành và phát triển từ thời Văn Lang – Âu Lạc. Người Việt chủ động
tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ, biến đổi sao cho phù hợp với văn
hóa Việt Nam, làm giàu cho văn hóa dân tộc mà vẫn giữ được bản sắc.
Bản sắc văn hóa là sức mạnh nội sinh để Việt Nam xây dựng một nền văn hóa chính trị đặc thù.
2. Đặc trưng văn hóa chính trị việt nam thời kỳ độc lập tự chủ từ năm 938 – 1858
Tư tưởng chính trị cơ bản nhất của văn hóa chính trị Việt Nam trong giai đoạn này là: Độc lập tự chủ.
Xây dựng và phát triển đất nước.
Quyền lực chính trị nằm ở các vương triều mà vua có quyền lực cao nhất. Triết lý về
quyền lực chính trị trong giai đoạn này là dựa trên triết lý về quyền lực chính trị trong văn hóa
truyền thống và chịu ảnh hưởng của triết lý chính trị Nho giáo, Phật giáo từ văn hóa Trung
Quốc và Ấn Độ. Nó hoàn toàn khác biệt so với thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc.
Các bậc Đế vương quan niệm quyền lực của mình và việc thực thi quyền lực đó là
tuân theo mệnh trời, dựa vào ý dân: “thượng cẩu thiên mệnh, hạ nhân dân chí”. 11
Từ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt cho đến “Bình Ngô đại cáo” của
Nguyễn Trãi đều thể hiện khát vọng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Tư tưởng Nho giáo là “Thuận thiên thừa vận”.
Tư tưởng Phật giáo là “Vua là Phật, Phật cũng là vua, quyền lực chính trị gắn với
trách nhiệm đạo đức, gắn với nguyện vọng của nhân dân”. Tinh thần cố kết cộng đồng Tư tưởng cốt lõi trong Tinh thần đoàn kết Chủ nghĩa yêu nước văn hóa chính trị Việt dân tộc Nam Tinh thần yêu nước
Tinh thần cố kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc, yêu nước đã kết tinh thành chủ nghĩa
yêu nước, thành tư tưởng cốt lõi trong văn hóa chính trị Việt Nam.
Trong văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ, vận mệnh của giai cấp cầm
quyền thường gắn bó với vận mệnh quốc gia dân tộc, trở thành những đấng minh quân có quan
điểm và khát vọng xây dựng một xã hội lý tưởng, đất nước độc lập, nhân dân được sống yên ổn.
Khát vọng của các nhà cầm quyền trong văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ độc lập
tự chủ là: đất nước hòa bình, bờ cõi được mở mang, xã hội yên ổn, nhân dân có đời sống đủ no.
2.1. Mặt tích cực trong văn hóa chính trị việt nam thời kỳ độc lập tự chủ (938 – 1858)
Mùa xuân năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại, trên nền tảng một nền tự chủ
từng bước được củng cố sau hơn 30 năm (từ năm 905 – 938), Ngô Quyền đủ mạnh để dứt khoát
vứt bỏ danh xưng Tiết độ sứ mà xưng Vương, tức là vua của một nước. Nền độc lập, tự chủ dân
tộc đã được khôi phục hoàn toàn, khẳng định nước ta là một vương quốc độc lập. Bộ máy nhà 12
nước quân chủ độc lập đầu tiên được hình thành. Triều đình dưới thời Ngô Quyền có bộ máy
gồm đầy đủ quan chức văn, võ, có quy định nghi lễ, phẩm phục…Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời,
tồn tại và phát triển đã khẳng định sức mạnh của ý chí độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của
nhân dân ta sau nghìn năm Bắc thuộc. Các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý thay nhau xây dựng
chính quyền độc lập và phát triển quốc gia Việt Nam. Họ đóng góp vào việc xây dựng và củng
cố chủ quyền, độc lập và tự chủ của đất nước.
Dân tộc Việt Nam tỏ ra kiên cường, thể hiện khát vọng tự do và sự quyết tâm bảo vệ
đất nước khỏi xâm lược và áp bức từ các thế lực thù địch. Tinh thần độc lập và ý thức tự chủ
được thể hiện thông qua văn hóa chính trị Việt Nam thời kỳ 938 – 1858, tinh thần này giúp duy
trì chủ quyền và giữ vững độc lập của quốc gia. Đồng thời, sự đoàn kết và đồng lòng của dân
tộc Việt đã xây dựng nên một nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng của đất nước.
Văn hóa chính trị Việt Nam đã giữ vững độc lập và tự chủ đối với các thế lực lớn
trong khu vực cũng như quốc tế. Góp phần xây dựng và duy trì hệ thống triều đình ổn định, tạo
điều kiện cho việc quản lý và phát triển. Sự xuất hiện của các triều đại phong kiến Ngô, Đinh,
Tiền Lê, Lý, Trần đã đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển đất nước. Họ liên tục
chống lại sự xâm lược của các nước lân cận, bảo vệ độc lập và xây dựng nên một quốc gia
mạnh mẽ. Quốc hiệu “Đại Cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải
qua 3 triều đại: Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009) và thời kỳ đầu của nhà Lý (1009 –
1054). Vương triều Đinh – Tiền Lê đã thể hiện khả năng thống trị và đoàn kết của người Việt
trong việc xây dựng chính quyền và triều đình. Không chỉ đánh dấu sự thống nhất của đất nước
mà còn khởi đầu cho một thời kỳ ổn định và phát triển. Sự thống nhất đó đã tạo nền tảng chính
trị ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là văn hóa chính trị.
Song song với việc xây dựng một chính quyền nhà nước có chủ quyền, vua Đinh Tiên
Hoàng cũng chú ý đến việc phát triển văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng. Đạo
Phật là chỗ dựa tinh thần, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt và trong cơ
cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh. Nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng và nổi tiếng trong
khu vực kinh đô Hoa Lư như chùa Tháp, chùa Bà Ngô, chùa Hoa Sơn, chùa Bàn Long…Những
nhà sư thì trở thành cố vấn cho vua Đinh về đướng lối đối nội và đối ngoại. 13
Một góc của chùa Bà Ngô
Chùa Bàn Long được xây dựng từ thời nhà Đinh,
cách đây hơn 10 thế kỷ
Những cột kinh Phật quý hiếm thời Đinh
Đến thời Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý, đạo Phật vẫn giữ vai trò quan trọng.
Nhiều nhà vua và quý tộc theo đạo Phật, đề cao tư tưởng từ bi, bác ái. Các loại hình văn hóa dân
gian từ thời Đinh vẫn được duy trì và phát triển.
Văn hóa và nghệ thuật Việt Nam dưới góc nhìn của văn hóa chính trị trong thời kỳ
độc lập tự chủ 938 – 1858 đã phát triển mạnh mẽ với sự hình thành và phong phú hóa các loại
hình văn hóa như: văn học, kiến trúc đền chùa, điêu khắc, tranh dân gian, âm nhạc truyền thống,
…Những sản phẩm nghệ thuật này không chỉ thể hiện tài năng sáng tạo mà còn bộc lộ niềm
đam mê, tâm huyết của người dân Việt Nam.
+ Âm nhạc dân gian bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ, nhiều thể loại mới ra đời
phục vụ cho các lễ hội như hát tế thần ở hội Đền Sóc, hát Dặm Thi Sơn... Ngoài các bài ngâm,
tụng, đọc của Phật giáo còn có thêm hình thức kể hạnh, hát chầu tại các đền, miếu. Bên cạnh đó
là sự du nhập của nhiều nhạc cụ mới phục vụ cho việc hoạt động tín ngưỡng như tiu, cảnh, chuông, mõ... 14
+ Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện phong cách đặc sắc và tay nghề
thuần thục. Đặc biệt là dưới thời nhà Lý, điêu khắc đã phát triển rực rỡ và chịu ảnh hưởng của
Phật giáo rất sâu đậm. Nhiều cung điện, đền đài, thành quách, chùa chiền được xây dựng với số
lượng nhiều và quy mô lớn. Nhiều tác phẩm gốm thể hiện màu sắc Phật giáo rõ nét, hòa trộn
yếu tố điêu khắc độc đáo.
+ Các tác phẩm văn học như “Lĩnh Nam chích quái” của Lê Văn Hưu hay “đại cáo
Bình Ngô” của Nguyễn Trãi,…nổi bật trên hai phương diện đó là ghi lại những sự kiện lịch sử
và góp phần trong việc nhận thức, thể hiện tinh thần độc lập và ý chí tự chủ của người Việt Nam. 15
Các tác phẩm văn học nổi bật
Tranh dân gian – tài sản riêng của làng tranh và tài sản chung của cả dân tộc
Đất nước ta tiếp nhận và giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, đồng thời
cũng giữ vững được bản sắc văn hóa riêng. Nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ này đã có
những chuyển biến vượt bậc, từ kiến trúc, nghệ thuật, thơ ca, sử thi đến truyền thống văn hóa
dân gian. Từ đó trở thành sức mạnh to lớn để dựng nên một văn hóa chính trị đặc trưng.
Trong giai đoạn 938 – 1858, Việt Nam ta có nhiều phong tục tập quán mang tính độc
lập tự chủ như là tết Nguyên Đán, lễ cúng tiễn, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng, cưới hỏi,…Đây
là những phong tục đều thể hiện sự đa dạng, sâu sắc và phản ánh các giá trị văn hóa, tâm linh,
tình yêu quê hương của người Việt.
+ Mùng 1 tết Nguyên Đán là ngày khởi đầu của một năm, vua chúa nước Việt đã rất
quan tâm đến các nghi lễ vào những ngày đầu của năm trong thời kỳ độc lập tự chủ. 16
+ Phong tục hôn nhân Việt Nam thường có sự đồng thuận giữa hai bên gia đình và
không phải tuân theo quy định của các thế lực bên ngoài. Điều này thể hiện tư tưởng tự do và
độc lập của dân tộc Việt Nam trong các mối quan hệ xã hội.
Nghi lễ đón tết trong cung đình xưa
Lễ rước dâu thời xưa
2.2. Mặt hạn chế trong văn hóa chính trị việt nam thời kỳ độc lập tự chủ (938 – 1858)
Cuộc xâm lược và áp bức từ phương Bắc đã liên tục gây ra nhiều thiệt hại về con
người, kinh tế, xã hội và văn hóa chính trị. Trong thời kỳ độc lập tự chủ 938 – 1858, Việt Nam
luôn luôn phải kháng chiến chống xâm lược từ các quân phiệt phương Bắc như Tống, Mông Cổ
và quân Nguyên (Trung Quốc). Sự chiếm đóng từ các triều đại trong khu vực, đặc biệt là Trung
Quốc đã gây hạn chế lớn đối với văn hóa chính trị Việt Nam, khiến cho nền văn minh và biểu
tưởng độc lập đứng trên bờ vực bị đe dọa. 17
Trong một số trường hợp, văn hóa chính trị Việt Nam ở giai đoạn 938 – 1858 khá
cứng nhắc và có xu hướng bảo thủ về vấn đề thay đổi chính sách và cải cách, dẫn đến tình trạng
giới hạn. Việc duy trì của quyền lực truyền thống và các hệ thống quân chủ đã ngăn chặn khả
năng thích nghi và phát triển của xã hội. Quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, nhân quyền,…của
các cá nhân, quần chúng bị giới hạn nghiêm ngặt. Nhân dân đứng lên biểu đạt ý kiến độc lập sẽ bị trừng phạt.
Việt Nam cũng không tránh được sự chia rẽ và tranh chấp nội bộ giữa các chính
quyền địa phương, triều đình, các tổ chức lợi ích khác nhau. Nội chiến trong nước, tranh chấp
quyền lực gây mất ổn định và đe dọa đến quá trình độc lập tự chủ. Nó không chỉ làm suy yếu
khả năng đối phó với các thế lực ngoại xâm mà còn ảnh hưởng đến sự đoàn kết và phát triển của quốc gia.
Dân cư ở thời kỳ này đa số vẫn sống dựa vào nông nghiệp và nền kinh tế chủ yếu là
tự cung tự cấp. Thiếu hụt tài nguyên, kinh tế kém phát triển và sự phụ thuộc vào các quốc gia
khác đã gây hạn chế về độc lập kinh tế và ảnh hưởng đến văn hóa chính trị, từ đó kìm hãm sự
phát triển toàn diện của đất nước. 18