Văn hóa doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Văn hóa doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh (UEB)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC MÔN HỌC
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP – ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CHỦ ĐỀ 4
Sinh viên thực hiện
: Viêm Thị Hồng Quỳnh Lớp
: QH2021-E KTKT CLC4
Mã sinh viên 21050718
Mã học phần
: BSA 4018 1
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Nhật Linh
Hà Nội – Tháng 2 Năm 2023 1
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế -
Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh
nghiệm cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin tỏ lòng trân trọng tới giảng viên Phạm Nhật Linh đã dành thời
gian, tâm huyết để hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành
luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp song cũng không tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những đóng góp, phản hồi từ quý
Thầy Cô để em rút kinh nghiệm cho những bài luận tiếp theo.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2023 Người thực hiện Viêm Thị Hồng Quỳnh 2 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ 2
CÂU HỎI ............................................................................................................................................... 4
TRẢ LỜI CÂU HỎI .............................................................................................................................. 5
Câu 1: ................................................................................................................................................. 5
Câu 2: ............................................................................................................................................... 15
Câu 3: ............................................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 29 3 CÂU HỎI
Câu 1: Phân tích các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Câu 2: Dư luận, xã hội hiện nay thường chê trách hoặc phê phán tình trạng
kinh doanh thiếu văn hoá ở các khu du lịch, lễ hội…đông người của nước ta
đầu năm mới. Phân tích một ví dụ cụ thể. Theo em, cần có các biện pháp gì để
khắc phục hiện tượng này?
Câu 3: Phân tích một vi phạm đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp về vấn
đề môi trường. Doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục tình trạng vi phạm này? 4
TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1:
Mỗi doanh nghiệp đều có những cách thức quản lý, phát triển khác nhau,
để doanh nghiệp đó luôn giữ vững được sức mạnh của mình thì văn hóa
doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải xây dựng cho mình một nền
tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, tạo được lợi thế cạnh tranh trên bước
đường phát triển của mình.
Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng
được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp không chỉ được giới
nghiên cứu quan tâm mà vấn đề này cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt với
các nhà quản trị doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh
nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ
chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền
địa lý, tư tưởng văn hóa,.. chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm
việc đa dạng và vô cùng phức tạp bởi mỗi người có một cuộc sống khác nhau,
họ khác nhau cả về suy nghĩ lẫn cách làm việc, khi tất cả mọi người hợp thành
một tập thể thì không thể thiếu những mâu thuẫn khác nhau xảy ra và đây
cũng là cũng cần đưa văn hóa doanh nghiệp vào để giải quyết các vấn đề này.
Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu
hướng toàn cầu hóa, buộc doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục
tìm tòi những cái mới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy
trì một nề nếp văn hóa đặc thù để phát huy năng lực và thúc đẩy sự đóng góp
của tất cả mọi người và đạt được mục tiêu chung của cả tổ chức doanh nghiệp. 5
Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, tổng hợp
hài hòa của các yếu tố về quan niệm giá trị, đạo đức, triết lý kinh doanh, quy
phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý, chính sách, nội quy,
…được các thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận và tuân thủ. Văn hóa
doanh nghiệp được xây dựng và phát triển trong suốt quá trình tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, chi phối cảm xúc và hành vi của thành viên đồng thời
hướng tới mục tiêu doanh nghiệp đặt ra.
XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP = THIẾT LẬP CHUẨN
MỰC + TẠO THÓI QUEN
Dưới đây là những bước cơ bản và cần thiết cho doanh nghiệp để tạo dựng
một nền văn hóa hiện đại, tích cực hơn:
Bước 1: Xác định rõ ràng môi trường, chiến lược mà doanh nghiệp mong
muốn hướng tới.
Yếu tố môi trường thường có những tác động không nhỏ tới sự phát triển
của mỗi doanh nghiệp, nó là nơi một tập thể các thành viên trong doanh
nghiệp làm việc, cống hiến hết mình để đạt được những kết quả lớn cho công
ty. Vì vậy họ cần một môi trường làm việc thoải mái, năng động, tích cực, tạo
cơ hội phát triển cho bản thân nhân viên và cho cả toàn bộ doanh nghiệp.
Môi trường làm việc được hiểu đơn giản là các điều kiện xung quanh,
bao gồm mọi hoạt động của một nhân viên. Cụ thể hơn, môi trường bao gồm
cả những điều kiện vật chất như: không gian làm việc, thiết kế văn phòng, các
thiết bị bổ trợ cho công việc,… và các điều kiện tinh thần như: sự tương tác
xã hội tại nơi làm việc (gồm tương tác với đồng nghiệp, các lãnh đạo cấp trên
và nhân viên), văn hóa công ty, quy trình và thái độ - tinh thần làm việc trong
tổ chức,... Môi trường làm việc lý tưởng trước tiên là môi trường có đầy đủ
cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc và trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho công
việc. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi tràn đầy năng lượng tích cực, luôn đem 6
đến và duy trì cho nhân viên sự hứng khởi và động lực để cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích
tích cực cho cả tập thể. Những lợi ích chúng ta phải kể đến đó là:
● Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên: Môi trường làm viêc ̣ được
đánh giá là môṭ yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến năng suất và
chất lượng công viêc ̣ của nhân viên. Khi được làm viêc ̣ trong môi
trường như mong đợi, mỗi nhân viên sẽ cảm thấy kích thích, có nhiều
cảm hứng sáng tạo, được truyền thêm đông lực để hoàn thành tốt nhất
công viêc ̣ của mình. Hơn nữa, môi trường làm viêc ̣ tốt còn tạo ra cảm
giác gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiêp, tác đông tích cực đến sức
khỏe và tinh thần làm viêc ̣ của họ. Ngược lại, làm việc trong một môi
trường kém sẽ khiến nhân viên dễ nảy sinh tâm lý chán nản, khiến kết
quả công viêc ̣ không được cao, thậm chí còn mất niềm tin vào ban lãnh
đạo và rời bỏ công ty.
● Giúp doanh nghiêp̣ xây dựng và phát tri ऀ n
ngũ nhân viên vững đôị
mạnh: Trong cuôc ̣ chiến thương trường khốc liêṭ, các doanh nghiêp ̣
không chỉ cạnh tranh về thị phần, khách hàng, nhà cung ứng mà còn
cạnh tranh về nguồn nhân lực. Để nắm giữ vị thế cạnh tranh trong việc
thu hút và giữ chân nhân tài các doanh nghiêp ̣ cần quan tâm đến một
trong những yếu tố then chốt là môi trường làm viêc ̣ . Đôi khi lương,
thưởng không phải là yếu tố quan trọng nhất khiến một nhân viên quyết
định gắn bó lâu dài với doanh nghiêp̣ mà là môi trường làm viêc̣ có tốt,
có phù hợp hay không. Nhận thức được điều này, doanh nghiêp ̣ cần chú
trọng tạo dựng môṭ môi trường làm viêc ̣ mà nhân viên có thể xem như
mái nhà thứ hai - nơi họ có thể tìm được cảm hứng bất tâṇ trong công
viêc ̣ và phát huy hết năng lực của bản thân. Khi xây dựng được môi 7
trường làm viêc ̣ lý tưởng, doanh nghiêp̣ sẽ được các ứng viên chú ý tới.
Và thay vì phải vật lộn để cạnh tranh nhân tài thì chính nhân tài sẽ cạnh
tranh với nhau để được làm viêc ̣ trong doanh nghiêp̣ của bạn.
Song hành với môi trường làm việc tốt, xây dựng chiến lược văn hóa
doanh nghiệp tốt cũng là một nhân tố góp phần vào sự trường tồn của một
doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo, nhà quản trị cần đưa ra những chiến lược cụ
thể giúp cho doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Các chiến lược được đưa ra
nhằm xây dựng cho tập thể các thành viên trong doanh nghiệp một môi
trường làm việc thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Để xây dựng được một
văn hóa doanh nghiệp tốt không phải dễ dàng cho từng doanh nghiệp, các nhà
lãnh đạo cần đề ra những chiến lược tốt cho công ty, hiểu được tâm lý nhân
viên cũng như tình hình doanh nghiệp hiện tại để có thể xây dựng một chiến
lược hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp có một sự phát triển khác nhau, ở trong
hoàn cảnh khác nhau nên chiến lược văn hóa doanh nghiệp cũng khác nhau,
vì thế nhà quản trị cần nắm bắt được hệ thống doanh nghiệp của mình và phân
tích các mặt tích cực, tiêu cực, nếu mặt tích cực thì sẽ tiếp tục phát triển nó
còn mặt tiêu cực thì sẽ tìm những biện pháp thay đổi sao cho phù hợp nhất
với doanh nghiệp hiện tại.
Bước 2: Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là tập hợp những nguyên tắc chung, lý
tưởng mà những con người trong tổ chức muốn hướng đến. Những yếu tố
này được tạo ra trong một khoảng thời gian đủ lâu để nó hình thành nên tính
cách của doanh nghiệp. Những giá trị này có thể cho biết con người của tổ
chức ấy mang nét đặc trưng như thế nào (ví dụ: năng động, trẻ trung hay
chuyên nghiệp) hoặc phương châm kinh doanh của họ ra sao (ví dụ: phát triển
bền vững, khách hàng là thượng đế,...). 8
Các giá trị cốt lõi thường mang tính quan trọng, vì nó là tuyên ngôn giá
trị của doanh nghiệp. Có thể kể đến một vài tính cách dưới đây: ● Sự cam kết ● Sự đáng tin ● Sự tận tâm ● Sự thân thiện ● Tính hài hước ● Lòng trung thành ● Sự lạc quan ● Tính phóng khoáng ● Sự tôn trọng ● Sự hiếu khách
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các doanh nghiệp, công ty đều xây
dựng cho mình giá trị cốt lõi riêng. Việc xây dựng giá trị cốt lõi, đưa ra giá trị
cốt lõi chính là bước đệm, là hành trang xuyên suốt sự hoạt động của công ty,
doanh nghiệp. Theo đó, giá trị cốt lõi đóng nhiều vai trò quan trọng đối với
công ty, doanh nghiệp như:
- Giá trị cốt lõi giúp định hướng, định hình được hình ảnh, văn hóa, đạo
đức công ty, doanh nghiệp. Một giá trị cốt lõi có tính rõ ràng, mạnh mẽ
sẽ tạo nên tiềm lực bên trong lẫn bên ngoài vô cùng mạnh mẽ và lớn
lao. Đồng thời, đó còn là bước đệm cho sự phát triển của mỗi công ty, doanh nghiệp.
- Giá trị cốt lõi giúp củng cố quyết định cho mỗi công ty, doanh nghiệp.
Bất kỳ một quyết định nào cũng khó khăn cả, nhất là những quyết định
trong kinh doanh. Nhưng khi đã có một giá trị cốt lõi định sẵn thì mọi
quyết định dường như đơn giản hơn hẳn. Chẳng hạn, nếu giá trị cốt lõi
của công ty bạn là "Trách nhiệm" thì khi sản phẩm kém chất lượng, bạn 9
cũng sẵn sàng lên tiếng xin lỗi, chịu trách nhiệm, khắc phục hậu quả và
không bao giờ trốn tránh trách nhiệm.
- Giá trị cốt lõi giúp khách hàng, đối tác nhận diện công ty, doanh nghiệp
một cách rõ ràng và chi tiết hơn. Thông qua giá trị cốt lõi, khách hàng,
đối tác sẽ biết bạn đang làm gì, hướng đến những giá trị gì.
- Giá trị cốt lõi còn là công cụ tuyển dụng cực kì hiệu quả. Bởi lẽ, trên
thực tế, hầu hết các ứng viên đều khá quan tâm đến hình ảnh công ty,
giá trị đạo đức và bản sắc văn hóa của công ty. Ngoài là công cụ tuyển
dụng, giá trị cốt lõi còn tạo nên nền tảng trong việc giữ chân các nhân viên.
- Giá trị cốt lõi hỗ trợ giải quyết khủng hoảng của công ty nhanh chóng
nhất. Khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi ở các công ty, doanh
nghiệp, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến khủng hoảng. Tuy
nhiên, khi đã xây dựng một giá trị cốt lõi mạnh mẽ, có thương hiệu
riêng thì sẽ là cứu cánh tuyệt vời để công ty, doanh nghiệp giải quyết khủng hoảng.
Bước 3: Đánh giá và điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp phù hợp
Quá trình đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty là việc quan trọng và
cần thực hiện thường xuyên nếu doanh nghiệp muốn hoàn thành mục tiêu
phát triển và đi theo các giá trị cốt lõi đã đặt ra từ đầu. Cần đánh giá và điều
chỉnh văn hóa công ty sao cho phù hợp với các chính sách, ý kiến từ nhân
viên và các yếu tố tác động bên ngoài. Có thể nói đây chính là một bước cực
kỳ khó khăn với mỗi doanh nghiệp bởi văn hoá doanh nghiệp không phải là
một thứ hữu hình, ngay lập tức có thể chạm thấy và cảm nhận được nên
thường bị nhầm lẫn với các tiêu chí đánh giá. Để xây dựng được văn hoá
doanh nghiệp thật thành công cần phải nhìn lại thành tựu đã đạt được trong
hành trình ấy. Doanh nghiệp đã đạt được những gì, nhân viên đã đóng góp ra 10
sao, thái độ phục vụ khách hàng có tốt không, tính kỷ luật trong doanh nghiệp
có đang được phát huy không.
Quá trình điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp phù hợp:
- Giai đoạn 1: Chẩn đoán, gọi tên, và xác định giá trị văn hóa doanh nghiệp.
- Giai đoạn 2: Thay đổi những niềm tin, văn hóa mà doanh nghiệp muốn điều chỉnh.
- Giai đoạn 3: Xây dựng hình mẫu và truyền thông về sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp mới.
- Giai đoạn 4: Củng cố giá trị văn hóa mới và đo lường đánh giá.
Bước 4: Xác định rõ vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa
Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa Doanh nghiệp chịu sự
tác động của rất nhiều yếu tố. Schein ( 2004) đã ví Lãnh đạo và văn hóa
Doanh nghiệp gắn với nhau như hai mặt của đồng xu. Theo John Kotter, giáo
sư hàng đầu về môn Lãnh đạo tại đại học Harvard, cũng cho rằng, Lãnh đạo,
theo nghĩa rộng nhất, là tạo dựng văn hóa Doanh nghiệp, nhiệm vụ tối quan
trọng của lãnh đạo là tạo dựng và củng cố văn hóa Doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo đóng một vai trò chủ chốt và quyết định đến văn hóa của
một doanh nghiệp. Có thể nói một nhà lãnh đạo không chỉ đưa ra các chiến
lược kinh doanh, dẫn đầu một tổ chức mà còn tác động đến văn hóa làm việc
của nhân viên của mình. Người lãnh đạo cần hiểu rõ về động cơ của nhân
viên là gì, điều gì khiến họ thỏa mãn và toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc.
Vai trò của người lãnh đạo là nâng tầm nhìn và đưa việc thực hiện mục tiêu
đạt tới tiêu chuẩn cao hơn, phát triển khả năng của nhân viên vượt lên những
giới hạn thông thường. Nhà lãnh đạo cần có những chiến lược, đường lối
quản lý sao cho phù hợp nhất với tình hình doanh nghiệp hiện tại để nhân 11
viên làm việc hiệu quả và phát triển bền vững công ty. Một số đường lối phù
hợp đối với các doanh nghiệp như sau:
- Đề ra những chiến lược, kế hoạch phát tri ऀ n: Định hướng giúp công
ty dự đoán trước những kế hoạch phải làm, những thay đổi sẽ diễn ra để
nhân viên có thể thích nghi nhanh chóng. Khi vạch ra kế hoạch người
lãnh đạo cần đặt ra mục tiêu, giá trị và những niềm tin mà nhân viên sẽ
đạt được khi hoàn thành kế hoạch đề ra. Vai trò của những người lãnh
đạo công ty không chỉ dừng ở đưa ra kế hoạch chiến lược mà còn ở
việc trao đổi với nhân viên đồng thời thay đổi suy nghĩ của họ, hướng
đến những điều tích cực nhằm thực hiện được những cam kết hướng phát triển của công ty.
- Luôn tạo môi trường làm việc thân thiện sáng tạo: Người lãnh đạo
không chỉ nắm quyền chính trong việc quyết định hướng đi của công ty
mà còn tác động đến môi trường làm việc. Việc họ tạo ra một môi
trường làm việc cởi mở, hòa đồng nơi mà mọi người có thể bày tỏ
được quan điểm chính đáng của mình và được đánh giá và xem xét một
cách công bằng, sẽ giúp cho công ty đào tạo được những nhân tố tiềm
năng và phát triển công ty bền vững.
- Đề cao tinh thần đoàn kết, tinh thần tập th ऀ lành mạnh: Nhà lãnh đạo
phải luôn giúp đỡ các nhân viên của mình hòa động với nhau thì khi
làm việc chung sẽ dễ thống nhất quan điểm và tránh bất đồng quan
điểm. Bên cạnh đó, theo thống kê phần lớn việc một nhân viên quyết
định làm việc lâu dài với công ty cũng được quyết định bởi bạn bè và
đồng nghiệp của họ trong ty. Vì vậy các nhà quản lý, nhà điều hành
luôn tạo những mắt xích giữa các nhân viên với nhau, vừa thúc đẩy môi
trường làm việc vừa tạo động lực phát triển công ty bền lâu. 12
- Quy chế khen thưởng rõ ràng, minh bạch: Một nhà lãnh đạo tốt sẽ ghi
nhận rõ sự nỗ lực của nhân viên khi họ luôn cố gắng hoàn thành mục
tiêu đúng thời hạn và đây là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng mong
muốn nhận được. Khen thưởng đối với nhân viên bao gồm cả về vật
chất như tiền bạc, quà tặng mà còn thể hiện ở tinh thần, sự công nhận
và khen ngợi từ nhà quản lý sẽ thực sự là những điều khích lệ to lớn với
mỗi cá nhân thậm chí giá trị hơn cả khen thưởng về vật chất.
- Luôn có trách nhiệm trong công việc: Là một tấm gương trong công
việc, các nhà lãnh đạo phải điều chỉnh hành vi của mình ở mức phù hợp
nhất. Dám chấp nhận thử thách và nắm bắt cơ hội kịp thời tạo nhiều bài
học quý giá cho nhân viên. Tinh thần trách nhiệm và thái độ tích cực ở
mỗi nhà lãnh đạo luôn là thứ tiên quyết dẫn dắt một công ty đi lên và
làm hình mẫu cho các nhân viên đi theo.
Bước 5: Lên kế hoạch hành động chi tiết
Một trong những bước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong số các
bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp đó chính là đưa ra một bản kế hoạch cụ
thể. Trong đó số cần phải bao gồm những mục tiêu chính, các mốc quan
trọng, những hoạt động cụ thể cần phải làm. Ngoài ra cũng cần phải xác định
rõ trong từng thời điểm, đâu sẽ là nhân tố được ưu tiên, đâu là những điểm
cần phải tập trung nỗ lực. Đặc biệt là thời hạn để hoàn thành cũng cần phải
được xác định một cách rõ ràng. Lên kế hoạch xây dựng văn hóa nội bộ sẽ
giúp các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ công việc. Đây là một yếu tố
quan trọng giúp tổ chức xác định được quá trình thực thi có đang bám sát mục
tiêu, giám sát công việc của nhân viên chi tiết. Qua đó, nhà quản lý, lãnh đạo
có thể kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh nhân lực, chi phí, thiết bị để hoàn thành
công việc theo đúng tiến độ, đáp ứng về số lượng và cả chất lượng của công việc. 13
Đối với nhân viên, việc tạo ra một kế hoạch xây dựng văn hóa doanh
nghiệp phù hợp sẽ đem lại những tác động tích cực đến trải nghiệm của nhân
sự. Nếu như họ được làm việc ở môi trường văn hóa lý tưởng, họ sẽ có xu
hướng hạnh phúc hơn và gia tăng mức độ gắn kết với doanh nghiệp và năng
suất làm việc. Ngược lại, nếu như nhân viên trong công ty cảm thấy lạc lõng
với văn hóa hiện tại, họ sẽ cảm thấy áp lực, chán nản trong công việc, dẫn đến
hiệu suất công việc không cao và muốn nghỉ việc. Nếu tình trạng này xảy ra
quá nhiều, công ty sẽ phải xem xét đến việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
Việc thay đổi văn hóa sẽ vô cùng khó khăn, đòi hỏi rất nhiều yếu tố và nguyên
tắc khác nhau. Vì vậy, nhà quản trị nên lên kế hoạch xây dựng một văn hóa
doanh nghiệp hoàn chỉnh và hiệu quả ngay từ đầu để thuận lợi hơn trong quá
trình làm việc và phát triển công ty.
Bước 6: Tạo động lực cho nhân viên
Tạo động lực làm việc cho nhân viên là bước vô cùng quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Một công
ty phát triển lớn mạnh và bền vững phải có cốt lõi là con người. Đội ngũ nhân
sự có sáng tạo, chăm chỉ và nhiệt huyết thì mới thúc đẩy sự phát triển nhanh
chóng. Trong đó tạo động lực cho nhân viên là một trong những nghệ thuật
quản lý của lãnh đạo, giúp tăng năng suất công việc, giữ chân nhân viên và
tạo nét văn hóa tốt. Một nhân viên gắn bó và cống hiến hết mình cho doanh
nghiệp không chỉ bởi chế độ lương thưởng xứng đáng mà còn bởi những động
lực từ phía doanh nghiệp mà họ nhận được. Khi doanh nghiệp muốn thay đổi
mới một số vấn về trong văn hóa kinh doanh thì kéo theo đó là việc tạo động
lực cũng thay đổi, nó có thể được tiến hành bằng việc thiết lập một chế độ
khen thưởng phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Những phần thưởng dành
cho những nỗ lực phát triển, những lời động viên tới đúng lúc chính là động
lực vô cùng mạnh mẽ giúp nhân viên có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp 14
ngày càng tốt đẹp. Bởi vậy, việc tạo động lực cho nhân viên là vô cùng cần
thiết, góp phần thúc đẩy năng suất, bứt phá giới hạn, và giúp doanh nghiệp đạt
được mục tiêu đề ra.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên:
- Phân chia, quản lý công việc một cách hợp lý: Các doanh nghiệp nên
tiến hành quản lý và phân chia công việc cho nhân viên hợp lý. Nhằm
tạo ra sự thoải mái cho nhân viên khi tham gia dự án để tạo động lực
cho nhân viên. Khi thực hiện việc quản lý và phân chia, doanh nghiệp
nên để nhân viên tự chú trọng việc cảm nhận thành công của công việc,
tránh đưa ra cho nhân viên những yêu cầu hoàn thành dự án.
- Khen ngợi, khuyến khích và công nhận mọi nỗ lực, thành công của
nhân viên: Hãy luôn khen ngợi nhân viên của bạn khi hiệu quả làm việc
tốt hoặc ngay cả khi họ chỉ mới làm được một nửa. Khi đó, nhân viên
sẽ cảm nhận rằng bạn đang trân trọng và công nhận những nỗ lực mà
họ đã cống hiến. Chỉ bằng cách đơn giản thông qua việc khen ngợi,
khuyến khích và tuyên dương nhân viên hàng tuần hay hàng tháng cũng
thực sự mang lại những hiệu quả cao. Từ đó góp phần tối ưu hóa hiệu
suất lao động cũng như tạo ra động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.
- Tìm hiểu, lắng nghe nhu cầu của nhân viên: Năng suất lao động của
mỗi nhân viên sẽ bị ảnh hưởng bởi những nhu cầu hay mối bận tâm của
họ. Do đó, các nhà quản lý cần lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của
từng nhân viên để từ đó có những giải pháp phù hợp. Lắng nghe và tôn
trọng các nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực mà còn
tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả, tạo được mối quan hệ tin tưởng,
hòa đồng giữa các nhân viên và cấp quản lý.
- Chế độ đãi ngộ và khen thưởng công bằng: Ngoài mức lương mà các
nhân viên được trả hợp lý hàng tháng thì nhà quản lý phải trả thêm cho 15
các công việc ngoài giờ. Đãi ngộ công bằng và phù hợp với từng năng
lực chính là cách tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả nhất mà
doanh nghiệp nên áp dụng. Khi đó, các nhân viên sẽ tự xác định rõ các
mục tiêu về thu nhập và tự mình phấn đấu, có động lực, lập kế hoạch để
đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Tạo một môi trường làm việc thân thiện và năng động: Không gian môi
trường làm việc có sự ảnh hưởng không nhỏ đối với cảm xúc, trạng
thái, tinh thần và động lực của nhân viên tại công ty. Để khuyến khích
và thư giãn tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ
chức các hoạt động giải trí nhỏ ngay trong giờ làm như: quiz, trò chơi
giữa giờ…hoặc các hoạt động giúp các nhân viên tương tác với nhau
như các buổi thi đua trang trí, cùng nhau lên ý tưởng cho góc làm việc
vào các dịp lễ, Tết…
Văn hóa doanh nghiệp đã tác động trực tiếp tới sự tồn tại, vận hành và
phát triển của cả một tổ chức. Tạo dựng một nền văn hóa mạnh sẽ là lợi thế
giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Văn hóa
doanh nghiệp mạnh tạo ra môi trường làm việc thoải mái, dồi dào nguồn cảm
hứng giúp cho nhân viên có động lực làm việc và đạt hiệu quả cao. Văn hóa
doanh nghiệp phù hợp với nhân viên sẽ khiến cho họ cảm thấy mình được tôn
trọng và tự hào vì mình là một phần quan trọng đóng góp vào sự thành công
chung của công ty. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra sức mạnh gắn
kết giữa các thành viên trong công ty. Các thành viên trong công ty sẽ cùng có
những đánh giá và định hướng hành động sao cho phù hợp để giảm thiểu tình
trạng phải đối mặt với các tranh cãi, xung đột về một vấn đề nào đó liên quan
đến công việc. Từ đó xây dựng một đội ngũ làm việc thống nhất và hòa nhập.
Xây dựng nền văn hóa đặc trưng góp phần giúp doanh nghiệp tạo những dấu
ấn riêng khác biệt trên thị trường, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả 16
hoạt động và lợi thế cạnh tranh lớn. Điều này còn đem lại nhiều lợi ích truyền
thông, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả và ngày
một vươn xa. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa giúp công ty được trường tồn lâu dài. Câu 2:
Thói quen du xuân, vãn cảnh chùa, tham dự lễ hội các lễ hội đâu năm là
một thói quen lâu đời nay của người dân Việt ta. Đặc biệt là ở mảnh đất Bắc
Ninh - Kinh Bắc là nơi nhiều lễ hội nhất cả nước với trên 300 lễ hội lớn nhỏ
khác nhau trên địa bàn tỉnh và nơi đây cũng là cái nôi của Phật giáo nên có rất
nhiều ngôi chùa đặc biệt có những ngôi chùa nổi tiếng như Chùa dâu, chùa
Bút Tháp, chùa Phật tích,... Nắm bắt được thói quen đi hành hương đầu năm
của nhân dân và lợi dụng lòng tin vào tâm linh của người dân nhiều loại hình
kinh doanh thiếu văn hóa, thiếu đạo đức ngay tại đất cửa Phật điển hình là
dịch vụ "cò" lễ trọn gói ở Đền Bà Chúa Kho
Dịch vụ "cò" lễ trọn gói là hàng nghìn người, hàng quán mở dịch vụ
viết sớ, sắp lễ, cúng thuê, diễn ra liên tục ở Đền Bà Chúa Kho. Các "cò" dẫn
khách làm"dịch vụ trọn gói" từ viết sớ, sắp lễ, cho đến khấn thuê,.. được chào
mời ngay từ bãi gửi xe.
Sau 2 năm tạm dừng mọi hoạt động do dịch bệnh Covid-19, năm nay
chúng ta mới có dịp thực hiện việc đi lễ dâng hương đầu năm. Cũng nhân cơ
hội này các "cò mồi" dịch vụ lễ bắt đầu hoạt động trở lại. Họ không hoạt động
một mình, riêng lẻ mà họ thực hiện việc kinh doanh phản cảm có tổ chức, bài
bản và chủ yếu thực hiện với sự kết hợp của các thành viên trong gia đình, họ
hàng, bạn bè của nhau. Đây là một hành vi kinh doanh dễ đoán trước được
nhưng nó lại rất thành công khi đã đánh trúng tâm lý của du khách đầu năm
muốn đi chùa hành hương cầu phúc an lành, bình an cho gia đình. Dịch vụ " 17
cò" lễ hội trọn gói là một hành vi trái lại với tín ngưỡng tâm linh nơi cửa Phật
của nhân dân ta nhưng nó lại khá phổ biến ở Đền Bà Chúa Kho ( Bắc Ninh )
nói riêng và các ngôi đền, chùa trên cả nước nói chung
Những ngày đầu tháng Giêng, chỉ mới từ sáng sớm dòng người khắp
thập phương đã ùn ùn đổ về làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh ( Thành phố Bắc Ninh)
để đến với Bà Chúa Kho để đi lễ đầu năm cầu bình an cho gia đình. Khách
thập phương đến chùa càng đông thì các “ cò mồi” xuất hiện càng nhiều.
Những hàng viết sớ, bán tiền vàng, sắp mâm lễ, đổi tiền lẻ, khấn thuê đã nằm
la liệt, án ngữ trên con đường chính dẫn lên đền khiến lối đi bị thu hẹp. Ngay
khi vừa mới cất xe đã có rất nhiều người ra mời chào viết sớ chỉ với giá 5000
đồng một lá sớ và với những câu nói quen thuộc " anh chị vào nhà em viết sớ
luôn nhé, sang bên kia người ta lại chém cho". Khi bước vào viết sớ người ta
sẽ hỏi tên tuổi, địa chỉ, đến đây làm gì,.. nhưng nhanh tay " ngoáy" liền cho
thêm 2 đến 3 lá sớ trước khi bỏ và bao mà không hỏi kiến mình. Ngay sau khi
viết sớ xong ngay lập tức một người đàn bà xuất hiện với câu chào mời " Anh
chị sắp lễ như thế nào để chúng em chuẩn bị",mới đầu với giá cả hợp lý chỉ
với 100 nghìn một lễ, nhưng sau khi sắp lễ xong mâm lễ chỉ có ít tiền vàng,
trầu cau và hàng mã còn nếu muốn thêm như thịt gà, xôi, rượu, bánh kẹo thì
phải trả thêm tiền với lý do những đồ này phải mua ngoài.
Mặc dù ở ngay trước đền chính có tấm biển rất lớn với nội dung " Không
được khấn thuê, thuê khấn trong đền", tuy nhiên phía trong dịch vụ này khá
nhộn nhịp. Có hơn chục người khấn thuê, đa phần là phụ nữ trung niên, trên
tay cầm chiếc đĩa và 2 đồng tiền cổ, hễ thấy người bê mâm tiền vàng mã vào
trong ban thờ là kéo đến để mời chào, xin cúng thuê. Với 10.000-20.000 đồng
một lần khấn, gia chủ chỉ cần đọc tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp là ngay lập
tức những bài khấn đã được lập trình sẵn trong đầu những người khấn thuê
vàng lên trước bàn thờ Bà. 18
Tuy nhiên, nếu du khách nào "ngại" làm lễ thì kiếm một cửa hàng cung
cấp dịch vụ trọn gói như vậy ở đây cũng không phải khó. Thậm chí, hoạt động
này còn khá tinh vi ở chỗ những người làm dịch vụ chỉ cần ngồi nguyên ở vị
trí đó để khấn, còn thông tin về khách hàng sẽ được "ekip" khác viết lại và
truyền vào. Nhờ đó, những "cò" này miệt mài công việc của mình cả ngày, bất
chấp quy định của Ban tổ chức lễ hội và đã treo biển ghi rất rõ là cấm khấn
thuê. Dịch vụ này trong khu vực Bà Chúa Kho rất đông đảo, họ luôn có một
đội ngũ ngồi giữ chỗ và thay nhau khấn tại những vị trí trung tâm và cách
khấn thần tốc, tốc độ khiến nhiều du khách khi nghe cũng phải "ngả nón" vì không thể theo kịp.
Những chiêu trò "cò" mồi không chỉ diễn ra ở Đền Bà Chúa Kho ở tỉnh
Bắc Ninh mà nó còn xảy ra ở hầu hết các địa điểm tâm linh, ngôi đền chùa
trên cả nước, nhất là những ngôi chùa lớn và nổi tiếng. Ta có thể kể đến chiêu
trò "cò mồi", dụ dỗ và đeo bám kéo khách đi lễ chùa tại chùa Hương
Ngay sau khi chùa Hương mở cửa đón chào du khách thập phương đến
thì ngay lập tức nhiều nhà đò chuyên làm dịch vụ dịch vụ vận chuyển đưa
khách du lịch chùa Hương đã cắt cử nhân viên đi xa từ 10km đến 20km để
làm công việc dụ dỗ, chèo kéo khách hương chùa về sử dụng dịch vụ của
mình. Hàng chục cò mồi đã cắm chốt từ sáng sớm tại cuối đường trục phía
Nam (đường Cienco 5) đoạn nối với Quốc lộ 21B để "săn hàng". Các "cò
mồi" thường chọn những góc cua hay ngã tư có đèn giao thông để tiện cho
việc tiếp cận người dân hành hương về chùa. Cho dù là thời tiết lạnh hay mưa
cũng không thể ngăn cản được bọn họ hoạt động. Trong trang phục áo mưa
phủ kín , ngồi trên xe đã nổ máy sẵn, chia thành nhiều tốp, mỗi tốp vài 3
người để bám theo lôi kéo khách. Khi thấy những ô tô chở khách hành hương,
"cò mồi" ngay lập tức áp sát và dùng tay ra hiệu. Không thấy phản ứng của
người ngồi trong xe ô tô, "cò mồi" chuyển sang dùng cả bàn tay đập liên tục 19
vào cửa kính cho đến khi người ngồi trên xe ô tô buộc phải hạ cửa kính thì
mới dừng lại. Ngay sau đó là những là mời chào, dụ dỗ có cánh được "cò
mồi" đưa ra. Thậm chí nhiều "cò mồi" còn chuẩn bị sẵn cả những tấm biển
trên sẵn tên nhà đò, số điện thoại để đưa cho người ngồi trong ô tô. Việc đeo
bám, dụ dỗ kéo dài cho đến khi người ngồi trên ô tô nổi cáu, đèn xanh bật lên,
ô tô di chuyển thì cánh "cò mồi" mới chịu buông tha và quay xe trở lại vị trí
cũ rồi tiếp tục quan sát. Việc làm này của cánh" cò mồi" diễn ra liên tục, bất
chấp trời mưa, đường trơn trượt, giao thông đi lại đông đúc và hoàn toàn vi
phạm đạo đức kinh doanh.
Đây là một hành động làm ảnh hưởng rất nghiệm trọng đến tâm trạng
của du khách đi hành hương, khiến nhiều người phải bực mình bỏ về, làm suy
giảm hình ảnh đẹp của lễ hội chùa Hương. Những việc này làm mất đi văn
hóa đẹp đẽ của nhân dân ta mỗi khi đầu năm đi chùa cầu mong một năm bình
an. Và việc những "cò mồi" luôn bám sát những chuyến xe của du khách đến
hành hương tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao.
Hiện nay không chỉ những "cò mồi" bất chấp vì đồng tiền mà chèo kéo
du khách thập hương để chuộc lợi cho mình mà ngay cả những con người
được coi là tăng ni, những người có chức vị lớn trong chùa cũng vì tiền,"
buôn thần bán thánh" lừa gạt lòng tin của người dân. Đó là vụ bê bối " thỉnh
vong giải oán" của chùa Ba Vàng ( Uông Bí- Quảng Ninh). Những người
phục vụ trong ‘đường dây thỉnh vong giải oán’ ở đây cho rằng, mọi bệnh tật
và xui xẻo trong cuộc sống đều do oán hồn từ kiếp trước gây ra. Người ở kiếp
này muốn thoát nạn thì phải ‘trả nợ’ theo lời vong yêu cầu. Hình thức ‘trả nợ’
là bằng tiền mặt thông qua việc công đức vào nhà chùa. Có người bị ‘đòi nợ’
5-7 triệu nhưng cũng có người bị 'đòi' vài chục triệu đồng.Với những người
khó khăn về tài chính, nhà chùa sẵn sàng nhận trả góp hoặc quy đổi ra số
ngày làm công quả. Nhưng với một số người đã 'thỉnh vong' mà không ‘giải 20