Văn hóa Đông Sơn - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Văn hóa Đông Sơn - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
VHĐS là một nền văn hóa cổ trải qua 80 năm phát hiện và nghiên
cứu nền văn hóa được xem như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên thời đại các vua Hùng.
VHĐS được xác định tồn tại trong khoảng thời gian từ TK VII TCN đến
thế kỉ I-II sau CN. VHĐS ra đời phát triển dựa trên nền tảng của cả 1 quá
trình hội tụ những tinh hoa của các giai đoạn tiền Đông Sơn (Phùng
Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu). Trải qua nhiều cuốc tìm kiếm đã có hơn
200 di tích và hàng vạn di vật Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu.
Các di tích này phân bố chủ yếu ở 3 lưu vực sông chính là sông Hồng
(ĐBBB), sông Cả (Nghệ An), sông Mã (Thanh Hóa).
Cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, họ đã biết chăn
nuôi một số loại gia súc như trâu, bò, lợn, gà… Trước tiên là để đảm bảo
sức kéo cho nông nghiệp, ngoài ra còn để lấy thịt. Làng mạc giai đoạn
này có diện tích rộng và tầng văn hóa dày.
Các loại hình công cụ của cư dân Đông Sơn đã khá đa dạng với
cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt lưỡi cày bằng kim loại đã tạo nên
bước nhảy vọt trong kĩ thuật canh tác. Nông nghiệp dùng cày phát triển
(có nhiều lưỡi cày đồng, với các chủng loại phù hợp với từng loại đất).
Cũng có thể ngay từ thời kì này người ta đã biết làm một năm hai vụ.
Nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt và chiến đấu. Kĩ thuật đúc đồng thau đạt đến đỉnh cao của
thời kì này, với một trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại
hình công cụ, vũ khí bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt, người Đông Sơn đã
đúc những hiện vật bằng đồng kích thước lớn, trang trí hoa văn phong
phú mà cho tới ngày nay nó vẫn là biểu tượng của văn hóa dân tộc. Đó là
những trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng chứng tỏ trình độ kĩ
thuật và bàn tay tài hoa của người thợ Đông Sơn.
Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt ở giai đoạn
cuối của văn hóa Đông Sơn. Ngoài những ngành nghề kể trên người
Đông Sơn còn biết chế tạo thủy tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm
gốm…
Làng xóm ở thời kì này phân bố ở những nơi đất cao, thậm chí ở
sườn núi hay trên những quả đồi đất… nhưng bao giờ cũng nằm gần các
sông lớn hay các chi lưu của chúng. Khoảng cách giữa làng và sông
thường từ 1-5km. Việc chọn nơi cư trú như vậy cho thấy người Đông Sơn
tìm cách tốt nhất để thích ứng với tự nhiên. Bởi lẽ, đất cao sẽ khô ráo mà
lại tránh được ngập lụt vào mùa mưa. Làng thời kì này có quy mô tương
đương với xóm hay làng nhỏ ngày nay, có chừng vài trăm người
Có lẽ hiện tượng chiến tranh đã trở nên thường xuyên nên chung
quanh làng, có những vành đai phòng thủ, mà khả năng lớn là các lũy tre
làng. Công trình phòng thủ thực sự với hệ thống thành lũy quy mô thời
ĐS ngày nay người ta mới chỉ biết đến có một, đó là thành ốc Cổ Loa.
Khác với cư dân trước đó (ăn gạo nếp là chủ yếu) cư dân đs bắt đầu
ăn gạo tẻ. Ngoài ra họ còn ăn các loại hoa màu, thủy sản. Mô hình cơm-
rau- cá trong cơ cấu bữa ăn của người ĐS chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo
và sự hòa hợp cao độ của người đs với môi trường tự nhiên.
Đồ dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu là đồ
gốm, đồ đồng, đồ gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu biểu như nồi,
chõ, mâm, chậu…
Nhà ở của cư dân ĐS được tạo ra bằng những vật liệu dễ bị phá
hủy theo thời gian: gỗ, tre, lứa… Hình dáng của nhà có loại mái cong,
mái tròn, mang đậm dấu ấn sông nước chủ yếu là nhà sàn hình mai rùa
hoặc hình thuyền. Không gian nhà ở thường quần tụ thành xóm làng,
xung quanh là vườn cây, ao cá.
Về phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ
yếu là đường sông, ven biển. Ngoài ra còn có đi bộ, gánh gồng mang vác
trên vai, trên lưng. Và con người đã biết thuần dưỡng voi, dùng voi để
chuyên chở.
Người Đông Sơn có những phong tục, y phục khá phong phú với
lối ăn mặc quần áo theo phương châm giản dị, gọn gàng đến mức tối đa:
phụ nữ mặc váy và yếm, nam giới đóng khổ, cởi trần. Chất liệu trang
phục chủ yếu là bằng tơ tằm, sợi bông… phù hợp với điều kiện thời tiết
và công việc đồng áng. Phụ nữ thường để tóc ngắn xõa ngang vai, bới tóc
trên đầu hoặc tết tóc thả sau lưng. Người ĐS ưa thích đồ trang sức, họ
đeo đồ trang sức ở tay, cổ tay và cả ở chân. Đồ trang sức thường được
làm bằng đồng, thủy tinh. Tục nhuộm răng đen, xăm mình cũng khá phổ
biến.
Đặc điểm nổi bật của thời kì này theo nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước là tư duy lưởng phản, lưỡng hợp. Người xưa cho rằng thế
giới được chia đôi: có đàn ông ắt có đàn bà, có đực ắt có cái, có âm ắt có
dương. Người Đông Sơn còn có tư duy khoa học, điều này thể hiện ở tri
thức thiên văn học, khái niệm số đếm, khái niệm lịch pháp.. Phong tục tập
quán của người ĐS cũng rất đa dạng ví dụ như tục nhuộm răng ăn trầu,
xăm mình, ăn đất nung non, uống nước bằng mũi, giã cối làm lệnh, tục
ma chay, cưới xin. Các lễ hội: hội mùa với nghi lễ hiến sinh trâu bò, hội
cầu nước với lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng.
- Về duy nhận thức: người Việt cổ đã biết phân loại sự vật theo chức năng
như công cụ sản xuất( cuốc, cày..), công cụ sinh hoạt( dao, bình..), công cụ chiến
đấu( giáo, mác...).
- Về duy toán học: đạt đến trình độ nhất định như tuy duy đối xứng gương, đối
xứng trục. Con người thời này đã có tri thức thiên văn học.
- Về nhận thức thế giới: người việt thời kỳ này đã có sự nhận thức thế giới và nhận
thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: đàn ông- đàn bà, núi biển...
- Về văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc tượng, nghệ thuật
kiến trúc đã hình thành. Đặc biệt trống đồng Đông Sơn là sự phát triển vượt bậc,
là 1 biểu tưởng văn hóa, cũng là 1 nghệ thuật giá trị đặc sắc.
- Về chữ viết: chữ viết Đông Sơn được chạm khắc trên các công cụ, khí đồng
thau, các đường nét còn lược nhưng khúc triết, ràng. Ngoài ra, còn các
dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồ gốm. Trong đó loại hình văn tự thắt nút
dùng 1 số sợi dây có màu sắc khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau để trao
đổi thông tin.
- Về kỹ thuật quân sự: khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc
đáo về hình dáng, phong phú về số lượng. Có thành quách với các bức thành kiên
cố với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy để bảo vệ phòng thủ.
- Về tín ngưỡng, tôn giáo: tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Về phong tục: đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới xin, ma chay,
phong tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này k phong phú như hội mùa, hội
cầu, hội nước...
* Vị trí của văn hoá Đông Sơn trong tiến trình và phát triển của văn hóa việt nam:
- Văn hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt cổ. Cùng với văn hóa Óc EO, văn
hóa Sa Huỳnh tạo thành "tam giác văn hóa" của người Việt.
- Văn hóa Đông Sơn tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp biến với các nền văn
hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong thiên niên kỷ đầu sau công nguyên
mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
| 1/3

Preview text:

VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
VHĐS là một nền văn hóa cổ trải qua 80 năm phát hiện và nghiên
cứu nền văn hóa được xem như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên thời đại các vua Hùng.
VHĐS được xác định tồn tại trong khoảng thời gian từ TK VII TCN đến
thế kỉ I-II sau CN. VHĐS ra đời phát triển dựa trên nền tảng của cả 1 quá
trình hội tụ những tinh hoa của các giai đoạn tiền Đông Sơn (Phùng
Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu). Trải qua nhiều cuốc tìm kiếm đã có hơn
200 di tích và hàng vạn di vật Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu.
Các di tích này phân bố chủ yếu ở 3 lưu vực sông chính là sông Hồng
(ĐBBB), sông Cả (Nghệ An), sông Mã (Thanh Hóa).
Cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, họ đã biết chăn
nuôi một số loại gia súc như trâu, bò, lợn, gà… Trước tiên là để đảm bảo
sức kéo cho nông nghiệp, ngoài ra còn để lấy thịt. Làng mạc giai đoạn
này có diện tích rộng và tầng văn hóa dày.
Các loại hình công cụ của cư dân Đông Sơn đã khá đa dạng với
cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt lưỡi cày bằng kim loại đã tạo nên
bước nhảy vọt trong kĩ thuật canh tác. Nông nghiệp dùng cày phát triển
(có nhiều lưỡi cày đồng, với các chủng loại phù hợp với từng loại đất).
Cũng có thể ngay từ thời kì này người ta đã biết làm một năm hai vụ.
Nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt và chiến đấu. Kĩ thuật đúc đồng thau đạt đến đỉnh cao của
thời kì này, với một trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại
hình công cụ, vũ khí bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt, người Đông Sơn đã
đúc những hiện vật bằng đồng kích thước lớn, trang trí hoa văn phong
phú mà cho tới ngày nay nó vẫn là biểu tượng của văn hóa dân tộc. Đó là
những trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng chứng tỏ trình độ kĩ
thuật và bàn tay tài hoa của người thợ Đông Sơn.
Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt ở giai đoạn
cuối của văn hóa Đông Sơn. Ngoài những ngành nghề kể trên người
Đông Sơn còn biết chế tạo thủy tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm gốm…
Làng xóm ở thời kì này phân bố ở những nơi đất cao, thậm chí ở
sườn núi hay trên những quả đồi đất… nhưng bao giờ cũng nằm gần các
sông lớn hay các chi lưu của chúng. Khoảng cách giữa làng và sông
thường từ 1-5km. Việc chọn nơi cư trú như vậy cho thấy người Đông Sơn
tìm cách tốt nhất để thích ứng với tự nhiên. Bởi lẽ, đất cao sẽ khô ráo mà
lại tránh được ngập lụt vào mùa mưa. Làng thời kì này có quy mô tương
đương với xóm hay làng nhỏ ngày nay, có chừng vài trăm người
Có lẽ hiện tượng chiến tranh đã trở nên thường xuyên nên chung
quanh làng, có những vành đai phòng thủ, mà khả năng lớn là các lũy tre
làng. Công trình phòng thủ thực sự với hệ thống thành lũy quy mô thời
ĐS ngày nay người ta mới chỉ biết đến có một, đó là thành ốc Cổ Loa.
Khác với cư dân trước đó (ăn gạo nếp là chủ yếu) cư dân đs bắt đầu
ăn gạo tẻ. Ngoài ra họ còn ăn các loại hoa màu, thủy sản. Mô hình cơm-
rau- cá trong cơ cấu bữa ăn của người ĐS chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo
và sự hòa hợp cao độ của người đs với môi trường tự nhiên.
Đồ dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu là đồ
gốm, đồ đồng, đồ gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu biểu như nồi, chõ, mâm, chậu…
Nhà ở của cư dân ĐS được tạo ra bằng những vật liệu dễ bị phá
hủy theo thời gian: gỗ, tre, lứa… Hình dáng của nhà có loại mái cong,
mái tròn, mang đậm dấu ấn sông nước chủ yếu là nhà sàn hình mai rùa
hoặc hình thuyền. Không gian nhà ở thường quần tụ thành xóm làng,
xung quanh là vườn cây, ao cá.
Về phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ
yếu là đường sông, ven biển. Ngoài ra còn có đi bộ, gánh gồng mang vác
trên vai, trên lưng. Và con người đã biết thuần dưỡng voi, dùng voi để chuyên chở.
Người Đông Sơn có những phong tục, y phục khá phong phú với
lối ăn mặc quần áo theo phương châm giản dị, gọn gàng đến mức tối đa:
phụ nữ mặc váy và yếm, nam giới đóng khổ, cởi trần. Chất liệu trang
phục chủ yếu là bằng tơ tằm, sợi bông… phù hợp với điều kiện thời tiết
và công việc đồng áng. Phụ nữ thường để tóc ngắn xõa ngang vai, bới tóc
trên đầu hoặc tết tóc thả sau lưng. Người ĐS ưa thích đồ trang sức, họ
đeo đồ trang sức ở tay, cổ tay và cả ở chân. Đồ trang sức thường được
làm bằng đồng, thủy tinh. Tục nhuộm răng đen, xăm mình cũng khá phổ biến.
Đặc điểm nổi bật của thời kì này theo nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước là tư duy lưởng phản, lưỡng hợp. Người xưa cho rằng thế
giới được chia đôi: có đàn ông ắt có đàn bà, có đực ắt có cái, có âm ắt có
dương. Người Đông Sơn còn có tư duy khoa học, điều này thể hiện ở tri
thức thiên văn học, khái niệm số đếm, khái niệm lịch pháp.. Phong tục tập
quán của người ĐS cũng rất đa dạng ví dụ như tục nhuộm răng ăn trầu,
xăm mình, ăn đất nung non, uống nước bằng mũi, giã cối làm lệnh, tục
ma chay, cưới xin. Các lễ hội: hội mùa với nghi lễ hiến sinh trâu bò, hội
cầu nước với lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng. -
Về tư duy và nhận thức: người Việt cổ đã biết phân loại sự vật theo chức năng
như công cụ sản xuất( cuốc, cày..), công cụ sinh hoạt( dao, bình..), công cụ chiến đấu( giáo, mác...). -
Về tư duy toán học: đạt đến trình độ nhất định như tuy duy đối xứng gương, đối
xứng trục. Con người thời này đã có tri thức thiên văn học. -
Về nhận thức thế giới: người việt thời kỳ này đã có sự nhận thức thế giới và nhận
thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: đàn ông- đàn bà, núi biển... -
Về văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc tượng, nghệ thuật
kiến trúc đã hình thành. Đặc biệt trống đồng Đông Sơn là sự phát triển vượt bậc,
là 1 biểu tưởng văn hóa, cũng là 1 nghệ thuật giá trị đặc sắc. -
Về chữ viết: chữ viết Đông Sơn được chạm khắc trên các công cụ, vũ khí đồng
thau, các đường nét còn sơ lược nhưng khúc triết, rõ ràng. Ngoài ra, còn có các
dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồ gốm. Trong đó có loại hình văn tự thắt nút
dùng 1 số sợi dây có màu sắc khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau để trao đổi thông tin. -
Về kỹ thuật quân sự: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc
đáo về hình dáng, phong phú về số lượng. Có thành quách với các bức thành kiên
cố với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy để bảo vệ phòng thủ. -
Về tín ngưỡng, tôn giáo: tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. -
Về phong tục: đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới xin, ma chay,
phong tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phong phú như hội mùa, hội cầu, hội nước...
* Vị trí của văn hoá Đông Sơn trong tiến trình và phát triển của văn hóa việt nam:
- Văn hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt cổ. Cùng với văn hóa Óc EO, văn
hóa Sa Huỳnh tạo thành "tam giác văn hóa" của người Việt.
- Văn hóa Đông Sơn tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp biến với các nền văn
hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong thiên niên kỷ đầu sau công nguyên
mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.