Văn hóa xã hội - Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của CNXH | Đại học Nội Vụ Hà Nội
3. Văn hóaTheo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hộichủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội đó là xóa nạnmù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển vănhóa - nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trílành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu. Do đómục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội “dân giàu, nướcmạnh”,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TT)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45148588
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của CNXH 3. Văn hóa
Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội đó là xóa nạn mù
chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa -
nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành
mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu. Do đó mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh”, “là thay
đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người,
không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc”. Mục tiêu để mọi người
có quyền học hành, có quyền hưởng tự do, dân chủ, được sống bình đẳng và hạnh
phúc, v.v. vì thế đây chính là mục tiêu nhất quán được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại
nhiều lần, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, sau thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Pháp và khi miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế và bắt
đầu công cuộc xây dựng trong hoà bình.
Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa – tư tưởng không phụ thuộc vào máy móc,
vào điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống, mà có khi nó phải đi trước một bước
để dọn đường cho cách mạng công nghiệp, là động lực thúc đẩy sự phát triển của
dân tộc. Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người khẳng định:
“phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”: để có một nền văn hóa như thế ta phải phát huy
vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương
châm xây dựng nền văn hóa mới là: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Trả lời câu hỏi
của phóng viên báo Lumanite (Pháp) về nhân tố nào sẽ biến nước Việt Nam lạc hậu
thành một nước tiên tiến, Hồ Chí Minh nói: “Có lẽ cần phải để lên hàng đầu những
cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hóa. Chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm nhân
dân chúng tôi trong vòng ngu muội để chúng dễ áp bức. Nền văn hóa nảy nở hiện
thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ…”. Trong nhận thức của Người,
"Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt” bởi lẽ
nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội
dung cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với
cuộc sống”. Người cho rằng, văn hóa là yếu tố quan trọng có thể đưa nhân dân ta từ
chỗ bị bóc lột lên vị trí của người làm chủ đất nước. Không thể mãi ngu muội, thực
dân đã kìm hãm nhân dân ta quá lâu, tiêm |45148588
nhiễm nhưunxg tư tưởng giả dối để dễ bề áp bức. Chỉ có thực hiện cải cách văn hóa,
chỉ có nâng cao dân trí, giáo dục,... mới có thể thật sự khiến nhân dân ta hoàn toàn thoát khỏi ách áp bức.
Mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống
muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối
sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Cần phải xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa đó vừa phải tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn được những
nét riêng, những gì là bản sắc, kết hợp được bản sắc dân tộc và tinh hoa thời đại để
làm giàu thêm, phong phú thêm nền văn hóa của chúng ta. Văn hóa hàng ngàn năm
của đất nước Việt Nam ta và giá trị của nó không thể nào phủ nhận được. Đó là
những nếp sống, những phong tục, tập quán tốt đẹp, là những đức tính tốt và lòng
yêu nước cuồn cuộn chảy trào trong mỗi người con đất Việt. Là thế hệ tiếp bước mai
sau, ta cần lưu giữ những nét văn hóa tốt đẹp đó. Bên cạnh đó, để phù hợp với xu thế
toàn cầu hóa, chúng ta cùng cần tiếp thu những tinh hoa văn hóa tốt đạp của nhân loại.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ
nghĩa là đào tạo con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công
cuộc xây dựng chính là con người. Muốn vậy thì “cần phải đào tạo nhanh chóng các
cán bộ cho tất cả các ngành hoạt động….để công nghiệp hóa đất nước”. Đồng thời,
nền văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là một nền văn hóa “lấy hạnh
phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng,
lười biếng, phù hoa, xa xỉ”, “phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự
do”, “phải soi sáng cho quốc dân đi”, tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông.