Van phân phối khí nén | Báo cáo thực tập môn Công nghệ kĩ thuật Ô tô Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Bàn đạp phanh 22 được gắn chặt quanh tâm O để tạo thành một trục quay. Trên bàn đạp này, có lắp đặt một con lăn 20 và nó tiếp xúc với cốp ép 19. Ngoài ra, phía bên kia tâm O, chúng ta có vít điều chỉnh 18, có chức năng điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp và hạn chế vị trí góc của nó khi phanh được nhả ra. Khi đạp phanh, bàn đạp phanh hoạt động như một đòn bẩy xoay quanh tâm O. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhóm: 4 1. Bùi Đức Trí - 20145293 2. Lê Đình Tâm - 20145162
3. Nguyễn Tài Minh Trí - 20142139
4. Nguyễn Minh Phúc - 20145310 5. Lê Văn Ni – 20145221 BÁO CÁO THỰC TẬP
Tên bài: VAN PHÂN PHỐI KHÍ NÉN I. Cấu tạo
Kết cấu của van phân phối hai dòng trong hệ thống phanh khí nén được chia làm
ba phần chính: bàn đạp phanh, van điều khiển dòng khí phía trên và van điều khiển dòng khí phía dưới.
Hình 1 Cấu tạo của van phân phối khí nén
Hình 2 Hình ảnh thực tế van phân phối khí nén được tháo rời 1. Bàn đạp phanh
Hình 3 Cấu tạo bàn đạp phanh
Bàn đạp phanh 22 được gắn chặt quanh tâm O để tạo thành một trục quay. Trên
bàn đạp này, có lắp đặt một con lăn 20 và nó tiếp xúc với cốp ép 19. Ngoài ra, phía bên
kia tâm O, chúng ta có vít điều chỉnh 18, có chức năng điều chỉnh hành trình tự do của
bàn đạp và hạn chế vị trí góc của nó khi phanh được nhả ra.
Khi đạp phanh, bàn đạp phanh hoạt động như một đòn bẩy xoay quanh tâm O.
Con lăn 20 thúc đẩy cốc ép 19 xuống và từ đó tác động vào các piston của van khí.
2. Van điều khiển dòng khí phía trên:
Hình 1 Cấu tạo cụm van trên
Cụm van điều khiển dòng khí phía trên đảm nhiệm nhiệm vụ điều khiển việc mở
hoặc đóng dòng khí tới cầu sau của xe. Cấu trúc van này bao gồm một số bộ phận như
sau: nắp van phanh 17, piston trên 15, các lò xo hồi vị 2, 13, 14 và trục xuyên tâm.
3. Van điều khiển dòng khí phía dưới:
Hình 2: Cấu tạo cụm van dưới
Van điều khiển dòng khí phía dưới đảm nhiệm nhiệm vụ điều khiển việc mở hoặc
đóng dòng khí tới cầu trước của xe. Cấu trúc của cụm van này bao gồm piston dưới 4 và
các chi tiết có trong thân van dưới 16.
Nhờ có các lỗ hổng xuyên tâm bên trong piston, cụm van điều khiển có khả năng
thực hiện hai chức năng: đóng mở các đường khí nén khi phanh và xả khí khi nhả phanh.
II. Nguyên lí hoạt động của van phân phối hai dòng trong hệ th ống phanh khí nén: 1. Khi không phanh
Hình 3: Cụm van phân phối ở trạng thái không phanh
Khi không phanh, các piston không chịu lực tác dụng từ bàn đạp phanh. Lực của
các lò xo 5 và 11 đẩy van trên 12 và van dưới 10 đóng kín các cửa nạp. Khí nén từ bình
chứa ở các cửa nạp P1 và P2 bị giam giữ. Không khí tại cửa ra B1 và B2 được thông qua
các khe hở xuyên tâm trong piston và thoát ra môi trường bên ngoài. Lúc này, hệ thống
phanh ở trạng thái không phanh, cho phép bánh xe tự do quay mà không bị hạn chế. 2. Khi đạp phanh
Hình 4: Cụm van phân phối ở trạng thái phanh
Khi đạp phanh, bàn đạp hoạt động như một đòn bẩy với tâm quay tại điểm O. Con
lăn 20 tác động lên cốc ép 19, đẩy cốc ép xuống và tiếp tục tác động lên miếng chặn ép
của lò xo 14, làm nén piston trên 15. Khi đế van trong của piston trên 15 tiếp xúc với mặt
van 12, đường khí B1 thông với khí quyển bị đóng lại. Piston trên 15 tiếp tục đi xuống,
làm mặt van 12 rời xa thân van trên và mở van khí nạp. Lúc này, khí nén đã sẵn sàng ở
cửa P1 bắt đầu tràn vào, đi qua van và cửa ra B1 đến các bầu khí ở cầu sau của xe.
Piston trên 15 tiếp tục đẩy piston dưới 4 di chuyển xuống. Quá trình này đóng
đường thoát khí giữa cửa ra B2 và R. Đồng thời, mặt van 9 tách ra khỏi thân van và mở
van khí nạp dưới tương tự như cách mở của van khí nạp phía trên. Khí nén từ cửa P2 bắt
đầu tràn vào, đi qua van và cửa ra B2 đến các bầu phanh ở cầu xe phía trước.
Ở trên cửa ra B1 được thiết kế với hai lỗ thông qua mặt dưới của piston trên 15 và
piston dưới 4. Khi khí nén đi qua cửa ra B1, một phần khí nén sẽ chảy qua hai lỗ này.
Phần khí nén đi qua lỗ nhỏ phía trên sẽ tạo áp lực đẩy piston trên 15 lên, làm cho cảm
giác phanh trở nên mạnh mẽ và chắc chắn đối với người lái. Trong khi đó, phần khí nén
đi qua lỗ nhỏ phía dưới có tác dụng hỗ trợ lực đẩy piston dưới 4 xuống, giúp cụm van nạp
phía dưới mở nhanh hơn và tăng hiệu quả phanh. 3. Khi nhả phanh
Hình 5: Cụm van ở trạng thái nhả phanh
Khi nhả phanh, bàn đạp phanh không còn chịu áp lực tác động. Cốc ép 19 di
chuyển lên về vị trí ban đầu nhờ vào tác dụng của các lò xo hồi vị. Piston 15 và piston 4
tiếp tục di chuyển lên, đóng van khí nén và mở cửa thông hơi tới không khí bên ngoài
(vùng R). Khí nén ở các bầu phanh được xả ra ra ngoài. Quá trình phanh xe kết thúc. 4. Khi rà phanh
Hình 6: Cụm van phân phối ở trạng thái rà phanh
Khi thực hiện rà phanh, người lái đạp và giữ phanh ở một vị trí cố định trên hành
trình bàn đạp. Khi bàn đạp được giữ nguyên vị trí, van khí nạp không mở rộng thêm,
nhưng áp suất sau van tiếp tục tăng do quán tính của dòng khí. Điều này dẫn đến tăng áp
suất ở hai lỗ nhỏ, đẩy piston 15 đi lên và đóng mặt van 12 với đế van bên ngoài đồng thời
ngắt đường khí nén cấp cho cửa ra B1.
Đường cấp khí nén bị ngắt, do đó áp suất sau van 12 không tăng thêm, tạo điều
kiện cho piston dưới 4 đi lên và đóng mặt van 9 với đế van bên ngoài, đồng thời cắt
đường khí nén cấp cho cửa ra B2. Như vậy, áp suất sau van 9 không tăng thêm như van 12.
5. Khi có một trong hai phanh bị hỏng
Hình 7: Trường hợp dòng phanh trước bị mất áp suất
Giả sử khi hệ thống phanh trước gặp sự cố, đường khí P2 mất áp suất. Trong
trường hợp này, cụm van trên vẫn hoạt động bình thường. Piston trên 15 di chuyển xuống
đóng cửa đường xả khí R và mở van khí nạp trên 12, cung cấp khí nén cho cầu sau của
xe. Đồng thời, piston 4 tiếp tục bị đẩy xuống và mở cửa van khí nạp dưới 9. Do hai dòng
khí được ngăn cách bởi các phớt làm kín trên thân piston 4, áp suất đường khí P1 vẫn
được đảm bảo và không bị ảnh hưởng bởi việc mất áp suất đường khí P2.
Trái lại, khi đường khí P1 gặp sự cố, người lái đạp phanh, và piston trên 15 vẫn di
chuyển xuống cùng với piston 4 đóng cửa đường xả khí R và mở cửa hai van khí 12 và 9.
Trên piston 4 được trang bị các phớt làm kín, do đó áp suất trên đường khí P2 trong
trường hợp này không bị ảnh hưởng và cụm van dưới vẫn hoạt động bình thường. Tuy
nhiên, do đường khí trên P1 bị hỏng, dẫn đến mất áp suất sau van trên 12 và không còn
dòng khí nén hỗ trợ lực ở các lỗ nhỏ sau van. Kết quả là lực đạp vào bàn đạp lúc này phải
lớn hơn bình thường để thực hiện quá trình phanh. Người trình bày Lê Đình Tâm