Ví dụ 1- Xử lý phát hiện kiểm toán - Buổi 3 - Chương 1 | Kiểm toán cơ bản | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Ví dụ 1- Xử lý phát hiện kiểm toán - Buổi 3 - Chương 1 môn Kiểm toán cơ bản của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

lOMoARcPSD|44862240
Ví dụ:
Kiểm toán viên Hùng đang xem xét tình hình tồn kho phụ tùng thay thế tại nhày
X thuộc công ty Y. do khiến Hùng được giao nhiệm vụ này do chi phí mua hàng của
phòng điện tăng nhanh trong thời gian gần đây, trong khi máy móc thiết bị cứ phải
thường xuyên ngưng hoạt động để sửa chữa. Mục tiêu của cuộc kiểm toán tìm kiếm khả
năng tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm tình trạng ngưng máy để sửa chữa.
Trong quá trình kiểm toán, Hùng c ý đến việc quản công tác mua vật tư, phụ
tùng thay thế tại Nhà máy. Các bước công việc Hùng đã tiến hành kết quả thu được như
sau:
- Hùng tìm hiểu theo quy định của Nhà máy, ai là người quyết định xét duyệt việc mua
hàng. Kết quả cho thấy, trưởng phòng điện người phiếu đề nghị mua hàng
và trưởng phòng cung ứng là người ký đơn đặt hàng.
- Hùng thu thập các bằng chứng về việc xét duyệt các nghiệp vụ mua vật phụ
tùng thay thế. Hùng chọn mẫu một số nghiệp vụ xem xét toàn bộ quá trình từ lúc
được đề xuất cho đến khi gửi đơn đặt hàng. Kết quả, ngoại trừ một vài nghiệp vụ đặc
biệt, hầu hết đều tuân thủ các quy định xét duyệt không trường hợp o mua
hàng vượt thẩm quyền. Như vậy, vấn đề không nằm việc mua hàng vượt thẩm
quyền.
- Hùng chuyển sang quan tâm một khía cạnh khác mục tiêu chính sách về mua
vật tư, phụ tùng thay thế. Hùng tìm hiểu về mục tiêu muang các chính sách về
dự trữ. Kết quả cho thấy, việc mua vật tư, phụ tùng thay thế được xác định nhằm đảm
bảo quá trình vận hành liên tục của y móc thiết bị với mức chi phí hợp lý. Theo
quy định của côn ty Y, vật tư, phụ tùng thay thế được dự trữ không quá 30 ngày đến
khi được sử dụng. Các quy định này được tuân thủ khá tốt ở hầu hết các nhà máy của
công ty trong nhiều năm qua do hệ thống máy mọc thiết bị của công ty đều là các sản
phẩm của các ng danh tiếng hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ, quy trình bảo trì
được thực hiện theo kế hoạch hàng quý. Hùng cho rằng trong bối cảnh đó, có thể vấn
đề nằm ở quy trình thực tế hơn là nằm ở chính sách.
- Tiếp theo Hùng thu thập thông tin cụ thể về tình hình mua và tồn kho của vật tư, phụ
tùng thay thế trong thời gian qua. Thông tin thu thập cho thấy khoảng 60% hàng tồn
kho được dự trữ phù hợp với quy định. 40% còn lại thời gian dự trữ từ 2 đến 4
tháng.
lOMoARcPSD|44862240
- Hùng tính toán số tiền tiết kiệm được nếu việc dự trữ số vật tư, phụ tùng thay thế nói
trên đúng quy định. Kết quả cho thấy, công ty sẽ tiết kiệm được khoảng 300 triệu
đồng chi phí bảo quản, chi phí vốn vay... nếu số hàng tồn kho nói trên giảm thời gian
tồn trữ xuống còn 30 ngày. Số tiền này đáng kể so với chi phí hoạt động của phòng
cơ điện.
- Hùng phân tích hệ thống quản hàng tồn kho của nhà máy. Kết quả cho thấy hệ
thống sắp xếp kho vật tư, phụ tùng thay thế của nhà máy bị rối loạn từ 6 tháng qua do
giảm bớt diện tích 50% để xây dựng nhà ăn cho nhân viên. Do vật tư, phụ tùng thay
thế rất đa dạng nên khi kho chật hẹp, đã không thể xác định được vị trí của chúng. Vì
thế, trong nhiều trường hợp, khi máy móc thiết bị hỏng, do không tìm được phụ
tùng trong kho nên đơn vị phải tiếp tục mua thêm dù biết trong kho vẫn còn.
- Hùng trao đổi với Ban Giám đốc Nhà máy về giải pháp mở rộng mặt bằng của kho
hay xây một kho mới. Ban giám đốc trả lời họ biết về tình trạng kho chật nhưng
không nghĩ vấn đề nghiêm trọng đến thế đối với kho vật tư, phụ tùng thay thế. Ngay
trong buổi trao đổi, họ cho biết không cần mở rộng kho hiện hữu hoặc xây mới
chỉ cần chuyển đổi với kho bao bì, hiện đang còn khá rộng. Trong hai ngày sau, toàn
bộ quá trình chuyển kho đã được thực hiện.
- Bảng tóm tắt xử lý phát hiện kiểm toán của Hùng như sau:
Thực trạng 40% hàng tồn kho có thời gian dự trữ từ 2 tháng đến 4 tháng,
vượt mức quy định.
Hệ thống sắp xếp kho vật tư, phụ tùng thay thế của nhà máy bị
rối loạn từ 6 tháng qua
Tiêu chuẩn Việc mua vật tư, phụ tùng thay thế được xác định nhằm đảm
bảo quá trình vận hành liên tục của máy móc thiết bị với mức
chi phí hợp lý. Theo quy định của công ty Y, vật tư, phụ tùng
thay thế được dự trữ không quá 30 ngày đến khi được sử dụng
Hậu quả CP mua hàng của phòng cơ điện tăng nhanh trong thời gian gần
đây, trong khi máy móc thiết bị cứ phải thường xuyên ngưng
hoạt động để sửa chữa
Nguyên nhân Do giảm bớt diện tích 50% để xây dựng nhà ăn cho nhân viên .
Do vật tư, phụ tùng thay thế rất đa dạng nên khi kho chật hẹp,
lOMoARcPSD|44862240
đã không thể xác định được ví trí của chúng . Vì thế, trong
nhiều trường hợp, khi máy móc thiết bị hư hỏng do không tìm
được phụ tùng trong kho nên đơn vị phải tiếp tục mua thêm dù
biết trong kho vẫn còn
Kiến nghị Chuyển đổi kho vật tư, phụ tùng thay thế với kho bao bì
Yêu cầu: Hãy ghi nội dung vào Bảng tóm tắt xử lý phát hiện kiểm toán giúp
Hùng
| 1/3

Preview text:

Ví dụ:

Kiểm toán viên Hùng đang xem xét tình hình tồn kho phụ tùng thay thế tại nhà máy X thuộc công ty Y. Lý do khiến Hùng được giao nhiệm vụ này là do chi phí mua hàng của phòng Cơ điện tăng nhanh trong thời gian gần đây, trong khi máy móc thiết bị cứ phải thường xuyên ngưng hoạt động để sửa chữa. Mục tiêu của cuộc kiểm toán là tìm kiếm khả năng tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm tình trạng ngưng máy để sửa chữa.

Trong quá trình kiểm toán, Hùng chú ý đến việc quản lý công tác mua vật tư, phụ tùng thay thế tại Nhà máy. Các bước công việc Hùng đã tiến hành và kết quả thu được như sau:

  • Hùng tìm hiểu theo quy định của Nhà máy, ai là người quyết định xét duyệt việc mua hàng. Kết quả cho thấy, trưởng phòng Cơ điện là người ký phiếu đề nghị mua hàng và trưởng phòng cung ứng là người ký đơn đặt hàng.
  • Hùng thu thập các bằng chứng về việc xét duyệt các nghiệp vụ mua vật tư và phụ tùng thay thế. Hùng chọn mẫu một số nghiệp vụ và xem xét toàn bộ quá trình từ lúc được đề xuất cho đến khi gửi đơn đặt hàng. Kết quả, ngoại trừ một vài nghiệp vụ đặc biệt, hầu hết đều tuân thủ các quy định xét duyệt và không có trường hợp nào mua hàng vượt thẩm quyền. Như vậy, vấn đề không nằm ở việc mua hàng vượt thẩm quyền.
  • Hùng chuyển sang quan tâm một khía cạnh khác là mục tiêu và chính sách về mua vật tư, phụ tùng thay thế. Hùng tìm hiểu về mục tiêu mua hàng và các chính sách về dự trữ. Kết quả cho thấy, việc mua vật tư, phụ tùng thay thế được xác định nhằm đảm bảo quá trình vận hành liên tục của máy móc thiết bị với mức chi phí hợp lý. Theo quy định của côn ty Y, vật tư, phụ tùng thay thế được dự trữ không quá 30 ngày đến khi được sử dụng. Các quy định này được tuân thủ khá tốt ở hầu hết các nhà máy của công ty trong nhiều năm qua do hệ thống máy mọc thiết bị của công ty đều là các sản phẩm của các hãng danh tiếng và có hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ, quy trình bảo trì được thực hiện theo kế hoạch hàng quý. Hùng cho rằng trong bối cảnh đó, có thể vấn đề nằm ở quy trình thực tế hơn là nằm ở chính sách.
  • Tiếp theo Hùng thu thập thông tin cụ thể về tình hình mua và tồn kho của vật tư, phụ tùng thay thế trong thời gian qua. Thông tin thu thập cho thấy khoảng 60% hàng tồn kho được dự trữ phù hợp với quy định. 40% còn lại có thời gian dự trữ từ 2 đến 4 tháng.
  • Hùng tính toán số tiền tiết kiệm được nếu việc dự trữ số vật tư, phụ tùng thay thế nói trên đúng quy định. Kết quả cho thấy, công ty sẽ tiết kiệm được khoảng 300 triệu đồng chi phí bảo quản, chi phí vốn vay... nếu số hàng tồn kho nói trên giảm thời gian tồn trữ xuống còn 30 ngày. Số tiền này đáng kể so với chi phí hoạt động của phòng cơ điện.
  • Hùng phân tích hệ thống quản lý hàng tồn kho của nhà máy. Kết quả cho thấy hệ thống sắp xếp kho vật tư, phụ tùng thay thế của nhà máy bị rối loạn từ 6 tháng qua do giảm bớt diện tích 50% để xây dựng nhà ăn cho nhân viên. Do vật tư, phụ tùng thay thế rất đa dạng nên khi kho chật hẹp, đã không thể xác định được vị trí của chúng. Vì thế, trong nhiều trường hợp, khi máy móc thiết bị hư hỏng, do không tìm được phụ tùng trong kho nên đơn vị phải tiếp tục mua thêm dù biết trong kho vẫn còn.
  • Hùng trao đổi với Ban Giám đốc Nhà máy về giải pháp mở rộng mặt bằng của kho hay xây một kho mới. Ban giám đốc trả lời họ biết về tình trạng kho chật nhưng không nghĩ vấn đề nghiêm trọng đến thế đối với kho vật tư, phụ tùng thay thế. Ngay trong buổi trao đổi, họ cho biết không cần mở rộng kho hiện hữu hoặc xây mới mà chỉ cần chuyển đổi với kho bao bì, hiện đang còn khá rộng. Trong hai ngày sau, toàn bộ quá trình chuyển kho đã được thực hiện.
  • Bảng tóm tắt xử lý phát hiện kiểm toán của Hùng như sau:

Thực trạng

40% hàng tồn kho có thời gian dự trữ từ 2 tháng đến 4 tháng, vượt mức quy định.

Hệ thống sắp xếp kho vật tư, phụ tùng thay thế của nhà máy bị rối loạn từ 6 tháng qua

Tiêu chuẩn

Việc mua vật tư, phụ tùng thay thế được xác định nhằm đảm bảo quá trình vận hành liên tục của máy móc thiết bị với mức chi phí hợp lý. Theo quy định của công ty Y, vật tư, phụ tùng thay thế được dự trữ không quá 30 ngày đến khi được sử dụng

Hậu quả

CP mua hàng của phòng cơ điện tăng nhanh trong thời gian gần đây, trong khi máy móc thiết bị cứ phải thường xuyên ngưng hoạt động để sửa chữa

Nguyên nhân

Do giảm bớt diện tích 50% để xây dựng nhà ăn cho nhân viên .

Do vật tư, phụ tùng thay thế rất đa dạng nên khi kho chật hẹp,

đã không thể xác định được ví trí của chúng . Vì thế, trong nhiều trường hợp, khi máy móc thiết bị hư hỏng do không tìm được phụ tùng trong kho nên đơn vị phải tiếp tục mua thêm dù biết trong kho vẫn còn

Kiến nghị

Chuyển đổi kho vật tư, phụ tùng thay thế với kho bao bì

Yêu cầu: Hãy ghi nội dung vào Bảng tóm tắt xử lý phát hiện kiểm toán giúp

Hùng