-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý những vấn đề lý luận và thực tiễn | Tiểu luận môn Pháp luật đại cương
Trong xã hội hiện nay, khi chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, nền kinh tế nước nhà ngày càng đi lên, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập và mặt trái tiêu cực Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GELA220405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ----------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ***
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄ
MÃ MÔN HỌC: GELA220405 THỰC HIỆN: NHÓM 01
LỚP: THỨ 4 TIẾT 14-15
GVHD: TS. NGUYỄN MINH THU
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Nhóm:
01 (Lớp thứ 4 - Tiết 14-15)
Tên đề tài: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý-những vấn đề lí luận và thực tiễn. TỈ LỆ % STT
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN HOÀN THÀNH 1 Lê Hồng Phong 100% 20151537 2 Vô Huỳnh Nhật Anh 100% 20138023 3 Đặng Thành Đạt 100% 20146487 4 Trần Huy Hoàng 20131128 100% 5 Huỳnh Minh Quân 100% 20136138 Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Trưởng nhóm: Lê Hồng Phong SĐT: 0379848234
- Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Ngày 01 tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC A.
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................7
3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................7
4. Bố cục................................................................................................................7 B.
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................9
CHƯƠNG 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT...............................................................9
1.1. Định nghĩa vi phạm pháp luật...................................................................9
1.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật..............................................................9
1.1.2. Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật....................................10
1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật................................................11
1.2.1. Mặt khách quan..................................................................................11
1.2.2. Mặt chủ quan......................................................................................11
1.2.3. Chủ thể vi phạm pháp luật................................................................12
1.2.4. Mặt khách thể.....................................................................................13
1.3. Các loại vi phạm pháp luật......................................................................13
1.3.1. Vi phạm pháp luật hình sự................................................................13
1.3.2. Vi phạm pháp luật hành chính..........................................................13
1.3.3. Vi phạm pháp luật dân sự.................................................................14
1.3.4. Vi phạm kỷ luật..................................................................................14
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.......................................................15
2.1. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý.............................................................15
2.1.1. Khái niệm............................................................................................15
2.2.2. Đặc điểm..............................................................................................15
2.2. Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật...........................15 5
2.2.1. Phân loại trách nhiệm pháp lý..........................................................15
2.2.2. Miễn trách nhiệm pháp lý.................................................................16
2.2.3. Truy cứu trách nhiệm pháp lý..........................................................17
2.2.3.1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý..................................17
2.2.3.2. Mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý....................................17 2.2.4.
Căn cứ tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý.......................18
2.2.4.1. Căn cứ pháp lý.............................................................................18
2.2.4.2. Căn cứu thực tế............................................................................18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN
NAY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG.........................................................21
3.1. Thực trạng vi phạm pháp luật hiện nay.................................................21
3.2. Nguyên nhân vi phạm pháp luật..........................................................22
3.2.1. Nguyên nhân từ công tác quản lý xã hội..........................................22
3.2.2. Nguyên nhân từ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. 23
3.2.3. Nguyên nhân từ thiếu giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ.............24
3.2.4. Nguyên nhần từ thiếu nhất quán trong các chính sách xử lý hành
vi phạm tội, hành vi phạm pháp luật.........................................................24
3.2.5. Nguyên nhân từ các “lỗ hổng” trong các chính sách kinh tế và
quản lý tài chính tạo điều kiện cho hành vi phạm tội...............................26
3.3. Biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật hiện nay............................27 C.
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................29
PHỤ LỤC............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................32 6 A. PHẦẦN M Đ Ở ẦẦU
1. Lí do ch n đềề tài ọ
Trong xã hội hiện nay, khi chất lượng cuộc sống con người ngày càng được
nâng cao, nền kinh tế nước nhà ngày càng đi lên, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
những bất cập và mặt trái tiêu cực, làm xảy nhiều vấn đề như trộm cắp, ẩu đả, giết
người, cướp của trong nước, nhiều vụ án xảy ra khiến cho xã hội rùng mình. Ở Việt
Nam tỉ lệ tội phạm khá cao và có xu hướng trẻ hóa.
Trước diễn biến phức tạp về các hành vi vi phạm pháp luật như hiện nay thì
việc nghiên cứu về hành vi vi phạm pháp luật sẽ rất cần thiết, nhằm tìm ra những
nguyên nhân, những dấu hiệu tội phạm từ đó đưa ra các giải pháp có lí luận và thực
tiễn để góp phần phòng chống tội phạm hiệu quả. Chính vì vậy nhóm chúng em đã
thống nhất và chọn đề tài: “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý-những vấn
đề lí luận và thực tiễn”.
2. Mụ c tều nghiền c u ứ
Chỉ ra rõ được các hành vi phạm pháp luật, giúp nhận biết được các loại tội
phạm từ đó giúp nâng cao nhận thức góp phần phòng chống tội phạm.
3. Phương pháp nghiền c u ứ
Sử dụng các phép biện chứng duy vật, và các phương pháp nghiên cứu như:
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. 4. Bốố c c ụ
Đề tài nghiên cứu ngoài mục lục và tài liệu tham khảo thì gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT 7
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN
NAY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 8 B. PHẦẦN N I DUNG Ộ CHƯ NG 1: VI PH Ơ M PHÁP L Ạ U T Ậ 1.1. Đ nh ị nghĩa vi ph m pháp lu ạ t ậ
1.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Cụ thể như sau:
Một là, vi phạm pháp luật là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý. Là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật và cụ thể
là hành vi vi phạm pháp luật, cá nhân phải có năng lực trách nhiệm pháp lý có
nghĩa rằng cá nhân phải được sinh ra và lớn lên đến một độ tuổi nhất định do nhà
nước quy định, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp là tổ chức phải thành lập một
cách hợp pháp và chưa bị giải thể.
Hai là, chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội và thực hiện hành vi trái
pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động, đa số phần lớn
các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân tổ chức trong xã hội được thể hiện ở
dưới dạng hành động có nghĩa là cá nhân tổ chức phải tham gia vào các quan hệ đó
thể hiện ra hành vi ra thực tế khách quan. Hành vi được thể hiện dưới dạng không
hành động ít xảy ra, tuy nhiên có một số hành vi gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm
cho xã hội mà pháp luật quy định.
Ba là, hành vi của cá nhân và tổ chức có năng lực pháp lý được thể hệ dưới
dạng hành động hay không hành động phải trái pháp luật mới vi phạm pháp luật,
điều này khẳng định rằng nếu một hành vi của cá nhân tổ chức xâm hại đến một
quan hệ xã hội nào mà quan hệ xã hội đó mặc dù gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã 9
hội tuy nhiên pháp luật chưa quy định thì hành vi đó chưa được xem là trái pháp luật
Bốn là, vi phạm pháp luật phải có lỗi, lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức được hành vi hậu quả có nghĩa rằng chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật phải có lỗi, nếu không có lỗi thì chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật không bị xem là vi phạm pháp luật.
Năm là, cá nhân và tổ chức gây thiệt hại cho xã hội hoặc các quan hệ xã hội
được nhà nước bảo vệ, các cá nhân và tổ chức tham gia vào các quan hệ xã hội tuy
nhiên những quan hệ xã hội nào mà được pháp luật bảo hộ và đưa vào các văn bản
vi phạm pháp luật, cụ thể là đưa vào các điều luật và các vi phạm pháp luật thì
những quan hệ đó khi những cá nhân tổ chức xâm phạm đến thì được xem là vi phạm pháp luật.
1.1.2. Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người, hành vi đó được thể
hiện ra thực tế khách quan, hành vi của chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
phải là hành vi của con người, hoặc là hoạt động của cơ quan tổ chức. Là hành vi
được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động và ý nghĩ của chủ thể
dù tốt hay xấu sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội
được pháp luật xác lập và bảo vệ. Khi xác định hành vi trái pháp luật thì phải xác
định dựa vào hành vi đó vi phạm vào quy định hay của văn bản luật pháp nào, một
hành vi trái pháp luật thì bao giờ cũng xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 10
Chủ thể của thực hiện hành vi trái pháp luật phải có lỗi. Lỗi được chia ra
thành lỗi cố ý và lỗi vô ý, trong lỗi cố ý có lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi
vô ý có vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp
lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng gánh chịu trách nhiệm pháp lý của
chủ thể do nhà nước quy định dựa vào độ tuổi và điều kiện trí óc.
1.2. Các yềốu tốố cấốu thành vi ph m pháp lu ạ t ậ
1.2.1. Mặt khách quan
Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài thực tế khách quan của
hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm các yếu tố:
Một là, hành vi trái pháp luật điều này khẳng định hành vi khách quan của cá
nhân tổ chức được thể hiện trong đời sống xã hội nếu hành vi đó không trái pháp
luật thì không phải là hành vi thỏa mãn mặt khách quan của hành vi trái pháp luật,
đó là những hành vi giao tiếp xã hội thông thường.
Hai là, hậu quả nguy hiểm từ hành vi trái pháp luật có nghĩa là hành vi do cá
nhân tổ chức gây ra phải là hành vi trái pháp luật và hậu quả của cá nhân và tố
chức gây ra chính từ hành vi trái pháp luât.
Ba là, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Bốn là, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện hành vi trái pháp luật. 1.2.2. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ
thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục
đích vi phạm pháp luật. Cụ thể là: 11
Một là, lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của
mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai
hình thức: cố ý hoặc vô ý. Lỗi gồm hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Trong lỗi cố ý lại gồm 2 loại là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố
ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ
hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và
mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi
thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp
luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý
thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Trong lỗi vô ý cũng gồm 2 loại là lỗi vô ý vì cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin.
Lỗi vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó,
mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này. Lỗi vô ý vì quá tự tin là
lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn
ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hai là, động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ
thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
Ba là, mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối
cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
1.2.3. Chủ thể vi phạm pháp luật
Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm
pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của 12
chủ thể bao gồm cá nhân đạt đến độ tuổi nhất định có khả năng hoạt động lao động
một cách bình thường, và tổ chức phải có tư cách pháp nhân
1.2.4. Mặt khách thể
Mặt khách thể là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng đã bị
hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Đó chính là tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của cá nhân, quyền của công dân, trật tự an toàn xã hội... 1.3. Các lo i vi ph ạ m ạ pháp lu t ậ
1.3.1. Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tố chức, xâm phạp tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Chủ thể tội phạm hình sự chỉ là những cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự.
1.3.2. Vi phạm pháp luật hành chính
Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Chủ thể
vi phạm hành chính có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức. 13
1.3.3. Vi phạm pháp luật dân sự
Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới
những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được pháp luật Dân sự điều chỉnh. Chủ
thể vi phậm dân sự có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức.
1.3.4. Vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật là những hành vi vi phạm vào những quy định trong nội
quy, quy chế của các cơ quan, đơn vị, trường học... gây thiệt hại cho hoạt động
bình thường của các cơ quan, đơn vị, trường học đó. Chủ thể là cá nhân, tập thể.
Họ chỉ là cán bộ, công nhân, công chức, học sinh... có quan hệ ràng buộc với cơ
quan, xí nghiệp, trường học... nào đó. 14 CHƯ NG 2: TRÁCH NHI Ơ M PHÁP L Ệ Ý 2.1. Đ nh ị
nghĩa trách nhi m pháp lý ệ 2.1.1. Khái niệm
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh
chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước
được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp
luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. 2.2.2. Đặc điểm
Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt
cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách
nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị…
Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước
được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác
biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như
bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…
Trách nhiệm pháp lý luôn là mang tính bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu
thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân
thân, về tự do… mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.
Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy
ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
2.2. Trách nhi m pháp lý c ệ a ch ủ th ủ vi ph ể m pháp lu ạ t ậ 15
2.2.1. Phân loại trách nhiệm pháp lý
Dựa theo tính chất của trách nhiệm pháp lý có thể chia thành các loại sau:
Một là, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người đã thực hiện một
tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm
tội của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện
sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong
những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.
Hai là, trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng
chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.
Ba là, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu
những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể. khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền.
Bốn là, trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của một chủ thể, một cá nhân
hoặc một tập thể đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được
đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định
theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Miễn trách nhiệm pháp lý
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật có một loại trách nhiệm pháp lý
tương ứng là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính,
trách nhiệm kỷ luật. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, các nhà làm luật
đã quy định miễn trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân và tổ chức tham gia vào
các quan hệ xã hội này. Cụ thể là các trường hợp sau đây: 16
Một là, sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội
nhưng người có hành vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không
buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hai là, sự kiện bất khả kháng: là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Ba là, tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ
đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng
của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt
hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Bốn là, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác,
mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Năm là, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.2.3. Truy cứu trách nhiệm pháp lý
2.2.3.1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do
cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ
phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Và đây
là hoạt động áp dụng pháp luật. 17
2.2.3.2. Mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự
pháp luật, trực tiếp hoặc có khả năng gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con
người, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Vì thế mục đích truy
cứu trách nhiệm pháp lý nhằm: bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện
cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh
pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả; khôi phục và bảo vệ những
quan hệ xã hội bị vi phạm pháp luật xâm hại; trừng phạt đối với chủ thể có hành vi
vi phạm, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi đồng thời răn đe những chủ
thể khác không vi phạm pháp luật; giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm
tương tự có thể xảy ra.
2.2.4. Căn cứ tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế.
2.2.4.1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm
pháp luật là những quy định của pháp luật về vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm
pháp luật. Cụ thể là các quy định của pháp luật về những vấn đề sau: những hành
vi bị coi là vi phạm pháp luật; các biện pháp cưỡng chế nhà nước áp dụng đối với
chủ thể vi phạm, điều kiện để áp dụng các biện pháp đó; hiệu lực hồi tố, các tình
tiết tăng năng, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý; thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp
lý; thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý; trình tự, thủ tục truy cứu trách nhiệm pháp lý... 18
2.2.4.2. Căn cứu thực tế
Căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp
luật là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm nhằm đánh giá
đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật, trên cơ sở
đó, chủ thể có thẩm quyền mới có thể xác định được biện pháp cưỡng chế cần áp
dụng cho phù hợp với mức độ vi phạm của chủ thể. Cụ thể là căn cứ vào các yếu tố sau:
Một là, căn cứ vào hành vi trái pháp luật, tức là chủ thể có thẩm quyền phải
khẳng định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật, phải xác định được
cụ thể dạng hành vi trái pháp luật là thuộc loại vi phạm pháp luật nào, hình sự, dân
sự hoặc hành chính hay kỷ luật; nếu là vi phạm hành chính thì thuộc loại vi phạm
cụ thể nào; nếu là tội phạm hình sự thì thuộc loại tội cụ thể nào; phải xác định được
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó…
Hai là, căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật,
tức là những thiệt hại thực tế mà xã hội đã phải gánh chịu do hành vi này gây ra và
xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó.
Ba là, căn cứ vào mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại cho xã hội, bởi lẽ, một người sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại
không phải do hành vi của mình gây ra.
Bốn là, căn cứ vào thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm (phương tiện có
làm sát thương nhiều người không) bởi vì đó cũng là những yếu tố có thể giúp cho
việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. 19
Năm là, căn cứ vào lỗi của chủ thể, phải xác định được cụ thể đó là lỗi cố ý
hay lỗi vô ý; nếu cố ý thì đó là cố ý trực tiếp hay gián tiếp; nếu vô ý thì là vô ý vì
cấu thả hay vô ý vì quá tự tin.
Sáu là, căn cứ vào động cơ, mục đích cụ thể của chủ thể vi phạm; đó có phải
là động cơ vụ lợi, động cơ đê hèn… không; mục đích cụ thể của chủ thể khi thực
hiện hành vi trái pháp luật là gì.
Bảy là, căn cứ vào chủ thể của vi phạm pháp luật, tức là phải chú ý tới năng
lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm. Với chủ thể là cá nhân thì phải xem
xét đến độ tuổi, sự phát triển về trí tuệ và trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực
hiện hành vi trái pháp luật. Với chủ thể là tổ chức thì phải xem xét đến tư cách
pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của nó.
Tám là, căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật, tức là phải chú ý tới
tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại để đánh giá mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật. 20 CHƯƠNG 3: TH C TR Ự NG TÌNH HÌNH VI PH Ạ M PHÁP L Ạ U T Ậ HI N NA Ệ Y VÀ
BI N PHÁP PHÒNG CHỐỐNG Ệ 3.1. Th c tr ự ng vi ph ạ m pháp lu ạ t hi ậ n nay ệ
Trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, hoạt động vi phạm
pháp luật diễn ra khá phổ biến, đa dạng và phức tạp, nhưng chủ yếu thể hiện ở các
loại vi phạm như: vi phạm trật tự an toàn giao thông; vi phạm quy định về điều
kiện kinh doanh do pháp luật quy định như vũ trường, khách sạn, nhà nghỉ,
karaoke ...; vi phạm về xuất nhập cảnh; vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; vi
phạm về an toàn thực phẩm; vi phạm trong lĩnh vực môi trường; vi phạm trong
lĩnh vực xây dựng; vi phạm trong lĩnh vực đất đai; vi phạm trong lĩnh vực xã hội
bảo hiểm, chăm sóc y tế; vi phạm trong hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực bảo
hiểm và các lĩnh vực khác...
Theo số liệu mới nhất từ trang web Cổng thông tin phòng, chống tội phạm
của Bộ Công an vào ngày 27 tháng 10 năm 2021, các hành vi vi phạm pháp luật
đang có xu hướng gia tăng, ví dụ như:
- Số vụ phạm tội về trật tự xã hội:
Toàn quốc xảy ra 3.120 vụ; khám phá 2.738 vụ; bắt giữ, xử lý 5.331 đối
tượng; tỷ lệ khám phá đạt 87,76%; triệt phá 80 băng, nhóm. So với tháng 9/2021,
tăng 291 vụ (+10,29%), tăng 301 số vụ khám phá (+12,35%), tăng 482 số đối
tượng bị bắt giữ, xử lý (+9,94%), tăng 25 số băng, nhóm bị triệt phá (+45,45%).
- Số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế:
Toàn quốc xảy ra 355 vụ, so với tháng 9/2021 tăng 147 vụ (+70,67%).
- Số vụ phạm tội về môi trường, an toàn thực phẩm: 21
Toàn quốc xảy ra 47 vụ, so với tháng 9/2021 giảm 28 vụ (-37,33%).
- Số vụ phạm tội về ma túy:
Toàn quốc xảy ra 1.888 vụ, so với tháng 9/2021 giảm 54 vụ (-2,78%). - Công tác truy nã:
Toàn quốc đã bắt, vận động đầu thú, thanh loại 633 đối tượng truy nã, 169
đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. So với tháng 9/2021, số đối tượng
truy nã đã bắt, vận động đầu thú và thanh loại tăng 327 đối tượng (+106,86%), số
đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm bị bắt, vận động đầu thú và thanh loại
tăng 77 đối tượng (+83,70%).
Có thể thấy, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội, kéo dài năm này qua năm khác, mặc dù tỷ lệ tội phạm
ở các thời kỳ là khác nhau. Trong các loại tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật xảy
ra liên tục, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
3.2. Nguyên nhân vi phạm pháp luật
3.2.1. Nguyên nhân từ công tác quản lý xã hội
Nói đến hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, rất nhiều
người đều cho rằng, một trong những nguyên nhân gây nên là do ảnh hưởng của
mặt trái của nền kinh tế thị trường. Báo cáo của Chính phủ cũng cho rằng một
trong những nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội khó khăn, tạo áp lực lớn
đến các vấn đề xã hội, tình trạng không việc làm... Tuy nhiên, chúng ta không thể
đổ lỗi hoàn toàn cho nền kinh tế thị trường mà những hiện tượng nêu trên chỉ là bề
nổi của biểu hiện giữa sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội nước
ta. Mặt khác, ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì tình hình tội
phạm, vi phạm pháp luật ở những nước này cũng không tăng như ở Việt nam. 22