Vì Sao Hồ Chí Minh Cho Rằng , Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Là Vấn Đề Có Ý Nghĩa Chiến Lược , Quyết Định Thành Công Của Cách Mạng ?
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược,nhất quán và xuyên suốt để tập hợp lực lượng cách mạng và là nhân tốquyết định sự thành công.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TT)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358
Câu 4 VÌ SAO HỒ CHÍ MINH CHO RẰNG , ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC LÀ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA
CHIẾN LƯỢC , QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA CÁCH MẠNG ?
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nhất quán và xuyên
suốt để tập hợp lực lượng cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành công.
Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc chính là cơ sở quan trọng
hình thành tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh. Tình nghĩa tương thân “máu chảy, ruột mềm”,
“môi hở, răng lạnh”, “tay đứt, ruột xót”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã” đã thấm sâu vào tâm
can của Hồ Chí Minh. Người đã từng khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.”Chúng ta đều
chung một tổ tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh em… Không ai có thể chia rẽ con một nhà… Không
ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”
Ý chí kiên định của Người thổi bùng lên sức mạnh và tinh thần bất khuất của Nhân dân ta trước
âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.
Hồ Chí Minh luôn khẳng định tầm vóc của vấn đề đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Người nhiều lần nhấn mạnh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó
khăn, giành thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Do đó, phải luôn
luôn giữ gìn khối đại đoàn kết – chiếc chìa khóa vạn năng đã giúp cho Đảng ta trong hơn 90 năm
qua đưa đất nước vượt qua bao thác ghềnh hiểm trở đến bến bờ thắng lợi.
Đại đoàn kết phải dựa trên nguyên tắc tin dân, dựa vào dân: “Trong bầu trời không có gì
quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân
dân”. Nguyên tắc quan trọng này bắt nguồn từ sự kế thừa truyền thống của ông cha:
“Nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”; là sự quán triệt sâu
sắc quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của vấn đề đoàn kết trong thực tiễn phong trào yêu
nước của nhân dân đầu thế kỷ 20. Người kêu gọi nhân dân: “Hỡi ai con cháu Rồng Tiên.
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau” Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng lãnh đạo nhân dân
làm cách mạng, nhưng cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, vì vậy, đoàn kết phải là
mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta. Phải thực hiện đoàn kết trong
Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và đoàn kết
quốc tế. Đoàn kết phải thực sự tạo thành sức mạnh vật chất và tinh thần.
Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là một khoa học và nghệ thuật. Muốn có đại đoàn kết, cần phải
tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng một cách khéo léo để mọi người tự giác đoàn kết, lOMoAR cPSD| 36844358
từ đó tự nguyện tham gia. Muốn giáo dục, thuyết phục quần chúng thì phải có đường lối, chủ
trương đáp ứng nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân - đây là điều quan trọng hàng đầu.
Thực hành phương pháp đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là ứng xử một cách đúng đắn
với từng loại lực lượng sao cho có thể mở rộng đến mức cao nhất trận tuyến cách mạng và thu
hẹp đến mức thấp nhất trận tuyến của đối phương: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết
đại đa số nhân dân… Đó là nền gốc của đại đoàn kết… Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ
chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ… Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và
phục vụ Nhân dân thì ta đoàn kết với họ”
Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng là khai
thác, phát huy sự thống nhất, tương đồng trong mục tiêu, lý tưởng. Người kêu gọi: “Giang sơn
và chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta
phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn non nước ta, để ủng hộ chính phủ ta. Chúng ta phải thương
yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và
con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không
bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”