Vì sao trong quá trình học sinh viên cần vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn?
Điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức là thực tiễn. Con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người tác động vào các sự vật hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Triết học Mác - Lênin (UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624
Câu hỏi: Vì sao trong quá trình học sinh viên cần vận dụng mối quan hệ biện chứng
giữa nhận thức và thực tiễn? Cho ví dụ minh họa. Trả lời:
1. TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC ĐẾN THỰC TIỄN
-Điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức là thực tiễn. Con người có nhu cầu tất yếu
khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người tác động vào
các sự vật hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.
=>Từ đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ
và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho
nhận thức nắm được bản chất các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Từ
đó ta thấy nhận thức đóng vai trò trong giải thích, phân tích, tư duy,tổng hợp cho
những hoạt động thực tiễn trong thế giới khách quan.
-Nếu nhận thức không có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới thì
chứng tỏ thực tiễn sai lệch. Nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn - "Thực tiễn là
toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải biên thế giới khách quan".
-Thực tiễn mà không có lý luận khoa học, tư duy của nhận thức, cách mạng
khoa học soi sang thì nhất định sẽ biến thành mù quáng.
-Khi đã có những nhận thức đúng đắn từ thực tiễn ta đã đạt được những tiêu chuẩn của chân lý.
-Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan
trong ý thức con người, trên cơ sở thực tiễn.
2. TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN ĐÊN NHẬN THỨC
-Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích của
nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý,kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. a.
Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức:
-Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt
các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính
và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy
sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành.
-Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn,
các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn.
Ví dụ: từ sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người có tri thức về
toán học.Chính thông qua hoạt động thực tiễn nó luôn luôn nảy sinh nhu cầu
mới thúc đẩy nhận thức phát triển vì thế mà nói thực tiễn là động lực của
nhận thức,chẳng hạn: từ nhu cầu chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo mà thúc lOMoAR cPSD| 46831624
đẩy nhận thức của con người khám phá ra bản đồ gen người ,từ nhu cầu
thực tiễn quan sát các vật bé nhỏ mà thúc đẩy nhận thức con người sáng tạo ra các kính hiển vi. b.
Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho
nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển.
-Thực tiễn là động lực bởi thực tiễn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, phương
hướng, cho nhận thức phát triển. Thực tiễn còn tạo ra các tiền đề vật chất
cần thiết cho nhận thức.
Ví dụ: việc học tập phải đặt ra những yêu cầu học sinh phải giải và học
những kiến thức mới và khó… sau khi giải quyết những bài tập khó đó thì
nhận thức của các em sẽ được nâng cao hơn. c.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức :
-Quá trình hoạt động thực tiễn là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác
quan của con người. Nhờ đó khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc hơn.
-Như vậy, thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức (lý luận), mọi tri thức dù
hình thành ở trình độ nào, giai đoạn nào, xét đến cùng, đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Ví dụ: Nhà bác học Điêzen đã viết giả thuyết về động cơ sử dụng chất thải
công nghiệp làm nhiên liệu và giả thuyết của ông đã được ứng dụng để chế
tạo ra các loại động cơ chạy dầu như hiện nay. d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
-Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng
thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Thực tiễn mang tính khách
quan có tích lịch sử xã hội, thực tiễn là cơ sở là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận
thức đúng sai. Chỉ có đem những tri thức tu nhận được kiểm nghiệm qua
thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Ví dụ:-
Bác Hồ đã chứng minh: “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”. -Như
vậy,thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức,là yếu tố đóng
vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn
là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.