-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Viết một bài luận liên hệ bản thân ( Reflective Essay) liên quan tới 3 hoạt động quản trị nguồn nhân lực | Bài tập cá nhân môn Quản trị nhân lực
Viết một bài luận liên hệ bản thân ( Reflective Essay) liên quan tới 3 hoạt động quản trị nguồn nhân lực | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL01)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45834641
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP CÁ NHÂN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Đề bài: Làm một bài luận liên hệ bản thân (reflective essay)
liên quan tới 3 hoạt động Quản trị Nguồn nhân lực Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Đức Kiên Họ và tên sinh viên: Đào Thị Hồng Anh Mã sinh viên: 11220128 Chuyên ngành:
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Lớp học phần: Quản trị nhân lực Hà Nội, 11/2023 INTRODUCTION
Khi thay đổi môi trường học tập từ THPT lên Đại học, bản thân tôi đã có những choáng ngợp thực sự lớn.
Trong học kì đầu của năm nhất, tôi loay hoay không biết làm gì, học như thế nào với lượng kiến thức khá
lớn trong một ngày. Khoảng thời gian đó, tôi không biết xác định hướng đi cho mình, không biết bắt đầu
từ đâu và thậm chí còn nghi ngờ vào năng lực bản thân. Sau kì học đó, tôi cũng đã làm quen hơn với môi
trường, cũng đưa ra được một số giải pháp tại chỗ, giải quyết những vấn đề ngay trước mắt. Tuy vậy, bản
thân tôi vẫn tồn tại một số vấn đề mà chưa thể tìm thấy cách giải quyết. Cho đến thời điểm hiện tại khi được
tiếp cận đến nhiều môn học hơn, bản thân cũng đã rút ra được một số giải pháp tốt hơn. Đặc biệt, học phần
môn Quản trị Nhân lực đã có những kiến thức giúp tôi hiểu ra nhiều vấn đề và thực sự giúp bản thân học
hỏi và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Trong học phần này TS.Nguyễn Đức Kiên – Giảng viên phụ
trách bộ môn đã đưa ra nhiều yêu cầu vô cùng thực tế đối với cả lớp: tìm bản mô tả công việc đối với
ngành học của bản thân, lấy những ví dụ liên hệ bản thân, đặt ra những câu hỏi mang tính thực tiễn cao,...
Điều này hoàn toàn khác xa so với trí tưởng tượng của tôi trước khi tôi học môn học này bởi tôi nghĩ học
phần này sẽ có những kiến thức vĩ mô hơn thế. Tuy vậy, những yêu cầu vô cùng thực thế đó của thầy lại là
tiền đề cho những suy nghĩ và quyết định của bản thân tôi cho đến ngày hôm nay. lOMoAR cPSD| 45834641
PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC – BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
D – DESCRIBE: MÔ TẢ NHỮNG GÌ BẠN HỌC ĐƯỢC
Như bao nội dung khác của học phần, tôi cũng được học và hiểu về định nghĩa của phân tích công việc. Đó
là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến
một công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của công việc (Giáo trình Quản trị Nhân lực,
2019). Kết quả của phân tích công việc chính là bản mô tả công việc. Đây chính là một văn bản viết giải
thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc
cụ thể (Giáo trình Quản trị Nhân lực, 2019). Sau khi học được những nội dung này trong học phần của
mình tôi hiểu rằng để học tập hay làm bất cứ một công việc gì khác tôi phải phân tích để hiểu được nó, làm
rõ được công việc đó.
I – INTERPRET THE INSIGHT: GIẢI THÍCH MỘT CÁCH SÂU SẮC
Dựa theo những phần lí thuyết đã được giảng tôi đã tự đúc kết các kiến thức ấy theo ý hiểu của mình và áp
dụng không chỉ vào học tập mà còn cả trong thực tiễn với các công việc mà tôi thực hiện ngoài giờ trên
lớp. Phân tích công việc có thể ví như việc phân tích một bài văn nghị luận đó là việc chia nhỏ nội dung đã
có sẵn ở đây là công việc sau đó cung cấp thêm thông tin để phân tích từng phần, làm rõ vấn đề ở đây là
làm rõ nội dung, bản chất công việc. Khi kết quả của một bài nghị luận văn học là một bài văn phân tích
thì kết quả của phân tích công việc chính là bản mô tả công việc. Bài văn phân tích sẽ giúp người học,
người đọc hiểu rõ về tác phẩm thì bản mô tả công việc cũng là công cụ để cung cấp những thoobg tin chi
tiết về công việc hơn cho bản thân người lao động như tôi. Tất nhiên, phân tích công việc – bản mô tả công
việc ở đây sẽ mang tầm nâng cấp hơn so với phân tích văn nghị luận.
E – EVALUATE: ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC
Những điều được dạy, được học không phải lúc nào cũng luôn luôn quan trọng nhưng khi đã được nhắc
đến trong bài tập cá nhân thì chắc hẳn phải để lại rất nhiều bài học rút ra. Tôi học được cách nhìn toàn diện
một vấn đề bởi khi nhìn toàn diện thì chúng ta mới phân tích một cách chính xác hay nói cách khác cái nhìn
của tôi trở nên đa chiều hơn, tăng tư duy phản biện khi nghiên cứu một vấn đề gì đó. Việc đó cũng dẫn đến
một kết quả tích cực là những nhận định tôi đưa ra sẽ mang tính thuyết phục và chính xác cao hơn.
P – PLAN: ÁP DỤNG THỰC TẾ
Tôi đã tìm kiếm các bản mô tả công việc theo những từ khóa bằng tiếng Anh mà thầy cung cấp, đây cũng
là một mẹo nhỏ bởi khi tìm bằng từ khóa tiếng Anh bạn sẽ nhận được những kết quả có tính tin cậy cao hơn
và lượng nguồn để tham khảo cũng lớn hơn. Tôi đọc được một vài bài mô tả công việc của ngành mình
đang hướng tới – Điều hành tour. Nếu như trước đây tôi chỉ dành 2-3p đọc qua nội dung mà không đọng
lại được gì ngoài tên công việc thì giờ đây tôi đã biết cách phân tích để có thể khai thác thông tin từ bản
mô tả công việc ấy một cách hiệu quả hơn. Tôi biết sự tương thích giữ tôi và công việc này, tôi nhìn nhận
công việc với những góc nhìn khác nhau và một chút tích cực rằng tôi đã có thiện cảm hơn về nó.
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC lOMoAR cPSD| 45834641
D – DESCRIBE: MÔ TẢ NHỮNG GÌ BẠN HỌC ĐƯỢC
Sau khi phân tích công việc và nhận được kết quả là bản mô tả công việc thì việc tiếp theo tôi học được đó
chính là việc đánh giá việc thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc là đánh giá một cách hệ thống
và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế
với các tiêu chuẩn đã được xây dựng từ trước và cung cấp thông tin phản hồi về kết quả đánh giá (Giáo
trình Quản trị Nhân lực, 2019). Tưởng chừng như là một hoạt động đơn giản ai cũng có thể thực hiện được
nhưng lại mang tầm quan trọng lớn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công việc.
I – INTERPRET THE INSIGHT: GIẢI THÍCH MỘT CÁCH SÂU SẮC
Có thể nhận định đây là nội dung dễ hiểu nhất mà tôi chọn cho bài tập cá nhân của mình. Nếu tôi ví von
việc phân tích công việc với bài văn nghị luận thì tôi sẽ coi đánh giá thực hiện công việc như một quá
trình thực hiện việc chấm điểm nấu ăn. Tôi sẽ không thể chỉ nhìn vào thành phẩm mà hoàn toàn cho điểm
dựa vào đó mà nó còn là quá trình làm ra món ăn ấy dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau: vệ sinh an toàn
thực phẩm, các bước thực hiện,… Việc đánh giá cũng tương tự như vậy, kết quả của một công việc sẽ có
thể chiếm phần lớn điểm số hơn trong việc đánh giá nhưng quá trình lại cũng là một điều hết sức lưu ý.
Việc đánh giá công việc sẽ là đánh giá toàn bộ quá trình công việc từ khi được giao đến tay người lao
động đến khi sản phẩm được hoàn thiện 100%.
E – EVALUATE: ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC
Tuy không học được nhiều nội dung như phần trước đó nhưng tôi lại rút ra một bài học vô cùng sâu sắc đó
là khi bạn làm việc sẽ có 2 điều không mong muốn xảy ra đó là quá trình đúng nhưng kết quả sai, hoặc
đúng kết quả nhưng quá trình lại sai. Dù làm cách nào thì vẫn phải tuân thủ đúng những tiêu chuẩn đã đề
ra. Điều này có thể làm giảm đi tính sáng tạo trong công việc nhưng có thể đảm bảo cho kết quả công việc.
Đây cũng là một ý kiến đáng lưu tâm trong phần này.
P – PLAN: ÁP DỤNG THỰC TẾ
Ở phần nội dung này, tôi có một chút khác biệt khi áp dụng vào thực tế. Tôi sẽ không xây dựng một bộ tiêu
chuẩn quá chặt chẽ cho công việc của mình mà sẽ hơi nới lỏng bởi trong quá trình làm việc tôi sẽ nảy sinh
những ý tưởng có thể cải thiện tốt hơn những vấn đề đã đặt ra. Tôi đánh giá quá trình học tập của mình với
những tiêu chuẩn mà ngành tôi theo đuổi đã đề ra. Trong quá trình ấy tôi cũng có những ý tưởng mới, những
sự vận động mới để ngày càng trở nên tốt hơn. Tuy vậy nhưng khi mới bắt đầu tôi cũng sẽ vẫn ưu tiên tuân
thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đã đề ra để có một đánh giá khách quan và chính xác nhất.
TẠO ĐỘNG LỰC – HỌC THUYẾT NHU CẦU MASLOW D – DESCRIBE: MÔ TẢ NHỮNG GÌ BẠN HỌC ĐƯỢC
Theo suy nghĩ của bản thân tôi đây là một nội dung để lại nhiều sự thú vị nhất. Có khá nhiều nội dung về
các học thuyết, khái niệm nhưng điềm mà tôi để tâm đến nhất có lẽ là học thuyết nhu cầu Maslow. Có lẽ
tôi cũng ấn tượng hơn bởi nó xuất hiện trong khá nhiều môn học tôi học tại trường, thậm chí cả môn chuyên
ngành trong ngành học của tôi. Tuy nhiên mỗi môn học thì nội dung này cũng đề cấp tới]i nhiều vấn đề
khác nhau nhưng khi đến với học phần này nó đã đem đến cho tôi một tri thức mới về tạo động lực. Tháp
nhu cầu này được mô tả là hình kim tự tháp với 5 mức nhu cầu khác nhau của mỗi cá nhân con người chúng
ta. Con người sẽ luôn hướng tới những bậc cao hơn để thỏa mãn tâm lí của bản thân và điều này vô tình
đưa những nhu cầu phía trên trở thành một nguồn động lực cho chính cá nhân mỗi người.
Động lực là nội lực, phụ thuộc vào nhu cầu thúc đẩy một người đạt được (Schulze và Steyn, 2003). lOMoAR cPSD| 45834641
I – INTERPRET THE INSIGHT: GIẢI THÍCH MỘT CÁCH SÂU SẮC H
E – EVALUATE: ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC P – PLAN: ÁP DỤNG THỰC TẾ
Việc áp dụng thực tế cho bản thân trong phần tôi cảm thấy thiết thực hơn so với những nội dung khác. Điều
tất yếu trước khi tạo bất kì động lực nào cho bản thân thì tôi phải hiểu được rằng mình đang ở phần napf
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Nhân lực (2019).
2. Abraham Maslow (1943). A Theory of Human Motivation.