-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Viết một bài luận liên hệ bản thân ( Reflective Essay) liên quan tới 3 hoạt động quản trị nguồn nhân lực | Bài tập cá nhân môn Quản trị nhân lực
Viết một bài luận liên hệ bản thân ( Reflective Essay) liên quan tới 3 hoạt động quản trị nguồn nhân lực | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL01)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45834641
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP CÁ NHÂN
CHỦ ĐỂ: Viết một bài luận liên hệ bản thân (Reflective Essay) liên quan tới 3 hoạt động
Quản trị nguồn nhân lực
1. Phân tích công việc:
Khi nói về phân tích công việc, trước đây, tôi thường tập trung vào việc tạo bảng mô tả
công việc hoặc yêu cầu công việc mà không chú ý đến một yếu tố quan trọng khác - bản tiêu chuẩn công việc. lOMoAR cPSD| 45834641
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi đăng thông tin tuyển dụng thường chỉ cung cấp
thông tin cơ bản về vị trí công việc và yêu cầu ứng viên mà không đưa ra bản tiêu chuẩn
công việc cụ thể. Điều này có thể gây khó khăn cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Ứng
viên không thể hiểu rõ về công việc mình đang ứng tuyển, và nhà tuyển dụng không thể
sàng lọc ứng viên một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc đào tạo và thích nghi
của ứng viên mất nhiều thời gian.
Hơn nữa, có nhiều trường hợp trong hiện tại mà người sử dụng lao động chỉ sử dụng
phương tiện truyền đạt thông tin về tiêu chuẩn công việc bằng miệng mà không có bất kỳ
tài liệu bản giấy nào. Điều này có thể khiến người lao động gặp khó khăn trong việc bảo
vệ quyền lợi của họ khi có sự thay đổi trong công việc, vì họ không có bất kỳ tài liệu hợp
pháp nào để bảo vệ mình. Ví dụ đơn giản nhất là khi người sử dụng lao động có thể thay
đổi tiêu chuẩn làm việc một cách đột ngột và yêu cầu người lao động làm việc nhiều hơn,
nhưng người lao động lại không có tài liệu nào để bảo vệ quyền lợi của họ, mọi thỏa
thuận chỉ được thực hiện bằng lời nói. Vì vậy, bản tiêu chuẩn công việc thực sự quan
trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp."
Có thể hiểu tiêu chuẩn công việc là một hệ thống các chỉ tiêu hoặc tiêu chí phản ánh yêu
cầu về số lượng và chất lượng của việc hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong
công việc. Ví dụ, đối với công việc sản xuất, các tiêu chuẩn chính của việc thực hiện
công việc có thể bao gồm mức lao động (số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp yêu cầu
nhân viên sản xuất trong một đơn vị thời gian cụ thể, lượng thời gian được phép dành cho
một đơn vị sản phẩm...).
Việc tập trung vào xây dựng và sử dụng bảng tiêu chuẩn công việc (bản cứng) có thể giúp
tối ưu hóa quá trình phân tích công việc. Điều này có lợi ở hai khía cạnh. Trước hết, trong
quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp có thể loại bỏ ngay những ứng viên không đáp ứng
các tiêu chuẩn công việc từ bước đầu tiên khi đăng thông báo tuyển dụng. Trong hoạt
động sản xuất, việc loại bỏ những ứng viên không đáp ứng các tiêu chuẩn này giúp tiết
kiệm thời gian đào tạo nhân viên. Thứ hai, khi tôi là một nhân viên, việc sử dụng bảng lOMoAR cPSD| 45834641
tiêu chuẩn công việc sẽ cung cấp cho tôi cơ sở pháp lý và ràng buộc rõ ràng. Nếu tôi hoàn
thành đầy đủ các tiêu chuẩn công việc, doanh nghiệp sẽ không thể trốn tránh trách nhiệm
trả lương như đã thỏa thuận trước. Bên cạnh đó, bảng tiêu chuẩn công việc giúp ngăn
chặn tình trạng "nỗ lực không hiệu quả" khi tất cả các tiêu chuẩn về giờ làm việc, lượng
sản phẩm và những yêu cầu khác đã được xác định chi tiết trong quá trình phân tích công việc.
Tuy nhiên, theo tôi, cần xây dựng bảng tiêu chuẩn công việc phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng cơ sở hoặc tổ chức. Để thực hiện điều này, cần phải sử dụng một loạt các
phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc như quan sát, sử dụng nhật ký làm
việc, bảng hỏi và nhiều phương tiện khác để đưa ra bản tiêu chuẩn phù hợp nhất cho từng
cơ sở hoặc tổ chức sản xuất. Ngoài ra, cần phải thường xuyên cải tiến và điều chỉnh bảng
mô tả và yêu cầu công việc để đảm bảo phù hợp với bảng tiêu chuẩn công việc.
Cần phải nâng cao năng suất làm việc hơn và để làm được điều đó cần có sự thống nhất
với nhau để tạo nên sự nhịp nhàng và thống nhất trong công việc.
2. Phương pháp tuyển mộ:
Trước kia khi nói tới việc tuyển mộ của các doanh nghiệp tôi thường chỉ nghĩ tới các
phương pháp như là tuyển dụng trực tuyến, qua mạng xã hội hoặc là qua phỏng vấn với
kết quả đánh giá chủ yếu là từ người tuyển dụng nhưng giờ đây tôi mới biết rằng hiện
nay đang có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ hay các trí tuệ nhân tạo vào
việc tuyển dụng. Một công ty lớn hiện nay cũng đang sử dụng trí tuệ nhân tạo vào đánh
giá và phân tích để đưa ra kết quả tuyển chọn của ứng viên đó là Google. Hệ thống tuyển
dụng của Google, như Hire by Google, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân tích
hồ sơ ứng viên. Các thuật toán này tìm kiếm và đánh giá từ khóa, kinh nghiệm, và kỹ
năng liên quan đến vị trí tuyển dụng. Đồng thời, công cụ này cũng sử dụng mô hình dự
đoán để đánh giá khả năng thành công của ứng viên trong vị trí đó.Ngoài ra, Google còn lOMoAR cPSD| 45834641
áp dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hóa nhiều khía cạnh của quá trình tuyển dụng, bao gồm việc lOMoAR cPSD| 45834641
lên lịch phỏng vấn và thông báo cho ứng viên. Các ứng dụng như Google Hire cung cấp
báo cáo và phân tích hiệu suất tuyển dụng cho nhà tuyển dụng. Ứng dụng này còn đóng
góp vào việc phổ biến văn hóa, hình ảnh, và sản phẩm của doanh nghiệp. Qua việc triển
khai hệ thống thuật toán AI, không chỉ giúp ứng viên thấy rõ sự chuyên nghiệp trong cách
làm việc của doanh nghiệp, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về chất lượng và giá trị mà doanh nghiệp hướng đến.
Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào
yêu cầu công việc để tìm ra các ứng viên phù hợp nhất trong số tất cả những ứng viên tập
hợp lại sau quá trình tuyển mộ. Bước này đóng vai trò quan trọng nhằm xác định nhiều
ứng viên có chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của từng vị trí và khối lượng công việc.
Trước mỗi đợt tuyển mộ nguồn nhân lực, nhà tuyển dụng cần xác định và đánh giá kỹ
lưỡng về những vị trí có thể được giao cho người trong tổ chức hoặc từ bên ngoài tổ
chức. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và đồng thời tuyển được những ứng viên ưu tú
làm việc cho doanh nghiệp.
Việc Google sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc tuyển dụng đã cho tôi biết thêm
nhiều về các hình thức và các sàng lọc ứng viên. Việc này không chỉ cải thiện được độ
chính xác trong việc tìm được những ứng viên tiềm năng hay giúp tiết kiệm thời gian
trong quá trình tuyển dụng mà đây còn là một cách giúp quảng bá ứng dụng Hire by
Google tới công chúng. Với việc sử dụng ứng viên như khách hàng để đánh giá, nhận
định về tính hiệu quả của sản phẩm. Bên cạnh đó việc sử dụng AI còn giúp lồng ghép
thêm đa dạng những dạng câu hỏi yêu cầu ứng viên phải tìm hiểu kĩ về Google và các sản
phẩm của Google trước khi tham gia ứng tuyển và từ đó giúp họ trải nghiệm sâu hơn về sản phẩm.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo của Google có thể được tối ưu hóa và cải thiện hơn nữa bằng
những phương pháp sau. Thứ nhất, cải tiến hệ thống câu hỏi với phạm vi rộng hơn và sau
khoảng 3 tháng hệ thống sẽ tự động thay đổi ngân hàng câu hỏi mới để tránh việc ứng
viên biết nhiều về hệ thống câu hỏi cũ và từ đó sẽ khó có thể khai thác được sâu hơn về lOMoAR cPSD| 45834641
ứng viên về dộ linh hoạt, tư duy và xử lí tình huống. Việc làm này giúp nâng cao đáng kể
chất lượng tuyển dụng. Thứ hai,tích hợp công nghệ giọng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên
sử dụng công nghệ giọng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để cải thiện quá trình phỏng vấn
và đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên. Tùy vào tính cách, phong thái và câu trả lời
mà từ đó AI sẽ phân tích và đưa ra các câu hỏi khai thác phù hợp để khai thác tốt nhất về ứng viên
3. Đánh giá thực hiện công việc:
Tôi đã tìm hiểu về các cách thức đánh giá thực hiện công việc từ ý thức, thái độ, phong
cách làm việc cho tới hiệu quả công việc. Mục tiêu của việc đánh giá thực hiện công việc
là tối ưu hóa hiệu suất lao động và hỗ trợ quản lý trong việc đưa ra quyết định liên quan
đến nguồn nhân lực, bao gồm đào tạo và phát triển, thù lao, và thăng tiến. Đây là một quy
trình quan trọng giúp người quản lý và lãnh đạo công ty hiểu rõ hơn về hoạt động của
nhân viên trong tổ chức, nhằm thiết lập các chiến lược và môi trường làm việc hiệu quả.
Tuy nhiên, quá trình đánh giá thực hiện công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng, và
nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý của con người, vì nó dựa trên nhận thức chủ quan
của người thực hiện đánh giá.
Tóm lại, đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong quản lý nguồn
nhân lực và được thực hiện đều đặn để tối ưu hóa hiệu suất lao động và giúp quản lý đưa
ra quyết định nhân sự hợp lý. Mặc dù các hệ thống và phương pháp đánh giá vẫn còn một
số hạn chế, tuy nhiên, việc sử dụng và kết hợp chúng có thể tạo ra một hệ thống đánh giá
toàn diện về mọi khía cạnh của nhân viên trong công ty. Xây dựng và triển khai một
chương trình đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức là một công việc không dễ dàng
và đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý cẩn thận từ phía những người lãnh đạo, bao gồm việc
lựa chọn và thiết kế hệ thống phù hợp.
Hiện nay, bộ phận nhân sự đã trở thành nhân tố quan trọng, đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thiết kế và tổ chức chương trình đánh giá sao cho hiệu quả và phù hợp lOMoAR cPSD| 45834641
nhất với tổ chức của họ. Môi trường làm việc của nhân viên và hiệu suất công việc của
họ đang trở thành những thách thức đáng quan tâm mà phòng nhân sự cần giải quyết dựa
trên các bản đánh giá thực hiện công việc.
Thông qua chương này, tôi nhận thấy rằng mỗi tổ chức gần như trở thành một môi trường
học tập, và chúng ta, như những học sinh, cần tuân theo quy tắc và kỷ luật mà tổ chức áp
đặt. Các phiên đánh giá thường xuyên tương tự như các buổi họp lớp, chúng giúp đánh
giá thái độ làm việc của nhân viên cũng như kết quả công việc mà họ đã đạt được. Mặc
dù mỗi cuộc đánh giá có thể khá khắc nghiệt, mục đích cuối cùng của chúng là giúp
chúng ta hoàn thiện bản thân. Mỗi sự cải thiện nhỏ trong cá nhân đóng góp vào sự phát
triển của tổ chức, làm cho tổ chức trở nên mạnh mẽ và thành công hơn.
Nếu tôi đảm nhận vai trò một nhà quản lý tương lai, dựa vào kiến thức mà tôi đã học
trong chương này, tôi sẽ cố gắng thiết kế các bài đánh giá thực hiện công việc hoàn thiện
nhất và tạo ra môi trường làm việc tốt nhất có thể. Điều này giúp nhân viên của tôi được
đánh giá dưới góc nhìn khách quan nhất và có động lực để không ngừng cải thiện và phát
triển bản thân, từ đó làm cho tổ chức trở nên mạnh mẽ hơn.
Tài liệu tham khảo 1.
Giáo trình Quản trị nhân lực (2007) – ThS Nguyễn Vân Điềm&PGS.TS Nguyễn
Ngọc Quân. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 2.
Google đã ứng dụng AI trong việc tuyển dụng & quản lý nhân sự như thế
nào.Thảo Bùi. Retrieved June16, 2023 from: https://iconicjob.vn/blog/google-da-ung-
dung-aitrong-viec-tuyen-dung-quan-ly-nhan-su-nhu-the-nao 3.
Đánh giá thực hiện công việc là gì? Cách đánh giá thực hiện công việc. Testcenter.
Retrieved January 10, 2023 from: https://www.testcenter.vn/blog/danh-gia-thuc- hiencong-viec-la-gi/