Vốn là gì? Đặc trưng, vai trò và phân loại vốn theo quy định?

Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 1.7 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 1.8 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vốn là gì? Đặc trưng, vai trò và phân loại vốn theo quy định?

Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

55 28 lượt tải Tải xuống
Vốn là gì? Đặc trưng, vai trò và phân loại vốn theo quy định?
Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử
dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền
có giá trị là vốn.
1. Khái niệm về vốn
Theo quan điểm của K.Marx, vốn là tư bản, mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Như vậy, hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ
được qua thời gian sản xuất kinh doanh cũng có thể là những của cải mà thiên nhiên ban cho như đất đai,
khoáng sản…
Với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế thị trường, các ngành nghề mới liên tục ra đời, quan niệm về vốn
cũng ngày càng được mở rộng. Bên cạnh vốn hữu hình, dễ dàng được nhận biết, còn tồn tại và được thừa
nhận là vốn vô hình như: các sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, vị trí đặt
trụ sở của doanh nghiệp…Theo cách hiểu rộng hơn, người lao động cũng được rất nhiều doanh nghiệp coi
là một trong những nguồn vốn quan trọng.
Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử
dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyển tài sản trị giá được thành tiền
có giá trị là vốn. Đối với tiền phải tích tụ đến mức nhất định thì mới có thể sử dụng trong kinh doanh với tư
cách là vốn. Đối với tài sản nếu chỉ thuần tuý có giá trị và giá trị sử dụng mà không có khả năng chuyển đổi
thành tiền và sử dụng trong kinh doanh thì cũng không có giá trị là vốn. Đối với các quyền tài sản, nếu
không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để hoạch toán trong kinh doanh thì không thể dùng để đầu tư
nên cũng không được xem là vốn. Vốn là tiền đề để thực hiện các hoạt động đầu tư. Cơ chế hình thành vốn
và sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật ngân sách
nhà nước, Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật hợp tác xã...
Vốn có nhiều loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuât kinh doanh ứng ra để hình thành nên
tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, có đặc điểm là tham
gia nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Tài sản cố định khi
tham gia vào quá trình sản xuất không bị thay đổi hình thái ban đầu nhưng tính năng và công suất bị giảm
dần, tức là nó bị hao mòn cùng với giá trị của nó cũng giảm đi.
- Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để mua
sắm và hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục. Tái sản lưu động của doanh nghiệp trong quá
trình sản xuất luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm.
Giá trị của vốn được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm này quyết định sự vận
động của vốn lưu động, tức là hình thi giá trị của tài sản lưu động là khởi đầu vòng tuần hoàn của vốn vốn
lưu động từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hóa dự trữ. Qua gia đoạn sản xuất vật tự được đưa
và được chế tạo bán thành phẩm. Kết thúc vòng tuần hoàn sau khi hàng hóa tiêu thụ, vốn lưu động lại trở
về hình thái tiền như điểm xuất phát ban đầu của nó.
2. Đặc trưng cơ bản về vốn
Vốn có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,...), tài sản vô hình (sáng chế, phát
minh, nhãn hiệu thương mại,...) mà doanh nghiệp đầu tư, tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra giá trị thặng dư;
- Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên
vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là chuyển hóa thành phẩm
và chuyển về thành hình thái của tiền tệ;
- Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạc định cơ cấu nợ - vốn chủ sở hữu luôn là
một nội dung quan trọng và phức tạp trong vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp;
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín
dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.
- Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu
quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.
3. Phân loại về vốn
3.1 Phân loại theo nguồn hình thành vốn
Dựa theo nguồn hình thành vốn, vốn được phân loại thành: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả:
- Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm
hữu, chi phối và định đoạt. Nó có thể hình thành do Nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn
cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại.
+ Vốn chủ sở hữu hình thành từ thặng dư vốn: đây là khái niệm chi chênh lệch giữa giá thị trường của cổ
phiếu thường và mệnh giá của nó tại thời điểm phát hành.
+ Vốn chủ sở hữu hình thành từ thu nhập giữ lại: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để gia tăng nguồn vốn.
Nguồn vốn tích lũy từ thu nhập giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh cua
doanh nghiệp.
- Nợ phải trả: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán tại một thời điểm nào đó cho các chủ sở
hữu khác. Hình thành do doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nợ khách hàng, cán bộ nhân viên.
3.2 Phân loại theo phạm vi huy động vốn
Theo phạm vi huy động vốn, vốn được phân loại thành:
- Huy động vốn từ bên trong: Huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp:
+ Từ quỹ khấu hao: Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải dịch chuyển dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao
tài sản cố định. Bộ phận giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi
phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao tài sản cố định. Sau khi
sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định
của doanh nghiệp.
+ Từ lợi nhuận để tái đầu tư: Khi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phần lợi nhuận
thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Huy động vốn từ bên ngoài: Từ hoạt động liên doanh liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng
theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để nhằm thực hiện một phi vụ kinh doanh ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn do
mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau tuỳ theo từng loại hình của doanh nghiệp.
3.3 Phân loại theo thời gian huy động vốn
Theo thời gian huy động vốn, vốn được phân loại thành:
- Nguồn vốn thường xuyên: Tương ứng với mỗi một quy mô nhất định đòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lượng vốn thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra một cách liên tục. Nguồn
vốn này có thể huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạn từ
các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.
- Nguồn vốn tạm thời: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từng thời kỳ có các nguyên
nhân khác nhau ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì hình thành nên nguồn vốn
có tính chất tạm thời như các khoản nợ ngắn hạn, phần vốn chiếm dụng của người bán.
3.4 Theo nội dung kinh tế
- Vốn cố định: Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ). Các loại tài sản này là những tài
sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu
động trong doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua
các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông.
3.5 Theo quá trình tuần hoàn vốn
Vốn của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
- Vốn dự trữ: Là hiện thân bằng tiền toàn bộ giá trị của các loại tài sản dự trữ trong doanh nghiệp. Tài sản
dự trữ là các loại tài sản chưa được đưa vào quá trình sản xuất hoặc lưu thông như giá trị còn lại của tài
sản cố định, nguyên vật liệu tồn kho, tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng.
- Vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị sản xuất như sản phẩm dở dang đang nằm trên dây
chuyền sản xuất, các loại chi phí tiền lương chi phí quản lý…
- Vốn lưu thông là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản lưu thông của doanh nghiệp. Tài sản lưu
thông của doanh nghiệp là loại tài sản đang tồn tại trên kĩnh vực lưu thông như hàng hoá gửi bán chi phí
bán hàng các khoản phải thu. Sau quá trình lưu thông giá trị sản phẩm được thực hiện vốn của doanh
nghiệp được thu về với hình thái tiền tệ như ban đầu nhưng với số lượng thường là lớn hơn và vòng chu
chuyển của vốn đã hoàn thành.
4. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có thể thuộc sở hữu nhà nước, cá nhân, tập thể. Sở hữu cá nhân
nếu số vốn đó nằm trong công ty tư nhân. sở hữu tập thể nếu số vốn đó nằm trong công ty trách nhiệm hữu
hạn hay công ty cổ phần. Vốn trong các doanh nghiệp nhà nước hình thành từ nguồn vốn do ngân sách nhà
nước cấp thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng dù ở hình thức sở hữu nào thì vai trò của vốn cũng không thay
đổi.
Với mọi doanh nghiệp dù ở hình thức nào thì muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được đều phải có lượng
vốn nhất đinh. Đây là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Tuỳ theo loại hình kinh doanh mà luật qui định doanh nghiệp phải có số vốn pháp định nhất định.
Tuỳ theo nguồn vốn kinh doanh cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có các tên gọi khác
nhau như: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…
Có vốn doanh nghiệp mới có điều kiện để trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh như văn phòng, phương tiện hoạt động, … cùng với việc ứng dụng khoa học vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, vốn cũng quyết định đến khả năng đổi mới thiết bị, công nghệ, phương pháp quản
lý,…của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.
Số lượng vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những tiêu thức quan trọng để xếp doanh nghiệp
vào qui mô lớn, hay nhỏ và nó cũng là điều kiện để sử dụng các tiềm năng hiện có cũng như các yếu tố đầu
vào doanh nghiệp. ví dụ khi doanh nghiệp có ít vốn thì chỉ có thể sử dụng các loại máy móc có công nghệ
trung bình và sử dụng nhiều nhân công. Ngược lại doanh nghiệp có lượng vốn lớn thì có khả năng sử dụng
công nghệ hiện đại, tiết kiệm được nhiều chi phí và nhân công. Ngoài ra vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ
còn quyết định đến qui mô thị trường và khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp vốn còn đóng vai trò thể hiện ở chức năng giám đốc tài chính đối với hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể đánh giá có hiệu quả
kinh doanh hay không thông qua các chỉ tiêu sinh lời.
Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất
cho đến tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển phải có các bí quyết công nghệ tiên tiến để nâng cao năng xuất lao động, chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành, tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện được cả quá trình trên thì doanh nghiệp phải có
vốn để đầu tư.
Bên cạnh đó vốn còn ảnh hưởng đén phạm vi hoạt động đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp bởi tất cả nhũng hoạt động xây dựng phương án kinh doanh đầu tư máy móc sản xuất, dây chuyền
công nghệ, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, phân tích thị trường… đều phụ thuộc vào quy mô vốn
nhất định.
Việc đảm bảo tốt nguồn vốn kinh doanh còn giúp doanh nghiệp trong việc chống đỡ được những tổn thất,
rủi ro, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính…trong quá trình hoạt động, đặc biệt là những ngành kinh
doanh nhiều rủi ro như ngân hàng.
Trong cơ chế thị trường cùng với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh,
việc có vốn và tập trung vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy mạnh
kinh doanh. Đồng thời nó cũng là nguồn lực để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp, là điều
kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược, kinh doanh, và nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các
quá trình kinh tế là dầu nhớt để bôi trơn cỗ máy kinh tế vận động.
Như vậy vai trò của vốn rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thực tiễn nền kinh
tế trong những năm qua cũng cho thấy doanh nghiệp nào có lượng vốn càng lớn thì càng có thể chủ động
trong kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp nào thiếu vốn kinh doanh không có chiến lược tài trợ trước mắt
cũng như lâu dài thường đánh mất cơ hội kinh doanh, cũng như vai trò của mình trên thị trường mất bạn
hàng thường xuyên ổn định không tạo ra sức mạnh và hiệu quả tổng hợp trong kinh doanh.
Nhận biết được vai trò của vốn trong kinh doanh, nhưng để có được lượng vốn cần thiết thì nhất thiết doanh
nghiệp phải có các biện pháp tạo lập hữu hiệu và phù hợp, đồng thời phải có chính sách sử dụng hiệu quả
và hợp lý. Tuy nhiên sử dụng hình thức tạo lập nào, thời hạn dài hay ngắn, chi phí huy động cao hay thấp…
bắt buộc doanh nghiệp phải luôn có sự cân nhắc, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tối
thiểu hoá chi phí, hạn chế thấp nhất rủi ro nhằm thực hiện được các mục tiêu của mình.
Mặt khác mỗi doanh nghiệp đều có các đặc điểm riêng, có những lợi thế riêng và những hạn chế nhất định.
Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự đánh giá phân tích những ưu và nhược điểm của mình để tìm ra
những phương thức tạo lập vốn phù hợp nhất hiệu quả nhất phát huy khả năng tiểm ẩn và hạn chế những
nhược điểm.
| 1/6

Preview text:

Vốn là gì? Đặc trưng, vai trò và phân loại vốn theo quy định?
Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử
dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn.
1. Khái niệm về vốn
Theo quan điểm của K.Marx, vốn là tư bản, mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Như vậy, hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ
được qua thời gian sản xuất kinh doanh cũng có thể là những của cải mà thiên nhiên ban cho như đất đai, khoáng sản…
Với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế thị trường, các ngành nghề mới liên tục ra đời, quan niệm về vốn
cũng ngày càng được mở rộng. Bên cạnh vốn hữu hình, dễ dàng được nhận biết, còn tồn tại và được thừa
nhận là vốn vô hình như: các sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, vị trí đặt
trụ sở của doanh nghiệp…Theo cách hiểu rộng hơn, người lao động cũng được rất nhiều doanh nghiệp coi
là một trong những nguồn vốn quan trọng.
Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử
dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyển tài sản trị giá được thành tiền
có giá trị là vốn. Đối với tiền phải tích tụ đến mức nhất định thì mới có thể sử dụng trong kinh doanh với tư
cách là vốn. Đối với tài sản nếu chỉ thuần tuý có giá trị và giá trị sử dụng mà không có khả năng chuyển đổi
thành tiền và sử dụng trong kinh doanh thì cũng không có giá trị là vốn. Đối với các quyền tài sản, nếu
không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để hoạch toán trong kinh doanh thì không thể dùng để đầu tư
nên cũng không được xem là vốn. Vốn là tiền đề để thực hiện các hoạt động đầu tư. Cơ chế hình thành vốn
và sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật ngân sách
nhà nước, Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật hợp tác xã...
Vốn có nhiều loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuât kinh doanh ứng ra để hình thành nên
tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, có đặc điểm là tham
gia nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Tài sản cố định khi
tham gia vào quá trình sản xuất không bị thay đổi hình thái ban đầu nhưng tính năng và công suất bị giảm
dần, tức là nó bị hao mòn cùng với giá trị của nó cũng giảm đi.
- Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để mua
sắm và hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục. Tái sản lưu động của doanh nghiệp trong quá
trình sản xuất luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm.
Giá trị của vốn được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm này quyết định sự vận
động của vốn lưu động, tức là hình thi giá trị của tài sản lưu động là khởi đầu vòng tuần hoàn của vốn vốn
lưu động từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hóa dự trữ. Qua gia đoạn sản xuất vật tự được đưa
và được chế tạo bán thành phẩm. Kết thúc vòng tuần hoàn sau khi hàng hóa tiêu thụ, vốn lưu động lại trở
về hình thái tiền như điểm xuất phát ban đầu của nó.
2. Đặc trưng cơ bản về vốn
Vốn có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,...), tài sản vô hình (sáng chế, phát
minh, nhãn hiệu thương mại,...) mà doanh nghiệp đầu tư, tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra giá trị thặng dư;
- Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên
vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là chuyển hóa thành phẩm
và chuyển về thành hình thái của tiền tệ;
- Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạc định cơ cấu nợ - vốn chủ sở hữu luôn là
một nội dung quan trọng và phức tạp trong vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp;
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín
dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.
- Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu
quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.
3. Phân loại về vốn
3.1 Phân loại theo nguồn hình thành vốn
Dựa theo nguồn hình thành vốn, vốn được phân loại thành: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả:
- Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm
hữu, chi phối và định đoạt. Nó có thể hình thành do Nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn
cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại.
+ Vốn chủ sở hữu hình thành từ thặng dư vốn: đây là khái niệm chi chênh lệch giữa giá thị trường của cổ
phiếu thường và mệnh giá của nó tại thời điểm phát hành.
+ Vốn chủ sở hữu hình thành từ thu nhập giữ lại: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để gia tăng nguồn vốn.
Nguồn vốn tích lũy từ thu nhập giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp.
- Nợ phải trả: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán tại một thời điểm nào đó cho các chủ sở
hữu khác. Hình thành do doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nợ khách hàng, cán bộ nhân viên.
3.2 Phân loại theo phạm vi huy động vốn
Theo phạm vi huy động vốn, vốn được phân loại thành:
- Huy động vốn từ bên trong: Huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp:
+ Từ quỹ khấu hao: Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải dịch chuyển dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao
tài sản cố định. Bộ phận giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi
phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao tài sản cố định. Sau khi
sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.
+ Từ lợi nhuận để tái đầu tư: Khi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phần lợi nhuận
thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Huy động vốn từ bên ngoài: Từ hoạt động liên doanh liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng
theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để nhằm thực hiện một phi vụ kinh doanh ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn do
mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau tuỳ theo từng loại hình của doanh nghiệp.
3.3 Phân loại theo thời gian huy động vốn
Theo thời gian huy động vốn, vốn được phân loại thành:
- Nguồn vốn thường xuyên: Tương ứng với mỗi một quy mô nhất định đòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lượng vốn thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra một cách liên tục. Nguồn
vốn này có thể huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạn từ
các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.
- Nguồn vốn tạm thời: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từng thời kỳ có các nguyên
nhân khác nhau ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì hình thành nên nguồn vốn
có tính chất tạm thời như các khoản nợ ngắn hạn, phần vốn chiếm dụng của người bán.
3.4 Theo nội dung kinh tế
- Vốn cố định: Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ). Các loại tài sản này là những tài
sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu
động trong doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua
các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông.
3.5 Theo quá trình tuần hoàn vốn
Vốn của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
- Vốn dự trữ: Là hiện thân bằng tiền toàn bộ giá trị của các loại tài sản dự trữ trong doanh nghiệp. Tài sản
dự trữ là các loại tài sản chưa được đưa vào quá trình sản xuất hoặc lưu thông như giá trị còn lại của tài
sản cố định, nguyên vật liệu tồn kho, tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng.
- Vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị sản xuất như sản phẩm dở dang đang nằm trên dây
chuyền sản xuất, các loại chi phí tiền lương chi phí quản lý…
- Vốn lưu thông là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản lưu thông của doanh nghiệp. Tài sản lưu
thông của doanh nghiệp là loại tài sản đang tồn tại trên kĩnh vực lưu thông như hàng hoá gửi bán chi phí
bán hàng các khoản phải thu. Sau quá trình lưu thông giá trị sản phẩm được thực hiện vốn của doanh
nghiệp được thu về với hình thái tiền tệ như ban đầu nhưng với số lượng thường là lớn hơn và vòng chu
chuyển của vốn đã hoàn thành.
4. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có thể thuộc sở hữu nhà nước, cá nhân, tập thể. Sở hữu cá nhân
nếu số vốn đó nằm trong công ty tư nhân. sở hữu tập thể nếu số vốn đó nằm trong công ty trách nhiệm hữu
hạn hay công ty cổ phần. Vốn trong các doanh nghiệp nhà nước hình thành từ nguồn vốn do ngân sách nhà
nước cấp thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng dù ở hình thức sở hữu nào thì vai trò của vốn cũng không thay đổi.
Với mọi doanh nghiệp dù ở hình thức nào thì muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được đều phải có lượng
vốn nhất đinh. Đây là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Tuỳ theo loại hình kinh doanh mà luật qui định doanh nghiệp phải có số vốn pháp định nhất định.
Tuỳ theo nguồn vốn kinh doanh cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có các tên gọi khác
nhau như: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…
Có vốn doanh nghiệp mới có điều kiện để trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh như văn phòng, phương tiện hoạt động, … cùng với việc ứng dụng khoa học vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, vốn cũng quyết định đến khả năng đổi mới thiết bị, công nghệ, phương pháp quản
lý,…của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.
Số lượng vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những tiêu thức quan trọng để xếp doanh nghiệp
vào qui mô lớn, hay nhỏ và nó cũng là điều kiện để sử dụng các tiềm năng hiện có cũng như các yếu tố đầu
vào doanh nghiệp. ví dụ khi doanh nghiệp có ít vốn thì chỉ có thể sử dụng các loại máy móc có công nghệ
trung bình và sử dụng nhiều nhân công. Ngược lại doanh nghiệp có lượng vốn lớn thì có khả năng sử dụng
công nghệ hiện đại, tiết kiệm được nhiều chi phí và nhân công. Ngoài ra vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ
còn quyết định đến qui mô thị trường và khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp vốn còn đóng vai trò thể hiện ở chức năng giám đốc tài chính đối với hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể đánh giá có hiệu quả
kinh doanh hay không thông qua các chỉ tiêu sinh lời.
Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất
cho đến tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển phải có các bí quyết công nghệ tiên tiến để nâng cao năng xuất lao động, chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành, tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện được cả quá trình trên thì doanh nghiệp phải có vốn để đầu tư.
Bên cạnh đó vốn còn ảnh hưởng đén phạm vi hoạt động đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp bởi tất cả nhũng hoạt động xây dựng phương án kinh doanh đầu tư máy móc sản xuất, dây chuyền
công nghệ, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, phân tích thị trường… đều phụ thuộc vào quy mô vốn nhất định.
Việc đảm bảo tốt nguồn vốn kinh doanh còn giúp doanh nghiệp trong việc chống đỡ được những tổn thất,
rủi ro, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính…trong quá trình hoạt động, đặc biệt là những ngành kinh
doanh nhiều rủi ro như ngân hàng.
Trong cơ chế thị trường cùng với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh,
việc có vốn và tập trung vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy mạnh
kinh doanh. Đồng thời nó cũng là nguồn lực để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp, là điều
kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược, kinh doanh, và nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các
quá trình kinh tế là dầu nhớt để bôi trơn cỗ máy kinh tế vận động.
Như vậy vai trò của vốn rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thực tiễn nền kinh
tế trong những năm qua cũng cho thấy doanh nghiệp nào có lượng vốn càng lớn thì càng có thể chủ động
trong kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp nào thiếu vốn kinh doanh không có chiến lược tài trợ trước mắt
cũng như lâu dài thường đánh mất cơ hội kinh doanh, cũng như vai trò của mình trên thị trường mất bạn
hàng thường xuyên ổn định không tạo ra sức mạnh và hiệu quả tổng hợp trong kinh doanh.
Nhận biết được vai trò của vốn trong kinh doanh, nhưng để có được lượng vốn cần thiết thì nhất thiết doanh
nghiệp phải có các biện pháp tạo lập hữu hiệu và phù hợp, đồng thời phải có chính sách sử dụng hiệu quả
và hợp lý. Tuy nhiên sử dụng hình thức tạo lập nào, thời hạn dài hay ngắn, chi phí huy động cao hay thấp…
bắt buộc doanh nghiệp phải luôn có sự cân nhắc, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tối
thiểu hoá chi phí, hạn chế thấp nhất rủi ro nhằm thực hiện được các mục tiêu của mình.
Mặt khác mỗi doanh nghiệp đều có các đặc điểm riêng, có những lợi thế riêng và những hạn chế nhất định.
Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự đánh giá phân tích những ưu và nhược điểm của mình để tìm ra
những phương thức tạo lập vốn phù hợp nhất hiệu quả nhất phát huy khả năng tiểm ẩn và hạn chế những nhược điểm.