-
Thông tin
-
Quiz
Xây dựng đề cương chi tiết | Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Chúng ta đang sống trong “kỷ nguyên thông tin” (hay còn được gọi là kỷ nguyên điện tử, kỷ nguyên truyền thông mới), là một “cú nhảy vọt” của nhân loại trong phát minh sáng tạo và truyền thông tin, điển hình là sự chuyển dịch từ công nghệ analog truyền thống sang công nghệ số (digital). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Xây dựng đề cương chi tiết | Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Chúng ta đang sống trong “kỷ nguyên thông tin” (hay còn được gọi là kỷ nguyên điện tử, kỷ nguyên truyền thông mới), là một “cú nhảy vọt” của nhân loại trong phát minh sáng tạo và truyền thông tin, điển hình là sự chuyển dịch từ công nghệ analog truyền thống sang công nghệ số (digital). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: Xây dựng đề cương chi tiết
ĐỀ BÀI: Đề cương xử lý truyền thông đa phương tiện
Học viên: PHẠM THỊ THANH HÀ Mã học viên: 2888070008
Lớp: CH Quản trị truyền thông K28.2 HÀ NỘI, 2023 MỤC LỤC P HẦN M Ở Đ
ẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 1. L ý do chọn đ
ề t ài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
2. Mục đích và nhiệm vụ n ghiên c
ứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 P HẦN N ỘI D
UNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3
1. Khái niệm về truyền thông đa phương tiện ....... ......... ........ ... .. ... .. .. ... .... ... .. ... .. .. .. 3
2. Đặc điểm của truyền thông đa phương tiện ....... ......... ........ ......... ......... ... .. ... .. .. ...3 3. V
a i trò của truyền thông đa p
hương t iện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4
4. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ngành truyền thông đa
phương t iện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .. . .. ..6
4.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ......... ........ ......... ......... .... ... .. .. ... .... ... . 6
4.2. Thực trạng ngành truyền thông đa phương tiện hiện nay ..... ... .. .. ... .. .. ... .. ... .. .. ... 7 5.
Lợi ích của truyền thông đa phương tiện đối với xã hội .......... ..... .. ... .. ..... .. ..... ... 8 6.
Thách thức trong thời đại mới của truyền thông đa phương tiện ...... .. ... .. .. ... ..10
7. Một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục những khó khăn mà truyền thông đa phương tiện đ
ặt r a . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 2 K ẾT L
UẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .1 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....... ......... ........ ......... ......... ..... .. ..... ..... .. ..... .. .. 15 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong “kỷ nguyên thông tin” (hay còn được gọi là kỷ nguyên
điện tử, kỷ nguyên truyền thông mới), là một “cú nhảy vọt” của nhân loại trong phát
minh sáng tạo và truyền thông tin, điển hình là sự chuyển dịch từ công nghệ analog
truyền thống sang công nghệ số (digital). Các cuộc cách mạng công nghệ liên tiếp bùng
nổ cùng bước nhảy vọt của Internet, những thiết bị điện tử hiện đại như Máy tính xách
tay, Tablet, Smartphone, iPad... trở nên phổ biến, nâng tầm cuộc sống của chúng ta. Xã
hội càng phát triển, nhu cầu của con người cũng tăng theo, việc tiếp xúc với thông tin
“ngay tức thì” từ nhiều nền tảng, nhiều cách thức khác nhau là tất yếu.
Trên thế giới, truyền thông đa phương tiện được ứng dụng từ lâu và đã trở nên phổ
biến. Ở Việt Nam, phần lớn đã và đang tích cực ứng dụng và triển khai hình thức này như
một bộ phận trong hoạt động truyền thông. Xu thế phổ biến của nó là ứng dụng rộng rãi,
sử dụng triệt để ưu thế của công nghệ: truyền thông số, tích hợp nhiều phương tiện và sử
dụng nhiều kênh truyền thông (điện tử và truyền thống); khai thác triệt để các nền tảng
mạng xã hội; “di động hóa” truyền thông; tương tác và trải nghiệm. Hơn nữa, nội dung
do chính người dùng tạo ra, được chia sẻ, đồng sáng tạo, kết nối không giới hạn các cá
nhân hoặc nhóm xã hội. Truyền thông đa phương tiện đã, đang và sẽ trở thành kênh thông
tin quan trọng với công chúng. Nó đã thực sự làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi
của công chúng. Những năm qua, truyền thông đa phương tiện đã mang đến rất nhiều lợi
ích nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng một số thách thức cần phải khắc phục.
Do vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu dưới nhiều góc độ về xu thế truyền thông đa
phương tiện cũng như những thách thức mà nó gặp phải trong thời đại mới là cần thiết để
tiến tới nâng cao chất lượng loại hình này ở Việt Nam. 2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của tiểu luận này là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm
nhận diện về xu thế truyền thông đa phương tiện và những thách thức trong thời đại mới. 1 Nhiệm vụ:
- Làm rõ khái niệm về truyền thông đa phương tiện, tìm ra các đặc điểm vai trò,
lịch sử hình thành và thực trạng hiện nay của truyền thông đa phương tiện;
- Làm rõ những lợi ích khi triển khai hình thức này;
- Phát hiện những thách thức mà truyền thông đa phương tiện phải đối mặt. 2 PHẦN NỘI DUNG 1.
Khái niệm về truyền thông đa phương tiện
Cuối thế kỷ XX, thế giới chính thức bắt đầu bước vào giai đoạn xã hội hóa truyền
thông đa phương tiện (multimedia). Từ lâu con người đã khám phá ra rằng các thông điệp
mà con người hiểu và nhớ một cách dễ dàng hơn là khi chúng được biểu đạt thông qua sự
kết hợp của các phương tiện khác nhau.
Theo Tony Cawkell (1996) trong cuốn Multimedia Handbook “Truyền thông đa
phương tiện là quá trình xử lý và thể hiện thông tin dưới hai hoặc nhiều dạng phương
tiện.”. Chẳng hạn, giáo viên vừa có thể dùng bảng đen để giải thích cho bài giảng vừa kết
hợp nhiều loại phương tiện khác như video, hình ảnh, sử dụng công nghệ thông tin,...
Đa phương tiện theo nghĩa rộng được hiểu là việc tổ hợp các phương tiện khác nhau
để tạo nên một cách mô tả nhiều mặt cho ý tưởng, khái niệm hay tư tưởng nào đó. Đa
phương tiện đơn giản có nghĩa là có khả năng trao đổi, giao tiếp, liên lạc, thông tin theo
nhiều hơn một cách thức và đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu của con người.
Ngoài ra còn có một số quan niệm khác như:
Trong cuốn sách Multimedia, tác giả Tony Feldman có nói rằng: “Truyền thông đa
phương tiện là sự tích hợp liên của dữ liệu văn bản chữ, các loại hình ảnh và âm thanh
trong một môi trường thông tin số hoá riêng lẻ.”
Trong cuốn Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hoá xã hội, tác giả Lê Thanh Bình
quan niệm rằng: “Dần dần, truyền thông đã mang tính chất đa phương tiện (multi-media).
Đó là truyền thông có sự tương tác, có sự kết hợp với truyền hình số, là phương tiện có
sự phối hợp giữa telephone, máy tính và các phương tiện nghe nhìn khác (tivi, báo chí,
phát thanh) và có sự kết hợp giữa những yếu tố âm thanh, ngôn ngữ, video, hình ảnh ba
chiều, mạng internet,…”.
Định nghĩa “truyền thông đa phương tiện” so với khi mới xuất hiện, hiện tại đã có
nhiều thay đổi và phát triển mạnh. 2.
Đặc điểm của truyền thông đa phương tiện
Bài thuyết trình đa phương tiện có thể được xem bởi người trên sân khấu, dự kiến,
truyền đi, hoặc đóng tại địa phương với một máy nghe nhạc phương tiện truyền thông. 3
Chương trình phát sóng có thể là một bài trình bày đa phương tiện trực tiếp hoặc ghi.
Chương trình phát sóng và các bản ghi âm có thể là tương tự hoặc kỹ thuật số phương
tiện truyền thông công nghệ điện tử. Đa phương tiện trực tuyến kỹ thuật số có thể được
tải về hoặc xem trực tiếp. Dòng đa phương tiện có thể trực tiếp hoặc theo yêu cầu.
Trò chơi đa phương tiện và mô phỏng có thể được sử dụng trong một môi trường
vật lý với các hiệu ứng đặc biệt, với nhiều người dùng trong một mạng lưới trực tuyến,
hoặc tại địa phương với một máy tính ẩn, hệ thống trò chơi, hoặc mô phỏng.
Các định dạng đa phương tiện khác nhau của công nghệ hoặc kỹ thuật số có thể
được dùng để nâng cao kinh nghiệm của người sử dụng, ví dụ để làm cho nó dễ dàng hơn
và nhanh hơn để truyền đạt thông tin. Hoặc trong làng giải trí, nghệ thuật, để vượt qua kinh nghiệm hàng ngày.
Mức độ nâng cao của các tương tác có thể được thực hiện bằng cách kết hợp nhiều
hình thức nội dung phương tiện truyền thông. Đa phương tiện trực tuyến đang ngày càng
trở thành đối tượng theo định hướng và điều khiển dữ liệu, cho phép các ứng dụng với
hợp tác đổi mới của người dùng cuối và cá nhân trên nhiều hình thức nội dung theo thời
gian. Ví dụ về các phạm vi từ nhiều hình thức nội dung trên các trang web như phòng
trưng bày ảnh với cả hai hình ảnh (hình ảnh) và tiêu đề (văn bản) với người sử dụng cập
nhật, để mô phỏng mà đồng Hệ số, sự kiện, hình ảnh minh họa, hình ảnh động hoặc video
được sửa đổi được, cho phép đa phương tiện "kinh nghiệm" để được thay đổi mà không
cần lập trình lại. Ngoài nhìn thấy và nghe, công nghệ Haptic cho phép các đối tượng ảo
để được cảm nhận. Công nghệ đang nổi lên liên quan đến ảo tưởng về hương vị và mùi
cũng có thể nâng cao kinh nghiệm đa phương tiện. 3.
Vai trò của truyền thông đa phương tiện
Đối với nghệ thuật, truyền thông đa phương tiện cho phép truyền tải tất cả các tác
phẩm cũng như các tác phẩm nghệ thuật đến với quần chúng. Phương thức truyền thông
đa phương tiện chính là đáp án giải quyết cho bài toán “làm thế nào để truyền đạt nghệ
thuật đến với quần chúng được đầy đủ và chính xác nhất?”. Truyền thông đa phương tiện
có thể truyền tải tất cả các định dạng một lúc mà các phương thức truyền thông khác
không thể nào thực hiện được. Ví dụ như là truyền tải một MV ca nhạc và poster sản
phẩm ca nhạc tới khán giả một lúc thì chỉ có phương thức truyền thông đa phương tiện có
thể làm được điều đó. 4
Đối với kinh tế, truyền thông đa phương tiện đem lại những thành công rất lớn cho
các chiến dịch quảng cáo, marketing,… Và hơn hết, truyền thông trên nền tảng đa
phương tiện có khả năng tiếp cận các đối tượng truyền thông rất lớn và hiệu quả rất cao.
Một chiến dịch truyền thông với mục tiêu là thu hút khối lượng lớn khách hàng sử dụng
các phương thức truyền thông đa phương tiện như banner, billboards, các short video
quảng cáo, các bài seeding trên mạng xã hội sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn là chỉ sử dụng
các phương thức truyền thông đơn phương tiện.
Đối với giáo dục, truyền thông đa phương tiện nâng cao khả năng truyền đạt kiến
thức từ giảng viên/giáo viên đến học sinh/sinh viên và giúp cho giáo dục thời đại mới đạt
chất lượng cao hơn và nền giáo dục nước nhà phát triển hơn. Giảng dạy bằng những
phương tiện đa phương tiện sẽ đưa ra được góc nhìn sâu hơn và đa chiều hơn cho bài học,
làm cho đối tượng được giảng dạy đến gần hơn với kiến thức và mở ra hướng tư duy mới
cho bài học và kiến thức tiếp thu. Ngoài ra truyền thông đa phương tiện còn tăng khả
năng tương tác giữa đối tượng giảng dạy và đối tượng được giảng dạy.
Đối với quản lí xã hội, truyền thông đa phương tiện giúp cho nhà nước tuyên truyền
và quản lí xã hội tốt hơn. Khi nhà nước cần tuyên truyền một phương thức, một hình thức
quản lý,… nào đó đến người dân, thì truyền thông đa phương tiện chính là cầu nối thực
hiện điều đó dễ dàng và hiệu quả nhất.
Đối với khoa học, truyền thông đa phương tiện đem lại hiệu quả và khả năng nghiên
cứu cao hơn. Truyền thông đa phương tiện đem lại khả năng tiếp cận thông tin lớn, cung
cấp nguồn tài nguyên không giới hạn cho nghiên cứu khoa học và đem lại những hiệu
quả to lớn trong việc lưu trữ và truyền tải tài liệu cũng như sản phẩm của nghiên cứu
khoa học. Các nghiên cứu khoa học có thể truyền tải cũng như lưu trữ, tham khảo trên
nền tảng đa phương tiện với tất cả định dạng.
Đối với giải trí, truyền thông đa phương tiện đem lại khả năng tương tác lớn giữa
đối tượng cần giải trí và các sản phẩm đa phương tiện giải trí. Không những thế, nhu cầu
về giải trí bằng tất cả phương tiện như văn bản, video, âm thanh, hình ảnh sẽ đáp ứng
được tất cả nhu cầu của đối tượng cần giải trí. Khi xem một video giải trí có đầy đủ hình
ảnh, âm thanh lẫn văn bản sẽ đem lại sự cuốn hút và thỏa mãn tinh thần cao hơn là chỉ
giải trí đơn thuần bằng các phương tiện đơn thuần như văn bản hay âm thanh, đơn hình ảnh. 5
Đối với y tế, truyền thông đa phương tiện giúp cho y tế dễ dàng hơn trong việc chữa
bệnh cũng như tuyên truyền, giới thiệu về y tế. Truyền thông đa phương tiện đã đem lại
khả năng lớn về truyền tải hình ảnh, video thời gian thực với độ chính xác cao phục vụ
cho khám, chữa bệnh cũng như là lưu trữ thông tin, quảng bá y tế. 4.
Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ngành truyền thông đa phương tiện 4.1.
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, các loại hình báo chí truyền thống
như báo in, phát thanh, truyền hình luôn có sự độc lập tương đối với nhau với những đặc
thù và thế mạnh riêng. Sự bùng nổ của Internet đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội
của con người và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí thế giới. Trước hết, sự
ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng), thông tin được cung cấp cho công chúng
theo hình thức đa phương tiện sinh động, hấp dẫn hơn. Theo hình thức truyền thông
thông thường, với một loại hình báo chí thông tin được truyền tải mang tính chất đơn
nhất, công chúng chỉ có thể được tiếp cận thông tin bằng cách đọc, nghe hoặc xem,
nhưng với phương thức truyền thông đa phương tiện, tính chất đơn nhất ấy đã bị phá vỡ,
khi thể hiện một nội dung thông tin trên các website, người ta có thể vừa thể hiện bằng
bản chữ viết (text), vừa trình bày hoặc minh họa hoặc bằng hình ảnh (picture, video), âm
thanh (audio) đó là phương thức truyền tải thông tin đặc thù của truyền thông đa phương
tiện. Với cách tiếp cận này, công chúng được tiếp nhận thông tin bằng cách thoả mãn các
giác quan khác nhau, tạo nên hiệu ứng tương tác mạnh mẽ nhất so với các loại hình
truyền thông truyền thống, và trong một thời gian hình thành và phát triển ngắn, loại hình
truyền thông đa phương tiện đã có một vị trí khá vững chắc và khẳng định sẽ là xu hướng
phát triển mạnh mẽ nhất về mặt phương thức truyền thông cả hiện tại và tương lai.
Sau 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế –
xã hội của đất nước, hệ thống báo chí truyền thông của nước ta cũng đã có bước phát
triển chưa từng thấy. Tính đến hết tháng 3/2011, cả nước ta đã có 46 báo điện tử, 287/745
cơ quan báo chí có trang tin điện tử (tỷ lệ gần 40%), hàng ngàn trang tin điện tử có nội
dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội
và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đã có 67 đài phát thanh - truyền hình ở Trung ương và
địa phương với 200 kênh chương trình sản xuất trong nước và 67 kênh nước ngoài được 6
phát trên hệ thống truyền hình trả tiền. Nhiều cơ quan báo đã tích hợp lên trang tin điện
tử cả nội dung báo in, phát thanh và truyền hình, tiêu biểu như các Vov.com.vn;
dantri.com.vn, tuoitreonline.com.vn, thanhnien.com.vn… Có thể nói, sự phát triển chung
của báo chí Việt Nam trong thời gian qua có sự góp phần không nhỏ của sự phát triển về
phương thức truyền thông đa phương tiện. Theo số liệu nghiên cứu mới nhất, cả nước
hiện có khoảng 26,8 triệu người, bằng khoảng 31% dân số sử dụng internet, đạt tốc độ
gia tăng bình quân trong giai đoạn 2000 – 2010 là 12,03%, đây là tốc độ tăng trưởng
người dùng internet nhanh nhất trong khu vực. Có thể nói, cùng với sự phát triển của
internet, báo chí Việt Nam đã từng bước theo kịp trình độ phát triển hiện đại, hội nhập với
các đồng nghiệp khu vực và quốc tế.
Một số mốc thời gian cho thấy đa phương tiện được dùng như thuật ngữ chưa lâu:
Năm 1965: Trong hội thảo quốc tế về phim xuất hiện thuật ngữ đa phương tiện
Năm 1975: Người ta gọi phương tiện là trò chơi, quảng cáo, video
Năm 1985: Đã xuất hiện các ca sỹ nhạc POP dùng giàn nhạc điện tử có hệ thống tự
chỉnh âm thanh ánh sáng. Từ đó, người ta thấy rằng đa phương tiện là một phần đời sống thường ngày
Năm 1995: Con người đã sống trong môi trường có đầy đủ tiện nghi và sử dụng
nhiều kết quả của đa phương tiện 4.2.
Thực trạng ngành truyền thông đa phương tiện hiện nay
Sự bùng nổ của internet đã tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành Truyền
thông. Sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng) giống như thay đổi hoàn toàn bộ
mặt của ngành báo chí. Thông tin được đưa đưa đến với công chúng một cách nhanh nhất
có thể thông qua các phương tiện điện tử hiện đại, hình thức cũng sinh động và hấp dẫn
hơn. Khi thể hiện thông tin của một nội dung bất kỳ trên các website, người ta có thể vừa
thể hiện bằng bản chữ viết, vừa trình bày, minh họa bằng hình ảnh, âm thanh. Cách tiếp
cận này giúp công chúng đón nhận dễ dàng thông tin mà không cảm thấy nhàm chán và
nặng nề. Đặc biệt, các nền tảng mạng xã hội càng ngày càng thu hút được một số lượng
lớn người tham gia và hoạt động. Có thể thấy rằng Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên
thế giới về số lượng người sử dụng Internet với 67% dân số sử dụng, truy cập trung bình
7 tiếng/ngày, khoảng 360 mạng xã hội hoạt động (tháng 12-2018), số người sử dụng 7
mạng xã hội đạt 64% dân số cả nước, ở mức cao trong khu vực Đông Nam Á và châu Á
(tính đến cuối năm 2019). Việc phát triển Truyền thông Đa phương tiện là xu hướng tất
yếu của các cơ quan Báo chí Truyền thông trong nước. Đồng thời, việc mở rộng quy mô
của ngành Truyền thông đa phương tiện cũng đang là xu hướng.
Thập kỷ 2010-2020 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của thế giới trong mọi lĩnh
vực nhờ sự phổ cập của smartphone. Facebook phải mất đến 8,7 năm để đạt đến 1 tỷ
người dùng thì Tiktok chỉ mất 5,1 năm; dường như nhanh nhất thế giới khi không tính
đến Messenger - ứng dụng phái sinh hưởng lợi rất nhiều từ ứng dụng mẹ Facebook.
Ngành Truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn
chế. Góc độ công nghệ được đẩy mạnh để người đọc dễ dàng đón nhận được thông tin
mới tuy nhiên thông tin nhiều khi chưa được xử lý một cách chuyên nghiệp. Vẫn còn tràn
lan rất nhiều những trang web, mạng điện tử chỉ đăng lên những thông tin nhạt nhẽo,
không có giá trị truyền tải tin tức hoặc những thông tin không hoàn toàn chính xác dẫn
đến sự sai lệch thông tin so với những trang chính thống. Việc những trang web không
chính thống hoạt động thường xuyên, cơ quan truyền thông cũng không thể nào quản lý
hết được trước sự bùng nổ mạnh mẽ của những công ty truyền thông điện tử. Báo chí vốn
là một ngành đặc thù đòi hỏi sự mới lạ, sáng tạo, thông tin phải liên tục được cập nhập
đầy đủ, làm mới. Tuy nhiên sự phát triển quá đà của những công ty báo chí truyền thông
đã khiến cho nguồn thông tin bị loãng, cùng một nội dung thông tin nhưng quá nhiều
người khai thác, được cập nhật ở nhiều nguồn khác nhau khiến cho người đọc khó tiếp
cận cũng như khó tìm được thông tin cụ thể, chính xác. 5.
Lợi ích của truyền thông đa phương tiện đối với xã hội
Ngày nay ngành truyền thông có rất nhiều lợi ích hỗ trợ con người phát triển.
Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh chóng.
Ngành truyền thông ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống. Từ khái niệm truyền thông bạn
cũng thấy rằng chính nhờ truyền thông mà con người được gắn kết với nhau, tất cả mọi
người trên thế giới thông qua facebook, tivi, báo chí,… có thể gắn kết với nhau và tạo ra
một vòng kết nối bền chặt và sâu rộng. Phương tiện truyền thông giúp tất cả mọi người
có thể giải trí, học tập cách sống điều tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới. Truyền thông
là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. 8
Ngành truyền thông ảnh hường vô cùng lớn đối với nhà nước. Nhờ truyền thông
nhà nước có thể đưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến
người dân nhanh nhất. Dựa vào truyền thông nhà nước có thể tuyên truyền, đưa ra các
thăm dò ý kiến của dư luận để cải thiện bộ máy cũng như chính sách mở rộng phát triển
đất nước. Nhờ ngành truyền thông nhà nước nhận được sự đồng thuận cao của dân chúng.
Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống của con người, truyền thông còn hỗ trợ cho doanh
nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ
của doanh nghiệp. Truyền thông là công cụ hiệu quả để các nhà lãnh đạo tận dụng để
phát triển doanh nghiệp đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
Sự phát triển của truyền thông đa phương tiện đem lại những mặt tích cực.
- Công nghệ số kết nối xã hội
Công nghệ số tạo sự tiện lợi khi muốn giữ liên lạc với gia đình, người thân hay bạn
bè và còn tạo điều kiện để làm việc từ xa. Bạn có thể nói chuyện, giao tiếp hay trao đổi
với mọi người bằng tin nhắn, video, lời nói, âm thanh…
- Lợi ích của công nghệ thông tin
Mọi trang web, ứng dụng và phần mềm được tạo ra với mục đích để cho người sử
dụng giao lưu với nhau qua mạng xã hội, tin nhắn… Chỉ cần có máy tính bàn, máy tính
xách hay hay một chiếc điện thoại di dộng, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn bởi vì
mọi nguồn tin, mọi câu chuyện, mọi diễn biến trong xã hội đều sẽ được cập nhập liên tục.
- Tốc độ trao đổi và giao tiếp
Tốc độ của Internet phát triển theo cấp số nhân, băng thông nhanh và rộng hơn bao
giờ hết đã hỗ trợ rất nhiều trong việc truyền thông tin với mức lượng cực lớn trên web.
Điều đó giúp bạn truyền, phát video và âm thanh trong thời gian thực, chuyển và truy cập
các tệp dữ liệu lớn ở gần như hầu hết mọi nơi ở trên thế giới.
- Lưu trữ thông tin bằng công nghệ số
Đối với những dữ liệu thông tin khổng lồ hay một lượng lớn phương tiện như nhạc,
video, ảnh, thông tin liên lạc, sự phát triển của công nghệ số sẽ tạo điều kiện để toàn bộ
mọi thứ có thể được lưu trữ trong các thiết bị, chẳng hạn như laptop, điện thoại di động, 9
máy tính để bàn hoặc máy tính bảng. Những dữ liệu được lưu trữ trực tuyến sẽ được truy
cập nhanh chóng và dễ dàng thông qua bất cứ thiết bị nào có thể kết nối internet.
- Chỉnh sửa dễ dàng, tiện lợi
So với các phương tiện truyền thống, công nghệ số hiện đại có thể chỉnh sửa, thao
tác, thay thế thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Việc soạn thảo văn bản trên máy tính, chỉnh sửa video hay chỉnh sửa ảnh đều có thể
thực hiện trên chiếc laptop khi đang ở nhà, không yêu cầu bất cứ sự cầu kỳ nào. Công
nghệ số còn phát triển khả năng sáng tạo của mọi người khi nó đem lại những hiệu ứng,
phần mềm chỉnh sửa mà đối với cách thức truyền thống thì khó có thể áp dụng được. Cụ thể:
Áp dụng công nghệ thông tin đa phương tiện vào chỉnh sửa hình ảnh giúp chỉnh sửa
hình ảnh một các đơn giản và nhanh chóng tại bất kì thời gian và không gian nào. Cùng
với đó, những tính năng nâng cao vô cùng phong phú chức năng kích thích và hỗ trợ khả
năng sáng tạo của người dùng. Ngoài ra, mọi người cũng có thể cùng nhau nêu ý kiến,
chỉnh sửa ngay cả khi không cần gặp mặt bằng những phần mềm chia sẻ và liên lạc. Kho
lưu trữ lớn cùng với khả năng truyền đạt thông tin với tốc độ cao hỗ trợ người dùng lưu
trữ cũng như truyền tải quả bá những hình ảnh, video, thông tin đến đối tượng cần truyền
tải một cách dễ dàng nhanh chóng. 6.
Thách thức trong thời đại mới của truyền thông đa phương tiện
Bên cạnh những lợi ích mà truyền thông đa phương tiện mang lại, vẫn còn những
mặt hạn chế cần khắc phục.
Khó khăn trước hết là nhận thức về vai trò, sự cần thiết của truyền thông đa phương
tiện. Truyền thông đa phương tiện là xu thế mang tính tất yếu trong thời đại cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, tuy nhiên không phải tất cả những người có trách nhiệm trong
đơn vị báo chí, truyền thông, hiểu thấu đáo được vai trò, lợi ích của nó. Với những thói
quen, cách làm cũ đã thấm sâu trong suy nghĩ và hành động, làm cho họ ngại cái mới, vô
hình chung trở thành lực cản của truyền thông đa phương tiện, nên trên thực tế trong các
cơ quan báo chí, truyền thông của Việt Nam còn chậm, đa phần các cơ quan bao chí,
truyền thông mới bắt đầu ở giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình tác 10
nghiệp, ít có cơ quan báo chí, truyền thông có những sản phẩm, dịch vụ báo chí truyền thông mới.
Khó khăn, hạn chế trong nguồn lực đầu tư của không ít các cơ quan báo chí, truyền
thông đang là một trong những thách thức quan trọng với quá trình chuyển đổi số báo
chí, truyền thông. Có thể thấy, trong thời gian dài báo chí, truyền thông chủ yếu dựa vào
ngân sách nhà nước cấp để hoạt động. Cùng với quá trình chuyển sang thực hiện cơ chế
thị trường trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, báo chí, truyền thông cũng đã có
bước chuyển, tuy nhiên còn chậm, số các cơ quan báo chí tự chủ không nhiều. Theo Cục
báo chí, năm 2019 số cơ quan báo (in và điện tử) tự chủ hoàn toàn về kinh phí chiếm
39%, tự chủ một phần 36%, cơ quan dựa ngân sách 25% và trong số 72 cơ quan phát
thanh, truyền hình, có 16 cơ quan tự chủ hoàn toàn, 51 cơ quan tự chủ một phần, 5 cơ
quan dựa ngân sách. Những khó khăn trong nguồn thu ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư đổi
mới cơ sở hạ tầng, các giải pháp kỹ thuật và thực hiện. Trong khi đó, năng lực công nghệ
của nền kinh tế nói chung, của các đơn vị báo chí, truyền thông nói riêng vẫn chưa cao,
nhiều đơn vị báo chí, truyền thông chưa làm chủ được những công nghệ cốt lõi của
truyền thông đa phương tiện.
Thách thức về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực báo chí, truyền
thông. Thực tế vai trò nhân lực, nhất là nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao trong
truyền thông đa phương tiện rất quan trọng. Đây cũng là rào cản chủ yếu khiến doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực báo chí, truyền thông nói
riêng gặp khó khăn trong việc truyền thông. Để thành công, không chỉ cần đội ngũ phóng
viên, biên tập viên có chuyên môn nghiệp vụ giỏi mà đi liền cần hiểu biết về công nghệ
mới. Đây là điểm yếu trong khâu đào tạo thuộc hệ thống các trường báo chí, truyền thông
của Việt Nam, mặc dù trong những năm qua cũng đã có sự điều chỉnh khắc phục dần,
song thực tế vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu.
Có hiệu quả, thành công hay không, một trong những thách thức quan trọng của
truyền thông đa phương tiện là phải bảo đảm an ninh thông tin và thị trường báo chí,
truyền thông. Trên không gian mạng nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân, tấn công
chiếm dụng dữ liệu người dùng luôn thường trực. Việc cập nhật các giải pháp tiên tiến, từ
công nghệ, dịch vụ đến con người, quy trình nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin là
vô cùng quan trọng. Trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, nếu an ninh thông tin không 11
được bảo đảm thì không chỉ là mất dữ liệu, thiệt hại tài chính, mà còn bị chiếm quyền sử
dụng, thay đổi giao diện, xuyên tạc nội dung thông tin, gây hoang mang, làm giảm niềm
tin của công chúng vào đường lối, chính sách phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước.
Thách thức bảo đảm an ninh báo chí và truyền thông trong thời đại công nghệ số
không chỉ ở vấn đề tin giả, vi phạm bản quyền hay bảo đảm an toàn mạng, mà quan trọng
hơn là thách thức trong bảo vệ thị trường báo chí và truyền thông trước sự cạnh tranh
thiếu công bằng của tác nhân bên ngoài, là hệ thống truyền thông và mạng xã hội xâm
nhập, lấn át thị trường đẩy các cơ quan báo chí và truyền thông trong nước khỏi thị
trường của chính mình. Chỉ trong 10 năm gần đây, khoảng 50% thị trường quảng cáo rơi
vào tay các nền tảng số xuyên biên giới. Do vậy rất cần những giải pháp công nghệ và thể
chế để hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa và bảo đảm cạnh tranh công bằng. 7.
Một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục những khó khăn mà truyền thông đa phương tiện đặt ra
Để vượt qua dược những khó khăn đó thì chúng ta cần nhận thức và đưa ra nhứng
hướng giải quyết có thể thực nhiện sớm nhất trong tương lai.
Bốn giải pháp và kiến nghị về quản lý truyền thông ở các cơ quan báo chí
- Một, Từng bước thay đổi và nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan báo chí – truyền thông;
- Hai, Đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn báo chí truyền thông hiện đại, quản
lý và quản trị truyền thông trong mối trường số;
- Ba, Đổi mới quy trình tổ chức sản xuất, nội dung và phương thức quản lý nội
dung, quản trị kinh doanh cơ quan báo chí;
- Bốn, Đồng bộ hóa cơ sở vật chất- kỹ thuật- công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất
sản phẩm báo chí – truyền thông, mô hình tòa soạn hội tụ, quản trị kinh doanh,
phát hành, công tác xã hội trong cơ quan báo chí.
Ba giải pháp và kiến nghị về quản lý truyền thông trong các cơ quan, tổ chức nhà
nước và khu vực phi chính phủ
- Một, Tiếp tục nâng cao và triển khai xây dựng các ban truyền thông đảm trách
các hoạt động hỗ trợ và thực hiện truyền thông tại các cơ quan, tổ chức nhà
nước. Xây dựng cơ chế người phát ngôn đối với các phương tiện truyền thông
nhằm thống nhất một đầu mối về các thông tin giao tiếp với báo chí – truyền thông; 12
- Hai, Nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, người lao động trong bảo
mật thông tin và chia sẻ thông tin, đặc biệt đối với môi trường mạng xã hội và truyền thông xã hội;
- Ba, Đối với các tổ chức phi chính phủ, cần có các định hướng rõ ràng trong việc
cung cấp thông tin tới công chúng, đặc biệt đối với các tổ chức và các đơn vị
truyền thông có nhân tố nước ngoài hoặc giao tiếp với các yếu tố nước ngoài.
Cần chú ý đến nguyên tắc của thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại và báo
chí, truyền thông quốc tế trong quản lý truyền thông lĩnh vực này.
Ba giải pháp và kiến nghị về quản lý truyền thông trong các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh sản phẩm truyền thông
- Một, Xây dựng cơ chế, môi trường pháp lý minh bạch và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thông có thể ứng dụng
các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất sản phẩm truyền thông. Bên
cạnh đó là các cơ chế về hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm
của các đơn vị, cơ quan, tổ chức truyền thông nước ngoài trong ứng dụng khoa
học và công nghệ trong truyền thông;
- Hai, Định hướng và tạo điều kiện thông qua các dự án, cuộc thi để phát triển và
ứng dụng các dòng sản phẩm báo chí – truyền thông mới trong các sản phẩm
báo chí – truyền thông. Nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thông, cùng phối
hợp với các đơn vị trong và ngoài nước để từng bước bắt kịp với xu thế phát
triển của báo chí – truyền thông hiện đại;
- Ba, Tập trung nguồn nhân lực, kết nối với các cơ quan quản lý báo chí – truyền
thông, cơ quan báo chí và doanh nghiệp truyền thông để xây dựng tiêu chuẩn và
phối hợp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực báo chí – truyền thông theo hướng
hiện đại, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Đặc biệt là các xu thế của truyền
thông mới, truyền thông hiện đại và truyền thông thông minh. 13 KẾT LUẬN
Như vậy, qua những gì đã tìm hiểu ta có thể thấy được truyền thông đa phương tiện
đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp, đáp ứng nhu cầu của con
người trong thời đại mới. Cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, các phần
mềm, thiết bị công nghệ cao với nhiều tính năng xuất hiện như là một công cụ thúc đẩy
mạnh mẽ ngành truyền thông đa phương tiện phát triển. Cùng với sự nâng cao của những
thiết bị thì người sử dụng cũng phải không ngừng nâng cấp sự hiểu biết của bản thân đặc
biệt là kĩ năng công nghệ và thông tin. Đây chính là thách thức lớn nhất và cũng là con
đường duy nhất để phát triển cùng thời đại mới. Để làm được điều đó thì học viên phải
chăm chỉ tìm hiểu tích lũy những kiến thức mới mẻ, nâng cao tinh thần hợp tác để cùng
nhau phát triển, hoàn thiện bản thân. 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Giang, N. T. T. (2017). Báo chí và truyền thông đa phương tiện. Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Hải, T.T. (09/5/2022). Ngành truyền thông trong làn sóng chuyển đổi số tại Việt Nam.
Truy cập ngày 20/12/2022, từ https://nguoilambao.vn/nganh-truyen-
thong- trong-lan-song-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-n55375.html.
3. Long, P. (25/03/2021). Thách thức trong đảm bảo an toàn, an ninh thông
tin giai đoạn chuyển đổi số hậu COVID-19.
Truy cập ngày 20/12/2022, từ https://vtv.vn/cong-nghe/thach-thuc-trong-
dam- bao-an-toan-an-ninh-thong-tin-giai-doan-chuyen-doi-so-hau-covid-19- 20210325172846599.htm. Tiếng Anh
1. Cawkell, T. (2003). The multimedia handbook. Routledge. 2. Feldman, T. (1994). (
Multimedia Vol. 64). Psychology Press.