Ý thức và quá trình nhận thức | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản và rộng nhất của triết học, tuỳ theo cách lý giải của các nhà triết học mà có thể sinh ra nhiểu quan niệm khác nhau, là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên các trường phái triết học khác nhau, hai trường phái đối lập nhau của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Ý thức là hình thức phản ảnh cao nhất thực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT GVC.ThS. Nhân Hướng dẫn đề tài
Ý THỨC VÀ QUÁ TRÌNH NHẬN TH Tiểu luận môn / lớp 12
philosophy of marxism and Leninism – 1 Mã đề tài: 11N03
Học kỳ: 1 – năm học: 2023 – 2024 Ngàn Quê Ngày tháng ST Ảnh sinh viên Họ và tên MSSV SĐT h quán năm sinh T Võ Tự Đăng 2315101 Nghệ 0336097399 động 19/10/2005 15 Khoa 5 hóa An Trịnh Tự 2315100 Quảng Duy 0816990356 động 30/05/2005 04 Bách 4 hóa Nam Nguyễn Tự 2315102 Thành 0366563398 9 động Hà Nội 28/05/2005 29 Tài hóa DANH SÁCH NHÓM 2
DANH SÁCH THUYẾT TRÌNH VÀ VIẾT TIỂU LUẬN
Môn triết học, nhóm 3.
Học kỳ 1 - Năm học 2023 - 2024
Tên đề tài: Ý thức và quá trình nhận thức. ĐIỂM HP VÀ TÊN STT THUYẾT TRÌNH VIẾT TIỂU LUẬN TỔNG DS SỐ ĐTDĐ nhóm Điểm Điểm (A+B)/ Mục Mục (A) (B) 2 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Trịnh Duy Bách 04 1.1, 1.2 &1.3 1.1, 1.2 &1.3 0816990356 Võ Đăng Khoa 15 2.1, 2.2 &2.3 2.1, 2.2 &2.3 0336097399 Nguyễn Thành Tài 29 3.1, 3.2 &3.3 3.1, 3.2 &3.3 0366563398
Nhâ n xt ca gio viên
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Ngày ……. th%ng 12 năm 2023 Gi%o viên ch(m đi)m
GVC.Ths. Đinh Huy Nhân 2 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1................................................................................................................1
1.1 VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................1
1.3 SƠ ĐỒ MÔ HÌNH KẾT CẤU ĐỀ TÀI..................................................................3
CHƯƠNG 2................................................................................................................4
2.1 VẤN ĐỀ Ý THỨC VÀ NHẬN THỨC..................................................................4
2.2 QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHÂN LÍ KHÁCH QUAN...............................8
2.3 NHỮNG TIÊN ĐỀ KHOA HPC..........................................................................11
CHƯƠNG 3...............................................................................................................12
3.1 BẢNG SO SÁNH, PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ..........................................12
3.2 GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH BẰNG LÝ LUẬN TRIẾT HPC..............................14
3.3 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI.............................................................................................15
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................17 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Vấn đề của đề tài
Thứ nhất, vấn đề về ý thức:
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản và rộng nhất của triết học, tuỳ theo cách lý
giải của các nhà triết học mà có thể sinh ra nhiểu quan niệm khác nhau, là điều kiện tiên
quyết để xây dựng nên các trường phái triết học khác nhau, hai trường phái đối lập nhau
của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Ý thức là hình thức phản ảnh cao nhất thực
tại khách quan và nó chỉ có duy nhất của trên con người.Tương tự như vật chất, đã có rất
nhiều quan điểm về ý thưc từ các trường phái triết học khác nhau. Theo quan niệm của
chủ nghĩa duy vật, nói rằng ý thức là đặc tính và kết quả của vật chất. Ý thức phản ánh
khách quan vào bộ não con người. Chủ nghĩa triết học Mác-Lênin nhấn mạnh ý thức
chẳng qua chỉ là những cái có từ vật chấy nó chủ động dịch chuyển từ thế giới khách quan
vào bộ óc con người và nó được cải tạo trong thế giới khách quan đó. Để có thể làm sáng
tỏ nhứng quan niệm, triết học Mác-Lênin đã bám sát vào thực tiễn và giới tự nhiên để làm
rõ mối liên hệ giữa ý thức và vật chất.
Thứ hai, vấn đề về nhận thức và quá trình nhận thức:
Nhận thức là một quá trình tiếp cận sự vật một cách khách quan tuy nhiên, nhận
thức không phải là là quá trình tiếp nhận ngày một ngày hai mà đó là một quá trình rất dài
mà quá trình đó đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở về thực tiễn. Theo
quan niệm của chủ nghĩa duy vật đã công nhận rằng con người có đủ năng lực nhận thức
về thế giới này và coi nó là sự phản ánh có khách quan và tích cực vào bộ não con người.
Theo triết học Mác-Lênin đã nói rằng sự tồn tại của thế giới khách quan và cho biết rằng
thế giới khách quan là đối tượng nghiên cứu của nhận thức. Không phải ý thức sản sinh ra
thế giới mà thế giới nó tồn tại song song và độc lập với loài người.
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
1.2 Mục tiêu của đề tài
Thứ nhất, mục tiêu chung:
Về phương pháp: Từ những vấn đề được đặt ra mà từ đó tập trung nghiên cứu,
tập hợp các góc độ từ thế giới tự nhiên đến đời sống xã hội mà từ đó có thể hỏi được
các quan niệm của đề tài.
Về lý luận: Hình thành lên các lý luận sắc bén dựa trên cơ sở của triết học, cùng
lúc đó giải thích được các mối quan hệ, những quan niệm liên quan đến đề tài. Phân
tích những vấn đề cơ bản và lượng kiến thức liên quan đến đề tài, là nơi cung cấp
những cơ sở lý luận và những cơ sở khoa học cho việc lựa chọn.
Về thực tiễn: Áp dụng được đề tài vào thực tiễn, trong cuộc sống của con người
hiện nay nhằm góp phần đưa những kiến thức của đề tài vào cuộc sống giúp con người
hiểu rõ vai trò, nguồn gốc, bản chất của đề tài. Góp phần tạo ra mối liên hệ giữa triết
học Mác-Lênin với những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, trong nhiều lĩnh vực sống
nhằm khuyến khích sự hiểu biết và ứng dụng nó vào cuộc sống thực tiễn hằng ngày.
Thứ 2, mục tiêu cụ thể:
Nếu ở trên chỉ nói về cái chung nhất, những thứ bao quát một cách rộng rãi thì ở
đây sẽ giúp mọi người đưa ra vấn đề một cách cụ thể và chuyên sâu nhất về đề tài. Với
một đề tài liên quan tới ý thức và nhận thức thì việc đầu tiên phải nói đến định nghĩ của ý
thức và nhận thức là gì? Việc đưa ra mục tiêu cụ thể nhằm để mọi người hiểu rõ một cách
sâu nhất về các quan niệm của đề tài nhằm đưa ra những phân tích để giải quyết những
vấn đề đó nhằm áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn nhằm giúp ích trong cuộc sống
của con người. Vậy nên, mục tiêu cụ thể của đề tài có thể chia ra như sau:
- Mục tiêu 1: Hiểu rõ và phân biệt được ý thức và nhận thức.
- Mục tiêu 2: Nắm rõ được quá trình nhận thức, chân lí khách quan.
- Mục tiêu 3: Chứng minh được các tiên đề khoa học là nhận thức đi từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng.
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
- Mục tiêu 4: Phân biệt được các thuật ngữ thông qua các bảng so sánh.
- Mục tiêu 5: Giải thích nhận định bằng cách sử dụng các lí luận triết học
1.3 Sơ đồ mô hình kết cấu đề tài
1.1 vấn đề của đề tài. Chương 1: Mở đầu
1.2 mục tiêu của đề tài.
1.3 sơ đồ kết cấu đề tài.
2.1 Vấn đề của ý thức và nhận thức, ví dụ . Ý thức và quá Chương 2: 2.2 quá trình nhận thức Nhận thức là 1 trình nhận thức chân lí khách quan. quá trình 2.3 Những tiên đề khoa học có phải nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng không? Vì sao? 3.1 Bảng phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ. Chương 3: Vận
3.2 Giải thích nhận định dụng và kết luận
bằng lí luận triết học.
Ý thức và quá trình nhận thức 1 3.3 Kết luận đề tài. 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC LÀ 1 QUÁ TRÌNH
2.1 Vấn đề ý thức và nhận thức
Thứ nhất, ý thức và nhận thức được hiểu như sau:
Theo triết học Mác-Lênin, ý thức là một thuộc tính, tính chất của của não người-một
dạng tổ chức vật chất đặc biệt, phức tạp và cao cấp với hơn 100 tỷ tế bào thần kinh. Ý
thức chính là kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan khách quan vào trong não
người mang tính chất năng động và sáng tạo. Để não người sinh ra ý thức thì cần quá
trình phản ánh là quá trình tái tạo lại những đặc điểm của hệ thống vật chất này lên một hệ
thống vật chất khác trong quá trình chúng tác động qua lại. Phản ánh là thứ đã tồn tại từ
thuở ban đầu của trái đất, trái đất tồn tại và phát triển đến bây giờ đều nhờ có sự phản ánh;
từ những phản ánh vật lí hóa học bình thường như sấm chớp của thế giới vô sinh thụ động
chưa có định hướng; đến thế giới vô sinh với kết cấu phức tạp hơn làm cho độ phản ánh
cao hơn giúp cho sinh vật có tính định hướng để chúng thích nghi tồn tại như ở thực vật là
sự kích thích, ví dụ như cây thì luôn mọc hướng về nơi có ánh sáng, rễ cây hướng nguồn
nước. Trình độ phản ánh ở động vật cấp cao có bộ óc thì cao cấp hơn, chính là tâm lý gồm
những phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Tuy nhiên những trình độ phản ánh ấy
cũng chỉ là bản năng của động vật đáp ứng những nhu cầu sinh lí, tồn tại của chúng. Dù
cho có những động vật đã bắt đầu có trí khôn, trí nhớ, suy nghĩ nhưng đó chỉ là những cái
tiền sử chưa thể sánh được với bộ óc của con người. Vậy tóm lại ý thức chính là sự phản
ánh của thế giới khách quan vào não bộ con người có tính chất chủ động và sáng tạo. Ý
thức gồm có 2 nguồn gốc đó là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự
nhiên chính là sự phản ánh thế hệ thống vật chất vào não bộ con người ví dụ như khi con
người nhìn thấy mặt trời lặn thì hình ảnh mặt trời lặn ấy sẽ được phản ánh vào não bộ, nó
là những gì ta thấy và ghi nhớ. Tiếp đến là nguồn gốc xã hội, bao gồm 2 hệ thống là lao
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
động và ngôn ngữ. Lao động, ví dụ như con người nguyên thủy ngày xưa với chế độ sinh
hoạt săn bắt và hái lượm, thì khi họ ăn quả xong vứt xuống những nền đất
xung quanh khu vực sinh sống thì sau 1 thời gian những nơi đấy mọc lên những cái cây
và ra trái; từ đó con người biết đến trồng trọt và không còn phải đi xa để hái lượm nữa.
H%i lượm Trồng trọt
Quá trình lao động cung cấp cho ta những thông tin, chất liệu cho ý thức; giúp con
người ngày càng phát triển hơn. Với trình lao động, tư duy ngày càng nâng cao thì con
người cần trao đổi, lưu trữ thông tin từ đó chữ viết ra đời để đáp ứng với nhu cầu ấy với
những loại chữ viết sơ khai ban đầu như là chữ tượng hình đến bây giờ là chữ viết.
Ngôn ngữ của con người thời xưa
Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể khái quát và trừu tượng hóa những vật thể, tính chất
và thuộc tính ví dụ như từ “quả táo” thì từ ấy lưu trữ rất nhiều chất liệu như là màu sắc,
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
hình thái, mùi vị, … và nhờ ngôn ngữ thì con người có thể lưu trữ những kinh nghiệm,
thành tự khoa học, hiểu biết cho các thế hệ sau và thế hệ sau dựa vào và phát triển thêm
những thành tựu mới giúp cho xã hội ngày càng phát triển. Hoạt động xã hội là thứ quyết
định để tạo nên ý thức, ý thức là kết quả của xã hội. Khái niệm nhận thức:
Về nhận thức, Triết học Mác cho rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách
quan vào bộ óc con người. Là quá trình tiếp nhận, xử lí và hiểu thông tin từ môitrường
xung quanh thông qua tri giác và cảm giác hình thành tri thức của thế giới khách quan vào
bộ não để con người hiểu về chúng, càng trải nghiệm nhiều thực tiễn thì ta sẽ càng tiếp
thu và có thêm nhận thức. Nhận thức là 1 quá trình vận động và phát triển từ chưa biết
đến biết, từ biết ít đến biết nhiều. Ví dụ khi đọc một cuốn sách, não bộ xử lí thông tin,
phân tích những nội dung ý nghĩa từ đó rút ra bài học, kết luận dựa trên nền tảng hiểu biết
của bản thân; khi thấy một bóng dáng người từ xa, não bộ chủ động dựa trên các đặc điểm
như khuôn mặt, hình dáng, giọng nói,… để nhận ra đấy là một người thân quen.
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
Thứ hai, kết cấu của ý thức và kết cấu của nhận thức: Kết cấu của ý thức:
Xem xét ý thức với yếu tố hợp thành quá trình tâm lí tích cực đem lại sự hiểu biết
của con người về thế giới khách quan, ta có: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí. Tri thức là
nhân tố cơ bản và cốt lõi nhất, để có thể cải tạo được sự vật thì trước hết hết con người
cần phải am hiểu, hiểu biết về nó trước. Vì vậy, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản
của ý thức là tri thức, nếu ý thức mà không có tri thức thì đó là 1 sự trống rỗng không
giúp được gì cho con người trong thực tiễn. Tình cảm là một hình thức biểu hiện đặc biệt
của sự phản ánh tồn tại, phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người và con
người với thế giới khách quan. Tình cảm chính là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy
con người hoạt động. Khi tri thức và tình cảm kết hợp lại với nhau thì nó sẽ thúc đẩy con
người hoạt động, vượt qua mọi nghịch cảnh.
Kết cấu của nhận thức :
Trong quá trình nhận thức của con người luôn luôn nảy sinh quan hệ biện chứng
giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; nhận thức thông thường và nhận thức
khoa học. Nhận thức kinh nghiệm là nhận thức dựa trên sự quan sát, nhìn thấy các hiện
tượng vật lí, hóa học khoa học trong đời sống, thế giới xung quanh hoặc là các thí
nghiệm, thực nghiệm khoa học; từ đó mang lại tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri
thức thực nghiệm khoa học, tuy nhiên nó chỉ mới mang lại cho con người những sự hiểu
biết riêng lẻ, bề nổi của sự vật và còn rời rạc; Ph.Ăngghen đã khảng định: “Sự quan sát
dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”.
Nhận thức lý luận là nhận thức tư duy trừu tượng sự vật 1 cách gián tiếp dựa trên các hình
thức tư duy trừu tượng như là khái niệm, phán đoán, suy luận để miêu tả, khái quát sự vật.
Nhận thức thông thường là thứ được hình thành một cách tự phát, trực tiếp qua những
hoạt động hàng ngày của con người. Nhận thức khoa học là nhận thức được hình thành
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
một cách chủ động, tự giác của chủ thể nhằm phản ánh mối liên hệ, bản chất, tất nhiên,
mang tính quy luật của đối tượng nghiên cứu.
Thứ ba, bảng phân biệt ý thức và nhận thức: Khái niệm
Ý thức là sự phản ánh thế giới
Nhận thức là quá trình phản ánh khách quan vào bộ óc con
tích cực và tự giác thế giới khách
người dựa trê cơ sở hoạt động
quan vào bộ óc con người trên
thực tiễn, là hình ảnh chủ quan cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra
của thế giới khách quan.
những tri thức về thế giới khách quan. Ví dụ Khi ta tham gia giao thông
Khi chúng ta học trên lớp về đèn
ngoài thực tế, khi ta gặp đèn đỏ giao thông khi tham gia giao
thì ý thức của chúng ta sẽ
thông, thì ta được học là đèn đỏ
khuyên chúng ta dừng lại.
thì dừng, đèn xanh thì đi còn đèn vàng đi thì chậm. Nguồn gốc Nguồn gốc tự nhiên Là thế giới khách quan. Nguồn gốc xã hội Bản chất
Là hình ảnh chủ quan của thế
Thừa nhận sự tồn tại khách quan
giới khách quan, là sự phản ánh của thế giới và cho rằng thế giới
tích cực, sáng tạo lên hiện thực khách quan là đối tượng của khách quan của óc người nhận thức.
Nhận thức là quá trình biện
chứng có vận động và phát triền.
Nhận thức là một quá tình tác
động biện chứng giữa chủ thể
khách quan và khách thể thông
qua hoạt động thực tiễn của loài người. Quan hệ
Ý thức đối lập với vật chất.
Nhận thức đối lập với thực tiễn.
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
2.2 Quá trình nhận thức chân lí khách quan
Thứ nhất, biểu hiện nhận thức cảm tính – trực quan sinh động
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với nhận
thức. Trong giai đoạn này con người phản ánh trực tiếp thế giới bên ngoài thông qua các
giác quan dưới ba hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tượng. Cảm giác là hình thức đầu
tiên và đơn giản nhất của quá trình này, được nảy sinh do sự tác động trức tiếp của khách
thể lên các giác quan của con người mang lại cho con người những thông tin trực tiếp,
đơn giản và riêng lẻ của khách thể. Ví dụ như khi ta có quả táo thì mắt sẽ cho ta thông tin
về hình dáng, màu sắc của quả táo; còn mũi thì cho thông tin về mùi, hương thơm; còn
miệng thì cho ta thông tin về mùi vị là ngọt; như vậy các giác quan đã cho ta những thông
tin về quả táo nhưng nó là những thông tin riêng lẻ. Tri giác là sự tổng hợp của các giác
quan lại với nhau với đầy đủ các thuộc tính, cho ta hình ảnh trọn vẹn hơn, đầy đủ hơn
nhưng đấy cũng chỉ là hình ảnh trực tiếp. Biểu tượng là hình thức cao cấp hơn, là hình
ảnh của sự vật được trí nhớ tái hiện lại trong bộ óc con người khi mà sự vật không còn tác
động trực tiếp đến giác quan con người. Ví dụ như khi nhắc đến quả táo mặc dù quả táo
lại không xuất hiện trước mặt chúng ta để tác động trực tiếp lên các giác quan nhưng não
bộ sẽ tái hiện lại hình ảnh quả táo trong đầu con người đã thu được ở cảm giác và tri giác.
Mặc dù đã có sự vận động não bộ nhưng đây vẫn chỉ là hình ảnh trực tiếp tự sự vật, chưa
có những sự hiểu biết chủ động và sáng tạo. Ý thức và quá Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
Thứ hai, nhận thức lý tính, tư duy trừu tượng:
Ở giai đoạn lý tính con người đã có sự sáng tạo tư duy trừu tượng để phản ánh sự vật một
cách gián tiếp làm cho sự vật được khái quát hơn đầy đủ hơn. Nhận thức lý tính gồm 3
hình thức là khái niệm, phán đoán và suy lí. Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy
trừu tượng, phản ánh khái quát một cách gián tiếp một hay nhiều thuộc tính của khách thể
được tổng hợp tư những tư liệu từ thực tiễn. Ví dụ như nhờ những hiểu biết, tri thức vận
động sáng tạo mà con người đã khát quát được những thứ không thể quan sát tác động
trực tiếp vào giác quan và tổng hợp thành khái niệm như là tình yêu, công lí,…
“Phán đoán” là quá trình liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa sự vật
xung quanh trong ý thức, liên kết chúng lại để khẳng định hay phủ định một thuộc tính
nào đó của sự vật. Ví dụ như “đây là một chiếc xe đắt tiền” là một phán đoán khẳng định
rằng đây là cái xe mắc tiền, hay là “nó không phải là con mèo” là một phủ định.
“Suy lí” là một hình thức của tư duy trừu tượng mà trong này các phán đoán được liên
kiết với nhau theo những quy tắc và rồi phán đoán cuối cùng hay kết luận được suy ra từ
những phán đoán trước đó làm tiền đề. Ví dụ: ta có những phán đoán sau đây “Mọi kim
loại đều dẫn điện” và “sắt là kim loại” vậy suy ra “sắt dẫn điện”
Suy lí có 2 loại chính là quy nạp và diễn dịch. Quy nạp là ta tổng hợp từ những
thông tin riêng lẻ để khái quát cho cả lớp đối tượng, từ cái đơn giản nhất đến cái chung.
Diễn dịch là từ cái chung của lớp đối đấy, ta rút ra tri thức, khái niệm về những đối tượng
riêng lẻ trước đó, tức là vận động từ cái chung đến cái ít chung hơn, đến cái đơn giản riêng nhất.
Thứ ba, mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
Nhận thức cảm tính và lý tính mặc dù khác nhau nhưng luôn thống nhất, liên hệ và bổ
sung cho nhau trong quá trình nhận thức. Nếu thiếu cảm tính thì con người không thể
phản ánh, tiếp nhận trực tiếp được sự vật, đối tượng, còn nếu thiếu nhận thức lý tính thì
con người không thể tư duy trừu tượng sáng tạo đi sâu vào nhận thức bản chất của sự vật.
2.3 Những “tiên đề” khoa học, có phải là nhận thức đi trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng không?
Thứ nhất, một số tiên đề khoa học toán lý hóa:
Từ thưở sơ khai đến bây giờ, con người luôn tìm tòi tìm hiểu, nhìn nhận và tư duy
sáng tạo về thế giới xung quanh từ đó nghiên cứu và đặt ra những tiên đề để thế hệ sau có
thể dựa vào chúng để phát triển. Nhân loại tìm ra nhiều tiên đề có ích, gây tác động đến
sự phát triển của xã hội như là tiên đề Euclid về đường thẳng song song “Nếu một đoạn
thẳng cắt hai đường thẳng khác mà tạo ra hai góc ở cùng một phía có tổng số đo bé hơn
hai góc vuông, hai đường thẳng đó nếu kéo dài ra sẽ cắt nhau tại phía có hai góc có tổng
số đo nhỏ hơn hai góc vuông đó.” Hoặc bên mảng vật lí có tiên đề Bohr về các trạng thái
dừng “Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định gọi là trạng
thái dừng. Các trạng thái dừng. Ở trạng thái dừng, nguyên tử không hấp thụ hoặc bức xạ,
electron chuyển động quanh hạt nhân theo quĩ đạo dừng bán kính” là tiền đề để các nhà
vật lí thời đó dựa vào để giải thích các hiện tượng. Thứ hai, thứ ba:
Các tiền đề cũng từ trực quan sinh động và tư duy trừu tượng mà phát triển; từ nhận thức
cảm tính như là nhìn nhận thế giới xung quanh, phản ánh hình ảnh vào bộ óc rồi đến tư
duy trừu tượng lý tính đi sâu vào suy nghĩ, tư duy để giải thích chứng minh hiện tượng. Vì
các tiền đề đều đi từ cảm quan sinh
động như quan sát, cảm nhận, tưởng tượng, hình ảnh rồi mới đi đến tư duy suy nghĩ để
chứng minh giải thích rõ ràng minh bạch các hiện tượng, tiền đề. Vậy nên các tiền đề
khoa học đều tuân theo con đường nhận thức.
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀ KẾT LUẬN
3.1 Bảng phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ: Đối tượng Thực tiễn Nhận thức phân biệt
- Là toàn bộ những hoạt động vật - Là quá trình của tâm trí hoặc ý
chất có mục đích, mang tính lịch thức trong việc nhận biết, hiểu biết Khái niệm
sử - xã hội của con người nhằm
và giải quyết thông tin từ môi
cải biến tự nhiên và xã hội. trường xung quanh
- Hoạt động sản xuất vật chất,
- Giác quan, tư duy, giao tiếp, văn Hình thức
hoạt động chính trị xã hội và hóa....
hoạt động thực nghiệm khoa học.
- Rộng, bao gồm đa dạng các Phạm vi đối tượng
- Hẹp, trong phạm vi lý thuyết. lĩnh vực thực tế
- Là cơ sở, động lực cho nhận Mối quan hệ thức - Hình thành thực tiễn
- Là mục đích của nhận thức
- Trồng lúa, chăn nuôi, buôn Ví dụ
- Học tập, phát triển ngôn ngữ,... bán,....
- Bảng 1: Thực tiễn và nhận thức
- Bảng 2: Cảm tính và lý tính Đối tượng phân Cảm tính Lý tính biệt
- Là giai đoạn con người sử dụng Khái niệm
các giác quan để tác động vào sự - Là giai đoạn phản ánh gián tiếp
trừu tượng, khái quát sự vật.
vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Hình thức
- Cảm giác, tri giác, biểu tượng
- Khái niệm, phán đoán, suy luận
- Phản ánh trực tiếp đối tượng
bằng các giác quan của chủ thể
- Là quá trình nhận thức gián tiếp nhận thức.
đối với sự vật, hiện tượng. Đặc điểm
- Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả - Là quá trình đi sâu vào bản chất
Ý thức và quá trình nhận thức 1
cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả
của sự vật, hiện tượng Nhóm 3
cái bản chất và không bản chất.
- Phân tích kinh tế dựa trên số liệu Ví dụ
- Viết văn theo cảm hứng cụ thể GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
- Bảng 3: Quá trình và giai đoạn
Đối tượng phân biệt Quá trình Giai đoạn
Toàn bộ dòng diễn biến, từ điểm
Một phần của quá trình, tương Khái niệm
khởi đầu đến điểm kết thúc.
ứng với một thời kỳ nhất định Hình thức Kéo dài, liên tục. Ngắn hơn, xác định
Những bước hoặc những hoạt
Phần thời gian trong một quá
động được triển khai theo một
trình phát triển dài, phân biệt với Phân loại
thứ tự cụ thể và dẫn đến một kết những phần thời gian khác bởi quả ở cuối những hiện tượng
Biểu hiện một phần cụ thể trong Chức năng
Biểu hiện toàn bộ diễn biến. quá trình. Quan hệ
Là 1 chuỗi các giai đoạn
Là thành phần của quá trình Ví dụ Từ trứng thành gà con
Từ phôi hình thành các bộ phận
- Bảng 4: Ý thức và tự ý thức
Đối tượng phân biệt Ý thức Tự ý thức
Trạng thái nhận thức của con
Tự nhận biết của cá nhân về bản Khái niệm
người về thế giới xung quanh và
thân, tính cách, hành vi của chính chính bản thân mình mình
Hoạt động cụ thể hướng vào bản Hình thức Trạng thái tâm lý chung thân
Kèm mục tiêu hoặc ý định có chủ Phân loại
Có tính hướng và chủ đích ý
Nhận thức chung về môi trường Chức năng
Tự nhìn nhận và đánh giá bản xung quanh thân
Nằm trong phạm vi của ý thức, Mối quan hệ Bao hàm tự ý thức
hướng sâu vào bản thân cá nhân
Nhận biết được môi trường sống Ví dụ
Xem xét, đánh giá bản thân mình xung quanh
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
3.2 Giải thích bằng lí luận triết học, nhận định sau:
“Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
Thứ nhất, nhận định trên là sai vì:
Yêu và ghét là hai trạng thái tâm lý và tâm trạng mà con người thường
xuyên trải qua trong cuộc sống và khi yêu có thể tạo ra niềm vui và hạnh phúc cho
cả hai bên, đóng góp vào sự hòa thuận và sự phát triển cá nhân; tuy nhiên khi từ
“yêu” chuyển sang “ghét”, con người có xu hướng ghét tất cả những gì liên quan
và thuộc về người còn lại như người thân, tài sản, ....Nhận định này sai vì nó mang
thiên hướng chủ quan, cảm xúc cá nhân. Ở khía cạnh tích cực, nhận định này phản
ánh ý nghĩa của việc yêu đối với một mối quan hệ. Nó thể hiện lòng tin vào sự
đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau trong suốt cuộc hành trình của tình yêu. Ngoài ra khi
yêu, ta tôn trọng, chấp nhận và gắn kết chặt chẽ với những người thân thích. Tuy
nhiên, xét ở khía cạnh tiêu cực, nhận định trên đang chia sự việc thành hai nửa cảm
xúc “yêu” và “ghét”, dẫn đến sự chủ quan trong việc diễn đạt cảm xúc cá nhân.
Khiến từ “yêu thương” hóa “hận thù”, chối bỏ những gì liên quan tới người bị
“ghét” dù cho họ không có quen biết hay tác động gì vào mối quan hệ giữa hai
người. Nhận định này làm đơn giản hóa quá mức về tình cảm và mối quan hệ giữa
con người, làm mất đi sự đa dạng và phức tạp trong mối quan hệ giữa người với người.
Thứ hai, cơ sở lý luận để giải thích nhận định:
Về lý tính: Phần “yêu nhau yêu cả đường đi” đề cập đến việc yêu nhau
không chỉ là một trạng thái tình cảm, mà còn là một quyết định, một hành động
tích cực của ý thức về mối quan hệ. Nó nhấn mạnh ý chí và sự chấp nhận nhau
trong mọi tình huống, thậm chí cả khi đối diện với những khó khăn. Tuy nhiên,
"ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng" lại phản ánh một lối tư duy phê phán và sự
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
đối lập với mối quan hệ gia đình. Nó là sự chấp nhận rằng sự phân biệt và xung đột
gia đình là một phần tự nhiên của cuộc sống và mối quan hệ. Nhận định này có thể
phản ánh sự hiểu biết về tính cách và tình cảm cá nhân.
Về cảm tính: “Yêu” và “ghét” trong nhận định trên lần lượt là cảm xúc tích
cực và tiêu cực của bản thân con người. Phần "yêu nhau yêu cả đường đi" gợi lên
cảm xúc tích cực như hạnh phúc, sự bền vững, và niềm tin vào mối quan hệ. Còn
phần "ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng" tạo ra cảm xúc tiêu cực như sự căm
ghét, xung đột và tách biệt với gia đình và xã hội. Sự kết hợp giữa “yêu” và “ghét”
có thể tạo nên một phức tạp trong cảm xúc. Sự đối lập giữa tình cảm tích cực và
tiêu cực tạo ra sự căng thẳng và mâu thuẫn trong tâm lý. Nhận định này có thể tạo
ra một loạt cảm xúc phức tạp, từ niềm vui và lòng tin đến sự căm ghét và xung đột,
phản ánh sự đa dạng và tính đối lập trong mối quan hệ và tâm lý con người.
Yêu và ghét là hai trạng thái tâm lý và tâm trạng mà con người thường xuyên trải
qua trong cuộc sống và khi yêu có thể tạo ra niềm vui và hạnh phúc cho cả hai bên, đóng
góp vào sự hòa thuận và sự phát triển cá nhân; tuy nhiên khi từ “yêu” chuyển sang “ghét”,
con người có xu hướng ghét tất cả những gì liên quan và thuộc về người còn lại như
người thân, tài sản, ....Nhận định này sai vì nó mang thiên hướng chủ quan, cảm xúc cá
nhân. Ở khía cạnh tích cực, nhận định này phản ánh ý nghĩa của việc yêu đối với một mối
quan hệ. Nó thể hiện lòng tin vào sự đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau trong suốt cuộc hành
trình của tình yêu. Ngoài ra khi yêu, ta tôn trọng, chấp nhận và gắn kết chặt chẽ với những
người thân thích. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh tiêu cực, nhận định trên đang chia sự việc
thành hai nửa cảm xúc “yêu” và “ghét”, dẫn đến sự chủ quan trong việc diễn đạt cảm xúc
cá nhân. Khiến từ “yêu thương” hóa “hận thù”, chối bỏ những gì liên quan tới người bị
“ghét” dù cho họ không có quen biết hay tác động gì vào mối quan hệ giữa hai người.
Nhận định này làm đơn giản hóa quá mức về tình cảm và mối quan hệ giữa con người,
làm mất đi sự đa dạng và phức tạp trong mối quan hệ giữa người với người.
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân
Hướng dẫn mã đề tài: 11N03
3.3 Kết luận đề tài:
Thứ nhất, khái quát và kết luận đề tài:
=> Kết luận 1: khái niệm ý thức và nhận thức giúp chúng ta hiểu về cách con người tương
tác với thế giới xung quanh mà còn mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết sâu sắc về bản chất
của tri giác, tư duy, và vai trò quan trọng của mỗi khía cạnh trong quá trình hình thành ý thức và kiến thức.
=> Kết luận 2: "Nhận thức cảm tính" và "nhận thức lý tính" thường được sử dụng để mô
tả hai khía cạnh chính của quá trình nhận thức con người. Chúng thường tương tác và ảnh
hưởng lẫn nhau trong quá trình nhận thức toàn diện của con người.
=> Kết luận 3: Các tiền đề khoa học đều tuân theo con đường nhận thức.
=> Kết luận 4: Những bảng so sánh các thuật ngữ giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ
giữa chúng, đồng thời hiểu thêm những đặc tính khác nhau của mỗi thuật ngữ.
=> Kết luận 5: Nhận định sai vì mang tính chủ quan, cảm xúc cá nhân, giảm nhẹ sự đa
dạng trong nhận thức và mối quan hệ giữa người với người. Việc đơn giản hóa quá mức
về tình cảm, thiếu khách quan và không phản ánh đúng sự phong phú và phức tạp của
nhận thức làm mất đi sự phức tạp và đối lập trong nhận thức của con người.
Thứ hai, liên hệ thực tiễn cho đề tài:
Đề tài "ý thức và quá trình nhận thức" là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, mở
ra những cơ hội để hiểu rõ hơn về bản chất của ý thức và cách mà quá trình nhận thức ảnh
hưởng đến não bộ và hành vi con người. Trong xã hội ngày nay, ý thức đóng vai trò quan
trọng trong việc định hình nhận thức, ảnh hưởng đến quyết định và hành vi hàng ngày của con người.
Chúng ta đang chứng kiến sự tiến triển không ngừng trong lĩnh vực nghiên cứu về
ý thức và quá trình nhận thức, với sự đóng góp của nhiều ngành khoa học như tâm lý học,
Ý thức và quá trình nhận thức 1 Nhóm 3