17. Vũ Anh Đức - “Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về khủng hoảng kinh tế và liên hệ| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: “Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về khủng hoảng kinh tế và liên
hệ với thực tiễn ở Việt Nam”
Họ và tên sinh viên: Vũ Anh Đức
Mã SV: 11221419
Lớp tín chỉ: LLNL1106(222)TT_06
Số thứ tự: 17
Hà Nội, tháng 4 năm 2023
1
Lời mở đầu
Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trong những năm gần đây và những biến
động lớn trên toàn thế giới, bao gồm: chiến tranh, mẫu thuẫn của các nước lớn, trung tâm
kinh tế lớn đã mang lại nhiều thách thức, khó khăn chưa từng có tiền lệ, làm lay chuyển
và biến động nền kinh tế toàn cầu. Đứng trước những nguy cơ kể trên, Việt Nam và nhiều
nền kinh tế khác phải chịu tác động đáng kể.
Ta có thể kể đến những cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ như: khủng hoảng
hoa Tulip năm 1636-1637; đại khủng hoảng 1929-1939; cú sốc giá dầu OPEC năm 1973;
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997; hay cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008, tất cả đều mang sức ảnh hưởng lớn khiến các nền kinh tế mất nhiều thời gian và tài
sản để phục hồi sau khủng hoảng. Đây cũng chính là mặt trái luôn xuất hiện trong sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản, thậm chí còn mang tính chu kỳ, từ cuộc khủng hoảng này đến
cuộc khủng hoảng khác.
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về khủng
hoảng kinh tế và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” để có thể tìm hiểu sâu và khai thác
những khía cạnh của vấn đề này.
2
Mục lục
I. Lý lu n c a Ch nghĩa Mác Lênin vêề kh ng ho ng kinh têế. .........................................4
2. Bi u hi n ..............................................................................................................................................4
4. Nguyên nhân c a kh ng ho ng kinh têế ................................................................................................6
5. H u qu c a kh ng ho ng kinh têế ........................................................................................................7
6. Chu kỳ c a kh ng ho ng kinh têế ..........................................................................................................8
II. Liên h th c têễn v i Vi t Nam ................................................................................9
1. Tình hình kinh têế Vi t Nam ...............................................................................................................9
2. V n d ng các bi n pháp c a Mác vào nêền kinh têế Vi t Nam .............................................................10
3. Kêết lu n .............................................................................................................................................. 12
Tài li u tham kh o ..................................................................................................... 13
3
I. Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về khủng hoảng kinh tế.
1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế được định nghĩa trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác
Lênin là để đề cập đến quá trình tái sản xuất đang tạm thời bị suy sụp, cũng chính là
khoảng thời gian biến chuyển sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Khi đó, tình trạng nền
kinh tế của một quốc gia bị suy thoái đột ngột về tổng sản lượng hoặc tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) thực tế. Kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế là sự sụt giảm thu nhập
thực tế trên đầu người và gia tăng tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói.
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khủng hoảng kinh tế tồn tại dưới hình thức
khủng hoảng sản xuất “thừa”. Đây là một giai đoạn của chu kỳ của tư bản chủ nghĩa, khi
hàng hóa sản xuất thừa so với nhu cầu, với khả năng thanh toán của người tiêu dùng,
không phải “thừa” so với cầu thực tế của xã hội, khiến tái sản xuất bị rối loạn. Khủng
hoảng thừa mang sức tàn phá nặng nề, khiến cho tài chính đất nước kiệt quệ, công nhân
thất nghiệp, nhà máy đóng cửa, lạm phát cao khiến người dân khốn khổ, nghèo đói.
Mác Lênin từng viết: “Cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”. Theo quan
điểm của ông, khủng hoảng là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân sâu xa của
khủng hoảng kinh tế là mâu thuẫn cơ bản giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
2. Biểu hiện
Ngay từ khi tiền tệ xuất hiện tỏng sản xuất hàng hóa giản đơn, nó đã mang mầm
mống cho sự khủng hoảng. Đến chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hóa
cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi, và được biểu hiện rõ ràng và cụ
thể như sau:
a) Hệ thống tín dụng rối loạn
Trong hệ thống tín dụng, các doanh nghiệp vay nợ lẫn nhau, tín dụng xuất hiện
cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và quan hệ trao đổi hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu
điều hòa vốn trong xã hội, quá trình tái sản xuất duy tín dụng và lưu thông. Tuy nhiên, do
sự ảnh hưởng của biến động thị trường khiến giá cả giảm mạnh, hàng hóa tồn kho càng
nhiều, mua bán ngưng trệ,.. khiến thị trường tín dụng khan hiếm. Điều này tác động mạnh
đến thị trường kinh tế, từ đó khiến khủng hoảng nảy sinh.
b) Hệ thống tài chính khó khăn, mất khả năng cung ứng nguồn lực
4
Nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể dẫn tới
suy thoái hệ thống tài chính, cũng có thể đến những khó khăn như vòng quay vốn chậm,
dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... Các nguồn lực cung ứng dần trở nên
khan hiếm, thậm chí doanh nghiệp mất khả năng cung ứng nguồn lực, từ đó khiến các
doanh nghiệp sụp đổ, hàng hóa không đủ với cầu,...
c) Bất ổn, mất cân đối trong sản xuất
Muốn thực hiện được sản phẩm trong xã hội tư bản chủ nghĩa thì đòi hỏi phải có
sự phân phối cân đối giữa các ngành sản xuất. Lê-nin từng nhấn mạnh: “Ngay cả khi tái
sản xuất và lưu thông của toàn bộ tư bản xã hội được tiến hành đều đặn và có tỷ lệ một
cách lý tưởng, mâu thuẫn giữa sự phát triển của nền sản xuất và những giới hạn của sự
tiêu dùng cũng không tránh được. Huống hồ trong thực tế, quá trình thực hiện không diễn
ra qua những khó khăn, biến động, khủng hoảng.”
d) Các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỉ giá biến động mạnh và khó kiểm soát
Việc hệ thống tín dụng và ngoại thương mở rộng khiến tình trạng đầu cơ tích trữ
trở thành một vấn nạn lớn, lạm phát tăng cao,... Từ đó giá cả tăng vọt, vượt quá khả năng
thanh toán của người tiêu dùng khiến hàng hóa tồn đọng, hiện tượng sản xuất thừa ngày
càng trở nên nghiêm trọng. Khi giá sản phảm leo thang quá cao và kéo dài trong một thời
gian do một số người đầu cơ tích trữ với hy vọng bán được hàng hóa với mức giá cao hơn
ở một thời gian sau sẽ gây lũng đoạn thị trường. Nếu đầu cơ tích trữ bị đẩy lên cao như
“bong bóng” rất dễ dẫn đến sụp đổ giá trị tài sản. Một minh chứng nổi bật của hình thức
khủng hoảng này là sự kiện khủng hoàng Hoa tulip Hà Lan thế kỉ 17 hay vụ sụp đổ của
thị trường chứng khoán phố Wall năm 1929.
e) Dư thừa các loại giấy tờ có giá
Việc phát hành giấy thông qua số lượng cần thiết để lưu thông sẽ gây ra lạm phát.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn do sự dư thừa của tư bản tiền tệ trong các hệ
thống các ngân hàng. Sự di chuyển của các dòng vốn giữa các quốc gia gây ra tình trạng
thiếu tiền ở thị trường này nhưng thừa tiền ở thị trường khác.
f) Dư thừa trái phiếu của Chính phủ
Khủng hoảng nợ công nổ ra khi lạm phát xảy ra, tình trạng dư thừa trái phiếu biến
những khoảng tiết kiệm cuối cùng của người dân trở thành tư bản.
5
4. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế
Mác coi khủng hoảng kinh tế như kết quả tất yếu của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng là do những mâu thuẫn trong lòng xã
hội tư bản, cốt lõi đến từ mẫu thuẫn giữa sự phát triển vượt trội của lực lượng sản xuất do
với tính chất chật hẹp của chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội,
được biểu hiện cụ thể như sau:
a) Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, có kế hoạch trong từng xí nghiệp với tình trạng sản
xuất vô Chính phủ trong toàn xã hội
Trong xí nghiệp, công nhân đổi lao động của mình lấy tư liệu sinh hoạt, làm theo
và phục vụ cho nhu cầu của tư bản. Còn trong xã hội. Khi các nhà tư bản tiến hành sản
xuất mà không nắm bắt được nhu cầu của xã hội, tỷ lệ cung và cầu sẽ dần bị rối loạn,
quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất cũng bị phá hủy và dẫn dến khủng hoảng kinh tế.
Ví dụ điển hình của khủng hoảng thừa, diễn ra nhiều vào sau cuộc cách mạng công
nghiệp Anh, khi mà máy móc dần thay thế cho sức lao động, điều này đã khiến cho công
nhân thất nghiệp hàng loạt, không có thu nhập. Trong khi đó hàng hóa sản xuất ra ngày
càng nhiều và họ không có tiền để mua những sản phẩm tiêu dùng đó.
b) Mâu thuẫn giữa xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn của chủ nghĩa tư bản với sức mua
của quần chúng lao động
Lợi nhuận siêu ngạch là điều mà các nhà tư bản luôn hướng tới và theo duổi, chính
vì vậy họ không ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao, cải tiến kỹ thuật để cạnh tranh với
đối thủ. Tuy nhiên quá trình đó đồng thời cũng là quá trình bần cùng hóa nhân dân lao
động, họ không thể mua hết hoặc không thể chi trả cho hàng hóa, từ đó khiến sức mua
của quần chúng giảm bớt, sức mua lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của sản xuất.
Dựa trên cơ sở lý luận và giá trị thặng dư, Mác cho rằng công nhân làm thuê luôn
sản xuất ra một lượng giá trị mà họ không thể nào mua hết được, đó chính là giá trị thặng
dư. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại trong chừng mực mà công nhân luôn phải
sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản hay cơ sở của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
sự bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Do đó, sản xuất “thừa” là tình trạng hiển
nhiên.
c) Mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động
Tư bản chủ nghĩa được cấu tạo từ hai yếu tố của sản xuất tách rời nhau: tư liệu sản
xuất tách rời người trực tiếp sản xuất. Sự tách rời đó biểu hiện rõ nhất trong khủng hoảng
kinh tế. Trong khi tư liệu sản xuất thừa thãi bị bỏ quên, chất đống trong kho, mục nát dần
thì người lao động lại không có việc làm. Khi hai yếu tố tư liệu sản xuất và người sản
6
xuất không kết hợp với nhau thì guồng máy sản xuất của tư bản chủ nghĩa sẽ bị tê liệt,
ngưng hoạt động.
d) Yếu tố “ngoại sinh”
Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh cũng có thể là hai yếu tố trực tiếp dẫn tới khủng
hoảng kinh tế. Có thể kể đến chiến tranh thế giới II, cuộc chiến đã tàn phá hoàn toàn nền
kinh tế toàn cầu, khiến sản lượng sa sút. Hiện nay, ở một số quốc gia vẫn thường xảy ra
chiến tranh, nội chiến khiến nền kinh tế suy giảm trầm trọng.
5. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế quốc gia và cả thế giới phải
hứng chịu những hậu quả to lớn:
a) Các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng của mỗi quốc gia đều sụt giảm mạnh
Dưới tác động của khủng hoảng tài chính và những cuộc suy thoái toàn cầu, các
hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại, đầu tư và tiêu dùng đều suy giảm, thậm chí
có thể lâm vào tình trạng phá sản cấp quốc gia.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỉ giá biến động mạnh, khó kiểm soát, các
cân đối vĩ mô bị phá vỡ khiến đồng tiền mất giá, một số thị trường có ảnh hưởng, lan tỏa
lớn như thị trường bất động sản, chứng khoán bước vào giai đoạn căng thẳng hoặc suy
thoái. Nhiều doanh nghiệp, ngân hàng và các định chế tài chính phá sản, tình trạng mất
việc làm và thất nghiệp tăng cao, hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo, từ đó rối loạn
và xung đột xã hội nảy sinh, bạo loạn và chiến tranh xuất hiện.
Có thể kể tới cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 1929-1933
là nguyên nhân chủ nghĩa phát-xít phát sinh trong thập niên 30 của thế kỷ XX và là
nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới II tàn khốc. Hậu quả của cuộc khủng
hoảng này và của Chiến tranh thế giới II là nhiều chế độ đã bị sụp đổ, nhiều nền kinh tế
đã bị tan rã. Sản lượng công nghiệp của toàn thế giới giảm 20% ở Mỹ, hầu hết các ngân
hàng phá sản, các thị trường chứng khoán, bất động sản tan vỡ và sụp đổ, con số thất
nghiệp cũng tăng đáng kể, lên tới 30%.
b) Xuất hiện các nhà độc quyền
Khủng hoảng kinh tế nổ ra có thể là thời cơ để các nhà tư bản lớn trục lợi, thu
được nhiều lợi ích. Các cuộc khủng hoảng dẫn tới tích tụ tư bản, gắn liền với xu hướng
chung của mức độ tập trung tư bản, là điều kiện gián tiếp dẫn tới độc quyền.
7
Suy thoái về kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản, một số sống
sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung
sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập
trung sản xuất. Những nhà tư bản lớn với nhiều tài lực đã thâu tóm sản phẩm của ngành,
khiến rối loạn quá trình sản xuất và lưu thông.
c) Mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động tăng cao
Trong khi một khối lượng khổng lồ của cải bị tiêu hủy thì hàng hiệu người lao
động lâm vào tình cảnh đói khổ. Hàng triệu người lao động làm thuê bị mất việc làm. Lợi
dụng tình hình thất nghiệp gia tăng, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng
cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ, tăng thời gian lao động. Từ đó, bất công xã hội gia
tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và mâu thuẫn xã hội nảy sinh.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch bệnh COVID-19 đã làm
chao đảo nền kinh tế thế giới, khiến số lượng thất nghiệp toàn cầu dư kiến duy trì ở mức
cao ít nhất đến 2023. Khoảng 52 triệu người mất việc làm trong năm 2022, tăng gấp đôi
dự đoán đưa ra từ tháng 5/2021. Các nhóm lao động và các quốc gia đều bị tác động ở
mức độ khác nhau bởi cuộc khủng hoảng lao động. Tình trạng này được cảnh báo sẽ làm
tình trạng bất bình đẳng thêm sâu sắc và làm suy yếu cơ cấu kinh tế, tài chính xã hội,
khiến các nước có thể cần nhiều năm để có thể khắc phục thiệt hại và hệ quả của chúng.
d) Đẩy mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, hai giai cấp tư sản và vô sản đối lập nhau về mặt
lợi ích. Khi khủng hoảng nổ ra, sự căng thẳng của hai giai cấp càng nâng lên, khi quần
chúng nhân dân lao động lâm vào nghèo đói, bị bóc lột sức lao động và ép làm quá giừo,
trng họ nảy sinh ý thức đấu tranh, lật đổ giai cấp. Từ đó việc đẩy mạnh việc đấu tranh giai
cấp một cách mạnh mẽ. Cùng lúc, khi suy thoái kinh tế kéo dài, sự tập trung tư liệu sản
xuất vào tay tư bản làm xung đột lợi ích, cạnh tranh bề phân chia các nguồn lực. Mác tin
rằng, cuộc xung đột giai cấp này sẽ dẫn tới việc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản để biến tài
sản tư nhân thành sở hữu chung.
6. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mang
tính chu kỳ, là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng
hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau, thường kéo dài từ 8 đến 12 năm. Theo Mác,
tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế bao gồm bốn giai đoạn theo thứ tự lần lượt: khủng
hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.
8
Khủng hoảng: là giai đoạn khởi đầu của một chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn này,
hàng hóa tồn kho, dư thừa, hoạt động thương mại rối loạn, xí nghiệp đóng cửa, giá cả sụt
giảm, tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói tăng cao đột biến. Đặc biệt, sau đó là sự xuất hiện
của lạm phát cao và đình trệ kinh tế do khủng hoảng kinh tế. Lực lượng sản xuất bị tàn
phá và tan rã, tư bản không còn khả năng chi trả và thanh toán các khoản nợ dẫn đến phá
sản. Đây cũng là giai đoạn mà các mẫu thuẫn kinh tế biểu hiện dưới hình thức xung đột
dữ dội.
Tiêu điều: ở giai đoạn này, sản xuất bị đình trệ, tuy không còn sụt giảm nghiêm
trọng nhưng cũng không tăng lên, vẫn luôn giậm chân tại chỗ, thương nghiệp đình đốn,
hàng hóa bị bán phá giá,... Để giải quyết tình trạng này, các nhà tư bản chấp nhận mọi
cách để giảm chi phí hàng hóa, hạ thấp tiền công nhưng tăng giờ làm việc, tăng cường độ
lao động của công nhân để có thể lấy lại lãi trong quá trình sản xuất trong khi hàng hóa
vẫn bị bán ra trong tình trạng hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư
liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền
kinh tế.
Phục hồi: đây là quá trình tái cơ cấu, thúc đẩy năng suất lao động để vượt qua giai
đoạn kinh tế khó khăn. Các nhà xưởng được mở rộng và phát triển sản xuất, mức sản xuất
dần trở về quỹ đạo, vật giá tăng lên, lượng lao động thất nghiệp dần được thu hút, tư bản
“hồi sinh” một cách tích cực.
Hưng thịnh: là giai doạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ
trước đã đạt dược. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được mở rộng
và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất
lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh
tế mới.
II. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam
1. Tình hình kinh tế ở Việt Nam
Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố vào
27/09/2021, đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe, tuy nhiên hệ lụy của
nó không chỉ về mạng sống con người. Nó là thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất, thậm
chí còn sâu rộng và để lại hậu quả hơn cả cuộc đại suy thoái, cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008-2009.
9
Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ tăng trưởng, tăng thị trường việc làm và
thu nhập của người lao động cho những hộ gia đình, những hộ kinh doanh trong tình thế
khó khăn để đảm bảo ngăn chặn lạm phát và những tác động tiêu cực đến cán cân thanh
toán. Trong khi ở khu vực Đông Nam Á, chỉ tiêu bổ sung cho y tế và an sinh xã hội dao
động từ mức cao là 18% GDP ở Singapore đến 0% ở Lào. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF), Việt Nam đã tăng chỉ tiêu cho y tế vần sinh xã hội lên 2% GDP từ tháng 1 năm
2020 đến tháng 6/2021. Mục tiêu của chính sách này để hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn trong trường hợp kéo dài thời gian giãn cách xã hội và đồng thời để duy
trì tiêu dùng trong nước.
Do các gia đình giảm bớt chi tiêu trong thời kỳ đại dịch từ khi COVID-19 bùng nổ
nên tiêu dùng đóng góp tương đối ít trong tăng trưởng sản lượng. Tuy tiêu dùng đã dần
phục hồi và thích nghi trong năm 2021, việc cắt giảm chi tiêu là điều bắt buộc do không
thể tiêu dùng theo kế hoạch. Điều này ảnh hưởng tới thu nhập của các công ty nội địa sản
xuất, vận chuyển và kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ này.
2. Vận dụng các biện pháp của Mác vào nền kinh tế Việt Nam
Trước những diễn biến bất ổn của nền kinh tế hiện nay, Chính phủ đã xác định
nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm là “nỗ lực tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy
sản xuất – kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an
sinh xã hội”.
a) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Trong bối cảnh phải chịu tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ ban hành
các giải pháp chính sách tài khóa đề phòng, chống dịch đồng thời tháo gỡ khó khăn, hỗ
trợ doanh nghiệp. Trong đó các giải pháp về miễn, giảm thuế gồm: giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp đối với doanh nghiệp, tổ chức, trong đó miễn giảm lên tới trên 30
loại phí, lệ phí trong năm 2021. Dự kiến, nhà nước sẽ duy trì và tăng quy mô gói hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp với tổng giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được
miễn giảm, gia hạn năm 2021 khoảng 144 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền gia hạn
khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn giảm khoảng 24,6 nghìn tỷ đồng (Theo Cổng
thông tin điện tử Bộ Tài chính)… và con số lớn hơn trong năm 2022. (Hình 1)
10
Hnh 1. Một số chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2022.
b) Đầu tư công
Trong thời gian tới, đầu tư công vẫn là bệ đỡ chính cho tăng trưởng kinh tế. Cần
đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, chú trọng đầu tư vào những dự án còn chậm
trễ giải ngân, đặc biệt là những dự án có quy mô lớn, quan trọng và có tính đột phá chiến
lược về kết cấu hạ tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế.
c) Chính sách an sinh xã hội
Chính phủ tích cực hỗ trợ người dân thông qua những chính sách an sinh xã hội,
trợ giúp những người bị tạm ngừng việc, người nghèo, hay những người bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh. Cần ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng trước khi
dịch bệnh tái bùng phát.
d) Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch nhằm dập dịch triệt để
Việc thực hiện tốt phòng ngừa lây lan của dịch bệnh để dịch không tái bùng phát,
tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại. Đồng thời, chỉ
khi đẩy lùi đại dịch triệt để, kinh tế mới có thể khôi phục toàn diện và phát triển.
11
e) Thúc đẩy phát triển công nghệ và công nghệ thông tin
Việc đổi mới, sáng tạo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vô cùng quan
trọng, giúp tăng trưởng kinh tế đồng thời cải thiện đời sống người dân. Từ đó xây dựng
Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, sẵn sàng đối mặt với dịch bệnh và nhanh chóng
phục hồi.
3. Kết luận
Đại dịch COVID-19 với xu hướng bùng phát và lây lan nghiêm trọng ra cộng đồng
đang làm trầm trọng thêm xu hướng suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế
Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới, công
tác quản lý hành chính của Chính phủ đã đạt được những bước thành công đầu. Những
nội dung cần triển khai trong thời gian tới là: khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng
thời phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm và đời sống đối với người lao động.
12
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác
2. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM220469
3. https://vietnambiz.vn/khung-hoang-kinh-te-tu-ban-chu-nghia-capitalist-economic-
crisis-la-gi-20191024190439993.htm
4. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/
5. https://thuonghieucongluan.com.vn/chinh-sach-tai-khoa-khoan-thu-suc-dan-ho-
tro-tich-cuc-cho-tang-truong-kinh-te-a181359.html (Hình 1)
13
| 1/13

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: “Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về khủng hoảng kinh tế và liên
hệ với thực tiễn ở Việt Nam”
Họ và tên sinh viên: Vũ Anh Đức Mã SV: 11221419
Lớp tín chỉ: LLNL1106(222)TT_06 Số thứ tự: 17
Hà Nội, tháng 4 năm 2023 1 Lời mở đầu
Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trong những năm gần đây và những biến
động lớn trên toàn thế giới, bao gồm: chiến tranh, mẫu thuẫn của các nước lớn, trung tâm
kinh tế lớn đã mang lại nhiều thách thức, khó khăn chưa từng có tiền lệ, làm lay chuyển
và biến động nền kinh tế toàn cầu. Đứng trước những nguy cơ kể trên, Việt Nam và nhiều
nền kinh tế khác phải chịu tác động đáng kể.
Ta có thể kể đến những cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ như: khủng hoảng
hoa Tulip năm 1636-1637; đại khủng hoảng 1929-1939; cú sốc giá dầu OPEC năm 1973;
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997; hay cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008, tất cả đều mang sức ảnh hưởng lớn khiến các nền kinh tế mất nhiều thời gian và tài
sản để phục hồi sau khủng hoảng. Đây cũng chính là mặt trái luôn xuất hiện trong sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản, thậm chí còn mang tính chu kỳ, từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác.
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về khủng
hoảng kinh tế và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” để có thể tìm hiểu sâu và khai thác
những khía cạnh của vấn đề này. 2 Mục lục I. Lý lu n c ậ a Ch ủ nghĩa Mác Lêni ủ
n vêề khủ ng hoả ng kinh têế..........................................4
2. Biểu hiệ n..............................................................................................................................................4
4. Nguyên nhân của khủ ng hoả ng kinh têế................................................................................................6
5. Hậu quả củ a khủ ng hoả ng kinh têế........................................................................................................7 6. Chu kỳ c a
ủ khủ ng hoả ng kinh têế..........................................................................................................8 II. Liên h th ệ ự c têễn vớ i Vi ệ t Nam
................................................................................9
1. Tình hình kinh têế ở Việ t Nam...............................................................................................................9
2. Vận dụ ng các biệ n pháp củ a Mác vào nêền kinh têế Việ t Nam.............................................................10
3. Kêết luận.............................................................................................................................................. 12
Tài liệ u tham khả o..................................................................................................... 13 3
I. Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về khủng hoảng kinh tế.
1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế được định nghĩa trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác
Lênin là để đề cập đến quá trình tái sản xuất đang tạm thời bị suy sụp, cũng chính là
khoảng thời gian biến chuyển sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Khi đó, tình trạng nền
kinh tế của một quốc gia bị suy thoái đột ngột về tổng sản lượng hoặc tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) thực tế. Kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế là sự sụt giảm thu nhập
thực tế trên đầu người và gia tăng tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói.
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khủng hoảng kinh tế tồn tại dưới hình thức
khủng hoảng sản xuất “thừa”. Đây là một giai đoạn của chu kỳ của tư bản chủ nghĩa, khi
hàng hóa sản xuất thừa so với nhu cầu, với khả năng thanh toán của người tiêu dùng,
không phải “thừa” so với cầu thực tế của xã hội, khiến tái sản xuất bị rối loạn. Khủng
hoảng thừa mang sức tàn phá nặng nề, khiến cho tài chính đất nước kiệt quệ, công nhân
thất nghiệp, nhà máy đóng cửa, lạm phát cao khiến người dân khốn khổ, nghèo đói.
Mác Lênin từng viết: “Cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”. Theo quan
điểm của ông, khủng hoảng là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân sâu xa của
khủng hoảng kinh tế là mâu thuẫn cơ bản giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. 2. Biểu hiện
Ngay từ khi tiền tệ xuất hiện tỏng sản xuất hàng hóa giản đơn, nó đã mang mầm
mống cho sự khủng hoảng. Đến chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hóa
cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi, và được biểu hiện rõ ràng và cụ thể như sau:
a) Hệ thống tín dụng rối loạn
Trong hệ thống tín dụng, các doanh nghiệp vay nợ lẫn nhau, tín dụng xuất hiện
cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và quan hệ trao đổi hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu
điều hòa vốn trong xã hội, quá trình tái sản xuất duy tín dụng và lưu thông. Tuy nhiên, do
sự ảnh hưởng của biến động thị trường khiến giá cả giảm mạnh, hàng hóa tồn kho càng
nhiều, mua bán ngưng trệ,.. khiến thị trường tín dụng khan hiếm. Điều này tác động mạnh
đến thị trường kinh tế, từ đó khiến khủng hoảng nảy sinh.
b) Hệ thống tài chính khó khăn, mất khả năng cung ứng nguồn lực 4
Nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể dẫn tới
suy thoái hệ thống tài chính, cũng có thể đến những khó khăn như vòng quay vốn chậm,
dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... Các nguồn lực cung ứng dần trở nên
khan hiếm, thậm chí doanh nghiệp mất khả năng cung ứng nguồn lực, từ đó khiến các
doanh nghiệp sụp đổ, hàng hóa không đủ với cầu,...
c) Bất ổn, mất cân đối trong sản xuất
Muốn thực hiện được sản phẩm trong xã hội tư bản chủ nghĩa thì đòi hỏi phải có
sự phân phối cân đối giữa các ngành sản xuất. Lê-nin từng nhấn mạnh: “Ngay cả khi tái
sản xuất và lưu thông của toàn bộ tư bản xã hội được tiến hành đều đặn và có tỷ lệ một
cách lý tưởng, mâu thuẫn giữa sự phát triển của nền sản xuất và những giới hạn của sự
tiêu dùng cũng không tránh được. Huống hồ trong thực tế, quá trình thực hiện không diễn
ra qua những khó khăn, biến động, khủng hoảng.”
d) Các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỉ giá biến động mạnh và khó kiểm soát
Việc hệ thống tín dụng và ngoại thương mở rộng khiến tình trạng đầu cơ tích trữ
trở thành một vấn nạn lớn, lạm phát tăng cao,... Từ đó giá cả tăng vọt, vượt quá khả năng
thanh toán của người tiêu dùng khiến hàng hóa tồn đọng, hiện tượng sản xuất thừa ngày
càng trở nên nghiêm trọng. Khi giá sản phảm leo thang quá cao và kéo dài trong một thời
gian do một số người đầu cơ tích trữ với hy vọng bán được hàng hóa với mức giá cao hơn
ở một thời gian sau sẽ gây lũng đoạn thị trường. Nếu đầu cơ tích trữ bị đẩy lên cao như
“bong bóng” rất dễ dẫn đến sụp đổ giá trị tài sản. Một minh chứng nổi bật của hình thức
khủng hoảng này là sự kiện khủng hoàng Hoa tulip Hà Lan thế kỉ 17 hay vụ sụp đổ của
thị trường chứng khoán phố Wall năm 1929.
e) Dư thừa các loại giấy tờ có giá
Việc phát hành giấy thông qua số lượng cần thiết để lưu thông sẽ gây ra lạm phát.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn do sự dư thừa của tư bản tiền tệ trong các hệ
thống các ngân hàng. Sự di chuyển của các dòng vốn giữa các quốc gia gây ra tình trạng
thiếu tiền ở thị trường này nhưng thừa tiền ở thị trường khác.
f) Dư thừa trái phiếu của Chính phủ
Khủng hoảng nợ công nổ ra khi lạm phát xảy ra, tình trạng dư thừa trái phiếu biến
những khoảng tiết kiệm cuối cùng của người dân trở thành tư bản. 5
4. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế
Mác coi khủng hoảng kinh tế như kết quả tất yếu của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng là do những mâu thuẫn trong lòng xã
hội tư bản, cốt lõi đến từ mẫu thuẫn giữa sự phát triển vượt trội của lực lượng sản xuất do
với tính chất chật hẹp của chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội,
được biểu hiện cụ thể như sau:
a) Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, có kế hoạch trong từng xí nghiệp với tình trạng sản
xuất vô Chính phủ trong toàn xã hội
Trong xí nghiệp, công nhân đổi lao động của mình lấy tư liệu sinh hoạt, làm theo
và phục vụ cho nhu cầu của tư bản. Còn trong xã hội. Khi các nhà tư bản tiến hành sản
xuất mà không nắm bắt được nhu cầu của xã hội, tỷ lệ cung và cầu sẽ dần bị rối loạn,
quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất cũng bị phá hủy và dẫn dến khủng hoảng kinh tế.
Ví dụ điển hình của khủng hoảng thừa, diễn ra nhiều vào sau cuộc cách mạng công
nghiệp Anh, khi mà máy móc dần thay thế cho sức lao động, điều này đã khiến cho công
nhân thất nghiệp hàng loạt, không có thu nhập. Trong khi đó hàng hóa sản xuất ra ngày
càng nhiều và họ không có tiền để mua những sản phẩm tiêu dùng đó.
b) Mâu thuẫn giữa xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn của chủ nghĩa tư bản với sức mua
của quần chúng lao động
Lợi nhuận siêu ngạch là điều mà các nhà tư bản luôn hướng tới và theo duổi, chính
vì vậy họ không ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao, cải tiến kỹ thuật để cạnh tranh với
đối thủ. Tuy nhiên quá trình đó đồng thời cũng là quá trình bần cùng hóa nhân dân lao
động, họ không thể mua hết hoặc không thể chi trả cho hàng hóa, từ đó khiến sức mua
của quần chúng giảm bớt, sức mua lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của sản xuất.
Dựa trên cơ sở lý luận và giá trị thặng dư, Mác cho rằng công nhân làm thuê luôn
sản xuất ra một lượng giá trị mà họ không thể nào mua hết được, đó chính là giá trị thặng
dư. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại trong chừng mực mà công nhân luôn phải
sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản hay cơ sở của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là
sự bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Do đó, sản xuất “thừa” là tình trạng hiển nhiên.
c) Mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động
Tư bản chủ nghĩa được cấu tạo từ hai yếu tố của sản xuất tách rời nhau: tư liệu sản
xuất tách rời người trực tiếp sản xuất. Sự tách rời đó biểu hiện rõ nhất trong khủng hoảng
kinh tế. Trong khi tư liệu sản xuất thừa thãi bị bỏ quên, chất đống trong kho, mục nát dần
thì người lao động lại không có việc làm. Khi hai yếu tố tư liệu sản xuất và người sản 6
xuất không kết hợp với nhau thì guồng máy sản xuất của tư bản chủ nghĩa sẽ bị tê liệt, ngưng hoạt động.
d) Yếu tố “ngoại sinh”
Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh cũng có thể là hai yếu tố trực tiếp dẫn tới khủng
hoảng kinh tế. Có thể kể đến chiến tranh thế giới II, cuộc chiến đã tàn phá hoàn toàn nền
kinh tế toàn cầu, khiến sản lượng sa sút. Hiện nay, ở một số quốc gia vẫn thường xảy ra
chiến tranh, nội chiến khiến nền kinh tế suy giảm trầm trọng.
5. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế quốc gia và cả thế giới phải
hứng chịu những hậu quả to lớn:
a) Các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng của mỗi quốc gia đều sụt giảm mạnh
Dưới tác động của khủng hoảng tài chính và những cuộc suy thoái toàn cầu, các
hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại, đầu tư và tiêu dùng đều suy giảm, thậm chí
có thể lâm vào tình trạng phá sản cấp quốc gia.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỉ giá biến động mạnh, khó kiểm soát, các
cân đối vĩ mô bị phá vỡ khiến đồng tiền mất giá, một số thị trường có ảnh hưởng, lan tỏa
lớn như thị trường bất động sản, chứng khoán bước vào giai đoạn căng thẳng hoặc suy
thoái. Nhiều doanh nghiệp, ngân hàng và các định chế tài chính phá sản, tình trạng mất
việc làm và thất nghiệp tăng cao, hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo, từ đó rối loạn
và xung đột xã hội nảy sinh, bạo loạn và chiến tranh xuất hiện.
Có thể kể tới cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 1929-1933
là nguyên nhân chủ nghĩa phát-xít phát sinh trong thập niên 30 của thế kỷ XX và là
nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới II tàn khốc. Hậu quả của cuộc khủng
hoảng này và của Chiến tranh thế giới II là nhiều chế độ đã bị sụp đổ, nhiều nền kinh tế
đã bị tan rã. Sản lượng công nghiệp của toàn thế giới giảm 20% ở Mỹ, hầu hết các ngân
hàng phá sản, các thị trường chứng khoán, bất động sản tan vỡ và sụp đổ, con số thất
nghiệp cũng tăng đáng kể, lên tới 30%.
b) Xuất hiện các nhà độc quyền
Khủng hoảng kinh tế nổ ra có thể là thời cơ để các nhà tư bản lớn trục lợi, thu
được nhiều lợi ích. Các cuộc khủng hoảng dẫn tới tích tụ tư bản, gắn liền với xu hướng
chung của mức độ tập trung tư bản, là điều kiện gián tiếp dẫn tới độc quyền. 7
Suy thoái về kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản, một số sống
sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung
sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập
trung sản xuất. Những nhà tư bản lớn với nhiều tài lực đã thâu tóm sản phẩm của ngành,
khiến rối loạn quá trình sản xuất và lưu thông.
c) Mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động tăng cao
Trong khi một khối lượng khổng lồ của cải bị tiêu hủy thì hàng hiệu người lao
động lâm vào tình cảnh đói khổ. Hàng triệu người lao động làm thuê bị mất việc làm. Lợi
dụng tình hình thất nghiệp gia tăng, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng
cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ, tăng thời gian lao động. Từ đó, bất công xã hội gia
tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và mâu thuẫn xã hội nảy sinh.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch bệnh COVID-19 đã làm
chao đảo nền kinh tế thế giới, khiến số lượng thất nghiệp toàn cầu dư kiến duy trì ở mức
cao ít nhất đến 2023. Khoảng 52 triệu người mất việc làm trong năm 2022, tăng gấp đôi
dự đoán đưa ra từ tháng 5/2021. Các nhóm lao động và các quốc gia đều bị tác động ở
mức độ khác nhau bởi cuộc khủng hoảng lao động. Tình trạng này được cảnh báo sẽ làm
tình trạng bất bình đẳng thêm sâu sắc và làm suy yếu cơ cấu kinh tế, tài chính xã hội,
khiến các nước có thể cần nhiều năm để có thể khắc phục thiệt hại và hệ quả của chúng.
d) Đẩy mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, hai giai cấp tư sản và vô sản đối lập nhau về mặt
lợi ích. Khi khủng hoảng nổ ra, sự căng thẳng của hai giai cấp càng nâng lên, khi quần
chúng nhân dân lao động lâm vào nghèo đói, bị bóc lột sức lao động và ép làm quá giừo,
trng họ nảy sinh ý thức đấu tranh, lật đổ giai cấp. Từ đó việc đẩy mạnh việc đấu tranh giai
cấp một cách mạnh mẽ. Cùng lúc, khi suy thoái kinh tế kéo dài, sự tập trung tư liệu sản
xuất vào tay tư bản làm xung đột lợi ích, cạnh tranh bề phân chia các nguồn lực. Mác tin
rằng, cuộc xung đột giai cấp này sẽ dẫn tới việc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản để biến tài
sản tư nhân thành sở hữu chung.
6. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mang
tính chu kỳ, là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng
hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau, thường kéo dài từ 8 đến 12 năm. Theo Mác,
tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế bao gồm bốn giai đoạn theo thứ tự lần lượt: khủng
hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. 8
Khủng hoảng: là giai đoạn khởi đầu của một chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn này,
hàng hóa tồn kho, dư thừa, hoạt động thương mại rối loạn, xí nghiệp đóng cửa, giá cả sụt
giảm, tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói tăng cao đột biến. Đặc biệt, sau đó là sự xuất hiện
của lạm phát cao và đình trệ kinh tế do khủng hoảng kinh tế. Lực lượng sản xuất bị tàn
phá và tan rã, tư bản không còn khả năng chi trả và thanh toán các khoản nợ dẫn đến phá
sản. Đây cũng là giai đoạn mà các mẫu thuẫn kinh tế biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.
Tiêu điều: ở giai đoạn này, sản xuất bị đình trệ, tuy không còn sụt giảm nghiêm
trọng nhưng cũng không tăng lên, vẫn luôn giậm chân tại chỗ, thương nghiệp đình đốn,
hàng hóa bị bán phá giá,... Để giải quyết tình trạng này, các nhà tư bản chấp nhận mọi
cách để giảm chi phí hàng hóa, hạ thấp tiền công nhưng tăng giờ làm việc, tăng cường độ
lao động của công nhân để có thể lấy lại lãi trong quá trình sản xuất trong khi hàng hóa
vẫn bị bán ra trong tình trạng hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư
liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.
Phục hồi: đây là quá trình tái cơ cấu, thúc đẩy năng suất lao động để vượt qua giai
đoạn kinh tế khó khăn. Các nhà xưởng được mở rộng và phát triển sản xuất, mức sản xuất
dần trở về quỹ đạo, vật giá tăng lên, lượng lao động thất nghiệp dần được thu hút, tư bản
“hồi sinh” một cách tích cực.
Hưng thịnh: là giai doạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ
trước đã đạt dược. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được mở rộng
và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất
lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
II. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam
1. Tình hình kinh tế ở Việt Nam
Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố vào
27/09/2021, đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe, tuy nhiên hệ lụy của
nó không chỉ về mạng sống con người. Nó là thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất, thậm
chí còn sâu rộng và để lại hậu quả hơn cả cuộc đại suy thoái, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. 9
Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ tăng trưởng, tăng thị trường việc làm và
thu nhập của người lao động cho những hộ gia đình, những hộ kinh doanh trong tình thế
khó khăn để đảm bảo ngăn chặn lạm phát và những tác động tiêu cực đến cán cân thanh
toán. Trong khi ở khu vực Đông Nam Á, chỉ tiêu bổ sung cho y tế và an sinh xã hội dao
động từ mức cao là 18% GDP ở Singapore đến 0% ở Lào. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF), Việt Nam đã tăng chỉ tiêu cho y tế vần sinh xã hội lên 2% GDP từ tháng 1 năm
2020 đến tháng 6/2021. Mục tiêu của chính sách này để hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn trong trường hợp kéo dài thời gian giãn cách xã hội và đồng thời để duy
trì tiêu dùng trong nước.
Do các gia đình giảm bớt chi tiêu trong thời kỳ đại dịch từ khi COVID-19 bùng nổ
nên tiêu dùng đóng góp tương đối ít trong tăng trưởng sản lượng. Tuy tiêu dùng đã dần
phục hồi và thích nghi trong năm 2021, việc cắt giảm chi tiêu là điều bắt buộc do không
thể tiêu dùng theo kế hoạch. Điều này ảnh hưởng tới thu nhập của các công ty nội địa sản
xuất, vận chuyển và kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ này.
2. Vận dụng các biện pháp của Mác vào nền kinh tế Việt Nam
Trước những diễn biến bất ổn của nền kinh tế hiện nay, Chính phủ đã xác định
nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm là “nỗ lực tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy
sản xuất – kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội”.
a) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Trong bối cảnh phải chịu tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ ban hành
các giải pháp chính sách tài khóa đề phòng, chống dịch đồng thời tháo gỡ khó khăn, hỗ
trợ doanh nghiệp. Trong đó các giải pháp về miễn, giảm thuế gồm: giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp đối với doanh nghiệp, tổ chức, trong đó miễn giảm lên tới trên 30
loại phí, lệ phí trong năm 2021. Dự kiến, nhà nước sẽ duy trì và tăng quy mô gói hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp với tổng giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được
miễn giảm, gia hạn năm 2021 khoảng 144 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền gia hạn
khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn giảm khoảng 24,6 nghìn tỷ đồng (Theo Cổng
thông tin điện tử Bộ Tài chính)… và con số lớn hơn trong năm 2022. (Hình 1) 10
H nh 1. Một số chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2022. b) Đầu tư công
Trong thời gian tới, đầu tư công vẫn là bệ đỡ chính cho tăng trưởng kinh tế. Cần
đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, chú trọng đầu tư vào những dự án còn chậm
trễ giải ngân, đặc biệt là những dự án có quy mô lớn, quan trọng và có tính đột phá chiến
lược về kết cấu hạ tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế.
c) Chính sách an sinh xã hội
Chính phủ tích cực hỗ trợ người dân thông qua những chính sách an sinh xã hội,
trợ giúp những người bị tạm ngừng việc, người nghèo, hay những người bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh. Cần ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng trước khi
dịch bệnh tái bùng phát.
d) Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch nhằm dập dịch triệt để
Việc thực hiện tốt phòng ngừa lây lan của dịch bệnh để dịch không tái bùng phát,
tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại. Đồng thời, chỉ
khi đẩy lùi đại dịch triệt để, kinh tế mới có thể khôi phục toàn diện và phát triển. 11
e) Thúc đẩy phát triển công nghệ và công nghệ thông tin
Việc đổi mới, sáng tạo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vô cùng quan
trọng, giúp tăng trưởng kinh tế đồng thời cải thiện đời sống người dân. Từ đó xây dựng
Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, sẵn sàng đối mặt với dịch bệnh và nhanh chóng phục hồi. 3. Kết luận
Đại dịch COVID-19 với xu hướng bùng phát và lây lan nghiêm trọng ra cộng đồng
đang làm trầm trọng thêm xu hướng suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế
Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới, công
tác quản lý hành chính của Chính phủ đã đạt được những bước thành công đầu. Những
nội dung cần triển khai trong thời gian tới là: khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng
thời phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm và đời sống đối với người lao động. 12 Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác 2. https://mof.gov
.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh? dDocName=MOFUCM220469 3.
https://vietnambiz.vn/khung-hoang-kinh-te-tu-ban-chu-nghia-c apitalist-economic-
crisis-la-gi-20191024190439993.htm 4.
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ 5.
https://thuonghieucongluan.com.vn/chinh-sach-t ai-khoa-khoan-thu-suc-dan-ho-
tro-tich-cuc-cho-tang-truong-kinh-te-a181359.html (Hình 1) 13