-
Thông tin
-
Quiz
Ảnh hưởng của đạo phật đến nền văn hóa Việt Nam.Địa phương liên hệ Đồng Bằng Sông Cửu Long | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo mà còn là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Việt Nam.Theo thống kê số liệu mới nhất người Việt theo đạo phật chiến 60% tổng số các tín đồ theo đạo tại Việt Nam.Từ lâu tư tưởng, văn hóa, bản sắc của đạo phật đã thấm nhuần vào máu của tín đồ Việt Nam từ rất lâu về trước từ khi vào Việt Nam, Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Ảnh hưởng của đạo phật đến nền văn hóa Việt Nam.Địa phương liên hệ Đồng Bằng Sông Cửu Long | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo mà còn là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Việt Nam.Theo thống kê số liệu mới nhất người Việt theo đạo phật chiến 60% tổng số các tín đồ theo đạo tại Việt Nam.Từ lâu tư tưởng, văn hóa, bản sắc của đạo phật đã thấm nhuần vào máu của tín đồ Việt Nam từ rất lâu về trước từ khi vào Việt Nam, Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Lý do chọn đề tài
Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo mà còn là một phần không thể thiếu trong nền
văn hóa Việt Nam.Theo thống kê số liệu mới nhất người Việt theo đạo phật chiến
60% tổng số các tín đồ theo đạo tại Việt Nam.Từ lâu tư tưởng, văn hóa, bản sắc
của đạo phật đã thấm nhuần vào máu của tín đồ Việt Nam từ rất lâu về trước từ khi
vào Việt Nam, Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt
Nam. Vì các triết lý Phật giáo xuất phát từ tâm tư và nguyện vọng, với lối sống từ
bi hỷ xả với phong cách , châm ngôn là sống rất thiện lành khiến cho con người
cảm thấy an yên, thanh tịnh, bao dung va từ bi cũng vì thế mà ảnh hương của đạo
phật được xem là tín ngưỡng có số lượng người theo Phật tăng tăng. Những ảnh
hưởng của tư tưởng Phật giáo ăn sâu vào đời sống của đại đa số người dân Việt
Nam đặc biệt là ở đồng bằng Sông Cửu LOng vì không chỉ từ trong giai đoạn đầu
của lịch sử dân tộc khoảng TK II SCN mà còn ngay cả cuộc sống ngày nay. Vì vậy
việc tìm hiểu về Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối văn hóa Việt Nam được
xem là chủ đề hot khiến chúng em thật sự tò mò và muốn đi tìm hiểu về nó, về
hành trình du nhập cũng như ảnh hương của nó như nào đối với tín những địa
phương.Từ đó định hình được phần quan trọng trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Và Chúng em xin chọn Đồng bằng Sông Cửu Long làm địa phương liên hệ vì có
thể nói nơi đây mặc dù có rất nhiều bản sắc dân tộc như Kinh Chăm ,Hoa nhưng
đặc biệt nhất đa số dân cư nơi đây theo đạo phật đặc biệt là khơ me chiếm tỉ số cao
trong địa phận sinh sống này.Ta có thể thấy Đồng bằng sông Cửu Long, với cộng
đồng Khmer đông đảo, là một vùng đất có sự giao thoa đặc biệt giữa Phật giáo
Nam Tông và văn hóa bản địa. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến văn
hóa Việt Nam, đặc biệt tại vùng ĐBSCL và cộng đồng Khmer, sẽ giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam, đồng thời khám
phá những giá trị chung và riêng biệt trong đời sống tinh thần của người dân các
vùng miền. Và đó là lý do chúng em chọn đề tài này “Ảnh hưởng của đạo phật đến
nền văn hóa Việt Nam.Địa phương liên hệ Đồng Bằng Sông Cửu Long ” Lịch sử vấn đề
Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 2 hoặc 3 sau
Công nguyên. Từ đó, Đạo Phật đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần
không thể thiếu của nền văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, tại vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) và cộng đồng người Khmer, Đạo Phật có ảnh hưởng sâu sắc, không chỉ
trong tôn giáo mà còn trong đời sống văn hóa, xã hội và nghệ thuật
Vùng ĐBSCL là nơi có dân cư đông đúc với đa dạng các dân tộc, trong đó người
Khmer chiếm một tỉ lệ đáng kể. Người Khmer tại đây theo Đạo Phật Nam tông từ
lâu đời, và Đạo Phật đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của họ.
1.1 Khái quát về đạo phật
Đạo Phật, hay còn gọi là Phật giáo, là một tôn giáo và triết lý ra đời từ Ấn Độ
khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhartha
Gautama) (si đa thơ gau ta ma) sáng lập.
Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước
công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà
Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và
hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn
nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm
xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau
khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử
nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con
người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và
thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không
đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô
thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là
ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.1
1 Đức, T. N. Q. (n.d.). Truyện Phật thích ca. Trang Nhà Quảng Đức.
https://quangduc.com/a32948/truyen-phat-thich-ca
Phật giáo hoạt động và tồn tại đến bây giờ đều dựa trên những giáo lý:2
Tứ Diệu Đế (Bốn chân lý cao quý): Tứ Diệu Đế là nền tảng của giáo lý Phật giáo,
là những chân lý cơ bản mà Đức Phật đã giác ngộ và truyền dạy.
Khổ Đế: Tất cả chúng sinh đều phải chịu khổ. Khổ ở đây không chỉ là đau khổ về
thể xác mà còn là khổ đau về tinh thần, khổ đau của sự sống và cái chết. Đức Phật
chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp những điều đau khổ.
Ngài đã khái quát cái khổ của con người thành 8 loại khổ (bát khổ):Sinh (sinh ra
đời và tồn tại cũng phải trải qua những đau khổ). Lão (tuổi già sức yếu là
khổ).Bệnh (đau ốm là khổ).Tử (chết là khổ).Ái biệt ly khổ (những người thân yêu
phải xa nhau là khổ).Oán tăng hội khổ (những người có oán thù mà phải gặp gỡ
cũng khổ).Cầu bất đắc khổ (điều mong cầu không toại nguyện là khổ). "Ngũ ấm xí
thịnh khổ" (thân ngũ đại của con người được gọi là thân ngũ ấm, đó là: sắc ấm, thọ
ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Thân ngũ đại của con người luôn bị chi phối,
khổ sở bởi luật vô thường, bởi thất tình, lục dục lôi cuốn… làm cho khổ sở).
Tập Đế: Khổ được sinh ra từ những nguyên nhân, những nhân tố gây ra khổ đau.
Đó là những tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn..
Diệt Đế: Khổ có thể chấm dứt, có thể diệt trừ. Niết bàn chính là trạng thái giải
thoát hoàn toàn khỏi khổ đau.
Đạo Đế: là những phương pháp Đức Phật hướng dẫn để chúng sinh thực hành diệt
khổ, được vui. Đây là phần quan trọng nhất trong Tứ diệu đế, vì khi biết rõ đau
khổ, nguyên nhân của đau khổ, mong muốn được thoát khổ để đạt đến cảnh giới an
vui nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy thì
không giải quyết được vấn đề và càng thêm đau khổ. Do đó, Đạo đế đã được Đức
Phật rất chú trọng, quan tâm để tuỳ căn cơ của chúng sinh mà phân tích cụ thể để
hướng dẫn mọi người thực hiện cho phù hợp với bản thân mình.
2 Những người đóng góp vào các dự án Wikimedia. (2024, September 10). Phật giáo.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o
Bát Chánh Đạo (Con đường tám nhánh): Bát Chánh Đạo là con đường thực hành
để đạt đến sự giác ngộ và giải thoát khỏi khổ đau. Đây là con đường trung đạo,
không cực đoan, không buông thả.
Chánh kiến: Hiểu đúng về cuộc sống, về bản chất của khổ đau, về con đường giải thoát..
Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng, tránh những suy nghĩ tiêu cực, sân hận, tham lam.
Chánh ngữ: Nói năng đúng, tránh nói dối, nói xấu, nói thề, nói ba hoa.
Chánh nghiệp: Hành động đúng, tránh sát sinh, trộm cắp, tà dâm
Chánh mệnh: Nghề nghiệp đúng, tránh những nghề nghiệp gây hại cho bản thân và người khác.
Chánh tinh tấn: Tinh tấn tu tập, không lười biếng, không nản chí.
Chánh niệm: Lúc nào cũng tỉnh giác, quan sát tâm mình, thân mình.
Chánh định: Tâm định tĩnh, tập trung, không bị phân tán
Thuyết Nhân Quả (Luân hồi):
Nhân quả nói rằng mọi hành động (nghiệp) đều dẫn đến hậu quả tương ứng, và
luân hồi là vòng quay của sự sống, chết và tái sinh dựa trên nghiệp lực. Các tông giáo chính3
Nguyên thủy( nam tông): Tôn trọng các kinh điển nguyên thủy, chú trọng vào việc
tu tập thiền định để đạt đến Niết bàn.
Đại thừa : Nhấn mạnh đến lòng từ bi, trí tuệ và sự cứu độ tất cả chúng sinh.
Mật Tông: Sử dụng các phương pháp tu tập bí truyền, như tụng chú, thiền định, và
các nghi thức để đạt đến giác ngộ nhanh chóng.
3 Sen, T. V. H. (n.d.). Chương bốn: Giáo lý căn bản của Phật giáo. THƯ VIỆN HOA SEN.
https://thuvienhoasen.org/a26670/chuong-bon-giao-ly-can-ban-cua-phat-giao Giá trị cốt lõi
Tính nhân bản: Phật giáo đề cao tình yêu thương, lòng từ bi, sự vị tha.
Trí tuệ: Phật giáo đề cao tình yêu thương, lòng từ bi, sự vị tha.
Giải thoát : Mục tiêu cuối cùng là giải thoát khỏi khổ đau, đạt đến Niết bàn
1.2 Sự du nhập Đạo Phật vào vùng ĐBSCL
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ II sau Công nguyên, thông qua
hai con đường chính: từ Ấn Độ qua đường biển và từ Trung Quốc qua đường
bộ.Thông qua giao lưu văn hoa ngoại thương các nhà sư đến việt nam giảng dạy từ
đó mà phật giáo hóa nhập vào tín ngưỡng địa phương
Phật giáo du nhập vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm, có thể từ thời
các vương quốc cổ như Phù Nam, Chăm Pa.Từ thế kỷ XVII đến XX, vùng đất
Nam bộ đã tiếp nhận nhiều thành phần, nhiều dân tộc, đặc biệt là người Việt, người
Hoa, người Khmer, người Chăm. Họ đến đây sinh sống với nhiều thời gian khác
nhau, và khi đến họ mang theo nhiều Tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó Phật giáo lại
ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với các tín ngưỡng cũng như các giáo phái bản địa của
cư dân vùng lúa nước này, do đó cộng đồng dân tộc chủ thể ở ĐBSCL đã tồn tại
nhiều hình thức thờ cúng rất phong phú và đa dạng. Tải liệu tham khảo 1.1
1 Giác Ngộ Online. (2024, June 27). Đạo Phật là gì? Giác Ngộ Online.
https://giacngo.vn/dao-phat-la-gi-post15131.html . Tham khảo ngày(30/10/2024)
2 Đôi nét về đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Copyright (C) 2019
ICTtuyenquang. https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-
ve-dao-Phat-va-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam.html . Tham khảo ngày(30/10/2024) 1.2
3 Báo Nhân Dân điện tử. (2022, December 20). Dân tộc Khơ-me. Báo Nhân Dân
Điện Tử. https://nhandan.vn/dan-toc-kho-me-post723889.html . Tham khảo ngày(30/10/2024)
4 Báo Nhân Dân điện tử. (2022, December 20). Dân tộc Khơ-me. Báo Nhân Dân
Điện Tử. https://nhandan.vn/dan-toc-kho-me-post723889.html . Tham khảo ngày(30/10/2024)
5 Tài liệu môn học Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Chương 3: Văn hoá tổ chức của
cộng đồng người Việt – Bài 3 Văn háo tinh thần của cộng đồng người Việt: Tôn
Giáo. Tham khảo ngày(30/10/2024)