-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ảnh hưởng của dòng tranh dân gian trung hoa đến tranh dân gian đông hồ của Việt Nam | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Ảnh hưởng của dòng tranh dân gian trung hoa đến tranh dân gian đông hồ của Việt Nam | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam vốn là hai nước láng giềng của nhau, đồng thời cũng vừa là bạn vừa là kẻ thù của nhau. Không chỉ có sự giống nhau về chính trị, mà văn hóa Trung Hoa cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam thông qua nhiều khía cạnh,lĩnh vực khác nhau. Trong đó, “Ảnh hưởng của dòng tranh dân gian Trung Hoa đến tranh dân gian Việt Nam” là một chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Ảnh hưởng của dòng tranh dân gian trung hoa đến tranh dân gian đông hồ của Việt Nam | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Ảnh hưởng của dòng tranh dân gian trung hoa đến tranh dân gian đông hồ của Việt Nam | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam vốn là hai nước láng giềng của nhau, đồng thời cũng vừa là bạn vừa là kẻ thù của nhau. Không chỉ có sự giống nhau về chính trị, mà văn hóa Trung Hoa cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam thông qua nhiều khía cạnh,lĩnh vực khác nhau. Trong đó, “Ảnh hưởng của dòng tranh dân gian Trung Hoa đến tranh dân gian Việt Nam” là một chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
TIỂU LUẬN CUỐ Ỳ I K
ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TRANH DÂN GIAN
TRUNG HOA ĐẾN TRANH DÂN GIAN
ĐÔNG HỒ CỦA VIỆT NAM
MÃ MÔN HỌC: IVNC320905_ 01
HỌC KỲ 3 – NĂM HỌC: 2023 - 2024
Nhóm thực hiện: M1_1A
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thùy Trang
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2024
DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NA M
HỌC KỲ 3, NĂM HỌC: 2023 - 2024
Tên nhóm tiểu luận: M1_1A
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thùy Trang
Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TRANH DÂN GIAN TRUNG HOA ĐẾN TRANH
DÂN GIAN ĐÔNG HỒ CỦA VIỆT NAM MÃ SỐ TỶ LỆ STT HỌ VÀ TÊN CHỮ KÝ SINH VIÊN HOÀN THÀNH 1 Nguyễn Hiếu Hạnh 23156013 100% Nguyễn Trúc 2 23156017 100% Huyền Trần Liễu Triệu 3 23156024 100% Mẫn Nguyễn Ngọc Kim 4 23156029 100% Ngân Võ Hoàng Tuyết 5 23156032 100% Ngân
Nhóm trưởng: Nguyễn Trúc Huyền – MSSV: 23156017 – SĐT: 0913001154 - Ghi chú: Tỷ lệ = 100%
Nhận xét của giáo viên:
..................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Ngày ............tháng......... năm...........
Giảng viên chấm điểm
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tranh phong cách nghệ thu t
ậ Trung Hoa ............................................................ 4
Hình 1.2 Tranh Đông Hồ - đàn gà mẹ con ............................................................................ 5
Hình 1.3. Tranh Đông Hồ - i chu đám cướ t
ộ ......................................................................... 7
Hình 1.4. Tranh Vũ Đinh - Thiên Ất ..................................................................................... 9
Hình 1.5. Tranh Đông Hồ - đàn gà mẹ con ........................................................................... 9
Hình 1.6. Tranh Đông Hồ - Gà d
ạ xướng ngũ canh hòa ...................................................... 9
Hình 1.7. Tranh Đông Hồ - Đàn lợn âm dương .................................................................. 10
Hình 2.1. Tranh Đông Hồ được thể hiện b ng ằ nhiều ch t
ấ liệu mới như bột, bút vẽ nét trên
màng điệp ............................................................................................................................... 14
Hình 2.2. Bao bì lấy c m h ả
ứng từ tranh Đông Hồ của thương hiệu Craft Beer .............. 15
Hình 2.3. Nhà thiết kế Vũ Lan Anh trong trang phục áo dài khắc họa hình ảnh
"Đám cưới chuột" ................................................................................................................. 16 Hình 2.4. Các b n tr ạ
ẻ trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ ...................................... 16
Hình 2.5. Tranh Đông Hồ ần trà" đượ "Th
c vẽ bằng Men chàm ...................................... 17 Hình 2.6. B
ộ đôi tranh "Vinh hoa - Phú quý" .................................................................... 18
Hình 2.7. Tranh dân gian Đông Hồ được du khách yêu thích .......................................... 20 Hình 2.8. Tri
ễn lãm "Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay"............................................ 22
Hình 2.9. Du khách nước ngoài bên bộ khuôn cổ tranh Đông H
ồ đã được hàng trăm
năm tuổi .................................................................................................................................. 22 Hình 2.10. Nhiều b n
ạ trẻ thích thú khi lần đầu được thử in tranh Đông Hồ t i
ạ triển lãm
“Sắc xuân” ............................................................................................................................. 23
Hình 2.11. Tranh Đông Hồ kết hợp vào lĩnh vực thời trang ............................................. 23
Hình 2.12. H c sinh tham gia tr ọ i nghi ả
ệm tại Trung tâm giao lưu văn hóa dân gian tranh
Đông Hồ .................................................................................................................................. 25 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRANH DÂN GIAN TRUNG HOA VÀ TRANH ĐÔNG HỒ ............................................ 3
1.1. Sơ lược vài nét tranh dân gian Trung Hoa và tranh dân gian Đông Hồ ................. 3
1.1.1. Lịch sử ảnh hưởng .................................................................................................. 3
1.2.1. Đặc điểm .................................................................................................................. 3
1.2. So sánh giữa tranh dân gian Trung Hoa và tranh Đông Hồ ..................................... 6
1.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng từ tranh dân gian Trung Hoa của tranh Đông Hồ ..... 6
1.2.2. Sự biến đổi và bản địa hóa .................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TRANH ĐÔNG HỒ CỦA VIỆT NAM: NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN
LỢI VÀ NHIỆM VỤ BẢO TỒN BẢN SẮC TRONG THỜI ĐẠI MỚI TRƯỚC SỰ ẢNH
HƯỞNG CỦA DÒNG TRANH DÂN GIAN TRUNG HOA ............................................. 14
2.1. Sự tiếp biến văn hóa của tranh Đông Hồ .................................................................. 14
2.1.1. Vai trò của tranh đông hồ trong xã hội đương đại .............................................. 14
2.1.2 Giá trị văn hóa và lịch sử ....................................................................................... 16
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế .................................................................... 19
2.3. Thách thức và giải pháp của dòng tranh Đông Hồ trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của dòng tranh dân gian Trung Hoa ................................................................................ 21
2.3.1. Thách thức ............................................................................................................. 21
2.3.2. Giải pháp................................................................................................................ 21
2.4. Bảo tồn và phát triển bản sắc mỹ thuật tranh Đông Hồ của Việt Nam trong thời đại
hội nhập .............................................................................................................................. 24
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Trung Qu c
ố và Việt Nam vốn là hai nước láng giềng của nhau, đồng thời cũng vừa là bạn v a là k ừ
ẻ thù của nhau. Không chỉ có sự giống nhau về chính trị, mà văn hóa Trung Hoa cũng có s
ự ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam thông qua nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau.
Trong đó, “Ảnh hưởng của dòng tranh dân gian Trung Hoa đến tranh dân gian Đông Hồ của
Việt Nam” là một chủ đề nghiên ứu c
có ý nghĩa thực tiễn và quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật dân gian.
Đề tài này cho phép tìm hiểu sâu sắc hơn về m i
ố quan hệ văn hóa - nghệ thuật gi a
ữ Việt Nam và Trung Qu c. ố Hai qu c
ố gia láng giềng này có lịch sử giao lưu văn hóa lâu đời,
và nghệ thuật dân gian là m t trong nh ộ
ững lĩnh vực thể hiện rõ nét sự giao thoa đó. Nghiên cứu
này cũng giúp làm rõ tính độc đáo và bản sắc của tranh dân gian Việt Nam. Mặc dù chịu sự ảnh
hưởng từ Trung Hoa, tranh Đông Hồ vẫn mang đậ ấ
m d u ấn và bản sắc riêng của văn hóa Việt.
Việc so sánh, đối chiếu sẽ giúp nhận diện rõ nét những yếu tố bản địa và yếu tố ngoại lai trong
tranh Đông Hồ. Đồng thời, việc tìm hiểu ảnh hưởng của tranh dân gian Trung Hoa đối với tranh
Đông Hồ có ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di ản s văn hóa. Kết quả nghiên c u có th ứ
ể đóng góp vào việc xây dựng chiến lược bảo t n, phát tri ồ ển nghề tranh Đông H ồ trong b i
ố cảnh hiện đại, đ ng ồ
thời tăng cường hiểu biết và đánh giá đúng giá trị c a ủ loại
hình nghệ thuật dân gian này.
2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên ứ
c u ảnh hưởng của tranh dân gian Trung Hoa i
đố với tranh Đông Hồ Việt Nam là m t
ộ chủ đề đã được quan tâm từ lâu trong giới nghiên c u ứ m
ỹ thuật và văn hóa học.
Điều này có thể được theo dõi từ lịch sử một nghìn năm Bắc thuộc. Sau khi kết ộ thúc m t thiên
niên kỉ bị đô hộ ấy, dù nước ta đã dành c
độ lập nhưng sự ảnh hưởng văn hóa vẫn kéo dài qua
từng giai đoạn lịch sử, các yếu t
ố nghệ thuật Trung Hoa dần dần thâm nhập vào nghệ thuật dân gian Việt Nam, bao g m ồ cả h i
ộ họa. Tranh dân gian Đông Hồ bắt đầu hình thành, mang đậm
dấu ấn văn hóa bản địa nhưng cũng chịu ảnh hưởng t
ừ nghệ thuật Trung Hoa. Tranh Đông Hồ
dần phát triển và đạt đến thời kì hoàng kim vào khoảng đầu thế kỉ 19 và cuối thế kỉ 20. Khoảng
thời gian này tranh Đông Hồ đã phát triển thành một phong cách riêng biệt, có sự kết hợp hài hòa gi a y ữ ếu t ngo ố
ại lai và bản địa tạo nên sức hấp dẫn độc đáo cho tranh Đông Hồ. 1
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thông qua nghiên c u tài li ứ ệu lịch s phát tri ử ển qua t ng th ừ ời kì
của tranh Đông Hồ, lịch s
ử liên quan đến giao lưu văn hóa Việt-Trung và phân tích các tài liệu, công trình nghiên c v
ứu đã công bố ề tranh dân gian Trung Hoa và tranh Đông Hồ. Ngoài ra, còn s
ử dụng phương pháp so sánh các đặc điểm về hình thức, n i ộ dung, kỹ thuật giữa
tranh dân gian Trung Hoa và tranh Đông Hồ, phân tích hình th c,
ứ các yếu tố tạo hình như đường
nét, màu sắc, bố cục cùng xem xét kỹ thuật in ấn, chất liệu sử dụng và quy trình sáng tạo ra dòng tranh Đông Hồ.
4. Đối tượng nghiên cứu và ph m vi nghiên c ạ ứu
Đối tượng nghiên cứu là s
ự ảnh hưởng của dòng tranh dân gian Trung Hoa lên dòng tranh
dân gian Đông Hồ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh ảnh hưởng của
dòng tranh dân gian Trung Hoa lên dòng tranh Đông Hồ như bối cảnh lịch s , phong ử cách sáng tác, k thu ỹ ật in ấn. 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA TRANH DÂN GIAN TRUNG HOA VÀ TRANH ĐÔNG HỒ
1.1. Sơ lược vài nét tranh dân gian Trung Hoa và tranh dân gian Đông Hồ
1.1.1. Lịch sử ảnh hưởng
Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn của thế giới cổ đại. Vì vậy mà Mỹ thuật Trung
Quốc cũng là một trong những nền nghệ thuật cổ kính và đa dạng nhất trên thế giới, nó phản
ánh lịch sử, văn hóa và triết lý của Trung Quốc qua hàng ngàn năm. Trong đó, tranh dân gian
Trung Quốc, còn được gọi là “niên họa”, cũng là một phần quan trọng của văn hóa nghệ thuật
Trung Quốc, nó phản ánh đời sống, phong tục, và tín ngưỡng của người dân.
Ta cũng biết, Trung Quốc là một cường quốc trong vùng văn hóa Đông Á (hay còn gọi là
vùng văn hóa chữ Hán), vì thế Mỹ thuật Trung Quốc không chỉ là một phần của văn hóa dân
tộc mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến nghệ thuật của các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Việt
Nam. Có thể nói đến là dòng tranh Đông Hồ, một dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam,
đã chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tranh dân gian Trung Hoa, đặc biệt là trong kỹ thuật và phong
cách nghệ thuật. Bởi trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam chịu sự đô hộ của các triều
đại phong kiến Trung Quốc. Thời kỳ này đã tạo điều kiện cho sự du nhập của nhiều yếu tố văn
hóa, nghệ thuật Trung Hoa vào Việt Nam, bao gồm cả nghệ thuật tranh dân gian. Và kỹ thuật
in khắc gỗ của Trung Quốc cũng đã được truyền bá vào Việt Nam. Người Trung Quốc đã sử
dụng kỹ thuật này từ rất sớm để tạo ra các bức tranh dân gian và sách in, vì vậy các nghệ nhân
của Việt Nam ta đã học hỏi và phát triển để tạo ra những bức tranh Đông Hồ đặc trưng. Qua
thời gian, họ đã tiếp thu và sáng tạo những yếu tố này để tạo ra một dòng tranh độc đáo, phản
ánh rõ nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Sự kết hợp này không chỉ làm phong phú thêm nghệ thuật
dân gian Việt Nam mà còn góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống.
1.2.1. Đặc điểm Tranh dân gian Trung Hoa
Mỹ thuật Trung Quốc thường thể hiện triết lý Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo bởi đây là
ba luồng tư tưởng lớn có sự tác động sâu rộng vào văn hóa và xã hội của họ, thường đề cao giá
trị đạo đức, sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên và xã hội. Tranh dân gian Trung Quốc
cũng vậy, các tác phẩm này đặc trưng bởi sự đa dạng về chủ đề, từ các cảnh sinh hoạt hàng
ngày, truyền thuyết dân gian, phong cảnh, lễ hội, đến các biểu tượng phong thủy. Nó không
những mô tả cuộc sống thường nhật, truyền tải những giá trị đạo đức và triết lý sâu sắc của các
tôn giáo hiện thời, mà còn thể hiện sự sáng tạo, tinh thần và niềm tin của người Trung Hoa qua
từng thời kỳ lịch sử. 3
Dễ nhận thấy trong phong cách nghệ thuật, nó có tính biểu tượng cao và rất tinh xảo, tỉ
mỉ. Các hình ảnh và chi tiết trong tranh thường mang những ý nghĩa văn hóa và tâm linh đặc
biệt. Ví dụ, rồng tượng trưng cho quyền lực và sự may mắn, hay hoa mẫu đơn đại diện cho sự
cao quý, phồn vinh mà ta thường thấy trong tranh phong thủy. Màu sắc trong tranh rất tươi sáng
và rực rỡ, không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa phong thủy, điều hòa âm dương
trong ngũ hành. Chất liệu chính trong tranh dân gian Trung Quốc thường là giấy, vải và gỗ với
phương pháp chủ yếu là kỹ thuật in khắc gỗ, hay kỹ thuật sử dụng bút lông và mực đen hoặc
màu trong tranh thư pháp, tranh thủy mặc, tranh lụa, ý chỉ mực mài ra, đem pha cùng nước, sau
đó dùng bút lông vẽ trên giấy hoặc vải, lụa.
Hình 1.1 Tranh phong cách nghệ thuật Trung Hoa. Tinh hoa (2023), Những điều thú vị về hội
họa truyền thống Trung Hoa, truy cập ngày 16/07/2024, đường dẫn: https://s.net.vn/n4oc Tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ được cho là hình thành từ thế kỷ 16, xuất phát từ làng Đông Hồ, một
vùng quê trù phú của văn hóa cổ truyền Việt Nam. Tranh Đông Hồ thường thể hiện các chủ đề
như sinh hoạt đời thường, đời sống nông thôn, lễ hội truyền thống, và các tích truyện dân gian.
“Nghệ thuật Tranh Đông Hồ không chỉ đơn giản là tranh vẽ, mà là một sự kết hợp tinh tế giữa
nhiều yếu tố tự nhiên và thủ công”1. Bởi tranh thường có màu sắc tươi sáng, rực rỡ, sử dụng
các gam màu tự nhiên từ vỏ sò, lá cây, và các loài hoa, không pha trộn, đều là những màu cơ bản.
1 Hiệp Trà (2023), Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt, truy cập ngày 16/07/2024, đường dẫn:
https://tranhdangiandongho.com/tranh-dong-ho-di-san-van-hoa-dac-biet-cua-lang-viet 4 Hình 1.2 - . Tranh Đông Hồ con. đàn gà mẹ
Báo Bắc Ninh (2019), Vài nét về tranh dân gian
Đông Hồ, truy cập ngày 16/07/2024, đường dẫn: https://s.net.vn/edoz
Chất liệu chủ yếu trong tranh Đông Hồ là giấy dó, được làm từ vỏ cây dó, có độ bền cao
và khả năng thấm mực tốt, tạo nên nền tảng vững chắc cho các bức tranh. Các nghệ nhân Đông
Hồ sử dụng kỹ thuật in khắc gỗ để tạo ra các bản in, với mỗi màu sắc được in riêng rẽ bằng một
tấm khắc gỗ khác nhau, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo trong từng công đoạn. Điều này cho thấy
sự học hỏi và biến đổi linh hoạt hơn từ phong cách nghệ thuật của tranh dân gian Trung Hoa.
Một số biểu tượng văn hóa trong tranh Đông Hồ cũng có nguồn gốc từ tranh dân gian Trung
Hoa, hay văn hóa dân gian các nước phương Đông nói chung, chẳng hạn như hình ảnh các con
vật mang ý nghĩa phong thủy (rồng, phượng, cá chép) hay các bản ghi chép, cảnh sinh hoạt biểu
trưng cho may mắn, tốt lành và tài lộc... Song song với sự tiếp thu văn hóa đó, tranh Đông Hồ
đã biến đổi những biểu tượng này để phù hợp với văn hóa và tín ngưỡng bản địa Việt Nam ta.
Tranh Đông Hồ không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch
sử sâu sắc, góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc. Mỗi bức tranh không chỉ là
một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một câu chuyện, một thông điệp về cuộc sống, văn hóa và
tâm hồn của người Việt. Có thể nhận thấy rằng, trước luồng ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa
phương Bắc, chúng ta có phần cởi mở tiếp thu nhưng cũng không quên chọn lọc và làm phong
phú thêm văn hóa bản sắc dân tộc mình. 5
1.2. So sánh giữa tranh dân gian Trung Hoa và tranh Đông Hồ
1.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng từ tranh dân gian Trung Hoa của tranh Đông Hồ
Thông tin từ Wikipedia cho thấy: “Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những
gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần
nhiều nơi đã in được tiền giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền
giấy đã được phát triển mạnh. Tới thời kỳ Lê sơ việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ
thuật khắc ván in của Trung Quốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp.
Cùng với đó là sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét”2.
Vào giai đoạn của thế kỷ 18 – 19, khi tranh dân gian đã bước vào giai đoạn phát triển
mạnh mẽ, rộng rãi khắp cả nước thì các dòng tranh mới đã xuất hiện. Nhiều nơi đã có được kỹ
thuật in ấn riêng cũng như là phong cách sáng tác và nguyên vật liệu sử dụng đa dạng, dần hình
thành nên nhiều dòng tranh đặt tên theo chính nơi sản xuất ra nó như tranh Đông Hồ. Loại tranh
này sử dụng kỹ thuật khắc gỗ in trên giấy dó, một loại kỹ thuật bắt nguồn từ Trung Quốc. Nghệ
thuật khắc gỗ dần dần thâm nhập vào Việt Nam thông qua quá trình giao lưu và học hỏi. Trong
quá trình phát triển, kỹ thuật này được cải biến và thích nghi để phù hợp hơn với bản sắc và
thẩm mỹ của người Việt. Tuy ảnh hưởng kỹ thuật làm tranh từ Trung Hoa nhưng tranh Đông
Hồ vẫn có điểm khác biệt, sáng tạo hơn, đi theo một hướng riêng phù hợp với đời sống văn hóa,
thẩm mỹ, tâm linh của người Việt.
Được biết tranh "Đám cưới chuột" là một trong những bức tranh dân gian Đông Hồ nổi
tiếng nhất, được lưu giữ rất lâu đời tại làng Đông Hồ, xã Kim Bôi, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Một vài nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm 'Đám cưới chuột' của Việt Nam có sự tương đồng
đáng chú ý với nghệ thuật dân gian Trung Hoa, cụ thể là thể loại tranh Niên Họa. Họ chỉ ra
những điểm tương đồng về chủ đề, cấu trúc bố cục, nhân vật và phong cách vẽ. Luận điểm này
dựa trên việc tranh Việt Nam xuất hiện sau phiên bản Trung Hoa, với nhiều yếu tố tương tự
như bố cục và nhân vật.
2 Wikipedia. Hội họa dân gian Việt Nam. Truy cập ngày 24/7/2024 tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_h%E1%BB%8Da_d%C3%A2n_gian_Vi%E1%BB%87t_Nam 6 Hình 1.3 -
. Tranh Đông Hồ đám cưới chu t.
ộ Truy cập ngày 26/7 tại: https://s.net.vn/nDyj
Theo kết quả nghiên cứu của Th.s Trần Xuân Hiệp: “Những trung tâm lớn tranh dân gian
Trung Quốc đều ở ven biển, tranh dân gian vùng Hoa Nam bằng nhiều cách - nhất là thông
thương đường thuỷ đã có thể dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam, quan hệ với những trung tâm
làm tranh của Việt Nam. Tuy đất nước trải qua ngàn năm Bắc thuộc nhưng vẫn chưa có một lý
thuyết nào làm cơ sở cho việc tranh dân gian Việt Nam được du nhập từ tranh dân gian Trung
Hoa (chưa có tài liệu văn tự, thậm chí chưa có cả tài liệu truyền thuyết đề cập đến tranh nước
nào ảnh hưởng sang tranh nước nào)”3. Tuy vậy khi so sánh giữa tranh Đông Hồ và tranh dân
gian có nhiều điểm tương đồng, nhờ vào việc giao thoa văn hóa giữa hai nước.
Về mặt đề tài, tranh Đông Hồ và tranh dân gian Trung Hoa cùng xoay quanh tranh thờ,
tranh chúc tụng, tranh lịch sử, và tranh phản ánh sinh hoạt. Ở tranh thờ, cả hai dòng tranh giống
nhau ở cả nội dung và công năng của vị thần được thờ cúng. Cả hai dòng tranh đều thờ hai ông
tướng gác cổng là "Vũ Đinh" và "Thiên Ất" có khả năng đuổi tà ma và diệt yêu quái. Tranh Vũ
Đinh - Thiên Ất của Việt Nam có thể được xem như một biến thể của tranh Môn Thần Trung
Quốc. Tuy nhiên, phiên bản Việt Nam được thể hiện đơn giản, súc tích hơn và ít dữ dội hơn,
phù hợp với thị hiếu người xem. Những bức tranh này thường được dán trực tiếp lên hai cánh
cửa dẫn vào sân nhà. Ngoài ra, tranh Đông Hồ cũng miêu tả các vị thần như Ông Táo, Thổ Địa,
Thần Tài và Thổ Công - những đấng bảo hộ được tin là mang lại phú quý, thịnh vượng và an
lành. Đáng chú ý là các vị thần này cũng được tôn sùng trong văn hóa Trung Hoa và thường
xuyên xuất hiện trong tranh dân gian của họ. Ở thể loại tranh chúc tụng, cả hai nền văn hóa đều
có chung những ước vọng cơ bản như: sinh con trai, gia đình hạnh phúc, sức khỏe, giàu sang,
3 Trần Xuân Hiệp. Tranh dân gian Việt Nam - Trung Quốc: những điểm tương đồng và khác biệt. Truy cập ngày
26/7/2024 tại: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/en/uncategorised/2410-tranh-dan-gian-vit-nam-trung-quc-
nhng-im-tng-ng-va-khac-bit.html 7
trường thọ. Một trong những con vật được sử dụng như biểu tượng để thể hiện những ước vọng
đó là gà. Tranh Đông Hồ thường vẽ gà, rất nhiều gà.Tranh “Gà mẹ gà con” với hình ảnh chính
là đàn gà con quây quần bên mẹ, ríu rít đầy ấm áp yêu thương. Hình tượng này gợi lên những
giá trị lễ giáo truyền thống, phản ánh khát vọng sâu sắc về một gia đình đoàn viên, nơi ba hoặc
bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Mong ước các thế hệ sum họp, quây quần trong
một mái nhà. Một ví dụ khác là tác phẩm 'Tranh gà dạ xướng ngũ canh hòa', miêu tả một con
gà trống đứng trên một chân với mào, cánh, đuôi và lông được cách điệu tinh tế, tạo nên một
hình ảnh mỹ thuật đầy ấn tượng. “Gà trống được mệnh danh Đại kê, theo phiên âm chữ Hán,
còn gọi Đại cát. Ngày trước, đại cát là ứng với quẻ bói tốt nhất cho công việc làm ăn và tương
lai của con người. Con gà trống luôn tượng trưng cho sự thịnh vượng” (Vũ Từ Trang, 2017)4.
Còn đối với tranh dân gian cũng có những nét tương đồng đáng chú ý trong việc miêu tả cuộc
sống xã hội. Cả hai trường phái nghệ thuật đều tập trung vào việc tái hiện chân thực cuộc sống
đời thường, từ các hoạt động lao động hàng ngày cho đến những phong tục tập quán và nghi
thức văn hóa lâu đời. Đặc biệt, Tết Nguyên Đán - dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Như vào
ngày Tết, người Việt ta thường treo bức Lợn Đàn bởi ý nghĩa tươi đẹp mà tranh mang lại. “Theo
quan niệm xưa, con lợn là con vật đẹp nhất, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc; hình ảnh xoáy
âm dương trên mình lợn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở. Treo tranh vào ngày Tết để thể hiện mong
ước năm mới thịnh vượng, phát tài phát lộc, đông con nhiều cháu”5. Còn có “Tranh đông hồ
Múa Lân: Múa lân được biết đến là một bộ môn nghệ thuật đường phố có nguồn gốc từ Trung
Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ, Tết nguyên đán, Trung Thu,… bởi hình ảnh con
lân tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt”5. Ngoài ra, cả hai nền văn hoá còn sử dụng tranh
ảnh để minh hoạ các câu chuyện dân gian, với mục đích giáo dục và giải trí. Qua tranh, ta thấy
rõ sự giao thoa văn hoá cùng những giá trị chung mà hai dân tộc láng giềng cùng chia sẻ trong
văn hoá truyền thống của mình.
4 Vũ Từ Trang. Hình tượng con gà trong thơ và trong tranh Đông Hồ. Truy cập ngày 25/7/2024 tại:
https://cand.com.vn/Ly-luan/Hinh-tuong-con-ga-trong-tho-va-trong-tranh-Dong-Ho-i420295/
5 Thảo Uyên. 10 bức tranh đông hồ ngày Tết đẹp, ý nghĩa. Truy cập ngày 25/7/2024 tại: https://cafeland.vn/xu- huong/10-buc-tranh-dong-h -
o ngay-tet-dep-y-nghia-95957.html 8
Hình 1.4. Tranh Vũ Đinh - Thiên Ất. Truy cập ngày 26/6/2024 tại: https://s.net.vn/jWwq Hình 1.5 - . Tranh Đông Hồ con. đàn gà mẹ
Truy cập ngày 24/7/2024 tại: https://s.net.vn/2UHm Hình 6 - Gà d . Tranh Đông Hồ
ạ xướng ngũ canh hòa. Truy cập ngày 26/7/2024 tại: https://s.net.vn/pH5D 9 Hình 1.7 -
. Tranh Đông Hồ Đàn lợn âm dương. Truy cập 26/7/2024 tại: https://s.net.vn/UmDT
Khi so sánh tranh dân gian cổ truyền, ta có thể thấy một số nét tương đồng về phương
pháp sáng tác giữa nghệ thuật Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể, tranh Đông Hồ của Việt Nam
có nhiều nét vẽ kỹ thuật gần gũi với tranh của xưởng Đào Hoa Vũ ở Trung Quốc. Mặt khác,
phương pháp sáng tác của tranh Hàng Trống có một số điểm tương đồng với kỹ thuật được sử
dụng trong các tác phẩm của Dương Liễu Thanh. Những điểm tương đồng này cho thấy rằng,
mặc dù có những đặc trưng riêng, các dòng tranh dân gian của Việt Nam và Trung Quốc vẫn
có những nét giao thoa nhất định về mặt kỹ thuật làm tranh.
Cả nghệ nhân Việt Nam và Trung Quốc khi vẽ tranh dân gian đều có những cách tiếp cận
tương đồng về bố cục và ánh sáng. Về bố cục, các nhân vật thường được đặt ở vị trí trung tâm
của tranh, được bao quanh bởi thiên nhiên. Cách bố trí nhân vật thường chồng lớp lên nhau
nhưng không che khuất nhau, tạo cảm giác hài hòa. Về ánh sáng, tranh dân gian thường thể
hiện một cách ước lệ, không có bóng đổ, bóng hắt hay phản quang tự nhiên. Ánh sáng được sử
dụng để làm nổi bật các nhân vật và tạo không khí vui tươi. Về màu sắc, các mảng màu trên
tranh được sắp xếp và phối hợp một cách hài hòa, tạo nên những bức tranh rực rỡ và bắt mắt.
Những điểm tương đồng này cho thấy sự giao thoa văn hóa và nghệ thuật giữa hai quốc gia
láng giềng trong lĩnh vực tranh dân gian.
Mặc dù bắt nguồn từ hai nền văn hóa riêng biệt, tranh Đông Hồ của Việt Nam và tranh
dân gian Trung Quốc lại chia sẻ nhiều điểm tương đồng đáng kể. Sự tương đồng này phản ánh
mối quan hệ giao lưu văn hóa sâu sắc và ảnh hưởng qua lại giữa nghệ thuật dân gian của hai
quốc gia láng giềng trong quá trình phát triển lịch sử.
1.2.2. Sự biến đổi và bản địa hóa
Đặc trưng riêng của tranh dân gian Đông Hồ
Mặc dù có nhiều điểm chung, nhưng mỗi nền văn hóa vẫn giữ được những nét đặc trưng
riêng, thể hiện qua cách thể hiện và những chi tiết nhỏ trong tranh. 10
Tranh dân gian Trung Quốc và Việt Nam thể hiện những đặc điểm riêng biệt trong cách
tiếp cận nghệ thuật. Ở Trung Quốc, việc dựng hình được chuẩn hóa thành hệ thống họa pháp
chi tiết, quy định cụ thể cách vẽ từng yếu tố như con người, vật thể và kiến trúc. Điều này tạo
nên tính quy chuẩn cao, với các nhân vật thường tuân theo khuôn mẫu nhất định, thể hiện tính
mẫu hóa và sự nghiên cứu sâu sắc về hình thể, tỷ lệ. Ngược lại, tranh dân gian Việt Nam mang
đậm tính tự do sáng tạo, cho phép mỗi nghệ nhân thể hiện phong cách cá nhân mà không bị gò
bó bởi quy tắc cứng nhắc. Điều này dẫn đến sự đa dạng trong phong cách, tạo nên những tác
phẩm sinh động, vui mắt và thể hiện rõ nét cá tính của từng nghệ nhân. Sự tương phản này phản
ánh cách tiếp cận khác nhau trong nghệ thuật dân gian của hai nền văn hóa. Sự khác biệt trong
phong cách tranh dân gian giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể được giải thích bởi những yếu
tố sâu xa về văn hóa và lịch sử. Về mặt quan niệm nghệ thuật, người Trung Quốc thường đề
cao sự hoàn mỹ và chính xác, phản ánh qua những nét vẽ tinh tế và chi tiết trong tranh dân gian
của họ. Ngược lại, nghệ thuật dân gian Việt Nam thể hiện sự coi trọng tự do sáng tạo và cá tính
của nghệ nhân, dẫn đến sự đa dạng trong phong cách và kỹ thuật. Bên cạnh đó, bối cảnh lịch sử
và xã hội đặc thù của mỗi quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên
những đặc trưng riêng biệt này. Sự phát triển khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa qua
các thời kỳ đã tạo nên những quan niệm nghệ thuật độc đáo, góp phần làm nên bản sắc riêng
trong tranh dân gian của mỗi dân tộc. Tranh dân gian Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên đều có
những ưu điểm và hạn chế riêng, xuất phát từ đặc trưng văn hóa của mình. Ở Trung Quốc, tính
quy chuẩn cao trong nghệ thuật dân gian đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển
các kỹ thuật truyền thống, đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của tác phẩm qua nhiều thế
hệ. Tuy nhiên, chính sự chuẩn mực này cũng có thể tạo ra rào cản cho sự sáng tạo và đổi mới,
khiến nghệ thuật có nguy cơ trở nên cứng nhắc. Ngược lại, tranh dân gian Việt Nam với tính tự
do cao đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong phong cách, cho phép nghệ nhân thể hiện cá
tính riêng và thích ứng với những thay đổi của thời đại. Mặt khác, sự đa dạng này cũng đặt ra
thách thức trong việc bảo tồn nguyên vẹn các nét đặc trưng của từng dòng tranh, khiến cho việc
duy trì bản sắc truyền thống trở nên khó khăn hơn.
Về chất liệu và màu sắc, tranh Đông Hồ sử dụng giấy dó đặc trưng, được bồi điệp nhiều
lớp, tạo nên bề mặt có độ bóng và vân giấy độc đáo. Màu sắc trong tranh Đông Hồ chủ yếu đến
từ các nguyên liệu tự nhiên như lá chàm, lá cây, than lá tre, tạo nên gam màu trầm ấm, gần gũi
với thiên nhiên, phản ánh triết lý sống hài hòa với tự nhiên của người Việt. Ngược lại, tranh
dân gian Trung Hoa thường sử dụng giấy làm từ rơm, có màu vàng nhạt và bề mặt mịn. Màu
sắc trong tranh Trung Hoa thường sử dụng nhiều màu hóa học, tạo ra các bức tranh có màu sắc
tươi sáng, rực rỡ, thể hiện quan niệm thẩm mỹ và sự phồn thịnh trong văn hóa Trung Hoa. 11
Những đặc điểm này làm nên bản sắc riêng cho mỗi dòng tranh: tranh Trung Quốc mang vẻ
đồng nhất, tươi sáng nhưng hơi cứng nhắc, trong khi tranh Việt Nam đa dạng và độc đáo về
màu sắc cũng như chất liệu giấy. Những khác biệt trong tranh dân gian Trung Quốc và Việt
Nam có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Trước hết, nguồn tài nguyên địa phương đóng vai trò
quan trọng, khi mỗi vùng miền sở hữu những loại cây và vật liệu tự nhiên đặc trưng, dẫn đến
sự đa dạng trong việc lựa chọn màu sắc và chất liệu giấy. Bên cạnh đó, phong tục tập quán của
mỗi dân tộc cũng ảnh hưởng đáng kể, thể hiện qua những quan niệm và sở thích về màu sắc
khác nhau trong văn hóa của họ. Cuối cùng, sự phát triển không đồng đều của công nghệ và kỹ
thuật sản xuất giữa các khu vực cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trong việc lựa chọn và ứng
dụng màu sắc cũng như chất liệu trong nghệ thuật tranh dân gian.
Tranh Trung Quốc nổi bật với nét vẽ mảnh mai, kỹ thuật tinh xảo, kết hợp giữa những
mảng hình có nét đậm và chi tiết tỉ mỉ đến mức chi li. Trong khi đó, tranh dân gian Việt Nam
có sự đa dạng hơn giữa các dòng tranh. Đặc biệt là tranh Đông Hồ, lại có nét khắc thô hơn, với
đường nét to mập, rõ ràng và cong vừa phải, tạo nên vẻ khái quát và phóng khoáng cho tác
phẩm. Sự khác biệt này phản ánh đặc trưng văn hóa và phong cách nghệ thuật riêng của mỗi
quốc gia trong lĩnh vực tranh dân gian.
Dù có những điểm tương đồng, tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Trung Hoa vẫn
mang những nét đặc trưng riêng biệt, phản ánh văn hóa, phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
Sự khác biệt này chính là điều làm nên sự đa dạng và phong phú của nghệ thuật dân gian thế giới.
Sự thích ứng với văn hóa và tín ngưỡng bản địa
Tranh Đông Hồ, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam, đã thể hiện sự
thích ứng sâu sắc với văn hóa và tín ngưỡng bản địa qua nhiều thế kỷ. Sự thích ứng này được
thể hiện qua nhiều khía cạnh đa dạng, từ nội dung đến kỹ thuật sản xuất, tạo nên một di sản văn
hóa phong phú và đặc sắc.
Trước hết, tranh Đông Hồ phản ánh đời sống nông nghiệp một cách sinh động và chân
thực. Đề tài của tranh vô cùng phong phú và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người dân
Việt Nam. Từ những cảnh cấy cày, chăn nuôi, đến các hoạt động gia đình và lễ hội truyền thống,
tranh Đông Hồ như một tấm gương phản chiếu rõ nét đời sống văn hóa và tinh thần của người
Việt. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hiện thực, tranh Đông Hồ còn kể lại những câu chuyện
dân gian, truyền thuyết và cổ tích đã ăn sâu vào tâm thức người Việt như Thánh Gióng, Chú
Cuội, hay Lạc Long Quân. Qua đó, tranh không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà còn đóng vai trò
quan trọng trong việc lưu giữ và truyền bá văn hóa dân gian. 12
Thứ hai, tranh Đông Hồ sử dụng nhiều biểu tượng phong thủy và tín ngưỡng, phản ánh
niềm tin và ước vọng của người dân. Tranh thờ với hình ảnh các vị thần, thần linh bảo vệ gia
đình và mùa màng là một phần không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt Nam, thể hiện mong
muốn về sự bình an, thịnh vượng và mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, các biểu tượng phong
thủy như gà trống tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thịnh vượng, cá chép biểu trưng cho sự thành
đạt, hay các con giáp trong văn hóa Á Đông được sử dụng rộng rãi, mang đến những ý nghĩa
cầu may và tài lộc sâu sắc.
Về mặt kỹ thuật và chất liệu sản xuất, tranh Đông Hồ thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với
thiên nhiên và truyền thống dân tộc. Việc sử dụng giấy dó - một loại giấy đặc biệt được làm từ
vỏ cây dó và bồi điệp nhiều lớp - cùng với màu sắc tự nhiên từ các nguyên liệu như lá chàm,
hoa hòe, và than lá tre không chỉ tạo nên những bức tranh đẹp mắt mà còn phản ánh triết lý
sống hài hòa với thiên nhiên của người Việt. Kỹ thuật khắc gỗ và in ấn nhiều màu sắc đòi hỏi
sự tỉ mỉ và khéo léo, tạo ra những bức tranh không chỉ sinh động mà còn bền vững với thời
gian, góp phần bảo tồn nghệ thuật truyền thống.
Phong cách dân dã của tranh Đông Hồ là một điểm đặc trưng khác, thể hiện sự đơn giản
và gần gũi nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chính sự giản dị này đã giúp tranh Đông
Hồ dễ dàng tiếp cận với mọi tầng lớp trong xã hội, từ đó trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Mỗi bức tranh như một câu chuyện ngắn, kể
về cuộc sống, niềm tin và ước mơ của người dân, tạo nên sự gắn kết văn hóa và cộng đồng.
Đáng chú ý, tranh Đông Hồ đã thể hiện khả năng thích nghi và biến đổi qua thời gian,
phản ánh sự thay đổi của xã hội Việt Nam. Từ những bức tranh về cuộc sống nông nghiệp
truyền thống, ngày nay tranh Đông Hồ đã mở rộng đề tài sang cuộc sống đô thị hiện đại, phản
ánh những vấn đề xã hội đương đại. Sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở
cách thể hiện, kỹ thuật sản xuất, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu của công chúng đương
đại, đồng thời vẫn giữ được bản sắc truyền thống.
Tóm lại, tranh Đông Hồ, thông qua sự phản ánh và thích nghi sâu sắc với văn hóa và tín
ngưỡng bản địa, đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa của người
dân Việt Nam. Nó không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là phương tiện lưu giữ, truyền
bá và phát triển những giá trị văn hóa dân gian độc đáo của đất nước. Sự tồn tại và phát triển
của tranh Đông Hồ qua nhiều thế kỷ là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt
Nam, khả năng thích ứng với thời đại mới mà vẫn giữ được bản sắc riêng. Điều này không chỉ
góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong
việc giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. 13
CHƯƠNG 2: TRANH ĐÔNG HỒ CỦA VIỆT NAM: NHỮNG KHÓ KHĂN,
THUẬN LỢI VÀ NHIỆM VỤ BẢO TỒN BẢN SẮC TRONG THỜI ĐẠI MỚI
TRƯỚC SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TRANH DÂN GIAN TRUNG HOA
2.1. Sự tiếp biến văn hóa của tranh Đông Hồ
2.1.1. Vai trò của tranh đông hồ trong xã hội đương đại
Tranh Đông Hồ vốn đã có tuổi đời rất lâu và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
đời sống con người từ thuở xa xưa. Những tưởng trong xã hội hiện đại, chỗ đứng của dòng
tranh này đã không còn vững chắc như trước, nhưng thật ra, tranh Đông Hồ từ lâu đã trở thành
một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt, và thói quen ấy vẫn duy trì
cho đến tận bây giờ, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội truyền thống. Sức
hấp dẫn của dòng tranh này đến từ việc phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống mộc mạc,
giản dị của người dân Việt Nam. Các đề tài trong tranh Đông Hồ rất đa dạng, từ những hình
ảnh gần gũi như con gà, con trâu, cảnh chăn trâu, đến các trò chơi dân gian như đánh đu, đấu
vật. Nét vẽ giản dị, trong sáng nhưng đầy ý nghĩa đã tạo nên sức cuốn hút đặc biệt của tranh
Đông Hồ đố với nhiều thế hệ người Việt cũng như du khách nước ngoài.
Trong xã hội ngày nay, tranh Đông Hồ vẫn giữ được vai trò quan trọng như một biểu
tượng của bản sắc dân tộc và giá trị truyền thống. Dù đã trải qua nhiều biến đổi để thích nghi
với thời đại mới, tranh Đông Hồ vẫn duy trì được tinh thần cốt lõi của mình. Sự tiếp biến này
thể hiện qua việc kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và phương pháp hiện đại, tạo ra những tác
phẩm mới mẻ nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng. Ví dụ, một số nghệ nhân đã thử nghiệm việc
sử dụng màu acrylic thay vì màu tự nhiên truyền thống, hoặc áp dụng kỹ thuật in kỹ thuật số để
tạo ra những bản sao chất lượng cao, giúp tranh Đông Hồ tiếp cận được với đông đảo công chúng hơn. Hình 2.1
. Tranh Đông Hồ được thể hiện b ng nhi ằ ều ch t li
ấ ệu mới như bột, bút vẽ nét trên
màng điệp. Truy cập ngày 23/7/2024 tại đường dẫn: https://s.net.vn/HYBo 14
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa, tranh Đông Hồ đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, nó cũng mở ra cơ hội để
nghệ thuật dân gian này tiếp cận với công chúng rộng rãi hơn, đặc biệt là giới trẻ. Ngày nay,
tranh Đông Hồ không chỉ xuất hiện trong các không gian truyền thống mà còn được ứng dụng
rộng rãi trong thiết kế đương đại, quảng cáo và các sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn
hóa Việt Nam ra thế giới.
Ví dụ, nhiều công ty quảng cáo đã sử dụng hình ảnh và phong cách của tranh Đông Hồ
trong các chiến dịch marketing, tạo nên sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại. Một
thương hiệu bia truyền thống Việt Nam có tên là Craft Beer đã sử dụng một loạt ấn phẩm bao
bì mới lấy cảm hứng từ dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống Việt Nam với mong muốn quảng
bá nét văn hoá Việt đến với bạn bè quốc tế. Ngoài ra, các nhà thiết kế thời trang cũng đã lấy
cảm hứng từ tranh Đông Hồ để tạo ra những bộ sưu tập áo dài, váy đầm mang đậm bản sắc dân
tộc nhưng vẫn hiện đại và thời thượng.
Hình 2.2. Bao bì lấy c m h ả ứng từ c
tranh Đông Hồ ủa thương hiệu Craft Beer. Truy cập ngày
23/7/2024 tại đường dẫn: https://s.net.vn/EuUN 15
Hình 2.3. Nhà thiết kế Vũ Lan Anh trong trang phục áo dài khắc h a hình ọ ảnh "Đám cưới
chuột". Truy cập ngày 23/7/2024 tại đường dẫn: https://s.net.vn/bzCr
Trong lĩnh vực giáo dục, tranh Đông Hồ được sử dụng như một công cụ hữu ích để dạy
về văn hóa và lịch sử Việt Nam cho học sinh. Nhiều trường học đã tổ chức các buổi tham quan,
workshop về tranh Đông Hồ, giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của nghệ thuật truyền thống
và phát triển tình yêu đối với di sản văn hóa dân tộc. Hình 2.4. Các b n tr ạ ẻ tr i nghi ả
ệm làm tranh dân gian Đông Hồ. Truy cập ngày 23/7/2024 tại
đường dẫn: https://s.net.vn/IBBd
2.1.2 Giá trị văn hóa và lịch sử
Tranh Đông Hồ không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là một di sản văn hóa quý
giá, mang trong mình nhiều giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc.
Tiêu biểu mà nói, đây là dòng tranh có lịch sử phát triển lâu đời, xuất hiện từ thế kỷ XVI
và đã tồn tại qua hơn 500 năm. Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hòa (2018), làng
Đông Hồ đã bắt đầu sản xuất tranh từ thời Lê Trung Hưng (1533-1789), với những bằng chứng
cụ thể như việc tìm thấy các bản khắc gỗ cổ trong các gia đình nghệ nhân. Điều này không chỉ
minh chứng cho sức sống bền bỉ của tranh Đông Hồ mà còn phản ánh sự gắn bó sâu sắc của nó 16