Ảnh hưởng của văn học dân gian đến thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Lịch sử văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng. Mỗi tác giả đã để lại những đóng góp riêng có giá trị để làm nên tiếng nói chung cho nền văn học dân tộc. Khi nhắc đến nền văn học trung đại thì nhớ đến nhà thơ nữ hết sức tài hoa, luôn đấu tranh để đòi quyền tự do cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nói lên những tâm tư, khát vọng được sống hạnh phúc của người phụ nữ. đó là nữ sĩ: Hồ xuân Hương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….…3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Văn học dân gian và những ảnh hưởng của nó đến nền văn học trung
đại……………………………………………………………………………….3
1.1.1 Khái niệm văn học dân gian.…………………………………….3
1.1.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học trung đại…….…..4
1.2 Cuộc đời Hồ Xuân Hương ………………………………………….…5
1.2.1. Cuộc đời nhà thơ Hồ Xuân Hương- những điểm lưu ý về con
người tài hoa bạc mệnh………………………………………………………….5
1.2.2 Hồ Xuân Hương và những tồn nghi………………….………….6
1.3 Thơ Nôm Đường luật của nữ sĩ tài hoa………………………….…….7
1.3.1 Lưu hương kí…………………………………………………….8
1.3.2 Xuân Hương thi tập……………………………………………...8
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẾN THƠ
NÔM ĐƯỜNG LUẬT HỒ XUÂN HƯƠNG
2.1 Đề tài ………………………………………………………………….………………….……….10
2.1.1 Đề tài về cảnh vật thiên nhiên …………………………………………………10
2.1.2 Đề tài về đồ vật, con vật, bánh trái ………………………………..………..12
2.1.3 Đề tài về người “có học”………………………………………………………….15
2.1.4 Đề tài về thầy tu và chùa chiền ……………………………………………….18
2.1.5 Đề tài về người phụ nữ ……………………………………………………………20
2.2 Hình tượng nghệ thuật …………………………………………………………………….24
2.2.1 Mô típ hình tượng từ văn học dân gian, văn hóa dân gian…….28
a. Hình tượng người phụ nữ …………………………………….………………….28
b. Hình tượng miếng trầu …………………………………………………………….35
2.2.2 Mô típ hình tượng mang tính phồn thực ………………………………….36 1
2.3 Quan niệm thẩm mỹ ………………………………….…………………………………….40
2.3.1 Phong cách nghệ thuật ……………………………………….…………………..41
2.3.2 Phương pháp sáng tác ……………………………………………………….……..43
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………44
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………….45 2 LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng. Mỗi tác giả đã để
lại những đóng góp riêng có giá trị để làm nên tiếng nói chung cho nền văn học
dân tộc. Khi nhắc đến nền văn học trung đại thì nhớ đến nhà thơ nữ hết sức tài
hoa, luôn đấu tranh để đòi quyền tự do cho những người phụ nữ trong xã hội
phong kiến, nói lên những tâm tư, khát vọng được sống hạnh phúc của người
phụ nữ. đó là nữ sĩ: Hồ xuân Hương. Những vần thơ của Hồ Xuân Hương có
sức sống lâu bền, từ những người trí thức đến bình dân đều nhớ và thuộc thơ bà.
Phải chăng chúng giản dị, gần gũi với đời sống hay do có nền tảng thơ ca dân
gian thấm vào trong từng vần thơ bà. Để có thể hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi
làm tìm hiểu “Ảnh hưởng của văn học dân gian đến thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương”.
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Văn học dân gian và những ảnh hưởng của nó đến nền văn học trung đại.
1.1.1 Khái niệm văn học dân gian
Trong tiến trình phát triển của văn học nói chung, văn học dân gian được
biết đến như là văn chương bình dân hoặc văn học bình dân…, từ đó cho thấy
mối liên hệ mật thiết giữa văn học dân gian với đời sống của nhân dân lao động.
Hay nói cách khác, văn học dân gian đã góp phần không nhỏ trong việc xây
dựng đời sống tinh thần của nhân dân lao động thông qua các sáng tác dân gian
và lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân trong cuộc sống.
Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động,
ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong
chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay.
Văn học dân gian ở Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân ( hoặc
văn học bình dân, văn chương hoặc văn học đại chúng), văn chương truyền
khẩu ( hoặc văn học truyền khẩu, văn chương hoặc văn học truyền miệng), văn
nghệ dân gian, sáng tác dân gian,v.v.. Những khái niệm này xuất hiện sớm nhất
là đầu thế kỉ XX. Trước đó, trong các thư tích về văn học dân gian hay có đề
cập đến văn học dân gian, mới chỉ thấy lưu hành những thuật ngữ dùng để nói
về từng thể loại văn học dân gian. Riêng khái niệm văn học dân gian thì mới chỉ
xuất hiện vào những năm 50 của thế kỉ này, và hiện này được dùng rộng rãi
trong giới nghiên cứu văn học, song song với khái niệm văn nghệ sân gian là
một khái niệm mới được chính thức công nhận từ sau Đại hội thành lập Hội văn
nghệ dân gian Việt Nam ( tháng 11 năm 1966). 3
1.1.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học trung đại
Trong tiến trình lịch sử văn học, luôn diễn ra quá trình nối tiếp, kế thừa và
phát triển những thành tựu giữa các nền văn học, các giai đoạn, các trào lưu văn
học với nhau. Thậm chí kế thừa, tiếp nối và cách tân đó còn thể hiện ở từng tác
giả trong cùng một trào lưu hay một dòng văn học. Có thể khẳng định rằng quy
luật của kế thừa và cách tân là quy luật sinh thành và phát triển của bất cứ nền văn học nào.
Trong quá trình phát triển, văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối rất
đậm nét của văn học dân gian. Văn học dân gian là cội nguồn gần gũi trực tiếp
nhất ảnh hưởng đến văn học trung đại. Chính văn học dân gian đã trở thành
nguồn mạch mát lành nuôi dưỡng cho nền văn học viết Việt Nam ngày càng
khởi sắc. Văn học dân gian và văn học trung đại tuy là hai bộ phận văn học có
phương thức sáng tác khác nhau nhưng lại có quan hệ gắn bó rất mật thiết.
Do quy luật của sự sáng tạo về kế thừa, lịch sử Văn học phát triển trong sự
tiếp nối dài nhiều nền Văn học. Văn học dân gian vừa song hành vừa phát triển
bên nhau. Vì thế, các nhà thơ, nhà văn sau này đã tiếp thu văn học dân gian. Đó
là quy luật tất yếu của sự sáng tạo và sự trân trọng quá trình văn học của dân tộc.
Vì chính vẻ đẹp nội tại của văn học dân gian tạo nên sức hấp dẫn, có sức tác động lớn
Văn học viết đã chịu ảnh hưởng của cả về nội dung lẫn nghệ thuật của văn
học dân gian. Nhưng sự học tập ấy không phải sao chép mà bản chất của văn
học là sáng tạo. Mỗi tác giả không sống theo lối cũ mòn mà tiếp thu trên tinh
thần sáng tạo vì mỗi nhà văn không bao giờ nhìn cuộc đời bằng con mắt cũ mòn.
Các tác giả thường đem cái hồn của văn học dân gian để làm nên cái hồn của
thơ mình. Sự học tập này là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nhiều truyện cổ tích,
áng ca dao thấm nhuần trong văn học viết, không phải sự bắt chước vô hồn.
Văn học viết đã chịu ảnh hưởng của văn học dân gian trên nhiều phương
diện, lĩnh vực. Trên phương diện nội dung thì đề tài và cảm hứng thuộc văn học
dân gian: tư tưởng nhân ái, yêu thương con người thân phận người phụ nữ, số
phận con người nhỏ bé hay tình yêu đôi lứa cũng được văn học viết tiếp thu và
sáng tạo. Trên phương diện nghệ thuật thì văn học dân gian ảnh hưởng đến văn
học trung đại về ngôn ngữ, hình ảnh , thi liệu ( tục ngữ, thành ngữ) , các cách
nói từ văn học dân gian cũng được vận dụng. Văn học trung đại còn ảnh hưởng
motif xây dựng nhân vật, cốt truyện, các biện pháp tu từ, và thể loại thơ lục bát,
thơ 5 chữ từ văn học dân gian. 4
1.2 Cuộc đời Hồ Xuân Hương
1.2.1. Cuộc đời nhà thơ Hồ Xuân Hương- những điểm lưu ý về
con người tài hoa bạc mệnh
Chưa có sử sách viết về tiểu sử Hồ Xuân Hương. Những điều rút ra được từ
cuộc đời của bà chủ yếu dựa vào Giai nhân dị mặc cũng như từ thơ ca của nữ sĩ.
Hồ Xuân Hương (chữ Hán:胡春香, 1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai
đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả
tranh cãi. Trước kia các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương sống và sáng
tác vào nửa cuối thế kỷ XVIII, chủ yếu là dưới thời Tây Sơn. Nhưng một số tài
liệu phát hiện gần đây thì lại cho chúng ta thấy bà sống chủ yếu dưới thời nhà
Nguyễn, khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Về cuộc đời của Hồ Xuân Hương, những
điều kiện hiện nay chúng ta biết được cũng không lấy gì mà chắc chắn bởi vì
không có tài liệu gốc nào để lại. Người ta vẫn lưu truyền bà là người quê làng
Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh là cụ Hồ Phi Diễn,
một ông đồ nghèo bỏ quê ra dạy học ở vùng Hải Dương, Kinh Bắc ngày trước
về sau lấy lẽ cô gái họ Hà và sinh ra Hồ Xuân Hương. Bố mẹ sinh ra Hồ Xuân
Hương khi tuổi đã cao, lúc đó ông Hồ Phi Diễn 69 tuổi với nghề dạy học, còn
bà mẹ 43 tuổi làm nghề dệt lụa. Gia đình có một thời sống ở phường Khán Xuân,
huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội bây giờ. Khi trưởng thành, bà có làm
ngôi nhà ở gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường. Cha mất sớm, nữ sĩ sống
với mẹ. Cuộc sống chắc chẳng đến nỗi khó khăn nên mà mới có điều kiện tiếp
đãi khách, đi du lãm nhiều nơi. Như vậy, về thành phần, nữ sĩ chắc thuộc loại
“ thường thường bậc trung”.
Là một cô gái tỉnh thành, hơn nữa, ở đế kinh ( nội rồi ngoại thành Hà Nội)
nhưng qua thơ văn cho thấy nữ sĩ khá am hiểu cảnh trí, công việc, sinh hoạt, con
người nơi thôn dã. Điều này cho biết bà sống khá gần gũi với nhân dân lao động,
dù không biết sự tiếp xúc ra sao. Dòng máu Nghệ sinh ra ở mảnh đất Thăng
Long, phải chăng là những yếu tố ban đầu tạo nên một tư chất thiên tài.
Hồ Xuân Hương có đi học, chắc không nhiều, nhưng tỏ ra thông minh, có
tài ứng đối ( giai thoại cũng còn truyền). Tuy có bước chân đến cửa Khổng sân
Trình nhưng ảnh hưởng của Nho học, về phương diện nhân sinh, cũng như văn
chương đối với nữ sĩ hầu như không có. Điều này được thể hiện nhiều nhất
trong Xuân Hương thi tập và Lưu hương kí .
Về đường tình duyên, Xuân Hương gặp nhiều lận đận. Cứ như giai thoại,
Lưu hương kí, nữ sĩ yêu đương cũng sôi nổi.Theo truyền thuyết, bà lấy lẽ Tri
phủ Vĩnh Tường, làm vợ kế Tổng Cóc, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không
viên mãn. Điều này cũng không có cứ liệu xác thực, chỉ chắc là bà có làm thiếp
Trần Phúc Hiển nhưng chẳn bao lâu phải sống kiếp góa bụa. Là người đa tình,
đa cảm, yêu đời, khát khao hạnh phúc nhưng bất như ý, lại thất vọng trong
đường tinhd duyên ( thân lẽ mọn, chồng chết sớm) bà ngán ngẩm, ở vậy đến 5
chết và đi du lãm nhiều nơi. Đi nhiều trong thời giao thông, lại là phụ nữ trong
xã hội phong kiến thì quả là hiếm hoi, đáng lưu ý.Có nhiều thuyết về quãng đời
sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc
bà hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các
mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng.
Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822. Trong cuốn sách: “Họ Hồ
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam” của ông Hồ Sỹ Bằng (nguyên Viện trưởng
Viện Quan hệ quốc tế, thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh) đã dày công nghiên cứu và khẳng định các nhà nghiên cứu
thiên về thuyết mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương nằm ở nghĩa địa ven hồ Tây. Mộ bà
trước đây được xây vuông, đặt ở ven nghĩa địa Đồng Táo. Trải qua dòng thời
gian biến thiên đất bồi đắp lở, sông nước hồ Tây ngày càng rộng lớn, mỗi lần
kết cấu địa tầng thay đổi do điều kiện tự nhiên và nghĩa địa Đồng Táo bị chìm
xuống lòng hồ cùng một số nghĩa trang khác.
Ngày 16 tháng 3 năm 2003, Ông Vũ Hồ Luân (Nhà nghiên cứu Hà Nội cũng
là con cháu dòng họ Hồ) gặp ông Hồ Sỹ Bằng, kết hợp với nhà nghiên cứu sử
dòng họ Hồ Việt Nam, Hồ Bá Hiền (Trưởng Ban Sử, Trưởng ban Liên lạc
dòng họ Hồ tại Việt Nam) cùng với hậu duệ của tộc Hồ đang làm việc và sinh
sống ở Hà Nội đã tập hợp ra một nhóm 8 người, trong đó có bốn người họ Hồ
thuộc Trung chi II ở Quỳnh Đôi, là hậu duệ đời thứ sáu của Hồ Xuân Hương để
đi tìm mộ bà ở Hồ Tây nhưng không có kết quả. Cho đến nay, mộ bà đang nằm
ở đâu trong lòng hồ vẫn là dấu hỏi cho hậu thế.
1.2.2 Hồ Xuân Hương và những tồn nghi.
Những năm cuối thập kỉ 50, đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX, có người đã đặt ra
câu hỏi : có chăng một Hồ Xuân Hương nữ sĩ? Ông Trần Thanh Mại ( Nghiên
cứu văn học số 3 / 1963 và số 11/ 1964) phát hiện ra nữ sĩ tên Hồ Xuân Hương
mang tên Lưu Hương Kí và sau đó tìm ra những văn bản thơ đã khẳng định sự
hiện hữu của nữ sĩ họ Hồ này. Nhưng một vấn đề khác nảy sinh khác là có hai
Hồ Xuân Hương hay là một, vừa là chủ nhân của Xuân Hương thi tập, vừa là
tác giả của Lưu hương kí.
Khi đối chiếu hai tập thơ này thì Lưu hương kí đa dạng hơn về thể loại. Ở
Lưu hương kí không nhắc gì đến Tổng Cóc và Tri phủ Vĩnh Tường, lại thêm câu
nói của Xuân Hương với Tốn Phong Thị khi và đưa tập thơ và lời đề tựa : “ Đây
là tất cả thơ văn trong đời tôi từ trước đến nay..” khiến nhiều người nghĩ có lẽ
còn một Hồ Xuân Hương nào khác chứ không phải là một. Dù vậy, giả thiết
khẳng định chỉ có một Hồ Xuân Hương,tác giả cả hai tập thơ vẫn được nhiều người theo đuổi. 6
Mảng thơ Nôm xưa này vẫn được coi của Hồ Xuân Hương khoảng 50 bài
từng được chép hoặc khắc bằng chữ Nôm, sớm nhất là bản Antony Landes thuê
chép ở Hà Nôi 1893; sau đó có các bản in 1909, 1913 của NXB Xuân Lan,..Như
vậy trong quá trình truyền miệng làm sao không tránh khỏi việc “ tam sao thất
bản”, bị “ dân gian hóa”, và chưa kể hiện tượng “ Xuân Hương hóa” do có sự
nhầm lẫn với thơ người khác vì “ nhái theo”.
Lại nữa, nói đến phong cách lí luận văn học cũng thừa nhận phong cách
của tác giả cũng có thể bị thay đổi. Lưu hương kí là thơ trữ tình, nói về mình với
mình, bạn bè khác với Xuân Hương tập viết về trào phúng, nói về xã hội. Nếu
căn cứ Xuân đình đàm thoại thì bà mất năm 1833 còn theo lời tựa Nam Giác
phu thì Lưu hương kí viết trước 1814. Còn việc Xuân Hương không nhắc đến
chồng ở tập này có thể lúc này chưa có, nên mới có dịp giao du với các văn
nhân và có bạn tình. Cũng có thể dựa vào giai thoại được ghi trong Văn đàn bảo
giám, rồi kết hợp với việc được chép trong “ Quốc sử di biên, Đại Nam thục lục,
ta có nhiều khả năng đồng nhấ Hồ Xuân Hương, vợ thiếp hay thơ và giỏi việc
quan của viên Tham thiệp với Hồ Xuân Hương được truyền thuyết nhắc đến.
Như vậy Hồ Xuân Hương với Lưu hương kí là tập thơ ở chặng đường đầu ,
còn Xuân Hương thi tập thuộc chặng đường thứ hai. Việc khẳng định vẫn còn
chờ thêm cứ liệu. Ở đây chỉ kết luận tạm thời.
1.3 Thơ Nôm Đường luật của nữ sĩ tài hoa.
Thơ Đường được du nhập vào nước ta từ khá sớm, khi văn học viết
Việt Nam (thế kỷ XI) hình thành thì thơ Đường đã có mặt. Từ trước thế kỉ X,
văn học viết đã có một số tác phẩm bằng chữ Hán nhưng hãy còn lẻ tẻ và chưa
nghiên cứu. Ở đây chỉ tính từ thế kỉ X trở đi. Đầu tiên, văn học viết xuất hiện
bằng chữ Hán, về sau đến đời Trần mới bắt đầu có văn học tiếng Việt với chữ
Nôm. Cho nên văn học trung đại Việt Nam có hai thành phần: một bằng chữ
Hán, một bằng chữ Nôm. Sở dĩ có văn học chữ Hán là do nhiều lẽ, trong đó có
hai lẽ quan trọng : một là do tiếng Việt và chữ Nôm chưa sẵn sàng nên phải
mượn chữ Hán, hai là khi chúng ta tiếp biến nền văn hóa Trung Hoa thì coi
mình nằm trong vùng văn hóa ấy và chữ Hán là văn tự chuyển tải văn hóa nên
dùng luôn. Sự xuất hiện chữ Nôm là sự phản ứng lại tinh thần dân tộc. Đến thời
Quang Trung, nhà nước chính thức dùng chữ Nôm thay chữ Hán, nhưng triều
Nguyễn lại khôi phục chữ Hán, làm tiếng Việt chậm phát triển mất một thế kỉ.
Tuy nhiên, trong quãng thời gian từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, văn học
chữ Nôm đã ngang hàng với văn học chữ Hán. Cũng theo dòng chảy của lịch sử 7
Hồ Xuân Hương đã có những đóng góp quan trọng trong nền văn học chữ Nôm của nước ta.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc
đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ
Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn
học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân
tộc”. Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là
những bài thơ chữ Nôm truyền miệng, được sử bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản. 1.3.1 Lưu hương kí
Tập “Lưu Hương Ký” mang bút danh nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát
hiện vào năm 1946 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm.
Lưu hương kí là tập thơ trữ tình hay rõ hơn là tập thơ tình yêu. Tình yêu
trong tập thơ này là tự bạch nhưng thốt ra từ một tấm lòng tha thiết yêu đương
và muốn được yêu. Đó là những sắc màu cảm xúc khi yêu : vui, nhớ, tủi phận
hờn duyên, trách móc, thở than, dặn dò, thề hẹn, lo sợ, tin tưởng.. và trên hết là sự chung thủy.
Có thể thấy rằng, nữ sĩ yêu nhiều nhưng không nhận được bao nhiêu. Vì
trong tất cả các bài thơ đều mang nỗi lo âu khắc khoải, luôn ghi đậm lời thề
nguyện, khắc sâu lòng chung thủy thành dòng “thệ viết hữu cảm” rưng rưng
cảm xúc cho đến đời sau vẫn còn cảm nhận sâu sắc.
Trong tập thơ này, ta có thể thấy tình yêu cởi mở, phóng túng, tự do, bất
chấp tập tục thành kiến xã hội, khuôn thước của lễ giáo phong kiến trong cả một
tập thơ của chính nữ giới. Tình cảm trong tập Lưu hương kí thứ tình yêu mãnh
liệt, một khát vọng giải phóng tình cảm và mang ý nghĩa phản kháng, chống đối
Nho giáo. Nhưng nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã biết dừng lại trên “ lễ nghĩa” – là
đạo lý truyền thống của dân tộc. Nói cách khác, Xuân Hương đa tình nhưng
không buông tuồng, phóng túng nhưng không sỗ sàng, khao khát yêu đương
nhưng không rơi vào nhục cảm. Nó là tiếng lòng đáng trân trọng thể hiện phong
cách cá nhân vừa mang âm hưởng của thời đại đang vươn lên “ tháo cũi sổ lồng”. 1.3.2 Xuân Hương thi tập
Xuân Hương thi tập là tập thơ Nôm Đường luật. Tập thơ gồm 40 bài,
số lượng tuy không nhiều nhưng nội dung của tập thơ khá phong phú.Mỗi vần
thơ có thể nói là một phần tâm hồn, con người của tác giả. Nội dung thơ Xuân 8
Hương tuy không phải là tiếng nói đại diện của cả một giai đoạn nhưng cũng
chứa đựng được những giá trị tư tưởng sâu sắc.
Bước đầu đó chỉ là tiếng nói phản kháng cá nhân, là nỗi lòng chua xót, đau
đớn của nữ sĩ trước cuộc đời, trước số phận. Bên cạnh niềm tâm sự u uẩn, đau
đớn của người phụ nữ đa cảm, trong tập thơ còn có những vần thơ đầy màu sắc,
thanh âm, đường nét sinh động của bức tranh cuộc sống. Những bức tranh tái
hiện lại rõ nét con người và cảnh vật, đời sống sinh hoạt lao động của miền quê
Việt Nam. Nếu con người của tâm sự mang vẻ mờ nhạt, u hoài thì con người
của cuộc sống lại xinh đẹp, năng động, đầy sức sống của tuổi trẻ.
Bên cạnh vẻ đẹp của cuộc sống nhà thơ của chúng ta còn thấy được mặt trái
của cuộc đời. Nữ sĩ đã nhận ra được sự bất công của xã hội dành cho người phụ
nữ. Xã hội phong kiến không thiếu sự xấu xa của bọn mày râu: sự trơ trẽn của
bọn hám danh, hám lợi, Xuân Hương ghi nhận và gởi tất cả trang thơ đả kích,
châm biếm. Tác giả lên án và phê phán một cách quyết liệt và kèm theo đó là
thái độ mỉa mai, chế giễu sâu cay. Đôi lúc đó là sự chế giễu đầy ý vị nhưng
cũng có lúc lại là những câu nói thẳng thừng.
Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận
hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ củabà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có
giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự”. Thơ Xuân Hương cũng
rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu
nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản.
Nhìn chung, tác giả đã hướng nhãn quan để bao quát toàn bộ cuộc sống. Và
có thể do chịu ảnh hưởng nhiều bởi niềm khát vọng sống, quyền được hưởng
hạnh phúc chính đáng cùng với ước muốn vượt ra khỏi khuôn khổ bao đời bó
buộc người phụ nữ nên bài thơ nào người đọc cũng thấy phảng phất ý tình sâu
xa của tác giả. Xuân Hương thi tập là tập thơ Nôm Đường luật xuất sắc của nền văn học dân tộc. 9
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẾN
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét “Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao
gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính cách dân tộc hơn
cả, có lẽ thơ Xuân Hương “thì treo giải nhất chi nhường cho ai!”. Thơ Xuân
Hương Việt Nam hơn cả vì đã thống nhất tới cao độ hai tính cách dân tộc và đại
chúng”. Trong sáng tác của bà, ngay cả những cái người ta có vẻ kiêng dè, e
ngại nhất thì đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong ca dao, tục ngữ, trong
các câu đố tục giảng thanh, trong trò chơi chữ nói lái của truyện tiếu lâm. Có thể
nói, với cách nghĩ của dân gian, cách cảm của dân gian. Bà chính là “dấu nối tài
hoa” giữa văn học dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian và văn học viết đều là sản phẩm sáng tạo của con người
về cuộc sống. Đó là tấm gương phản ánh muôn hình vạn trạng của cuộc sống
thông qua lăng kính của người sáng tạo. Người đọc có thể tìm được thế giới của
tự nhiên lẫn thế giới của con người thông qua các đề tài mà tác phẩm thể hiện. 2.1 Đề tài
Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất gần gũi, quen thuộc với cuộc sống
hàng ngày của người dân lao động. Từ những đồ vật, bánh trái, cỏ cây, hang
động, núi non cho đến hình ảnh những hiền nhân quân tử, nhà sư, người phụ nữ,
học trò, vua quan... đều hiện diện trong thơ bà. Theo tài liệu nghiên cứu Sức hấp
dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thu Yến, 2008,
Nxb Văn học thì thơ Nôm Hồ Xuân Hương có năm đề tài chính.
2.1.1 Đề tài về cảnh vật thiên nhiên
Tình yêu thiên nhiên là một nét nổi bật trong tính cách người Việt. Những
cảm xúc về cái đẹp bắt nguồn trước hết từ thiên nhiên, cảnh vật sông núi, nước
non hài hòa, gắn bó và có mối tương thông chặt chẽ với cuộc sống con người.
“Mặn nồng một vẻ thiên nhiên
Đất ta cảnh đẹp càng nhìn càng say.” (ca dao)
Hồ Xuân Hương là một “nhà thơ dòng Việt”, bà chúa thơ Nôm, cảm bằng
cái cảm dân gian, nghĩ bằng cách nghĩ dân gian, chính vì vậy “Hồ Xuân Hương
đối với cảnh vật đất nước ta là rất đậm đà, thắm thiết. Cái thắm thiết ấy có khi
vượt quá xa cái mức thường tình. Hồ Xuân Hương là một nghệ sĩ lớn biết phun 10
tâm hồn mình vào cảnh vật, làm cho chúng sống lên ngồn ngộn!” (Xuân Diệu,
Hồ Xuân Hương - Thiên tài kì nữ).
Thiên nhiên trong thơ bà, được “vẽ theo những quy thước ước lệ, chuẩn
mực truyền thống và được nhận diện ở thế cận cảnh, được đặc tả ở các chi tiết
cụ thể. Trước hết, nữ sĩ quan tâm tới những địa danh xác định như là những đèo,
kẽm, hang, động ...”. (Nguyễn Hữu Sơn - Tâm lý sáng tạo trong thơ Hồ Xuân
Hương). Đó là những cảnh núi đá chập chồng, đèo Ba Dội khúc khuỷu cheo leo,
hay động Hương Tích sâu thẳm... tất cả thật độc đáo và đầy ấn tượng với người đọc.
Ở Động Hương Tích và Hang Cắc Cớ đều là những hang động có cái lỗ “hõm hòm hom”.
“Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hõm hòm hom.” (Động Hương Tích)
“Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt làm đôi mảnh hõm hòm hom” (Hang Cắc Cớ) Để
“Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
Con đường vô trạo tối om om.” (Hang Cắc Cớ) Ở Kẽm Trống
“Hai bên thì núi, giữa thì sông.
Có phải đây là Kẽm Trống không?” Ở Đèo Ba Dội
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Kheo ai khéo tạc cảnh cheo leo.”
Điểm chung của thiên nhiên trong thơ Xuân Hương là đẹp, sống động, cựa
quậy, thức tỉnh. Không chỉ nghe được âm thanh: 11
“Gió giật sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong. (Kẽm Trống)
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm,
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm”, (Hang Cắc Cớ) Nhìn thấy màu sắc:
“Cửa son đỏ loét tùm lum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.” (Đèo Ba Dội)
“Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,
Thớt dưới sương pha đượm má hồng.”
(Đá Ông Chồng Bà Chồng)
Là người đọc còn có cảm giác rất chân thật về cảnh vật:
“Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp.
Lách khe nước rỉ mó lam nham.” (Hang Thánh Hóa)
Nói về cách miêu tả cảnh vật, Xuân Diệu đã nhận xét: “Ngoài Xuân Hương
ra, hỏi tác giả nào sờ mó rậm rạp, đã mó lam nham, đã có được mười đầu ngón
tay tinh tế tiếp xúc với các mặt phẳng hay mặt gồ ghề của các vật?”. Xuân
Hương đón nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, đồng thời bà cũng truyền vào
thiên nhiên cái sức sống mạnh mẽ cùng cái đa tình của mình.
2.1.2 Đề tài về đồ vật, con vật, bánh trái
Đi sâu vào thế giới con người, bà đã làm nổi bật những cái đẹp mộc mạc mà
thanh cao, những cái rất đỗi bình thường, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày
của mỗi người dân quê.
Trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, tục lệ mời trầu, ăn
trầu là một nét văn hóa không chỉ trong các lễ nghi văn hóa truyền thống như
hội hè, cưới hỏi mà còn được phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Trầu cau 12
luôn tượng trưng cho tình yêu chung thủy, nồng thắm và hạnh phúc bền chặt
của lứa đôi. Và thơ Xuân Hương cũng vậy:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.” (Mời trầu)
Quả cau, miếng trầu nhỏ bé đó là tiếng lòng thâm trầm sâu lắng, khát khao
hạnh phúc, khát khao giao cảm với đời, khát khao mong chờ tiếng đồng vọng
của nữ sĩ. Không chỉ có trầu cau, thế giới thơ Xuân Hương còn rất quen thuộc
gần gũi với những cái giếng, quả mít, con ốc, bánh trôi, cái quạt, khung cửi, cái đu...
Trong tổng thể văn hóa làng, nếu cây đa có thần, mái chùa có Phật, thì giếng
nước tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống.
Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao Việt Nam, hình ảnh chiếc giếng làng luôn
được nhắc đến với vị trí là trái tim của làng, cái hồn của xóm và đầy ân tình của
giao duyên hò hẹn. Xuân Hương đã chọn hình ảnh quen thuộc này như cột mốc
quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt để dẫn giải một nét đẹp mà bình
thường không dễ gì nhận ra.
“Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng.
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một doành thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá giếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai chả biết,
Đố ai dám thả nạ rồng rồng.” (Giếng thơi)
Giếng của Xuân Hương là một cái giếng làng quen thuộc đã ăn sâu vào tâm
thức người làng đồng thời cũng là một cái giếng rất lạ “Giếng thanh tân”. 13
Cái quạt của Hồ Xuân Hương cũng vừa lạ vừa quen.
“Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.” (Vịnh cái quạt I)
“Mười bảy hay là mười tám đây,
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc,
Rộng hẹp chừng nào cắm một cay.” (Vịnh cái quạt II)
Đó vừa là cái quạt trong ca dao:
“Cái quạt mười tám cái nan,
Ở giữa phết giấy, hai nan hai đầu.
Quạt này anh để che đầu,
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này” (Ca dao)
Nhưng cũng là cái quạt rất Xuân Hương. Một cái quạt rất năng động: chành
ra, khép lại, phì phạch... cùng với vẻ đẹp của nó: hồng hồng, má phấn, mỏng,
dày, rộng, hẹp... để cho người dùng nó phải quyến luyến chẳng rời tay, nâng niu,
yêu đêm, yêu ngày. Chẳng những thế nó còn có những công dụng khác, không
chỉ có “mát mặt anh hùng”, nó còn có thể “che đầu quân tử”. Người đọc chóng
mặt vì độ quay của chiếc quạt, nó hoạt động không ngừng nghỉ trên tay hết vua
đến chúa, hết anh hùng tới người quân tử...
Cái đu cũng là một trò chơi dân gian phổ biến ở những hội làng
“Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng 14
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Đôi hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không? (Đánh đu)
Quả là một bức tranh sống động tuyệt mĩ. Nó gợi ra trước mắt người đọc
không khí hội hè với những trò chơi dân gian hết sức hấp dẫn của người dân
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên một bãi đất rộng người ta nô nức chơi đu và xem
đu. Sắc màu vui nhộn, trẻ trung từ những bộ trang phục rực rỡ của những nam
thanh nữ tú làm cho ngày xuân thêm tươi tắn. Không gian thật khoáng đạt. Đất
trời dào dạt sức xuân, lòng người phơi phới tình xuân. Trai thì du gối hạc, gái
thì uốn lưng ong cùng hoà nhịp vào nhau đẩy cho cây đu lên cao mãi. Xuân
Hương đã khắc hoạ một trò chơi dân gian sống động, với những con người độ
tuổi thanh xuân dạt dào sức trẻ. Ta như được trở về những lễ hội dân gian từ
những vần thơ của nữ sĩ. Bà nhìn thấy trong cảnh lao động hay vui chơi một sức
sống căng tràn, một niềm vui phơi phới.
2.1.3. Đề tài về người “có học”
Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Những
người có học không phải là đối tượng để đả kích vì “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,
nhân dân ta chỉ ghét những kẻ “xấu nói tốt, dốt nói chữ”, những kẻ giả dối làm
ra vẻ của những kẻ trí thức. Trong dân gian không thiếu những truyện cười như
“Tam đại con gà”, “Làm theo sách”... phê phán những bọn dốt nát mà thích
khoe khoang. Với đối tượng này, Xuân Hương xem chúng là những đứa trẻ
“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ.
Ông non ngứa nọc châm hoa rữa,
Cê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.” (Mắng học trò dốt)
Bởi chúng chỉ là những kẻ “Cũng đòi học nói, nói không nên.”
Giễu đám văn nhân thích phô trương mà cái tài thì một nhúm cỏn con, bà châm
chọc thẳng thừng, làm họ sượng cả mặt lẳng lặng tránh xa: 15
“Năm ba thằng ngọng đứng xem chuông
Nó bảo nhau rằng ấy ái uông” (Vịnh cái chuông)
Đó là loại mạt hạng trong giới “có học”. Nhân cách các bậc “hiền nhân quân tử” thì sao?
“Hiền nhân quân tử” là mẫu hình lý tưởng của xã hội Nho giáo nhưng
những kẻ bụng đầy chữ nghĩa kinh thi lại là những kẻ đạo đức giả tầm thường bị nhân dân phê phán:
“Chớ nghe quân tử nói giòn
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.”
“Trách người quân tử bạc tình,
Có gương mà để bên mình biếng soi.” (ca dao)
“Hiền nhân quân tử” trong thơ Xuân Hương cũng chẳng khác gì “phường lòi
tói”. Đứng trước cảnh
“Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm.
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông.”
Thì những điều học được trong sách vở thánh hiền chạy đi đâu cả để “hiền nhân
quân tử” cũng như kẻ tiểu nhân, những người bình thường “dùng dằng đi chẳng
dứt” bởi “Đi thì cũng dở, ở không xong.”
Nhà thơ vạch ra tính chất khôi hài của nội dung rất phàm tục lại được che
đậy bằng một lớp vỏ đạo đức giả hoặc qua bài Đèo Ba Dội cũng vậy:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng, 16
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.”
Trong những bài thơ Quả mít, Ốc nhồi, bà cũng đã vạch ra những việc xấu
xa ấy của bọn quân tử.
Bọn vua chúa quan lại cũng không hơn gì. Thế kỉ XVIII - XIX chế độ
Phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Vua là con
trời, quan lại là những kẻ từ cửa Khổng sân Trình bước ra nhưng tất cả chỉ lo
tranh giành quyền lực, vơ vét tài sản, ăn chơi hưởng lạc; đời sống nhân dân lâm
vào cảnh lầm than cực khổ. Hồ Xuân Hương đã bóc trần lớp vỏ ngoài đạo mạo,
để còn trơ lại vẻ khệnh khạng, méo mó của những kẻ “ăn trên ngồi trốc”. Bản
chất của tầng lớp trên hiện ra qua cái cười nhẹ nhàng mà sâu cay của bà.
“Mười bảy hay là mười tám đây?
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc,
Rộng hẹp dường nào, cắm một cay.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,
Chúa dấu vua yêu một cái này.” (Vịnh cái quạt (II))
Cái quạt là cái quạt thật được miêu tả đầy đủ từ hình thức (số nan quạt, độ
mỏng dày, rộng hẹp) đến công dụng (càng nóng bao nhiêu thời càng mát).
Nhưng trong cái quạt đó lại thấp thoáng bóng dáng người con gái “hồng hồng
má phấn”. Vua chúa thì lại “yêu dấu chẳng rời tay”, “yêu đêm chưa phỉ lại yêu
ngày”, “Chúa dấu, vua yêu một cái này.”
Không chỉ vua chúa mà cái quạt được Xuân Hương miêu tả lại còn
“Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.” (Vịnh cái quạt (I))
Mượn cớ tả cái quạt mà thật ra là để chỉ cái khác, nói đến thói mê hoa, hám
sắc của bọn quan lại, vua chúa. 17
Còn đối với tầng lớp quan lại, Xuân Hương chọn quan thị, một loại quan mà dân gian đã khái quát :
“Thị vào chầu, thị đứng thị xem
Thị thấy thèm, thị không có ấy.”
Trong thơ Xuân Hương, loại quan này hiện lên thật nổi bật
“Mười hai bà mụ ghét chi nhau
Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu ?
Rúc rích thây cha con chuột nhắt,
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.
Đố ai biết được vông hay chóc,
Có kẻ nào hay cuống với đầu.” (Quan thị)
Đó là những kẻ ham bả hư danh, quyền cao chức trọng mà vứt bỏ “cái xuân
tình” của đời sống bình thường.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ trào phúng, vì bà dám nói lên những điều mà
mọi người không dám nói, bà thẳng tay tát vào mặt cả bọn phong kiến từ trên
xuống dưới vạch trần bộ mặt giả dối trong xã hội.
2.1.4 Đề tài về thầy tu và chùa chiền
Đạo Phật được truyền bá vào nước ta ngay từ trong những buổi đầu dựng
nước và dần ăn sâu vào đời sống sinh hoạt, tình cảm, văn hóa của dân tộc. Dân
gian đã từng nói: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, hình ảnh những ngôi
chùa trở nên rất quen thuộc và gần gũi với tâm thức người Việt. Văn hóa nhà
chùa với sự hiện diện của chùa làng đã góp phần mình trong đời sống văn hóa
tâm linh của con người Việt Nam. Và trong văn học dân gian, hình ảnh chùa
chiền xuất hiện khá nhiều, như một biểu tượng không thể thiếu, không thể tách
rời khỏi đời sống chung của cộng đồng.
“Chùa làng dựng ở xóm côi,
Sớm khuya hai buổi nghe hồi chuông ngân”
Nhưng ở thời đại Hồ Xuân Hương, nội chiến kéo dài mấy thế kỉ, xã hội rối
ren, nhiễu nhương, một số chùa chiền không còn là nơi tu hành tôn nghiêm nữa.
Nhiều kẻ lợi dụng chùa chiền để làm điều bậy bạ. 18 “Nam mô bồ tát bồ hòn
Ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau.”
“Hôm nay mười bốn trăng tròn
Ai muốn ăn oản thì năm với sư.”
Hồ Xuân Hương chỉ trích thậm tệ sự sa đọa của các nhà sư, bà mỉa mai hạng
tu hành không giữ vững được đạo vì bị vật dụng ám ảnh nên phải hoàn tục. Nhà
thơ phác họa vài nét nhưng qua đó người đọc phần nào nhận ra giọng điệu châm
biếm, thâm thúy, sâu cay của tác giả về những cảnh “chướng tai gai mắt” ở nơi tôn nghiêm.
“Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta
Đầu thì trọc lóc áo không tà.
Oản dâng trước mặt, năm ba phẩm,
Vãi nấp sau lưng, sáu bảy bà.
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe,
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.” (Sư hổ mang)
Với bài Chùa Quán Sứ - nơi tu hành lớn nhất giữa thành Thăng Long mà
chẳng còn chút tôn nghiêm nào:
“Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo,
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo ?
Chày Kình tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo.
Sáng banh không kẻ khua tang mít,
Trưa trật nào ai móc kẽ rêu.”
Chùa vốn là nơi để chúng sinh gửi gắm niềm tin, thanh lọc tâm hồn:
“Lắng nghe chuông gọi trên chùa,
Hỡi ai mê ngủ hãy chừa dục tham.”
Cảnh chùa ở đây: chỗ thì ồn ào, nhăng nhít với âm thanh các nhạc cụ lẫn
giọng tụng kinh; nơi thì “cảnh vắng teo” bởi sư cụ còn “đáo nơi neo”. Nhà sư
thì trước mặt là Phật dâng dăm ba “oản”, sau lưng lại nấp “sáu bảy bà”...nhưng 19
“Tu lâu có lẽ nên Sư cụ,
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà.” (Sư hổ mang)
Còn gì là chỗ dựa về mặt tinh thần của chúng sinh? Nhà chùa và thầy tu đã
phô bày những cái xấu xa đồi bại của mình. Nơi tôn nghiêm của tín ngưỡng tôn
giáo đã bị những kẻ giả dối làm mất đi sự linh thiêng.
2.1.5. Đề tài về người phụ nữ
Vào thời kì phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ, số phận của phụ
nữ bị rẻ rúng, coi thường, họ là những người “thấp cổ bé họng”, không được
quyền định đoạt số phận của mình. Người phụ nữ luôn phải chịu nhiều thiệt thòi
và cả những đớn đau trong một cuộc sống vô vọng, không lối thoát của những
định kiến giới do xã hội phong kiến tạo dựng nên. Vì vậy, dân gian đã thông
cảm và xót thương với thân phận người phụ nữ và thốt lên những câu hát bi ai,
thể hiện đời sống khổ cực cũng những khát vọng thầm kín của người phụ nữ trong xã hội xưa.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”
“Thân em đi lấy chồng chung,
Khác nào như cái bung xung chui đầu.”
Thơ ca dân gian đã dành một vị trí quan trọng để viết về người phụ nữ.
Xuân Hương cũng vậy. Hồ xuân hương là nhà thơ nữ viết về phụ nữ, bà đã lên
tiếng đấu tranh đòi quyền sống cho phụ nữ.
Trong thơ Xuân Hương mỗi người phụ nữ có một hoàn cảnh, một số phận riêng không ai giống ai :
“Cả nể cho nên sự dở dang,
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng !
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc, 20