Áp dụng 5S tại CÔNG TY TNHH Toyota Hiroshima Tân Cảng | Đại học Tây Đô
Công ty TNHH Toyota Hiroshima Tân Cảng (Tên thường gọi là Toyota Tân Cảng) với hệ thống nhà xưởng hiện đại trên diện tích gần 6.000m2 với trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn của Toyota Việt Nam. Công ty TNHH Toyota Hiroshima Tân Cảng – HT với vốn đầu tư 100% từ tập đoàn Hiroshima Toyota Nhật Bản, được thành lập vào ngày 12.04.2004. Trụ sở đặt tại địa chỉ: 220 Bis Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG LỚP: ĐH QTKD16B
Áp dụng 5S tại CÔNG TY TNHH
Toyota Hiroshima Tân Cảng
Giảng viên: Thầy Trịnh Bửu Nam
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Sinh viên thực hiện:
Trần Như Ngọc – 217030142
Hồ Xuân Hương – 217030143
Trần Huỳnh Bảo Châu – 217030145
Huỳnh Nguyễn KimNgân– 217030120
Đặng Thị Kiều Nguyên – 217030119
Võ Phan Yến Vy – 217030141
Nguyễn Phúc Khang – 217030136
Khưu Hà Gia Trinh – 217030256 MỤC LỤC I.
GIỚI THIỆU V Ề Ề TỔNG CÔNG TY TNHH Toyota Hiroshima Tân Cảng .............................. 3 1.
Thông tin khái quát ................................................................................................................... 3 2.
Lịch sử hình thành ................................................................................................................... 3 3.
Ngành nghềề kinh doanh ............................................................................................................ 4 4.
Dịch vụ ...................................................................................................................................... 4 5.
Mục tiều phát triển của công tý TNHH Toyota đềến năm 2025 .............................................. 4 II.
Áp dụng 5S TẠI TOYOTA VIỆT NAM & TOYOTA .............................................................. 5 1.
Seiri (Sàng lọc) .......................................................................................................................... 6 2.
Seiton ( Săếp xềếp) ...................................................................................................................... 7 3.
Seiso ( Sạch s e ẽ ) ........................................................................................................................ 8 4.
Seiketsu ( set in orther – săn sóc) ........................................................................................... 10
5. Shitsuke( Săẽn sàng) ....................................................................................................................... 11 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B I.
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY TNHH Toyota
Hiroshima Tân Cảng
1. Thông tin khái quát:
Công ty TNHH Toyota Hiroshima Tân Cảng (Tên thường gọi là Toyota Tân
Cảng) với hệ thống nhà xưởng hiện đại trên diện tích gần 6.000m2 với trang thiết bị
hiện đại theo tiêu chuẩn của Toyota Việt Nam.
Công ty TNHH Toyota Hiroshima Tân Cảng – HT với vốn đầu tư 100% từ tập
đoàn Hiroshima Toyota Nhật Bản, được thành lập vào ngày 12.04.2004.
Trụ sở đặt tại địa chỉ: 220 Bis Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Người đại diện: Kozo Tsumura
2. Lịch sử hình thành:
Ngày 17 tháng 8 năm 1936, công ty cổ phần Hiroshima Toyota (HT) được thành
lập tại tỉnh Hiroshima, Nhật Bản (Tiền thân của tập đoàn Hiroshima Toyota ngày nay).
Tháng 10 năm 2005 công ty Toyota Hiroshima Tân Cảng – HT chính thức đi vào
hoạt động, với chức năng phân phối xe Toyota và cung cấp dịch vụ sữa chữa, bảo
hành theo sự ủy nhiệm của Toyota Motor Việt Nam.
Với lịch sử hơn 80 năm thành lập và phát triển trong nghành ô tô, tập đoàn
Hiroshima Toyota (HT) không ngừng lớn mạnh tại Nhật Bản và mạnh mẽ mở rộng
quy mô hoạt động ra nước ngoài. Hiện nay Hiroshima Toyota đang sở hữu 1 chuỗi đại
lý xe ô tô hàng đầu tại Việt Nam với khoảng 92 đại lý Toyota đã và đang chuẩn bị hoạt
động trong đó có 2 đại lý lớn:
• Toyota Hiroshima Tân Cảng – ( khu vực phía Nam)
• Toyota Hiroshima Từ Sơn – (khu vực phía Bắc) 1 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B
3. Ngành nghề kinh doanh:
Là trạm uỷ quyền dịch vụ của Toyota. Cung cấp tới khách hàng các dịch vụ: bảo
dưỡng, sửa chữa xe và thay thế phụ tùng chính hiệu, mua bán xe cũ và xe mới.
Phân phối tất cả các dòng xe do Toyota Việt Nam lắp ráp và nhập khẩu: Toyota
Vios, Toyota Corrola Altis, Toyota Camry, Toyota Yaris, Toyota Hilux, Toyota Innova,
Toyota Fortuner, Toyota Land Cruiser và Toyota Hiace. 4. Dịch vụ:
Lắp ráp, sản xuất xe ô tô các loại và phụ tùng ô tô.
Cung cấp dịch vụ bảo hành và sửa chữa xe ô tô.
Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất,
Các loại phụ tùng ô tô để gia công, đóng gói và xuất khẩu.
Thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô
Nhập khẩu phụ tùng ô tô và các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng theo tiêu chuẩn Toyota.
Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ nội bộ việc thực hiện và phát triển kinh doanh, dịch vụ và
bảo dưỡng sản phẩm Toyota cho các công ty trong Tập đoàn Toyota, đại lý, ứng viên
đại lý và các trạm dịch vụ được ủy quyền của Toyota.
5. Mục tiêu phát triển của công tý TNHH Toyota đến năm 2025:
Toyota đặt mục tiêu đến năm 2025, doanh số bán xe điện hoặc xe chạy bằng hydro
của hãng chiếm 10% tổng doanh số và sẽ tập trung bán xe điện tại những nước người
tiêu dùng sẵn sàng đón nhận sản phẩm.
Hiện Toyota đang tìm cách tăng cường quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp
Trung Quốc để củng cố nguồn cung pin cho các loại ô tô điện. 2 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B II.
Áp dụng 5S TẠI TOYOTA VIỆT NAM & TOYOTA TÂN CẢNG
Công ty Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, công ty luôn xác định phát triển số
lượng và quy mô nhà cung cấp Việt là nhiệm vụ ưu tiên và dài hạn. Các doanh nghiệp
Việt Nam thường hạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu
về chất lượng và chi phí cạnh tranh.
Để trở thành nhà cung cấp phụ tùng linh kiện toàn cầu, ban đầu, Toyota hỗ trợ nền
tảng sản xuất cho các nhà cung cấp Việt về 5S, An toàn, Công việc tiêu chuẩn. Sau đó
TMV tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển chuyên sâu hơn giúp nhà
cung cấp cải thiên hiêu suất công việc.
Trong suốt thời gian qua, Toyota cũng đã ghi nhận kết quả triển vọng bước đầu và
đang hỗ trợ cho 6 nhà cung cấp Việt.
Lấy nhà máy Nhựa Hà Nội làm điển hình – đơn vị cung cấp cho Toyota từ năm
2012 là một ví dụ. Năm 2017, Toyota thành lập ban dự án hỗ trợ chuyển giao đầu tiên
tại Nhựa Hà Nội. Sau 1 năm, Nhựa Hà Nội đã thực sự “thay đổi cả chất và lượng” nhờ
áp dụng quy tắc 5S Toyota và tiêu chuẩn hóa công việc. Nhà máy ngăn nắp, sạch sẽ
hơn, ý thức tuân thủ của người lao động tăng lên rõ rệt. Về hiệu quả kinh tế, tính đến
nay, Nhựa Hà Nội đã cắt giảm chi phí ước tính khoảng 2,8 tỷ VND qua cải tiến về
khuôn, trung bình năng suất lao động tăng 10%.
Riêng với dòng xe Vios thế hệ mới, số lượng phụ tùng cung cấp bởi nhà máy nhựa
Hà Nội đã tăng từ 3 lên 56 phụ tùng. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành Công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam và hi vọng rằng các nhà cung cấp sẽ không ngừng nâng cao
năng lực của mình, và xa hơn là tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện phụ tùng của khu vực và toàn cầu.
Thấy rõ được hiệu quả tối ưu mà phương pháp 5S đem lại, đến nay các đại lý
Totyota tại Việt Nam vẫn tiếp tục áp dụng và phát triển phương pháp này.Nổi bật trong
những năm gần đây là Công ty TNHH Toyota Hiroshima Tân Cảng. 3 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B
1. Seiri (Sàng lọc):
SEIRI có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Trong bước
này,Toyota yêu cầu nhân viên phải lọc ra những gì không cần thiết tại nơi làm việc.
Không gian làm việc có thể được giải phóng bằng cách dọn sạch những đống lộn xộn
bao gồm: các linh kiện, công việc đang làm dở, sản phẩm hỏng, các loại tài liệu, giấy
gói hàng, máy móc, thiết bị và các những vật dụng khác. Cần lọc ra những gì cần thiết
để đáp ứng mục tiêu sản xuất và những gì là không cần thiết để giải phóng không gian làm việc
Đem đi tái chế (hoặc loại bỏ) tất cả những vật dụng không sử dụng dù là đồ vật
nhỏ nhất, sẽ giúp cho không gian làm việc trở nên thoáng đãng, qua đó gia tăng tính
hiệu quả cho bước kế tiếp.
Toyota tập trung vào việc loại bỏ những đồ dư thừa, không cần thiết, không sử
dụng trong quy trình sản xuất.Do đó các nhân viên được đào tạo để phân loại, đánh
giá và quyết định xem đồ cần được giữ lại hay loại bỏ. Việc này giúp giảm lãng phí,
tăng tính hiệu quả và sự nhất quán trong quy trình sản xuất. 4
Downloaded by Long Lê (lelong28032006@icloud.com) Nhóm 3 – ĐHQTKD16B
2. Seiton ( Sắp xếp):
Đây là một công đoạn Toyota sắp xếp dụng cụ và phụ tùng theo trật tự, sau khi đã
loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng
còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.
Toyota có tiêu chuẩn riêng cho việc sắp hồ sơ và giám đốc trực tiếp theo dõi xem
nhân viên có “lệch” chuẩn không. Hơn thế, một phó giám đốc Trung tâm còn có
nhiệm vụ kiểm tra đột xuất hệ thống email của từng nhân viên chỉ để đảm bảo rằng
thư từ được sắp xếp hợp lý trong các thư mục và thư cũ phải xóa bỏ. Những biện pháp
này theo quan niệm thông thường sẽ bị coi là quá đáng và xâm phạm quyền tự do cá
nhân. Nhưng Toyota vẫn duy trì để quyết tạo lập nét văn hóa sạch sẽ và ngăn nắp
trong công ty. Việc sắp xếp tài liệu hay hộp thư điện tử một cách trật tự chắc chắn có
tác dụng tăng năng suất và hiệu quả làm việc. 5 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B
Ở khu vực bảo dưỡng đều có các vạch màu chỉ giới hạn, có danh mục vật tư, phụ
tùng, thiết bị, được quy định màu sắc để dễ tìm dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại. Trong các
quá trình bảo dưỡng và sửa chữa thì các kỹ sư vẫn giữ gọn gàng các dụng cụ, thiết bị
và máy móc hỗ trợ. Đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh
3. Seiso ( Sạch sẽ ):
Ở bước thứ ba trong tiêu chuẩn 5S của Toyota là các nhân viên của hãng cần phải
đảm bảo rằng mỗi vật dụng trong khi làm việc nói riêng và toàn bộ khu vực lao động 6 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B
mà họ phụ trách luôn được lao chùi sạch sẽ. Bước vệ sinh làm sạch bao gồm cả việc
kiểm tra thiết bị, máy móc. Các tổ đội sẽ tập trung vào các khu vực cụ thể để vệ sinh,
quyết định xem làm thế nào để giữ gìn sạch sẽ và ai sẽ thực hiện. Họ cũng sẽ quyết
định về tiêu chuẩn vệ sinh. Các mục tiêu vệ sinh này bao gồm khu vực kho tàng, thiết
bị và máy móc, khu vực xung quanh (như: lối đi, gầm ghế, gầm bàn).
Đây là khu vực tiếp khách của toyota, không gian thoáng mát, sạch sẽ( ta có thể thấy
trong ảnh sàn nhà mặt màn sáng bóng ), các nội thất đều được sắp xếp rất đồng bộ.
Ở khu vực bảo dưỡng, các chiếc xe điều được đậu ngay ngắn và trong quá trình sửa
chữa, các kỹ sư vẫn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh. 7 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B
Nơi trưng bày xe Toyota, khu vực luôn sáng bóng và thoáng mát ; đến các chiếc xe
trưng bày các nhân viên phải lau hàng ngày để không bám bụi và luôn sáng bóng.
4. Seiketsu ( set in orther – săn sóc)
Quan trọng nhất trong bước thứ 4 này là hình thành nên thói quen áp dụng tiêu
chuẩn 5S của Toyota trong công việc hàng ngày. Luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc
luôn sạch sẽ, thuâṇ tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.
Trong bước này, một hệ thống các biển báo sẽ được triển khai để tất cả các nhân
viên đều có thể nắm bắt được trật tự của nơi mà mình làm việc. Bên cạnh đó, các
nguyên tắc cũng được đặt ra nhằm duy trì sự trật tự đã được hình thành ở bước thứ 2.
Những thành viên mới gia nhập khu làm việc cũng sẽ được chỉ dạy cẩn thận để
nhanh chóng tiếp thu và hành xử theo đúng những quy định về việc gìn giữ không gian làm việc của nhóm.
Khuyến khích các nhân viên xây dựng môi trường làm việc thoáng đảng, sáng sủa
và luôn được dọn dẹp sạch sẻ, nó có thể đem lại một không gian làm việc tốt cho bản
thân và mọi người xung quanh và còn làm đẹp hơn trong mắt của khách hàng.
Luôn luôn kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện 5s của mọi nhân viên, ban hành
mới hoặc lồng ghép kết quả thực hiện 5s vào chính sách thi đua khen thưởng
hiện hành dành cho các bộ phận và các nhân viên. 8 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B
5. Shitsuke( Sẵn sàng):
Đến bước này Toyota vẫn tiếp tục thực hiện 4S cho đến khi ổn định nhằm duy trì
và thực hiện tốt hơn để có một môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng và sắp xếp khoa
học, cũng như góp phần xây dựng VHDN. Đây là bước cuối cùng nhưng sẽ không bao
giờ kết thúc và nó thể hiện rõ nhất về tinh thần kỷ luật cá nhân của mỗi người Nhật.
Ở bước cuối này, các quản lý Toyota sẽ giúp các nhân viên của mình hiểu rõ về giá
trị của từng nguyên tắc 5S thông qua những buổi trao đổi riêng của chủ đề này như
các cuộc họp ban lãnh đạo, giao ban về xây dựng văn hóa doanh nghiệp.Qua trao đổi,
mỗi nhân viên có thể tìm thấy cho mình động lực để tự thúc đẩy bản thân duy trì sự
cố gắng tuân thủ và giữ gìn trật tự nơi làm việc một cách liên tục.Từ đó, tạo ra cho
mình một phong cách làm việc có nề nếp và tính trách nhiệm cao.
Duy trì đánh giá nội bộ theo Quy trình đánh giá nội bộ đã ban hành.Ban hành mới
hoặc lồng ghép kết quả thực hiện 5S vào chính sách thi đua khen thưởng hiện hành; 9 Nhóm 3 – ĐHQTKD16B
Để thuyết phục người khác thực hiện tốt 5S thì cấp trên phải sử dụng biện pháp
hữu hiệu nhất chính là kiên định thực hiện tới cùng. Những thế hệ kỹ sư tại Toyota
đều được nhắn nhủ rằng, kỹ sư trưởng không có quyền ra lệnh, thay vào đó là kỹ năng thuyết phục. 10