Bài báo cáo đề tài: Trình bày về lý thuyết 15 hai nhân tố của Herzberg
Bài báo cáo đề tài: Trình bày về lý thuyết 15 hai nhân tố của Herzberg học phần Nguyên lý kế toán của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|36244503 5 BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA : THƯƠNG MẠI ‐‐‐‐‐‐‐‐ 10 BÀI BÁO CÁO NHÓM 5
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY VỀ LÝ THUYẾT 15
HAI NHÂN TỐ CỦA HERZBERG
TÊN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC LỚP HỌC PHẦN: 2311702003813 NHÓM
SINH VIÊN THỰC HIỆN: 20 - Văng Công Kỳ - Trần Nguyễn Kim Nguyên - Nguyễn Thị Phượng - Vương Quốc Anh - Hồ Thị Yến Nhi
25 GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: Trần Hải Minh Thư 30
TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 3 năm 2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
35 Phân công nhiệm vụ.............................................................................................1
I> LÝ THUYẾT HAI NHÂN TỐ CỦA HERZBERG..........................................2
1. Khái niệm thuyết hai nhân tố của Herzberg.................................................2 lOMoARc PSD|36244503
2. Nhân tố duy trì............................................................................................2
3. Nhân tố động viên.......................................................................................2 40
4. 4 trạng thái của thuyết hai nhân tố Herzberg...............................................2
II> ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HAI NHÂN TỐ CỦA HERZBERG.…………...3 LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buổi phát triển vượt bậc như hiện nay, con người có rất nhiều nhu cầu
45 cần thiết từ đó sự cạnh tranh về kinh tế nhằm đáp ứng điều đó càng diễn ra sâu sắc. Để có
thể chiến thắng trên thương trường, doanh nghiệp không những cần có chiến lược khôn
ngoan mà phải thấu hiểu nhân viên của mình để họ cống hiến hết mình giúp công ty phát
triển hơn nữa. Mà để có thể hiểu được nhân viên thì cần phải nghiên cứu lý thuyết về 2
nhân tố của Herzberg và biết được ứng dụng của lý thuyết đó. Nếu nhân
50 viên không cống hiến hết mình hoặc chán nản khi đi làm thì liệu doanh nghiệp đó có đi
lên không? Qua đó cho thấy lý thuyết này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển của doanh nghiệp.
Do vốn kiến thức còn hạn hẹp và cũng là lần đầu nhóm em nghiên cứu về vấn đề
này, mặc dù đã cố gắng hết sức có thể nhưng hẳn sẽ khó tránh khỏi những sai sót.
55 Mong cô và các bạn xem xét và góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Phân công nhiệm vụ Tên MSSV Phân công Đánh giá Văng Công Kỳ 222100255
Ứng dụng của lý thuyết 100 % Trần Nguyễn Kim Nguyên 0 Powerpoint 100 % Nguyễn Thị Phượng 222100262 Bài báo cáo 100 % Vương Quốc Anh 1 Powerpoint % 100 Hồ Thị Yến Nhi 222100267 Nội dung của lý thuyết 100 % 1 222100244 4 222100263 0 1 60 lOMoARc PSD|36244503
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ HAI NHÂN TỐ CỦA HERZBERG
1. Khái niệm thuyết hai nhân tố của Herzberg:
- Thuyết hai nhân tố của Herzberg trong tiếng Anh là Herzberg's Two-Factor Theory.
65 - Thuyết hai nhân tố của Herzberg cho rằng có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến động lực
của nhân viên tại nơi làm việc; là các nhân tố duy trì và các nhân tố động viên. Thuyết
này được đề xuất bởi Frederick Herzberg - một nhà tâm lí học quan tâm đến mối tương
quan giữa thái độ của nhân viên và động lực làm việc.
2. Nhân tố duy trì:
70 - Nhân tố duy trì là các nhân tố gây ra sự không hài lòng ở nơi làm việc.
- Chúng là các yếu tố bên ngoài hoặc độc lập với công việc; và có liên quan với những
thứ như tiền lương, tính ổn định của công việc (khả năng nhân viên giữ được việc làm,
không bị sa thải), chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc, năng lực của lãnh
đạo và mối quan hệ giữa người giám sát, cấp dưới và đồng nghiệp.
75 - Theo Herzberg, những nhân tố này không thúc đẩy nhân viên. Tuy nhiên, khi chúng
thiếu sót hoặc không đầy đủ, các nhân tố duy trì có thể khiến nhân viên rất không hài lòng.
- Khi các yếu tố duy trì không được đáp ứng, nhân viên có cảm giác như thiếu thứ gì
đó hoặc mọi thứ không hoàn toàn đúng.
80 3. Nhân tố động viên:
- Chúng gắn liền với động lực của nhân viên và phát sinh từ các điều kiện nội tại của
công việc, phụ thuộc vào chính bản thân công việc.
- Các yếu tố của sự động viên bao gồm trách nhiệm, sự hài lòng trong công việc, sự
công nhận, thành tích, cơ hội phát triển và thăng tiến, sự thành đạt, tôn vinh, các công
85 nhận thành tích của tổ chức, lãnh đạo và các đồng nghiệp, đặc điểm và bản chất bên
trong của công việc, những trách nhiệm trong công việc, các cơ hội thăng tiến trong công việc.
4. 4 trạng thái của thuyết hai nhân tố Herzberg
•) Nhân tố duy trì cao và Nhân tố tạo động lực cao
90 Đây là trạng thái lý tưởng mà mọi tổ chức, mọi nhà quản trị cần phải phấn đấu đạt được.
Nhân viên sẽ có động lực làm việc cao, ít bất bình với tổ chức, công việc. 2
•) Nhân tố duy trì cao và Nhân tố tạo động lực thấp lOMoARc PSD|36244503
95 Trong trạng thái này, nhân viên tuy có ít bất bình với công việc, nhưng họ sẽ không có
động lực cao để làm việc.
•) Nhân tố duy trì thấp và Nhân tố tạo động lực cao
Trong trạng thái này, nhân viên có động lực làm việc cao, nhưng họ cũng có rất nhiều
bất bình với tổ chức và công việc.
100 •) Nhấn tố duy trì thấp và Nhân tố tạo động lực thấp
Trạng thái này rõ ràng là một tình huống tồi tệ, nhân viên không có động lực làm việc,
họ cũng đang có những bất bình rất lớn với tổ chức và công
II> ỨNG DỤNG VỀ LÝ THUYẾT HAI NHÂN TỐ CỦA HERZBERG
105 Các bước áp dụng thuyết hai nhân tố của Herzberg :
Loại bỏ sự không hài lòng trong công việc
Bước đầu tiên để gia tăng động lực cho nhân viên chính là đảm bảo những nhân tố duy
trì không gây ra sự không hài lòng. Mỗi người sẽ có mức độ xem xét những nhân tố
này riêng, tuy vậy tổ chức có thể xem xét các vấn đề sau:
110 +Chỉnh sửa các chính sách yếu kém, gây cản trở của công ty.
+Đảm bảo mọi thành viên trong nhóm cảm thấy mình được hỗ trợ, được giám sát
hiệu quả, nhưng không được xâm phạm những yếu tố cá nhân, riêng tư.
+Xây dựng văn hoá tổ chức tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau, không bè phái, không bắt nạt.
+Đảm bảo mọi nhân viên đều được đối xử tôn trọng bình đẳng.
115 +Đảm bảo mức lương của nhân viên cạnh tranh trong ngành, đồng thời không có sự
chênh lệch lớn trong mức lương (với những vị trí công việc như nhau).
+Xây dựng công việc theo cách mà mỗi nhân viên đều cảm thấy công việc của họ có
ý nghĩa, có vị trí, chỗ đứng.
+Đảm bảo tính bảo mật trong công việc.
120 +Tạo điều kiện để nhân viên hài lòng với công việc.
Một khi đã loại bỏ những yếu tố gây ra sự không hài lòng trong công việc, bước tiếp
theo là tăng cường sự hài lòng của nhân viên. Herzberg gợi ý các doanh nghiệp nên 125 3 lOMoARc PSD|36244503
“làm giàu công việc”, tức là nhà quản trị cần làm phong phú tính chất công việc của
nhân viên bằng cách giao cho họ thách thức, những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hơn
để thực hiện, từ đó sẽ giúp cho công việc trở nên thú vị hơn.
+Cho mọi nhân viên có cơ hội để đạt được những thành tích.
130 +Ghi nhận những đóng góp của mọi người.
+Tạo ra thêm những việc bổ ích, phù hợp với kỹ năng và khả năng của mọi người.
+Trao quyền, trao trách nhiệm thêm cho nhân viên càng nhiều càng tốt.
+Tạo ra những cơ hội thăng tiến trong tổ chức.
+Có những chương trình đào tạo và phát triển để mọi nhân viên có thể cố gắng, nỗ
135 lực đạt được vị trí mà họ mong muốn trong công ty. 140 145 150 155 4