Bài điều kiện Giáo dục học | Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài điều kiện Giáo dục học | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Bài điều kiện Giáo dục học
Họ và tên: Hoàng Vũ Thùy Dương
Mã sinh viên: 715701017
Khoa: Tiếng Anh
Bài làm
Câu 1: Phân tích các đặc điểm của quá trình giáo dục? Cho ví dụ minh
họa và rút ra kết luận sư phạm cần thiết?
1. Khái niệm quá trình giáo dục:
- Quá trình giáo dục là một quá trình trong đó dưới vai trò
chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác,
tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ giáo dục.
2. Các đặc điểm của giáo dục:
1) Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động phức hợp:
- Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt
động phong phú, phức tạp nhằm hình thành phẩm chất,
những nét tính cách ổn định và bền vững ở người được
giáo dục. Đó là cả một quá trình phát triển và giải quyết
hàng loạt các mâu thuẫn đan xen nhau trong đời sống
nội tâm của đối tượng giáo dục.
- Để hình thành một nét tính cách, một hành vi, một thói
quen phù hợp với chuẩn mực của xã hội cần có sự tác
động phối hợp từ nhiều lực lượng giáo dục như nhà
trường, gia đình và các tổ chức xã hội.
- Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong các đặc điểm
của quá trình giáo dục.
- Ví dụ: Môn Lịch sử sẽ hình thành cho các em tình yêu
đất nước, môn đạo đức hay Giáo dục công dân sẽ giúp
em trở thành con người có phẩm chất đạo đức tốt. Nhà
trường có thể giúp được các em có được những kiến
thức học thuật để phát triển tri thức bản than, gia đình
sẽ là nơi các em học được những gia giáo, nề nếp, hình
thành những đặc điểm tâm sinh lý nhất định cho các
em. Cuối cùng, xã hội sẽ là nơi các em được va chạm,
cọ sát những kiến thức, kỹ năng mình có; ngoài ra,
hội còn là nơi các em học được những điều như đối nhân
xử thế…
2) Quá trình giáo dục là quá trình phát triển biện chứng
- Giáo dục một hiện tượng hội đồng thời một
quá trình nên không ngừng vận động phát triển
theo quy luật phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan. Thực chất của hoạt động giáo dục
quá trình liên tục phát hiện giải quyết những tình
huống sư phạm nảy sinh trong các lĩnh vực giáo dục đạo
đức, giáo dục lối sống văn hóa thẩm của hoc sinh
trong môi trường phạm của nhà trường, gia đình
xã hội.
- dụ: Sách giáo khoa luôn luôn được cải biên bổ sung,
chỉnh sửa thậm chí thay đổi để thể phù hợp với
tình hình giáo dục đương thời. Ngoài ra các thầy cô giáo
cũng được cho đi học, tập huấn thường xuyên để nâng
cao trình độ thay đổi cách dạy cho phù hợp với tình
hình hiện tại. Điển hình như tình hình dịch Covid trong 2
năm qua, các thầy các em học sinh đã phải tập
làm quen với hệ thống học trực tuyến.
3) Quá trình giáo dục có tính cá biệt
- Trong thực tiễn cuộc sống muôn hình muôn vẻ quanh ta
cũng như trong môi trường giáo dục, mỗi con người, mỗi
học sinh một thế giới riêng với những đặc điểm riêng
về tâm sinh lí, về nhận thức, tình cảm,… môi con
người đều có cuộc sống và thế giới nội tâm riêng.
- vậy, trong quá trình giáo dục, với những tác động
phạm như nhau, mỗi nhân thể lĩnh hội theo cách
riêng của mình với những mức độ khác nhau.
- Ví dụ: Việc giảng dạy cho học sinh có trình độ tốt và học
sinh có trình độ trung bình là khác nhau. Đối với các em
học sinh khả năng tiếp thu tốt, thể giáo viên chỉ
cần giảng qua hoặc cho các em tự đọc tài liệu những
phần kiến thức bản, tập trung vào phần kiến thức
nâng cao hơn khó hơn. Ngược lại đối với những em
lực học trung bình, giáo viên nên tập trung giảng kỹ
những phần thuyết bản, thể đưa thêm một số
phần nâng cao, tùy vào trình độ các em.
4) Quá trình giáo dục gắn liền thống nhất với quá trình
dạy học
- Trong các loại hình trường, hoạt động giáo dục (theo
nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học hai hoạt động được
tiến hành song song với các chức năng, đặc trưng riêng
của mình.
- Hoạt động dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người
học chiếm lĩnh chất lượng, hiệu quả nội dung học
vấn; hoạt động giáo dục nhằm hình thành những phẩm
chất đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống, hành vi văn
minh,… Hai hoạt động đó không thể tách biệt mà thống
nhất, bổ sung, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau, góp phần hình
thành, phát triển hoàn thiện nhân cách cho thế hệ
trẻ.
- dụ: Nếu như một người không kiến thức nhưng lại
đạo đức, sẽ thậm chí không thể giúp được bản thân
mình, chứ chưa nói đến người khác, dễ rơi vào trạng
thái lực bất tòng tâm. Ngược lại, người có năng lực tri
thức, nhưng lại không phẩm chất đạo đức tốt, có thể
gây họa, điển hình như Adolf Hitler 1 kẻ bản lĩnh,
tài năng chính trị, nhưng lại độc tài, nhân đạo, đã
gây ra cuộc thảm sát, diệt chủng tàn nhẫn những người
Do Thái trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh thế giới
lần thứ II.
3. Kết luận sư phạm:
- Cả 5 đặc điểm của quá trình giáo dục trên đều vô cùng quan trọng, nếu
thiếu 1 trong 5 đặc điểm trên thì 1 hoạt động sẽ không thể trở thành
quá trình giáo dục.
Câu 2: Phân tích bản chất của quá trình giáo dục? Cho ví dminh họa
rút ra kết luận sư phạm cần thiết?
1. Khái niệm của quá trình giáo dục:
- Quá trình giáo dục là một quá trình trong đó dưới vai trò
chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác,
tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ giáo dục.
2. Bản chất của quá trình giáo dục:
- Quá trình giáo dục quá trình hội nhằm giúp đối tượng giáo dục
biến các yêu cầu khách quan thành chủ quan của cá nhân:
Quá trình giáo dục nhằm hình thành phát triển nhân con
người trở thành những thành viên xã hội. Những thành viên này
phải thỏa mãn được hai mặt: vừa phù hợp (thích ứng) với các
yêu cầu hội ở mỗi giai đoạn phát triển, vừa khả năng tác
động cải tạo, xây dựnghội làm cho tồn tại phát triển.
Những nét bản chất của nhân con người chínhdo các mối
quan hệ hội hợp thành. Quá trình giáo dục quá trình làm
cho đối tượng giáo dục ý thức được các quan hệ hội các
giá trị của nó, biết vận dụng vào các lĩnh vực của đời sống
hội: kinh tế, văn hóa – xã hội, đạo đức, tôn giáo, pháp luật, gia
đình, ứng xử ... nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và yêu cầu
của xã hội.
Khi đứa trẻ mới sinh ra, ý thức, nhân cách của chưa được
hình thành. Các chuẩn mực, các quy tắc ... của hội vốn tồn
tại khách quan bên ngoài, độc lập với đứa trẻ. Quá trình trẻ lớn
lên trong môi trường văn minh của xã hội loài người, thẩm thấu
những giá trị văn hóa của loài người để tạo ra nhân cách của
chính mình quá trình hội hóa con người. Đó quá trình
giúp trẻ biến những yêu cầu khách quan của hội thành ý
thức, thành niềm tin và thái độ, thành những thuộc tính, những
phẩm chất nhân cách của nhân. Bên cạnh đó, quá trình này
cũng giúp đối tượng biết loại bỏ khỏi bản thân những quan
niệm, những biểu hiện tiêu cực tàn dư cũ lạc hậu không còn nhủ
hơn với xã hội hiện đại.
dụ: Để làm được giáo viên tiếng Anh, ta phải kiến thức
tiếng Anh tối thiểu từ khá trở lên, đồng thời phải được đào tạo
về các kỹ năng phạm các trường đại học hay cao đẳng.
Nhờ có sự giáo dục, ta có thể nhận thức được vấn nạn tảo hôn là
sai trái, nên được bãi bỏ, bài trừ…
- Quá trình giáo dục quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động giao
lưu cho đối tượng giáo dục:
Quá trình giáo dục là quá trình hình thành bản chất người – bản
chất hội trong mỗi nhân một cách ý thức, quá trình
tổ chức để mỗi nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm
hội.
Triết học mác–xít đã khẳng định: Bản chất xã hội của con người
chỉ có được khi nó tham gia vào đời sống xã hội đích thực thông
qua hoạt độnggiao lưu một môi trường văn hóa (văn hóa
vật chất và tinh thần).
Hoạt động và giao lưu hai mặt cơ bản, thống nhất trong cuộc
sống của con người cũng điều kiện tất yếu của sự hình
thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Tâm lí học đã khẳng
định: hoạt động giao lưu vừa nguồn gốc vùa động lực
của sự hình thành và phát triển nhân cách.
Các thuyết về hoạt động đã chứng tỏ con người muốn tồn tại
phát triển phải hoạt động và giao lưu. Nếu các hoạt động
giao lưu của nhân (hoặc nhóm người) được tổ chức một
cách khoa học với các điều kiện, phương tiện hoạt động tiên
tiến, phong phú, nhân được tham gia vào các hoạt động
giao lưu đó thì sẽ có rất nhiều cơ hội tốt cho sự phát triển.
Chính vậy quá trình giáo dục vừa mang tính chất của hoạt
động, vừa mang tính chất của giao lưu. Giáo dục một quá
trình tác động qua lại mang tính xã hội giữa nhà giáo dục và đối
tượng giáo dục, giữa các đối tượng giáo dục với nhau và với các
lực lượng, các quan hệ xã hội trong và ngoài nhà trường.
dụ: Trong quá trình giáo dục, các em học sinh được tiếp xúc
với các thầy giáo bạn mới. Mỗi người lại mang đến
cho các em những trải nghiệm khác nhau. Ngoài ra, các em
cũng được tiếp xúc với các kiến thức mới, như sao cây
lại xanh, hay tại sao không nên cho axit vào nước…. Hơn nữa,
thông qua quá trình học tập, các em hội tiếp xúc với
những trang thiết bị công nghệ hiện đại như máy tính, máy
chiếu, internet…
3. Kết luận sư phạm:
- Bản chất của quá trình giáo dục quá trình tổ chức
cuộc sống, tổ chức các hoạt độnggiao lưu cho người
được giáo dục tham gia một cách tự giác, tích cực, độc
lập, sáng tạo nhằm chuyển hóa những yêu cầu của các
chuẩn mực của hội quy định thành hành vi thói
quen hành vi tương ứng họ trên đó thực hiện tốt
các nhiệm vụ giáo dục.
| 1/5

Preview text:

Bài điều kiện Giáo dục học
Họ và tên: Hoàng Vũ Thùy Dương Mã sinh viên: 715701017 Khoa: Tiếng Anh Bài làm
Câu 1: Phân tích các đặc điểm của quá trình giáo dục? Cho ví dụ minh
họa và rút ra kết luận sư phạm cần thiết?

1. Khái niệm quá trình giáo dục:
- Quá trình giáo dục là một quá trình trong đó dưới vai trò
chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác,
tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
2. Các đặc điểm của giáo dục:
1) Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động phức hợp:
- Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt
động phong phú, phức tạp nhằm hình thành phẩm chất,
những nét tính cách ổn định và bền vững ở người được
giáo dục. Đó là cả một quá trình phát triển và giải quyết
hàng loạt các mâu thuẫn đan xen nhau trong đời sống
nội tâm của đối tượng giáo dục.
- Để hình thành một nét tính cách, một hành vi, một thói
quen phù hợp với chuẩn mực của xã hội cần có sự tác
động phối hợp từ nhiều lực lượng giáo dục như nhà
trường, gia đình và các tổ chức xã hội.
- Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong các đặc điểm của quá trình giáo dục.
- Ví dụ: Môn Lịch sử sẽ hình thành cho các em tình yêu
đất nước, môn đạo đức hay Giáo dục công dân sẽ giúp
em trở thành con người có phẩm chất đạo đức tốt. Nhà
trường có thể giúp được các em có được những kiến
thức học thuật để phát triển tri thức bản than, gia đình
sẽ là nơi các em học được những gia giáo, nề nếp, hình
thành những đặc điểm tâm sinh lý nhất định cho các
em. Cuối cùng, xã hội sẽ là nơi các em được va chạm,
cọ sát những kiến thức, kỹ năng mình có; ngoài ra, xã
hội còn là nơi các em học được những điều như đối nhân xử thế…
2) Quá trình giáo dục là quá trình phát triển biện chứng
- Giáo dục là một hiện tượng xã hội và đồng thời là một
quá trình nên nó không ngừng vận động và phát triển
theo quy luật phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan. Thực chất của hoạt động giáo dục
là quá trình liên tục phát hiện và giải quyết những tình
huống sư phạm nảy sinh trong các lĩnh vực giáo dục đạo
đức, giáo dục lối sống văn hóa thẩm mĩ của hoc sinh
trong môi trường sư phạm của nhà trường, gia đình và xã hội.
- Ví dụ: Sách giáo khoa luôn luôn được cải biên bổ sung,
chỉnh sửa thậm chí là thay đổi để có thể phù hợp với
tình hình giáo dục đương thời. Ngoài ra các thầy cô giáo
cũng được cho đi học, tập huấn thường xuyên để nâng
cao trình độ và thay đổi cách dạy cho phù hợp với tình
hình hiện tại. Điển hình như tình hình dịch Covid trong 2
năm qua, các thầy cô và các em học sinh đã phải tập
làm quen với hệ thống học trực tuyến.
3) Quá trình giáo dục có tính cá biệt
- Trong thực tiễn cuộc sống muôn hình muôn vẻ quanh ta
cũng như trong môi trường giáo dục, mỗi con người, mỗi
học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm riêng
về tâm – sinh lí, về nhận thức, tình cảm,… môi con
người đều có cuộc sống và thế giới nội tâm riêng.
- Vì vậy, trong quá trình giáo dục, với những tác động sư
phạm như nhau, mỗi cá nhân có thể lĩnh hội theo cách
riêng của mình với những mức độ khác nhau.
- Ví dụ: Việc giảng dạy cho học sinh có trình độ tốt và học
sinh có trình độ trung bình là khác nhau. Đối với các em
học sinh có khả năng tiếp thu tốt, có thể giáo viên chỉ
cần giảng qua hoặc cho các em tự đọc tài liệu những
phần kiến thức cơ bản, tập trung vào phần kiến thức
nâng cao hơn và khó hơn. Ngược lại đối với những em
có lực học trung bình, giáo viên nên tập trung giảng kỹ
những phần lý thuyết cơ bản, có thể đưa thêm một số
phần nâng cao, tùy vào trình độ các em.
4) Quá trình giáo dục gắn liền và thống nhất với quá trình dạy học
- Trong các loại hình trường, hoạt động giáo dục (theo
nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học là hai hoạt động được
tiến hành song song với các chức năng, đặc trưng riêng của mình.
- Hoạt động dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người
học chiếm lĩnh có chất lượng, có hiệu quả nội dung học
vấn; hoạt động giáo dục nhằm hình thành những phẩm
chất đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống, hành vi văn
minh,… Hai hoạt động đó không thể tách biệt mà thống
nhất, bổ sung, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau, góp phần hình
thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ.
- Ví dụ: Nếu như một người không có kiến thức nhưng lại
có đạo đức, sẽ thậm chí không thể giúp được bản thân
mình, chứ chưa nói đến người khác, dễ rơi vào trạng
thái lực bất tòng tâm. Ngược lại, người có năng lực tri
thức, nhưng lại không có phẩm chất đạo đức tốt, có thể
gây họa, điển hình như Adolf Hitler – 1 kẻ có bản lĩnh,
tài năng chính trị, nhưng lại độc tài, vô nhân đạo, đã
gây ra cuộc thảm sát, diệt chủng tàn nhẫn những người
Do Thái và trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ II. 3. Kết luận sư phạm:
- Cả 5 đặc điểm của quá trình giáo dục trên đều vô cùng quan trọng, nếu
thiếu 1 trong 5 đặc điểm trên thì 1 hoạt động sẽ không thể trở thành quá trình giáo dục.
Câu 2: Phân tích bản chất của quá trình giáo dục? Cho ví dụ minh họa và
rút ra kết luận sư phạm cần thiết?

1. Khái niệm của quá trình giáo dục:
- Quá trình giáo dục là một quá trình trong đó dưới vai trò
chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác,
tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
2. Bản chất của quá trình giáo dục:
- Quá trình giáo dục – quá trình xã hội nhằm giúp đối tượng giáo dục
biến các yêu cầu khách quan thành chủ quan của cá nhân:
 Quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển cá nhân con
người trở thành những thành viên xã hội. Những thành viên này
phải thỏa mãn được hai mặt: vừa phù hợp (thích ứng) với các
yêu cầu xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển, vừa có khả năng tác
động cải tạo, xây dựng xã hội làm cho nó tồn tại và phát triển.
Những nét bản chất của cá nhân con người chính là do các mối
quan hệ xã hội hợp thành. Quá trình giáo dục là quá trình làm
cho đối tượng giáo dục ý thức được các quan hệ xã hội và các
giá trị của nó, biết vận dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã
hội: kinh tế, văn hóa – xã hội, đạo đức, tôn giáo, pháp luật, gia
đình, ứng xử ... nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội.
 Khi đứa trẻ mới sinh ra, ý thức, nhân cách của nó chưa được
hình thành. Các chuẩn mực, các quy tắc ... của xã hội vốn tồn
tại khách quan bên ngoài, độc lập với đứa trẻ. Quá trình trẻ lớn
lên trong môi trường văn minh của xã hội loài người, thẩm thấu
những giá trị văn hóa của loài người để tạo ra nhân cách của
chính mình – quá trình xã hội hóa con người. Đó là quá trình
giúp trẻ biến những yêu cầu khách quan của xã hội thành ý
thức, thành niềm tin và thái độ, thành những thuộc tính, những
phẩm chất nhân cách của cá nhân. Bên cạnh đó, quá trình này
cũng giúp đối tượng biết loại bỏ khỏi bản thân những quan
niệm, những biểu hiện tiêu cực tàn dư cũ lạc hậu không còn nhủ
hơn với xã hội hiện đại.
 Ví dụ: Để làm được giáo viên tiếng Anh, ta phải có kiến thức
tiếng Anh tối thiểu từ khá trở lên, đồng thời phải được đào tạo
về các kỹ năng sư phạm ở các trường đại học hay cao đẳng.
Nhờ có sự giáo dục, ta có thể nhận thức được vấn nạn tảo hôn là
sai trái, nên được bãi bỏ, bài trừ…
- Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao
lưu cho đối tượng giáo dục:
 Quá trình giáo dục là quá trình hình thành bản chất người – bản
chất xã hội trong mỗi cá nhân một cách có ý thức, là quá trình
tổ chức để mỗi cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội.
 Triết học mác–xít đã khẳng định: Bản chất xã hội của con người
chỉ có được khi nó tham gia vào đời sống xã hội đích thực thông
qua hoạt động và giao lưu ở một môi trường văn hóa (văn hóa vật chất và tinh thần).
 Hoạt động và giao lưu là hai mặt cơ bản, thống nhất trong cuộc
sống của con người và cũng là điều kiện tất yếu của sự hình
thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Tâm lí học đã khẳng
định: hoạt động và giao lưu vừa là nguồn gốc vùa là động lực
của sự hình thành và phát triển nhân cách.
 Các thuyết về hoạt động đã chứng tỏ là con người muốn tồn tại
và phát triển phải có hoạt động và giao lưu. Nếu các hoạt động
và giao lưu của cá nhân (hoặc nhóm người) được tổ chức một
cách khoa học với các điều kiện, phương tiện hoạt động tiên
tiến, phong phú, cá nhân được tham gia vào các hoạt động và
giao lưu đó thì sẽ có rất nhiều cơ hội tốt cho sự phát triển.
 Chính vì vậy quá trình giáo dục vừa mang tính chất của hoạt
động, vừa mang tính chất của giao lưu. Giáo dục là một quá
trình tác động qua lại mang tính xã hội giữa nhà giáo dục và đối
tượng giáo dục, giữa các đối tượng giáo dục với nhau và với các
lực lượng, các quan hệ xã hội trong và ngoài nhà trường.
 Ví dụ: Trong quá trình giáo dục, các em học sinh được tiếp xúc
với các thầy cô giáo và bạn bè mới. Mỗi người lại mang đến
cho các em những trải nghiệm khác nhau. Ngoài ra, các em
cũng được tiếp xúc với các kiến thức mới, như là vì sao lá cây
lại xanh, hay tại sao không nên cho axit vào nước…. Hơn nữa,
thông qua quá trình học tập, các em có cơ hội tiếp xúc với
những trang thiết bị công nghệ hiện đại như máy tính, máy chiếu, internet… 3. Kết luận sư phạm:
- Bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức
cuộc sống, tổ chức các hoạt động và giao lưu cho người
được giáo dục tham gia một cách tự giác, tích cực, độc
lập, sáng tạo nhằm chuyển hóa những yêu cầu của các
chuẩn mực của xã hội quy định thành hành vi và thói
quen hành vi tương ứng ở họ trên cơ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.