-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài điều kiện môn Lý luận dạy học | Đại học Sư phạm Hà Nội
với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Bài điều kiện môn Lý luận dạy học | Đại học Sư phạm Hà Nội
với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài điều kiện môn Lý luận dạy học
Họ và tên: Hoàng Vũ Thùy Dương Msv: 715701017 Khoa: Tiếng Anh
Lớp tín chỉ: COMM 201-K71 Kỳ 3.9_LT Đề bài
1. Phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học? Cho ví dụ minh họa?
2. Xác định các thành phần của nội dung dạy học trong một bài học cụ thể.
3. Phân tích các đặc điểm của phương pháp dạy học và rút ra những kết luận
sư phạm cần thiết khi lựa chọn các phương pháp dạy học. Bài làm
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học? Cho ví dụ minh họa?
1. Khái niệm quá trình dạy học:
- Quá trình dạy học là hệ thống những hành động liên
tiếp và thâm nhập vào nhau của thầy và trò dưới sự
hướng dẫn của thầy, nhằm đạt mục đích dạy học và qua
đó phát triển nhân cách học trò.
2. Các thành tố của quá trình dạy học:
- Các thành tố bao gồm: mục tiêu, nhiệm vụ dạy học; nội
dung dạy học; phương pháp dạy học; phương tiện dạy
học; hình thức tổ chức dạy học; người dạy (hoạt động
dạy); kết quả dạy học; môi trường kinh tế - xã hội, văn
hóa, khoa học – công nghệ.
3. Mối quan hệ giữa các thành tố và v í dụ minh họa:
- Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học phản ánh tập trung những
yêu cầu của xã hội đề ra trong quá trình dạy học. Đây là
nhân tố giữ vị trí đầu tiên trong quá trình dạy học, có
chức năng định hướng cho sự vận động và phát triển
của từng thành tố nói riêng, quá trình dạy học nói
chung. Mục tiêu dạy học có tác dụng định hướng, tạo ra
cấu trúc cụ thể cho các nhiệm vụ dạy học sẽ và phải
đạt được thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ dạy học đó.
+ Ví dụ: Khi ôn thi THPTQG môn Tiếng Anh cho hai em
học sinh, một em chỉ có ý định học chống trượt, một em
có ý định lấy điểm 10, vậy thì trong quá trình dạy, lượng
kiến thức hai em tiếp cận là khác nhau. Em học sinh chỉ
cần học chống trượt thì có thể chỉ cần em nắm chắc
kiến thức cơ bản, còn ngược lại đối với em học sinh kia,
vì mục tiêu của em là đạt điểm tối đa, nên ta có thể đẩy
nhanh quá trình dạy kiến thức cơ bản và dành thời gian
cho em tiếp cận những kiến thức nâng cao hơn, khó hơn.
- Nội dung dạy học bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo mà người học phải nắm vững trong quá
trình học tập. Nó chịu sự chi phối bởi mục tiêu và nhiệm
vụ dạy học, đồng thời nó cũng quy định việc lựa chọn và
vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện và
hình thức tổ chức dạy học.
+ Ví dụ: Nội dung dạy học cho học sinh hai khối THCS
và THPT là khác nhau, do đó các phương pháp dạy học,
phương tiện dạy học cũng khác nhau. Ở khối THCS, ta
nên tập trung giảng giải cho các em nhiều hơn, sát sao
hướng dẫn các em hơn. Còn đối với khối THPT, ta có thể
cho các em tự học nhiều hơn và cho các em tham gia
chủ động nhiều hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức,
như thay vì chỉ tập trung vào giảng giải, ta có thể cho
các em hoạt động nhóm, hay thuyết trình.
- Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học là
hệ thống những cách thức, con đường, phương tiện
được sử dụng trong tổ chức quá trình dạy học nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
+ Ví dụ: Giả sử, nhiệm vụ của buổi dạy hóa học ngày
hôm đó là cho các em làm quen với chất hóa học Na,
thay vì chỉ đơn giản là giảng gải bằng lời nói cho học
sinh, ta có thể đưa các em tới phòng thí nghiệm hóa học
của trường để làm một số thí nghiệm hóa học liên quan
đến chất này như cho Na tiếp xúc với H2O, hoặc cho các
em xem các video về các thí nghiệm đó. Từ đó, học sinh
có thể có cái nhìn thực tế và sinh động hơn về chất hóa
học Na, cũng dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ nội dung bài học.
- Người dạy là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học
của người học, đảm bảo cho người học thực hiện đầy đủ
và chất lượng, hiệu quả những yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
Tuy nhiên mọi tác động sư phạm của người dạy chỉ là
tác động bên ngoài còn chất lượng, hiệu quả của quá
trình dạy học phụ thuộc vào hoạt động học tập của chính người học.
+ Ví dụ: Giáo viên là người có thể trực tiếp giải đáp các
thắc mắc của hoc sinh về bài học một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất, hơn cả những công cụ máy
móc, vì có thể chưa chắc chúng đã nắm bắt được chính
xác thắc mắc của học sinh do chúng cũng chỉ là công cụ
được lập trình sẵn. Hơn nữa, giáo viên cũng là người có
thể đưa ra lộ trình học phù hợp với trình độ và nguyện
vọng của từng học sinh.
- Người học (hoạt động học) là đối tượng của các tác
động sư phạm của hoạt động dạy đồng thời là chủ thể
của hoạt động học (lựa chọn các tác động sư phạm, tự
tổ chức hoạt động học tập của mình). Dưới tác động sư
phạm của người dạy, người học tự giác, chủ động, sáng
tạo tổ chức hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện
tốt các nhiệm vụ dạy học.
+ Ví dụ 1: Sách giáo khoa, cũng như phương pháp dạy
của các thầy cô cũng ngày càng phải thay đổi để đáp
ứng được sự thay đổi của các thế hệ học sinh. Ta không
thể đem chương trình học 10 năm trước để áp dụng lên
thế hệ học sinh hiện tại.
+ Ví dụ 2: Trong quá trình luyện thi chứng chỉ Tiếng Anh
quốc tế IELTS, các em cần phải có sự hướng dẫn từ các
thầy cô để có thể có được lộ trình học đúng đắn và nhìn
nhận, khắc phục được lỗi sai của bản thân, đặc biệt đối
với 2 kỹ năng nói và viết. Ngoài ra, các em cũng cần
phải có độ tự giác và hợp tác nhất định với các thầy cô
để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Kết quả dạy học phản ánh sự vận động, phát triển của
quá trình dạy học. Kết quả dạy học thể hiện tập trung ở
kết quả đạt được của học sinh trong và sau khi tham gia quá trình học tập.
+ Ví dụ: Sau giữa kỳ học, cuối kỳ học, cuối năm và cuối
các cấp học sẽ có những bài kiểm tra đánh giá năng lực
học sinh. Nội dung kiểm tra thường bao gồm toàn bộ
hoặc phần lớn kiến thức các em đã được học, nhằm
đánh tương đối năng lực học sinh hoặc để làm cơ sở
chọn học sinh cho các cấp học cao hơn.
- Môi trường kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học – công
nghệ: Quá trình dạy học tồn tại và phát triển trong môi
trường kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học – công nghệ
của các vùng, miền, quốc gia và trên thế giới. Môi
trường đó không chỉ tác đồng đến hoạt động dạy học
nói chung mà còn ảnh hưởng đến tất cả các thành tố
cấu trúc của nó. Ngược lại, quá trình dạy học sẽ góp
phần thúc đẩy sự vận động phát triển của môi trường đã tác động lên đó.
+ Ví dụ: Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của
công nghệ thông tin, học sinh và giáo viên phải học
thêm môn tin học để có thể thích ứng được với công
nghệ thông tin, đồng thời, yêu cầu và tiêu chí tuyển
sinh cũng đã tăng lên để có thể tìm được những người
thực sự có năng lực phát triển tiếp các thành tựu hiện
nay. Ngoài ra, trong quá trình dạy và học, ta không thể
phủ nhận được những tiện ích to lớn mà công nghệ
thông tin đem lại, như máy chiếu, máy tính,… Ngược lại,
nhờ chất lượng đào tạo được nâng cao, mà số lượng
những nhân tài có khả năng phát triển xã hội cũng tăng
cao. Giả sử như, các kỹ sư về máy tính, cầu đường, xây
dựng, hàng không vũ trụ,…
- Trong các thành tố trên, người dạy, người học (hoạt
động dạy, hoạt đọng học là hai yếu tố trung tâm, đặc
trưng và cơ bản của quá trình dạy học. Mối quan hệ
biện chứng giữa hai thành tố này đảm bảo tính hai mặt
giữa quá trình dạy học và, người dạy và người học luôn
phải duy trì sự tương tác với nhau. Điều này có ý nghĩa
rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của quá trình dạy học.
Câu 2: Xác định các thành phần của nội dung dạy học trong một bài học cụ thể.
1. Khái niệm nội dung dạy học:
- Nội dung dạy học là hệ thống những tri thức, kinh nghiệm thực hiện
những cách thức hoạt động đã biết, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và
kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới, con người, được xử lí về mặt
sư phạm và được định hướng về mặt chính trị, mà người giáo viên cần
tổ chức cho học sinh lĩnh hội để đảm bảo hình thành và phát triển
nhân cách học sinh theo mục tiêu dạy học đã định.
2. Cấu trúc nội dung dạy học:
- Thứ nhất: Tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau (tự nhiên, xã hội, tư
duy, kĩ thuật, phương pháp...). Sự lĩnh hội các tri thức này sẽ giúp cho
học sinh có vốn hiểu biết phong phú, có công cụ để hình thành thế giới quan khoa học.
- Thứ hai: Kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động đã biết
(kỹ năng, kỹ xảo chung và chuyên biệt, phương pháp, quy trình ...).
Nắm vững yếu tố này giúp học sinh vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề cụ thể.
- Thứ ba: Kinh nghiệm tiến hành các hoạt động sáng tạo (vận dụng tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo, phương pháp và các thao tác tư duy trong những
tình huống mới, không giống mẫu). Nhờ có yếu tố này mà học sinh có
năng lực giải quyết vấn đề mới, cải tạo hiện thực, thực hành nghiên cứu khoa học.
- Thứ tư: Kinh nghiệm về thái độ cảm xúc đánh giá đối với thế giới, đối
với con người. Thành phần này thể hiện tính giáo dục của nội dung
dạy học. Đây là các tri thức, thái độ và hành vi trong các quan hệ theo
những chuẩn mực xã hội. Lĩnh hội yếu tố này sẽ tạo nên niềm tin, lí
tưởng, hình thành hệ thống giá trị đúng đắn ở học sinh.
3. Một bài học cụ thể:
Khi dạy cho học sinh về câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh.
- Đầu tiên, phải dạy cho học sinh công thức của câu điều kiện loại 1:
If + hiện tại đơn, S + will/can + Vo.
Để hiểu được công thức, học sinh phải nắm được kiến thức về thì hiện
tại đơn (tri thức về lĩnh vực khác, ở đây là đơn vị kiến thức khác). Từ
đó, học sinh sẽ có nền tảng vững chắc hơn để nắm được công thức của câu điều kiện loại 1.
- Sau khi giảng xong lý thuyết về câu điều kiện loại 1 cho các em, ta sẽ
cho các em làm một số bài tập nhỏ để giúp các em thêm hiểu và củng
cố lại kiến thức mới vừa học (vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề cụ
thể). Ví dụ như, ta có thể cho các em chia động từ trong ngoặc: If it
(rain) …, I (not go) … camping. Qua đó, các em sẽ ghi nhớ được công
thức của câu điều kiện loại 1.
- Sau khi các em đã nắm được chắc kiến thức về câu điều kiện loại 1, ta
có thể đưa ra cho các em thêm các dạng bài tập khác của cấu trúc ngữ
pháp trên, như đặt câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Từ đó các em có
thể vận dụng sáng tạo công thức đã học về câu điều kiện loại 1 đã học
để đặt câu (vận dụng sáng tạo kiến thức đã học).
- Cuối cùng, học sinh có thể áp dụng kiến thức đã được học trong
những bài luận tiếng Anh hay trong giao tiếp bằng tiếng Anh, củng cố
thêm trình độ giao tiếp và kỹ năng viết, nói tiếng Anh của các em.
Câu 3: Phân tích các đặc điểm của phương pháp dạy học và rút ra những kết
luận sư phạm cần thiết khi lựa chọn các phương pháp dạy học.
1. Khái niệm phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phù hợp, phối hợp thống
nhất của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học.
2. Các phương pháp dạy học:
a. Các phương pháp truyền thống:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp vấn đáp (hỏi đáp).
- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tài liệu, phiếu học tập (học liệu).
- Phương pháp dạy học trực quan.
- Phương pháp dạy học thực hành.
b. Các phương pháp hiện đại:
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học qua trò chơi, đóng kịch.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Dạy học dựa trên tình huống. - Dạy học theo dự án.
3. Đặc điểm phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học.
- Phương pháp dạy học thực hiện thống nhất chức năng khoa học và chức năng giáo dục.
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của lôgic nội dung dạy học và
logic tâm lý nhận thức của người học.
- Phương pháp dạy học có mặt bên ngoài và mặt bên trong,có mặt
khách quan và mặt chủ quan.
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học.
4. Kết luận sư phạm:
Trong quá trình dạy học, không có phương pháp dạy học nào là vạn
năng cho tất cả mọi hoạt động dạy học. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững
mục tiêu, nội dung dạy học, đặc điểm nhận thức của học sinh, điều kiện,
phương tiện và bối cảnh dạy học là tiền đề quan trọng cho việc lựa chọn,
phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học đạt hiệu quả.