Bài giảng Tài chính quốc tế
Bài giảng Tài chính quốc tế
Preview text:
lOMoAR cPSD| 35966235
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (4 TIẾT) 1.1Sự hình thành
và phát triển của tài chính quốc tế
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Tài chính quốc tế (TCQT) đã ra đời
và phát triển từ hình thức đơn giản đến những hình thức phức tạp, đa dạng gắn liền với
những điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội của mỗi quốc gia và của đời sống quốc
tế trên cả khía cạnh kinh tế và khía cạnh chính trị.
Những hình thức sơ khai của quan hệ Tài chính quốc tế như việc trao đổi, buôn bán
hàng hóa giữa các quốc gia, cống nộp vàng bạc, châu báu giữa nước này với nước khác đã
xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ gắn liền với Nhà nước chủ nô. Cùng với sự phát triển
của các quan hệ kinh tế quốc tế, thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã ra đời để điều chỉnh các quan
hệ buôn bán giữa các quốc gia và tín dụng quốc tế đã xuất hiện do có các quan hệ vay nợ
giữa các nước. Vào cuối thời kỳ phong kiến, tín dụng quốc tế đã có bước phát triển mạnh
mẽ và đã trở thành một trong những đòn bẩy mạnh mẽ nhất của tích lũy nguyên thủy Tư bản.
Với sự xuất hiện của Chủ nghĩa tư bản, những hình thức cổ truyền của quan hệ Tài
chính quốc tế như thuế xuất nhập khẩu, tín dụng quốc tế vẫ tiếp tục tồn tại và ngày càng
phát triển đa dạng thích ứng với những bước phát triển mới của các quan hệ kinh tế quốc
tế và thái độ chính trị của các Nhà nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa
– tiền tệ, kinh tế thị trường, những diễn biến phức tạp của cục diện chính trị thế giới, cũng
như cách tiếp cận của Chính phủ các nước trong quan hệ quốc tế, bên cạnh những hình
thức cổ truyền, đã xuất hiện những hình thức mới của quan hệ Tài chính quốc tế như đầu
tư quốc tế trực tiếp, đầu tư quốc tế gián tiếp với các loại hình hoạt động đa dạng, viện trợ
quốc tế không hoàn lại, hợp tác quốc tế về tài chính – tiền tệ thông qua việc thiết lập các tổ
chức kinh tế khu vực và quốc tế…
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, Việt Nam đã có các quan hệ kinh tế –
tài chính quốc tế với các quốc gia láng giềng trong khu vực và với một số quốc gia khác
như Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Pháp, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha…Tuy nhiên, những quan hệ đó không mang tính thường xuyên, tích cực và
chủ động. Sau khi miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phòng (1955), Việt Nam đã có các
quan hệ kinh tế tài chính với các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) và các tổ chức kinh tế
Xã hội chủ nghĩa như Hội đồng tương trợ kinh tế, ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế, ngân
hàng đầu tư quốc tế…). lOMoAR cPSD| 35966235
Sau khi hoàn toàn thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam đã chủ động mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia Tư bản chủ nghĩa (TBCN), dân tộc chủ
nghĩa, các tổ chức quốc tế trong và ngoài Liên hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ…, đặc
biệt là với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chính việc mở rộng và đa dạng hóa các
quan hệ kinh tế quốc tế theo xu hướng hội nhập, khu vực hóa, toàn cầu hóa đã làm cho các
quan hệ Tài chính quốc tế của Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú và phức tạp hơn.
Từ chỗ các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu là nhận viện trợ không hoàn lại, vay vốn quốc
tế với lãi suất ưu đãi…chuyển dần sang các quan hệ Tài chính quốc tế độc lập, bình đẳng
nảy sinh trong lĩnh vực hợp tác sản xuất – kinh doanh, thương mại, đầu tư…mà Việt Nam
là một bên tham gia; từ chỗ chủ yếu là quan hệ với các nước Xã hội chủ nghĩa tới chỗ quan
hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở quan điểm đối tác kinh tế cùng có lợi.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia ngày càng sâu rộng, với
việc là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam đã mở
rộng các quan hệ Tài chính quốc tế phải phù hợp với điều kiện cụ thể và đảm bảo thực hiện
các nguyên tắc của Nhà nước Việt Nam để có thể vừa phù hợp với các thông lệ quốc tế,
vừa củng cố chế độ chính trị và giữ gìn các giá trị truyền thống của quốc gia. Vì lẽ đó, trong
quá trình thực hiện các quan hệ Tài chính quốc tế cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản là:
Tự nguyện, Bình đẳng, Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau và đôi bên cùng có lợi. Các
nguyên tắc này không những chỉ quán triệt trong việc hoạch định chính sách hội nhập kinh
tế – tài chính quốc tế, trong xây dựng chiến lược, sách lược, cơ sở pháp lý cho các hoạt
động Tài chính quốc tế, mà còn rất cần được quán triệt trong từng hoạt động Tài chính quốc
tế cụ thể nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế – chính trị và chủ quyền quốc gia.
1.2. Khái niệm, đặc điểm tài chính quốc tế
1.2.1. Khái niệm tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hoạt động rất phức tạp với các
hình thức, các chủ thể đa dạng, liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau trên phạm vi khu
vực hoặc toàn cầu. Tài chính quốc tế chính là sự di chuyển giữa các dòng tiền vốn giữa các
quốc gia; trong phạm vi quốc gia và được biểu hiện bằng các hình thức hoạt động thu - chi
bằng tiền, các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ ngoại tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội của
mỗi nước. Trong đó, các hoạt động thu - chi bằng tiền, tạo lập và sử dụng quỹ ngoại tệ
chính là kết quả tất yếu của các quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau của các chủ
thể bên trong và ngoài quốc gia.
Hiện nay, có các quan điểm chủ yếu về về Tài chính quốc tế như sau: lOMoAR cPSD| 35966235
Quan điểm thứ nhất, theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia.org) thì "Tài chính
quốc tế (International Finance) là một chuyên ngành hẹp thuộc chuyên ngành Kinh tế quốc
tế. Tài chính quốc tế chuyên nghiên cứu về tỷ giá hối đoái, đầu tư quốc tế, các định chế tài
chính quốc tế" (như các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty đa quốc gia...)
Quan điểm thứ hai, xét trên góc độ quốc gia: Tài chính quốc tế bao gồm hoạt động
tài chính đối nội và đối ngoại, hoạt động tài chính thuần tuý giữa các quốc gia với nhau.
Hoạt động tài chính thuần tuý lại bao gồm hoạt động tài chính của các công ty đa quốc gia
(MNC - Multinational Corporation hoặc MNE - Multinational Enterprises) và các tổ chức
tài chính quốc tế (IFO - International Financial Organizations). Thực vậy: Đứng trên góc
độ từng quốc gia để nhìn nhận thì hoạt động tài chính gồm có: Hoạt động tài chính đối nội
(nội địa), hoạt động tài chính đối ngoại và hoạt động tài chính thuần túy giữa các quốc gia.
Hoạt động tài chính thuần túy giữa các quốc gia (hay còn gọi là hoạt động tài chính quốc
tế thuần túy) lại bao gồm hoạt động tài chính của các Công ty đa quốc gia và hoạt động tài
chính của các tổ chức quốc tế. Theo cách nhìn nhận này, thì hoạt động tài chính quốc tế
được quan niệm bao gồm hoạt động tài chính đối ngoại và hoạt động tài chính quốc tế
thuần túy. Quan niệm này thường được sử dụng ở các quốc gia đang phát triển, mức độ hội nhập còn hạn chế.
Quan điểm thứ ba, xét trên góc độ toàn cầu: Quan điểm này cho rằng, hoạt động tài
chính bao gồm: hoạt động tài chính đối nội và hoạt động tài chính đối ngoại, do đó, Tài
chính quốc tế chỉ bao gồm các hoạt động tài chính thuần tuý tức là hoạt động tài chính của
các công ty đa quốc gia (MNC) và các tổ chức tài chính quốc tế (IFO), chỉ những hoạt động
tài chính mang phạm vi toàn cầu mới là Tài chính quốc tế. Quan điểm này thường được sử
dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển, mức độ mở cửa hội nhập cao. Đứng trên góc độ
toàn cầu để nhìn nhận thì hoạt động Tài chính quốc tế được quan niệm chỉ bao gồm các
hoạt động Tài chính quốc tế thuần túy, bởi vì hoạt động tài chính của mỗi quốc gia đã bao
gồm hoạt động tài chính đối nội và hoạt động tài chính đối ngoại; chỉ những hoạt động tài
chính chung trên phạm vi toàn cầu mới là Tài chính quốc tế. Quan niệm này thường được
sử dụng ở các quốc gia phát triển, mức độ mở cửa hội nhập cao.
Để làm rõ hơn về Tài chính quốc tế nhằm giúp người đọc có một cách nhìn tổng
quan nhất về hệ thống tài chính quốc tế hiện nay, dựa trên việc kết hợp phạm vi hoạt động
của các hoạt động tài chính quốc tế theo ba quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về Tài chính quốc tế như sau: lOMoAR cPSD| 35966235
Tài chính quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra giữa các quốc gia. Đó là sự di
chuyển của các dòng tiền vốn giữa các quốc gia, gắn liền với các quan hệ quốc tế giữa các
chủ thể trong nước và ngoài nước, nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể đó khi thực hiện
các quan hệ kinh tế quốc tế. Tài chính quốc tế chuyên nghiên cứu về tỷ giá hối đoái, các
hình thức thanh toán và đầu tư quốc tế, các thể chế, các tổ chức, các tập đoàn tài chính quốc tế".
Đứng trên giác độ một quốc gia, Tài chính quốc tế được hiểu là sự vận động của các
luồng tiền tệ giữa các quốc gia. Có nghĩa là các hoạt động tài chính diễn ra giữa một bên
là các chủ thể của các quốc gia khác hoặc các tổ chức tài chính quốc tế. Trong mỗi một
quốc gia, hoạt động tài chính quốc tế là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động tài
chính của quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế và các chính sách của quốc gia đó
trong quan hệ với cộng đồng quốc tế.
Lịch sử phát triển của mọi quốc gia độc lập đều khẳng định một xu thế tất yếu là để
tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia cần phải mở cửa tiến hành và ngày càng đẩy mạnh quan
hệ hợp tác quốc tế. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của phân công lao
động, không chỉ trong phạm vi từng quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới, nền kinh tế
thế giới được xem như một chỉnh thể; trong đó, nền kinh tế của mỗi quốc gia như các bộ
phận cấu thành có quan hệ khăng khít với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và do đó phải hợp tác
với nhau để cùng tồn tại và phát triển. 1.2.2. Đặc điểm của tài chính quốc tế
Các quan hệ Tài chính quốc tế là một bộ phận trong tổng thể các quan hệ tài chính,
vì vậy nó cũng mang các đặc điểm chung của các quan hệ tài chính là: •
Các quan hệ nảy sinh trong phân phối của cải xã hội dưới hình thức
giá trị phân phối các nguồn tài chính. •
Gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. •
Các quan hệ tài chính nảy sinh trong cả phân phối lần đầu và phân phối lại.
Ngoài ra, Tài chính quốc tế còn có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào các vấn đề sau:
1.2.2.1. Sự chi phối của các yếu tố chính trị trong lĩnh vực Tài chính quốc tế
Trong phạm vi quốc gia, Tài chính quốc tế là một bộ phận trong tổng thể các hoạt
động tài chính của quốc gia. Do đó, các hoạt động Tài chính quốc tế phải gắn liền và nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế – chính trị – xã hội của Nhà nước. lOMoAR cPSD| 35966235
Trên bình diện quốc tế, hoạt động Tài chính quốc tế của các chủ thể của một quốc
gia được tiến hành trong quan hệ với các chủ thể của một quốc gia khác hoặc các tổ chức
quốc tế; do đó, nó cũng chịu sự ràng buộc bởi chính sách của các quốc gia khác, bởi các
thông lệ mang tính quốc tế hoặc qui định của các tổ chức mà chủ thể đó có quan hệ.
Do vậy, trong hoạt động Tài chính quốc tế các chủ thể của một quốc gia không
những cần nắm vững các chính sách kinh tế, pháp luật của quốc gia mà còn phải thông hiểu
chính sách, pháp luật của các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác có quan hệ.
1.2.2.2. Phạm vi, môi trường hoạt động của các nguồn tài chính trong lĩnh vực Tài
chính quốc tế
Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia, có rất nhiều chủ thể tham gia,
nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, bị chi phối trực tiếp bởi nhiều nhân tố như;
Tình hình chính trị, Luật pháp, trình độ phát triển kinh tế, chính sách tài khóa..... của các
quốc gia. Do vậy, Tài chính quốc tế có những đặc điểm sau: -
Rủi ro chính trị: Rủi ro này rất đa dạng, bao gồm những sự thay đổi ngoài
dự kiến các quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch, về chế độ quản lý ngoại hối hoặc là
một chính sách trưng thu hay tịch biên các tài sản trong nước do người nước ngoài nắm
giữ… Loại rủi ro này bắt nguồn từ những biến động về chính trị – xã hội của các quốc gia
như sự thay đổi thể chế, những cuộc cải cách…từ đó Chính phủ các nước có thể thay đổi
các chính sách quản lý kinh tế của quốc gia mình; hoặc chiến tranh, xung đột sắc tộc… và
các chủ thể nước ngoài phải gánh chịu rủi ro bất khả kháng. -
Rủi ro tỷ giá hối đoái: Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà tỷ giá
hối đoái luôn có sự biến động và có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể tham gia
các quan hệ Tài chính quốc tế trong các lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng, thanh
toán, cán cân thanh toán….Ví dụ: Đối với một quốc gia, tỷ giá hối đoái tăng cao (đồng bản
tệ giảm giá) có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, một tỷ
giá hối đoái thấp (đồng bản tệ tăng giá) lại có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, nhưng lại
hạn chế xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực Tài chính quốc tế, các vấnn đề về cơ chế xác lập
tỷ giá giữa các đồng tiền, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá và sự tác động trở lại của tỷ
giá đến cán cân xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, đến tình hình tài chính của các
tổ chức ngoại thương, các nhà đầu tư, các ngân hàng…là vấn đề rất được quan tâm nghiên
cứu. 1.2.2.3. Xu hướng phát triển của toàn cầu hóa đối với lĩnh vực Tài chính quốc tế lOMoAR cPSD| 35966235
Hiện nay, nền kinh tế thế giới hiện nay đã mang tính toàn cầu hóa và thống nhất cao
độ. Điều đó đã và đang là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định cho sự phát triển Tài
chính quốc tế. Do vây: Tài chính quốc tế bao gồm thêm những đặc điểm sau: -
Sự ra đời của các Công ty đa quốc gia (MNC/ MNE) với phạm vi và qui mô
ngàycàng mở rộng của các tổ chức kinh tế, tài chính - tín dụng trong nước, khu vực và
quốc tế đã tạo điều kiện cho sự tăng cường hợp tác quốc tế về chính sách tài chính - tiền tệ
của các quốc gia với nhau. Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty đa quốc
gia (MNC/ MNE) vừa tạo ra nhu cầu, vừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy các quan hệ Tài
chính quốc tế phát triển. -
Sự hình thành và hoạt động - Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thị
trườngvốn quốc tế đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư, các Chính phủ, các tổ chức Tài
chính quốc tế huy động vốn và đầu tư vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, trên nhiều nước
khác nhau, bằng nhiều đồng tiền khác nhau làm cho các quan hệ Tài chính quốc tế vốn đã
đa dạng, phức tạp càng đa dạng, phức tạp hơn. -
Sự hình thành và hoạt động với phạm vi và qui mô ngày càng mở rộng của
các tổchức kinh tế, tài chính – tín dụng khu vực và quốc tế đã tạo cơ hội và điều kiện thuận
lợi cho sự tăng cường hợp tác về tài chính – tiền tệ của các nước thành viên.
Xu hướng phát triển mạnh mẽ của Tài chính quốc tế cả về bề rộng và cả về chiều
sâu đó đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quan hệ Tài chính quốc tế phải quan tâm và am
hiểu nhiều vấn đề mà tài chính nội địa ít quan tâm như: Những hình thức đi vay và cho vay
vốn trên thị trường vốn quốc tế; Tính toán cơ hội đầu tư và các biện pháp quản lý sử dụng
vốn trong đầu tư quốc tế. Nghiên cứu các công cụ tài chính phát sinh để phòng ngừa, hạn
chế các rủi ro hối đoái có hiệu quả; Nắm vững chức năng cơ chế hoạt động của các tổ chức
tài chính – tín dụng quốc tế để có được hiệu ích cao nhất trong quan hệ với các tổ chức này.
1.3 Vai trò của tài chính quốc tế
1.3.1. Tài chính quốc tế là công cụ để phân phối lại các nguồn lực tài chính, công
nghệ, kỹ thuật và lao động trên phạm vi toàn thế giới
Bằng việc mở rộng các quan hệ Tài chính quốc tế thông qua các hình thức thương
mại quốc tế, tín dụng quốc tế, viện trợ phát triển, đầu tư quốc tế và tham gia vào các thị
trường tài chính quốc tế..., các quốc gia có thể tận dụng tiềm lực tài chính của nước ngoài
và các tổ chức quốc tế cùng với nó là công nghệ, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. lOMoAR cPSD| 35966235
1.3.2. Tài chính quốc tế là công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực ngoài nước
phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước
Thông qua các hoạt động Tài chính quốc tế, các nguồn tài chính, công nghệ, kỹ
thuật, lao động…được phân phối lại trên phạm vi thế giới. Mỗi quốc gia phải cân nhắc để
có thể khai thác sử dụng nguồn lực của các quốc gia khác và sử dụng nguồn lực của mình
để tham gia hợp tác quốc tế một cách có hiệu quả. Đặc biệt, đối với các quốc gia nghèo và
chậm phát triển thì vấn đề tranh thủ nguồn vốn ngoài càng cần phải coi trọng. Bằng việc
mở rộng quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức: vay nợ quốc tế, viện trợ quốc
tế, đầu tư quốc tế, tham gia vào thị trường vốn quốc tế…các quốc gia có thể tận dụng tốt
nguồn lực tài chính nước ngoài và các tổ chức quốc tế; cùng với nó là công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
1.3.3. Tài chính quốc tế là cầu nối tài chính giữa các quốc gia, tạo điều kiện để các
quốc gia được bình đẳng, hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu
Việc mở rộng các hình thức tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, tham gia các thị trường
vốn, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái quốc tế, mở rộng thương mại và dịch vụ quốc
tế… vừa góp phần phát triển kinh tế trong nước vừa thúc đẩy hoàn thiện chính sách và thực
hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo các yêu cầu của các tổ chức quốc tế và khu vực. Đối với
các tổ chức kinh tế – tài chính khu vực và quốc tế, nguyên tắc quan trọng hàng đầu là đối
xử bình đẳng với mọi đối tác thành viên
1.3.4. Tài chính quốc tế thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào
nền kinh tế thế giới
Tài chính quốc tế vừa là yếu tố tiền đề, vừa là yếu tố có tác động thúc đẩy các quốc
gia nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới. Theo qui chế tối huệ quốc và qui chế đãi
ngộ quốc gia của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nguyên tắc quan trọng hàng đầu là
đối xử bình đẳng giữa các thành viên với nhau. Điều đó đòi hỏi hệ thống pháp lý phải được
điều chỉnh theo thông lệ quốc tế và phải tương đối ổn định. Đây là một công việc khó khăn,
phức tạp, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
1.3.5. Tài chính quốc tế thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của các quốc gia
Do sự dịch chuyển của các dòng vốn giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng và mạnh
mẽ, nên chu chuyển vốn quốc tế ngày càng nhanh hơn, tạo điều kiện cho các công ty đa
quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế, các định chế tài chính trung gian khai thác và sử lOMoAR cPSD| 35966235
dụng hiệu quả các nguồn vốn, từ đó có thể hạn chế những rủi ro trong các mối quan hệ Tài
chính quốc tế và đầu tư quốc tế ngày càng phát triển.
Sự mở rộng và phát triển của Tài chính quốc tế cho phép các nguồn tài chính có khả
năng lưu chuyển dễ dàng, thuận lợi và mạnh mẽ giữa các quốc gia đã tạo điều kiện cho các
chủ thể ở mỗi quốc gia có cơ hội giải quyết những khó khăn tạm thời về nguồn tài chính
và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực tài chính được đưa vào sử dụng cả trên vị trí nhà
đầu tư hay người cần vốn. 1.4 Nội dung của tài chính quốc tế
Nội dung của Tài chính quốc tế (các quan hệ Tài chính quốc tế) có thể phân loại
theo các tiêu chí sau đây:
1.4.1. Theo các quan hệ tiền tệ, nội dung của Tài chính quốc tế bao gồm
- Các quan hệ thanh toán quốc tế: Chủ thể tham gia thanh toán trong các quan hệ
thanh toán quốc tế là các ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân, Chính phủ ở các
nước…đối với các lĩnh vực về thương mại quốc tế, hợp tác quốc tế về văn hóa – xã hội,
hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế…các hoạt động hợp tác quốc tế về chính trị, ngoại
giao…. Vì vậy các quan hệ thanh toán quốc tế bao gồm các hình thức thanh toán cụ thể sau: •
Thanh toán về thương mại quốc tế •
Thanh toán hợp tác quốc tế về văn hóa – xã hội, hợp tác lao động quốc
tế, du lịch quốc tế… •
Thanh toán đối với các hoạt động hợp tác quốc tế về chính trị, ngoại giao…
- Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Chủ thể nhận viện trợ có thể là Chính phủ, tổ chức
kinh tế – xã hội hoặc địa phương. Chủ thể cho viện trợ là Chính phủ, các tổ chức quốc tế,
các tổ chức phi Chính phủ. Viện trợ không hoàn lại là hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp. Gồm các hình thức • Viện trợ song phương: •
Viện trợ đa phương (Nguồn tài chính do các nước đóng góp: loại quỹ
chung. Hoặc của một số nước viện trợ: quĩ ủy thác) •
Viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (N.G.O) lOMoAR cPSD| 35966235 -
Tín dụng quốc tế: Là một hình thức của đầu tư quốc tế gián tiếp. Chủ thể có
nguồn tài chính đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vay
đã được hai bên thỏa thuận trong các Hiệp định hay khế ước vay vốn.
Chủ thể tham gia có thể là tất cả các chủ thể kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và
các tổ chức quốc tế, chủ yếu là các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế. Tín dụng Nhà nước
quốc tế là hình thức mà trong đó Nhà nước là một bên của quan hệ tín dụng. -
Đầu tư chứng khoán quốc tế: Là một hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp. Các
chủ thể có nguồn tài chính đầu tư dưới hình thức mua chứng khoán trên thị trường tiền tệ,
thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu quốc tế để hưởng lợi tức nhưng không tham gia
điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Các chủ thể tham gia có thể là mọi chủ thể kinh tế – xã hội… -
Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI): Là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư ở một
nước bỏ toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư vào một quốc gia khác để nắm một phần
hay toàn bộ một doanh nghiệp ở quốc gia đó. Có rất nhiều các hình thức đầu tư trực tiếp
khác nhau. Chủ thể tham gia có thể là mọi tổ chức kinh tế, cá nhân công dân của các quốc gia.
1.4.2. Theo các quĩ tiền tệ, nội dung của Tài chính quốc tế bao gồm -
Các quĩ tiền tệ trực thuộc các chủ thể của từng quốc gia: Là các quĩ tài chính
của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, Chính phủ các nước tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế. -
Các quĩ tiền tệ thuộc các chủ thể khu vực: Là các quĩ tài chính của các tổ
chức kinh tế – tài chính khu vực như ADB, AfDB… -
Các quĩ tiền tệ thuộc các tổ chức quốc tế toàn cầu: Là các quĩ tài chính của
các tổ chức quốc tế toàn cầu như Liên hợp quốc , ngân hàng thế giới, ngân hàng thanh toán quốc tế…. -
Các quĩ tài chính của các Công ty xuyên quốc gia (MNC/ MNE).
1.4.3. Theo các chủ thể tham gia hoạt động Tài chính quốc tế, nội dung của Tài chính
quốc tế bao gồm -
Hoạt động Tài chính quốc tế của các tổ chức kinh tế: Các tổ chức kinh tế của
một quốc gia tham gia hoạt động Tài chính quốc tế dưới hình thức đầu tư quốc tế (cả trực
tiếp và gián tiếp) và thương mại quốc tế. lOMoAR cPSD| 35966235 -
Hoạt động Tài chính quốc tế của các ngân hàng thương mại: Các ngân hành
thương mại tham gia hoạt động Tài chính quốc tế với các nghiệp vụ chủ yếu: • Tín dụng quốc tế.
• Đầu tư quốc tế (trực tiếp và gián tiếp) lOMoAR cPSD| 35966235
Các hoạt động tài chính quốc tế khác như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ủy
thác, tư vấn, bảo lãnh…
- Hoạt động Tài chính quốc tế của các Công ty kinh doanh bảo hiểm:
• Thu phí Bảo hiểm, chi bồi thường, chi đề phòng tổn thất đối với các nghiệp
vụ Bảo hiểm quốc tế: Bảo hiểm hàng hải quốc tế, Bảo hiểm hàng không quốc tế, tái Bảo hiểm quốc tế…
• Đầu tư tài chính quốc tế trực tiếp và gián tiếp và các nghiệp vụ khác… - Hoạt
động Tài chính quốc tế của các Công ty chứng khoán:
• Môi giới chứng khoán quốc tế.
• Mua và bán chứng khoán (đầu tư chứng khoán) trên thị trường tài chính quốc tế.
• Bảo lãnh phát hành chứng khoán quốc tế.
• Tư vấn đầu tư chứng khoán quốc tế và các nghiệp vụ khác.
- Hoạt động Tài chính quốc tế của các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế:
Các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế là các hình thức tổ chức hợp tác kinh tế
quốc tế do các nước cùng quan tâm lập ra trên cơ sở các hiệp định được ký kết trong lĩnh
vực tài chính – tiền tệ – tín dụng. Tiêu biểu là IMF, WB, ADB, IBS… Chức năng chủ yếu
của các tổ chức này là phối hợp hoạt động của các nước thành viên trong lĩnh vực tài chính
– tiền tệ – tín dụng. Đồng thời, các tổ chức này cũng sử dụng các nguồn vốn chung để tài
trợ cho các nước thành viên, chủ yếu là dưới hình thức cho vay.
- Hoạt động Tài chính quốc tế của Nhà nước: •
Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Trong hoạt động này, Nhà nước có thể là
người nhận hoặc người cấp viện trợ không hoàn lại với các Nhà nước khác hoặc các tổ chức quốc tế. •
Tín dụng Nhà nước quốc tế (Vay ODA, phát hành trái phiếu quốc tế, vay
thương mại quốc tế hoặc cho vay bằng vốn ngân sáh Nhà nước (NSNN). •
Thu thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới nước chủ nhà. lOMoAR cPSD| 35966235
1.4.4. Theo góc độ kinh tế vĩ mô, nội dung của Tài chính quốc tế bao gồm
- Tỷ giá hối đoái và các vấn đề về các chế độ tỷ giá, cơ chế xác định tỷ giá và các
nhân tố quyết định tỷ giá, chính sách tỷ giá của Chính phủ các nước.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá( Tỷ giá hối đoái) là giá cả của một đồng tiền được biểu thị
thông qua một đồng tiền khác.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Thương
mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế... đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với
nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác nhau, đồng
tiền này đổi lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được trao đổi với theo một tỷ lệ nhất định, tỷ
lệ này được gọi là tỷ giá.
Chế độ tỷ giá: Chế độ tỷ giá hối đoái, nó bao gồm những quy tắc xác định phương
thức mua bán ngoại hối đối với các thể nhân và pháp nhân là người cư trú và không cư trú.
Những quốc gia độc lập bao giờ cũng thiết lập một khung pháp lý dành cho các
giao dịch tài chính quốc tế của riêng mình.
- Cán cân thanh toán quốc tế với các vấn đề về lý thuyết, chính sách, các nhân tố
ảnh hưởng, nội dung và vai trò của cán cân thanh toán quốc tế. •
Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) là: một bản báo cáo thống kê tổng hợp có
hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú
trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. •
Các chỉ tiêu phản ánh Cán cân thanh toán quốc tế cho biết có bao nhiêu hàng
hoá và dịch vụ mà một quốc gia đã xuất khẩu và nhập khẩu và quốc gia này hiện đang là
con nợ hay chủ nợ đối với phần thế giới còn lại. Ngoài ra, Cán cân thanh toán quốc tế còn
cho biết dự trữ ngoại hối của NHTW đã tăng lên hay giảm xuống trong kỳ báo cáo là như thế nào.
- Hệ thống tiền tệ quốc tế và các thị trường tiền tệ quốc gia chủ yếu.
Trước đây, hệ thống tiền tệ thế giới chủ yếu được hình thành tự phát trên cơ sở chế
độ bản vị vàng, có nghĩa là các quốc gia đều chấp nhận vàng làm công cụ trung gian trong
trao đổi thanh toán quốc tế. Trong thế kỷ XX đã chứng kiến sự xuất hiện, tồn tạii và suy
vong của một số hệ thống tiền tệ quốc tế. Đó là:
• Chế độ bản vị bảng Anh (1922-1929) lOMoAR cPSD| 35966235
• Chế độ bản vị dollar Mỹ (1944-1971)
• Chế độ Rúp chuyển nhượng của SEV (1964-1991)
• Hệ thống tiền tệ của Châu Âu
Hệ thống tiền tệ toàn cầu - Nợ nước ngoài.
Cùng với việc huy động nguồn vốn trong nước, việc vay nợ nước ngoài là một
phương thức, một biện pháp quan trọng của tín dụng Nhà nước đặc biệt đối với các nước
đang phát triển và các nước nghèo.
Các hình thức vay nợ nước ngoài bao gồm;
• Vay nợ nước ngoài dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
• Vay nợ nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế
• Vay thương mại nước ngoài
1.4.5. Theo góc độ góc độ thị trường, nội dung của Tài chính quốc tế bao gồm
Đứng trên góc độ thị trường, vấn đề quản trị tài chính vi mô đối với Tài chính quốc
tế bao gồm những nội dung cụ thể sau:
- Đánh giá và quả trị rủi ra quốc tế: Có nhiều loại rủi ro khác nhau, lạm phát có
thể gây ra tình trạng giảm giá tài sản hiện tại. Trước khi phân tích những công cụ và một
số kỹ thuật đơn giản được dùng trong quản trị rủi ra quốc tế, điều cần thiết ở đây là phải
biết các nội dung thường được sử dụng và tuân theo trong quá trình quản lý này.
Các nội dung trong quản trị rủi ra quốc tế: •
Quản trị các rủi ro trong giao dịch: Các rủi ro trong giao dịch thường liên
quan đến các khoản phải thu, phải trả bằng đơn vị tiền nước ngoài. Để hạn chế rủi ro loại
này, thường sử dụng nghiệp vụ tự bảo hiểm kỳ hạn, hoặc thông qua thị trường tiền tệ, tín
dụng, nghiệp vụ chọn phương thức thanh toán, nghiệp vụ khấu trừ tổn thất, nghiệp vụ điều chỉnh giá. •
Quản trị rủi ro tài chính trong chuyển đổi: Do tỷ giá biến động và kể cả lạm
phát, việc chuyển các giá trị tài sản tài chính của công ty con theo hình thức song phương,
đa phương... ở những thời điểm khác nhau có thể khác nhau, gây ra loại rủi ro chuyển đổi. lOMoAR cPSD| 35966235 •
Quản trị rủi ro trong đầu tư: bao hàm các loại quản trị giá tài sản hiện tại, giá
cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tỷ giá, giá trị vốn cổ phần... Trong đó, quản trị rủi ro về tỷ giá
là quan trọng nhất, bởi nó tác động đến tất cả các loại còn lại.
- Các thị trường tài chính cụ thể: •
Thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối thường được biết đến với thuật ngữ
FOREX Market (thị trường Forex) hay là FX Market hay Spot FX Market, là thị trường lOMoAR cPSD| 35966235
giao dịch các loại ngoại tệ và đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền
giao dịch mỗi ngày đã lên đến hơn 3.000 tỷ USD (2008). •
Thị trường đồng tiền Châu Âu: thị trường đồng tiền Châu Âu được biết đến
với tên gọi "Thị trường dollar Châu Âu", ra đời nhằm đáp ứng sự gia tăng của các hoạt
động kinh doanh quốc tế. Thị trường dollar châu Âu ra đời khi các doanh nghiệp Mỹ ký
gửi các khoản dollar Mỹ tại các ngân hàng châu Âu. Các ngân hàng này chấp nhận chúng
bởi vì sau đó họ có thể cho vay bằng USD đối với các khách hàng châu Âu. •
Thị trường tín dụng Châu Âu (Eurocredit Market)): Những khoản tín dụng
châu Âu hoặc khoản vay tín dụng châu Âu (Eurocredit) được cung cấp đến nơi mà người
ta gọi là thị trường tín dụng châu Âu (Eucrocredit Market). Các khoản vay này có thể được
định danh bằng đồng USD hoặc các đồng tiền mạnh khác và thường có thời gian là trên 5 năm. •
Thị trường trái phiếu châu Âu (Eurobond Market): Là thị trường mua bán
trái phiếu do người không cư trú (công ty, ngân hàng, chính phủ và các tổ chức quốc tế)
phát hành nằm ngoài nước phát hành đồng tiền được ghi trên trái phiếu. •
Thị trường chứng khoán quốc tế: Các MNC có thể thu hút nhà đầu tư nước
ngoài bằng cách phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán quốc tế. Các cổ phiếu mới
được phát hành được thả nổi trên thị trường Mỹ và các thị trường khác bởi các MNC lớn
của Mỹ. Việc phát hành này tương đối dễ dàng, hơn nữa phát hành cổ phiếu xuyên quan
các quốc gia nhằm để quảng bá thương hiệu của các MNC.
- Hoạt động đầu tư quốc tế (đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp). •
Đầu tư trực tiếp quốc tế là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ
hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành
đối tượng mà họ bỏ vốn. Trong những năm gần đây, hình thức này chiếm vị trí chủ yếu
trong đầu tư quốc tế. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là sự di chuyển một
khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợinhuận cao hơn.
Đó chính là hình thức xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận cao. Do đi kèm với đầu tư vốn là
đèâu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên hình thức này thúc đẩy mạnh mẽ quá trình
CNH – HĐH ở nước nhận đầu tư. Các nước công nghiệp phát triển và các TNCs đóng vai
trờ chủ yếu trong sự vận động của dòng vốn FDI trên thế giới. Từ những năm 90, FDI đi
vào các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia Châu Á tăng đáng kể. •
Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế là hình thức chủ đầu tư nước
ngoài góp một phần vốn dưới hình thức đầu tư chứng khoán hoặc cho vay để thu lợi nhuận
và không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn và bao gồm:
- Đầu tư chứng khoán lOMoAR cPSD| 35966235
- Tín dụng quốc tế
- Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế thông qua đầu tư chứng khoán
- Đầu tư bằng cổ phiếu
- Tài chính của các Công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia.
Tài chính quốc tế tạo ra môi trường hoạt động rất cần thiết cho các Công ty đa quốc
gia và xuyên quốc gia (MNC) trong nhiều năm qua. Và các Công ty đa quốc gia và xuyên
quốc gia là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tài chính quốc tế. Tài chính
quốc tế của các Công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia bao gồm toàn bộ các hoạt động Tài
chính quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu... Đồng thời để tài trợ cho
quá trình này, Công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia (MNC) tiến hành các giao dịch ngoại
hối trên thị trường ngoại hối, huy động vốn để đầu tư và tài trợ quốc tế trên các thị trường
đồng tiền Châu Âu, tín dụng và trái phiếu Châu Âu, thị trường chứng khoán quốc tế, quản
trị tiền mặt quốc tế bằng việc phân phối chuyển tiền và tài trợ trong nội bộ công ty (dựa
MNC mẹ, các công ty con với nhau).
Dù với cách tiếp cận nào thì đều nhằm chỉ ra các nội dung chủ yếu của hoạt động
Tài chính quốc tế để tổ chức hoạt động và quản lý tốt các hoạt động đó nhằm mở rộng và
nâng cao hiệu quả của hoạt động Tài chính quốc tế.
CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (7 TIẾT)
2.1 Hệ thống tiền tệ quốc tế
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế
Như chúng ta đã biết, điều kiện để xuất hiện và tồn tại Tài chính quốc tế là phải có
các quan hệ kinh tế và có vai trò của chức năng tiền tệ thế giới của tiền. Tuy nhiên, để thúc
đẩy thương mại quốc tế cần có sự hợp tác giữa một số quốc gia nhằm tạo ra những chế độ
tiền tệ được các quốc gia chấp nhận trong lưu thông và thanh toán. Từ đó xuất hiện hệ
thống tiền tệ quốc tế.
Kể từ thời cổ cho đến thời cận đại, thương mại quốc tế hoạt động trên cơ sở “Bản vị
hàng hoá”, trong đó, kim loại là hàng hoá (chủ yếu là vàng và bạc) được đúc thành những
khối với chức năng làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế. Trong thời kỳ
đầu, tiền kim loại được đúc chủ yếu ở dạng tuỳ ý hoặc thành những thỏi hay những chiếc
vòng, về sau những phát kiến đã tiêu chuẩn hoá tiền tệ về trọng lượng của các đồng xu
được quốc gia bảo hộ. Do đó, hệ thống tiền đúc (tiền xu) đã tạo điều kiện cho quốc gia giao
dịch và giúp những nhà buôn tiết kiệm được thời gian trong việc nhận dạng, định lượng và
đánh giá chất lượng kim loại. lOMoAR cPSD| 35966235
Trong lịch sử, vàng và bạc luôn là hai kim loại được ưa chuộng đặc biệt hơn hẳn các
kim loại khác, bởi vì những đặc tính của chúng đã đáp ứng được nhiều nhất những gì mà
một đồng tiền hàng hoá (commodity money) cần có, như: sự khan hiếm, tính bền, có thể
chuyển trở, dễ phân chia, đồng chất, và chất lượng được duy trì lâu bền. Sự chấp nhận vàng
và bạc như là tiền còn được củng cố từ một thực tế là các kim loại này được thừa nhận rộng
rãi là có giá trị sử dụng phi tiền tệ trong các ngành công nghiệp và trang sức. Hơn nữa, giá
trị của vàng và bạc được ổn định tương đối so với các hàng hoá khác; ngoài ra, chất lượng
của chúng có thể được kiểm tra một cách chính các và được các chuyên gia (thợ vàng)
chứng nhận). Chính vì vậy trong một thời gian gian dài, hầu hết các nước đều lấy vàng và
bạc là bản vị hàng hoá kim loại hoạt động trên cơ sở giá trị đầy đủ của các đồng xu (full -
bodied conins), tức giá trị tiền tệ của chúng cũng chính là giá trị kim loại của đồng xu.
Năm 1880, bản vị vàng từ một số ít quốc gia đã phát triển thành Hệ thống tiền tệ
quốc tế với hầu hết các nước áp dụng. Khi bùng nổ chiến tranh Thế giới Thứ nhất 1914,
bản vị vàng bị bỏ rơi; và trong hơn 30 năm từ 1880 đến 1914 hệ thống bản vị vàng quốc
tế đã thống trị ở hầu khắp các nước, nó đã liên kết chặt chẽ các quốc gia lớn với nhau
cũng như giữa các nước thống trị và các nước thuộc địa trong suốt thời gian này.
Những đặc diểm cơ bản trong hoạt động của chế độ bản vị vàng có thể mô tả thông
qua 3 quy tắc căn bản sau đây:
Thứ nhất, dưới chế độ bản vị vàng, quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của
mình với vàng; hay nói cách khác, Chính phủ ấn định cố định giá vàng tính bằng tiền quốc
gia, đồng thời sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã quy định.
Thứ hai, dưới chế độ bản vị vàng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia
được tự do hoạt động. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia, cho nên tỷ giá
trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến động đáng kể so với bản vị vàng.
Thứ ba, dưới chế độ bản vị vàng, ngân hàng trung ương luôn phải duy trì một lượng
vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ cho phép
ngân hàng trung ương lý uyển chuyển việc chuyển đổi tiền ra vàng mà không gặp bất cứ
một trở ngại nào, hay nói cách khác, tiền do ngân hàng trung ương phát hành được “bảo
đảm bằng 100%” và tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng.
Quy tắc bảo đảm bằng vàng buộc ngân hàng trung ương khi mở rộng cung ứng tiền
cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “chỉ phát hành tiền khi có luồng vàng từ công chúng
chảy vào ngân hàng trung ương. Như vậy, vô hình chung chế độ bản vị vàng đã hạn chế sự
năng động của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền trong lưu thông. Do vậy sự phát triển
của hệ thống tiền tệ quốc tế đã hình thành những hình thức mới theo những giai đoạn phát
triển cụ thể của các nước, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần 1. lOMoAR cPSD| 35966235
2.1.2. Khái niệm về hệ thống tiền tệ quốc tế
2.1.2.1. Khái niệm
Hệ thống tiền tệ quốc tế là hệ thống các đồng tiền và chế độ tổ chức lưu thông tiền
tệ được thể hiện bằng những thỏa ước và những qui định của một số quốc gia, có hiệu lực
trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Như vậy: Khi đề cập đến hệ thống
tiền tệ quốc tế phải gắn liền với 2 vấn đề:
Thứ nhất, hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm hệ thống các đồng tiền của một số quốc
gia đã có quan hệ gắn bó hoặc phụ thuộc lẫn nhau, với ý định cạnh tranh hoặc chống lại sự
xâm nhập kinh tế – tài chính của các khối kinh tế khác. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ giao
thương về kinh tế – xã hội giữa các nước trong khối.
Thứ hai, chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ của một số quốc gia đã có quan hệ gắn bó
hoặc phụ thuộc lẫn nhau được thể hiện bằng những thỏa ước với mục đích, thường là: •
Tạo sự liên kết kinh tế giữa một số nước đã có quan hệ gắn bó hoặc phụ thuộc
lẫn nhau, với ý định cạnh tranh hoặc chống lại sự xâm nhập kinh tế – tài chính của các khối
kinh tế khác. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ giao thương về kinh tế – xã hội giữa các nước trong khối. •
Thiết lập một liên minh chính trị chặt chẽ hoặc ràng buộc lỏng lẻo giữa các
nước, dưới sự chỉ huy hoặc thao túng của một quốc gia mạnh. •
Củng cố vai trò và vị trí kinh tế – tiền tệ của một quốc gia nào đó trong khu
vực, buộc các nước kém lợi thế lớn phải phụ thuộc về tiền tiền sau đó là phụ thuộc kinh tế vào quốc gia này.
2.1.2.2. Nội dung của hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm hai nội dung cơ bản sau:
Đơn vị tiền tệ chung:
Đơn vị tiền tệ chung: Là đơn vị thanh toán, đo lường và dự trữ giá trị của một cộng
đồng kinh tế. Thông thường các nước sử dụng một đồng tiền mạnh của một quốc gia nào
đó trong khối làm đồng tiền chung. Ví dụ: Như GBP (bảng Anh), USD (Đôla Mỹ) … đã
từng là đồng tiền quốc tế một thời gian. Sau này do sự phát triển và hội nhập kinh tế, các
liên minh kinh tế được hình thành và phát triển hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, do vậy
không có đồng tiền của một quốc gia nào được chọn là “đơn vị tiền tệ chung”, mà các liên
minh tự định ra đồng tiền chung của khối. Đồng tiền của khối có tên gọi riêng, có tỷ giá
xác định với các đồng tiền thành viên và các đồng tiền ngoài khối. Ví dụ: Cộng đồng kinh
tế Châu Âu gồm 25 thành viên, đã ký kết hiệp ước Maastricht – 1992, xác lập đồng tiền
chung gọi là Euro. Đồng tiền này đã thực sự đi vào cuộc sống kinh tế – xã hội của 11 nước lOMoAR cPSD| 35966235
EU vào ngày 1/1/1999. Tỷ giá được xác lập giữa USD/EURO ngay ngày ra đời là 1 EURO = 1,16675 USD.
Chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ: Thông thường chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ
quốc tế bao gồm những nội dung đặc trưng sau: •
Qui định tỷ giá giữa đồng tiền chung với các đồng tiền thành viên của khối;
có thể theo tỷ giá cố định, cũng có thể theo tỷ giá linh hoạt. •
Qui định về lưu thông tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và lưu thông
các loại giấy tờ có giá trị khác ghi bằng đồng tiền chung. •
Qui định về dự trữ ngoại hối: ấn định tỷ trọng giá trị của đồng tiền chung
trong tổng dự trữ ngoại hối của các nước thành viên, cũng như của ngân hàng thuộc khối.
Tiền tệ quốc tế và hệ thống tiền tệ quốc tế là sản phẩm của các liên minh kinh tế, do
vậy sự tồn tại và phát triển của các liên minh kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của
tiền tệ quốc tế và hệ thống tiền tệ quốc tế. Trên thực tế, các liên minh kinh tế thường không
đứng vững được trong một thời gian dài do những nguyên nhân khác nhau. Khi liên minh
tan vỡ thì các sản phẩm được hình thành theo các thỏa ước cũng bị tiêu vong. Là một hiện
tượng kinh tế, việc một hệ thống tiền tệ này tan vỡ và một hệ thống tiền tệ khác xuất hiện
là một sự kiện thường xuyên trong đời sống kinh tế của xã hội loài người có trình độ sản
xuất và trao đổi hàng hóa đã phát triển cao.
2.1.2.3. Các hệ thống tiền tệ quốc tế chủ yếu
Trước đây, hệ thống tiền tệ thế giới chủ yếu được hình thành tự phát trên cơ sở chế
độ bản vị vàng, có nghĩa là các quốc gia đều chấp nhận vàng làm công cụ trung gian trong
trao đổi thanh toán quốc tế. Các hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành và phát triển chỉ
trong một giai đoạn nhất định. Trong thế kỷ XX đã chứng kiến sự xuất hiện, tồn tại và suy
vong của một số hệ thống tiền tệ quốc tế. Đó là:
- Chế độ bản vị bảng Anh (1922-1929) tồn tại được 7 năm.
- Chế độ bản vị USD (1944-1971) tồn tại được 27 năm.
- Rúp chuyển nhượng của SEV (1964-1991) tồn tại được 27 năm…
1. Chế độ bản vị bảng Anh (1922-1929)
Sau Đại chiến thế giới I (1914-1918) các quốc gia ở Châu Âu bị kiệt quệ về kinh tế.
Nước Anh cũng ở trong tình trạng này, tuy nhiên London vẫn giữ được vị thế mạnh về kinh
tế và tài chính so với các nước trong khu vực nhờ có hệ thống thuộc đị rộng lớn và thị
trường tài chính London rất phát triển của mình. Lợi dụng vị tế đó, Anh đã thiết lập hệ
thống tiền tệ quốc tế, lấy chính đồng bảng Anh làm đồng tiền chủ chốt. Được nhiều nước lOMoAR cPSD| 35966235
ủng hộ và được Hoa Kỳ hậu thuẫn, hệ thống tiền tệ quốc tế với bảng Anh là đồng tiền chủ chốt đã ra đời.
Tuy nhiên, trong thời kỳ này nhiều quốc gia vẫn muốn quay trở lại chế độ bản vị
vàng. Nhưng do khối lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông rất lớn và ngày càng gia tăng, mà
khối lượng vàng dự trữ lại có hạn, nên các ngân hàng không thể đổi giấy bạc ngân hàng ra
vàng cho mọi đối tượng có nhu cầu. Do đó ngân hàng Anh qui định, các đối tượng muốn
đổi giấy bạc ra vàng phải có 1.700 bảng Anh để đổi lấy 400 ounce (1 ounce = 31,135 gr)
tức 12,4414 kg vàng. Vì vậy, chế độ tiền tệ quốc tế này còn được gọi là chế độ bản vị vàng
thoi, hay chế độ bản vị vàng hối đoái.
Hệ thống tiền tệ dựa trên bảng Anh được hình thành nhằm phục vụ cho ý đồ kinh tế
và chính trị của nước Anh. Khi kinh tế nước Anh suy thoái, hệ thống thuộc địa của Anh bị
thu hẹp mạnh mẽ do phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và nhát là cuộc khủng hoảng
kinh tế lớn của thế gới (1929-1933) đến gần thì vị trí của GBP không còn nữa. Hệ thống
tiền tệ dựa trên bảng Anh sụp đổ. Bảng Anh mất vị trí là đồng tiền quốc tế tế, nó chỉ còn là
đồng tiền quốc gia. Nhưng do vị thế tài chính của nước Anh trên thị trường quốc tế còn rất
lớn, cho nên hiện nay bảng Anh vẫn là đồng tiền có khả năng thanh toán mạnh trên thế giới.
2.Chế độ bản vị dollar Mỹ (1944-1971)
Khi Đại chiến thế giới II (1939-1945) gần kết thúc, Hoa Kỳ không những ít bị thiệt
hại trong chiến tranh mà còn thu lợi từ cuộc chiến tranh này và vươn lên chiếm vị trí hàng
đầu thế giới về kinh tế – tài chính. Tháng 7/1944 Hoa Kỳ triệu tập Hội nghị tài chính – tiền
tệ họp ở Bretton Woods (Mỹ). Một trong những nội dung của hội nghị này là bàn cách khôi
phục lại chế độ bản vị vàng hối đoái và lấy USD làm phương tiện thanh toán và dự trữ quốc
tế. Chế độ bản vị đôla Mỹ ra đời sau hội nghị này. Ngân hàng Hoa Kỳ camkết đổi 35 USD/1
ounce vàng (1 USD = 0,888671gr vàng). Cũng như chế độ bản vị GBP, chế độ bản vị USD
phụ thuộc vào vị trí kinh tế – tài chính của Hoa Kỳ. Cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, kinh
tế Hoa Kỳ đi vào suy thoái, không còn vị thế như những năm 50. Lạm phát ở mức cao,
lượng vàng đảm bảo cho USD từ 2,72 lần năm 1950 giảm xuống còn 2,38 lần (1952); 1,84
lần (1954); 0,92 lần (1960); 0,5 lần (1966). Đến 1967 Chính phủ Mỹ điều chỉnh 1 ounce
vàng = 38 USD. Đầu năm 1971, Hoa Kỳ từ bỏ cam kết đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng.
Đến tháng 8/1971 Hoa Kỳ đơn phương từ chối nghĩa vụ thực hiện Hiệp ước Bretton Wood
và tuyen bố phá giá USD trong quan hệ ngoại thương 7,89%. Đến thời điểm này, chế độ
bản vị USD đã chấm dứt.
Hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên USD không tồn tại nữa, nhưng do tiềm lực kinh tế
của Hoa Kỳ vẫn đứng đầu thế giới, do đó USD vẫn được ưa chuộng. Hiện nay, USD vẫn
là đồng tiền có khả năng thanh toán mạnh nhất. Nó là đồng tiền chuyển đổi hoàn toàn, là lOMoAR cPSD| 35966235
đồng tiền chuẩn để tính thu nhập quốc dân, thu nhập tính theo đầu người, tính giá trị dự trữ
ngoại hối, kim ngạch xuất khẩu…của nhiều quốc gia cũng như của toàn thế giới.
3. Chế độ Rúp chuyển nhượng của SEV (1964-1991)
Các nước Xã hội chủ nghĩa là thành viên khối Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), đã
ký hiệp định thanh toán nhiều bên bằng Rúp chuyển nhượng ngày 20/10/1963. Đồng thời
thành lập ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (MBES) để theo dõi và thực hiện quá trình
thanh toán. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1/1/1964.
Như vậy, từ đầu năm 1964, Rúp chuyển nhượng (RCN) là đồng tiền tập thể của 10
nước XHCN thuộc khối SEV là: Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungari, Rumani, Mông Cổ, CHDC
Đức, Bungari, Cuba và Việt Nam với tỷ giá 1 RCN = 1,5 USD. Tuy nhiên, RCN chỉ tồn tại
dưới hình thức ghi sổ trên tài khoản của các nước thành viên SEV và được sử dụng để thanh toán bù trừ.
Khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa tan rã, khối Hội đồng tương trợ kinh tế không còn
nữa thì Rúp chuyển nhượng cũng chấm dứt vai trò lịch sử của nó vào ngày 31/12/1991, sau 27 năm tồn tại.
4. Hệ thống tiền tệ của Châu Âu
Euro là đồng tiền chung của Liên Minh Châu Âu (EU). Đồng tiền này được hình
thành trên cơ sở thỏa ước Maastriccht được ký kết giữa các nguyên thủ các nước thành viên EU vào năm 1992.
Từ ngày 1/1/1999, 11/15 nước của EU đã sử dụng Euro trong các giao dịch chuyển
khoản song song với bản tệ của các nước. Lúc này ECU, đơn vị thanh toán cũ của EU đã bị bãi bỏ.
Từ ngày 01/01/2002, 12 nước trong EU đã lưu thông Euro tiền mặt và xóa bỏ các
đồng tiền bản tệ riêng biệt của các nước với 65 tỷ EUR tiền giấy và 35 tỷ EUR tiền kim
loại. Euro là đồng tiền chung của hệ thống tiền tệ khu vực. Hiện tại là của 12 nước (EU12)
với số dân hơn 300 triệu người. Khi ra đời 1 Euro = 1,16675 USD. Sau một thời gian dài
xuống giá so với USD, trong thời gian dần đây Euro đã lên giá rất mạnh, thậm chí vượt
qua cả giá qui định ban đầu so với USD và đang trở thành một đồng tiền mạnh trên thế giới.
5. Hệ thống tiền tệ toàn cầu
Trên thực tế không có hệ thống tiền tệ toàn cầu, mà chỉ có một cơ chế thanh toán và
tín dụng do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thiết lập cho các nước thành viên. Cơ chế này gọi là
“quyền rút vốn đặc biệ”t, viết tắt theo thuật ngữ tiếng Anh là SDR (Special Drawing Rights). lOMoAR cPSD| 35966235
“Quyền rút vốn đặc biệt” được tạo ra với mục đích giúp các nước thành viên của
Quỹ tiền tệ quốc tế thanh toán các khoản nợ cho nhau mà không phải sử dụng vàng hay
ngoại tệ. Để thuận lợi cho quá trình thanh toán và tín dụng, năm 1976 các nước thành viên
của Quỹ tiền tệ quốc tế đã ký hiệp định tại Jamaica thừa nhận “Quyền rút vốn đặc biệt” là
đơn vị tiền tệ trong giao dịch thanh toán giữa các nước thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế.
Giá trị ban đầu của “Quyền rút vốn đặc biệt” (1970) được qui định tương đương với
USD (1SDR = 0,888671gr vàng). Nhưng từ năm 1976 giá trị của “Quyền rút vốn đặc biệt”
được xác địn trên nguyên tắc “rổ tiền tệ” gồm 16 đồng tiền mạnh nhất của thế giới. Hiện
nay “rổ tiền tệ” chỉ gồm USD, JPY, EURO, GBP và được công bố hàng ngày, hàng tuần
trên các bản tin của Quỹ tiền tệ quốc tế. Thành phần của rổ tiền tệ sẽ được xem xét lại 5 năm một lần.
“Quyền rút vốn đặc biệt” là đơn vị tiền tệ để xác định khối lượng tín dụng mà các
nước thành viên có quyền được vay từ Quỹ tiền tệ quốc tế. “Quyền rút vốn đặc biệt” có
quan hệ tỷ giá với các đồng tiền thực hiện, nhưng bản thân nó thì lại không phải là đồng
tiền hiện thực. Nó chỉ có ý nghĩa ghi sổ.
Mỗi nước tiến hành tùy theo số vốn góp của mình vào Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ được
hưởng một khoản “Quyền rút vốn đặc biệt” nhất định. Mặc dù các nước đã có quyền sở
hữu “Quyền rút vốn đặc biệt”, nhưng họ chỉ được sử dụng nó khi cán cân thanh toán bội
chi bằng cách sử dụng “Quyền rút vốn đặc biệt” trong phạm vi sở hữu để thanh toán cho
nước chủ nợ. Tuy nhiên, “Quyền rút vốn đặc biệt” là của mình nhưng mỗi khi sử dụng,
nước sở hữu lại phải trả lãi cho Quỹ tiền tệ quốc tế. Còn nước vừa nhận được “Quyền rút
vốn đặc biệt” sẽ được Quỹ tiền tệ quốc tế ghi tăng số “Quyền rút vốn đặc biệt” trên tài
khoản của nước này và coi như Quỹ tiền tệ quốc tế phải vay số “Quyền rút vốn đặc biệt”
đó. Khi cán cân thanh toán của nước vừa nhận “Quyền rút vốn đặc biệt” bội chi, nước này
lại sẽ dùng “Quyền rút vốn đặc biệt” trong quyền sở hữu và số “Quyền rút vốn đặc biệt”
vừa nhận được để thanh toán…
Vòng thanh toán cứ tiếp diễn như vậy và Quỹ tiền tệ quốc tế trở thành trung tâm
thanh toán và tín dụng quốc tế. Quỹ tiền tệ quốc tế vừa là người đi vay và vừa là người cho
vay trong quá trình thanh toán cho các nước thành viên.
6. Xu hướng chung của các hệ thống tiền tệ quốc tế
Hiện nay, xu hướng chung của các hệ thống tiền tệ quốc tế là: -
Được hình thành từ một liên minh hoặc thỏa ước kinh tế giữa một số quốc
gia cóquyền lợi gắn bó hoặc phụ thuộc lẫn nhau. lOMoAR cPSD| 35966235 -
Sự phát triển của hệ thống tiền tệ đạt đỉnh cao khi quyền lợi kinh tế giữa
cácquốc gia trong khối được giải quyết hài hòa. Đồng thời các mục tiêu chính trị không xảy ra xung đột. -
Hệ thống tiền tệ bắt đầu suy thoài khi một số qui định bị vi phạm. Đặc biệt
là khixuất hiện tình trạng suy thoái kinh tế của các nước thành viên. -
Hệ thống tiền tệ sẽ tan vỡ, nhường chỗ cho một liên minh tiền tệ mới đáp
ứng đượccác yêu cầu của thực tiễn. Hệ thống tiền tệ là một sản phẩm có tính lịch sử.
2.2 Xác định tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
2.2.1. Các phương pháp xác định tỷ giá
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng các pháp xác định tỷ giá như sau:
Phương pháp 1: Dựa vào tiêu chuẩn giá cả của các đồng tiền.
Tiêu chuẩn giá cả của một đồng tiền là hàm lượng vàng đại diện cho đơn vị đo lường của đồng tiền đó.
Tiêu chuẩn giá cả của A Tỷ giá của đồng tiền A và B =
Tiêu chuẩn giá cả của B
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, rất chính xác, đặc biệt với những đồng tiền vàng.
Nhược điểm: Không áp dụng được với những đồng tiền không có tiêu chuẩn giá cả.
Phương pháp 2: Dựa vào ngang giá sức mua PPP (Purchasing Power Parity).
Trên hai thị trường của 2 đồng tiền, người ta chọn 2 nhóm hàng hóa giống hệt nhau
và xác định tổng giá cả của từng nhóm hàng hóa theo từng đồng tiền riêng. Sau đó so sánh
tổng giá cả của đồng tiền ở hai nhóm sẽ được tỷ giá của hai đồng tiền. A/B = = x
Trong đó: PiA (PiB): Tổng giá cả nhóm i hàng hóa tính theo đồng tiền nước A (B) B/A = 1/x = y
Ưu điểm: Xác định tương đối chính xác sức mua của đồng tiền. Nhóm hàng hóa lựa
chọn càng lớn thì độ chính xác càng cao. (Thường tối thiểu 25 hàng hóa). Nhược điểm:
Khó tìm được nhóm hàng hóa giống hệt nhau của 2 thị trường. Khó
loại trừ tuyệt đối các yếu tố tác động vào tỷ giá như thuế, đầu cơ… Tốn nhiều công sức. lOMoAR cPSD| 35966235
Phương pháp 3: Xác định tỷ giá qua đồng tiền thứ 3 (Xác định tỷ giá chéo)
Khi cần xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền A và B, khi đã có tỷ giá của 2 đồng tiền này
với một đồng tiền C, ta sẽ xác định theo phương pháp “bắc cầu”.
A/C = a; B/C = b Þ A/B = a/b.
Ví dụ: USD/BUK = 2.000 (Kyal-Myanmar); USD/VND = 16.000 Þ BUK/VND = 8
Ưu điểm: Đơn giản, tính khả thi và tính thực tiễn cao.
Nhược điểm: Độ chính xác bị hạn chế do tỷ giá phụ thuộc vào đồng tiền thứ Nên
chọn đồng tiền thứ 3 là đồng tiền mạnh, có khả năng chuyển đổi cao.
2.2.2. Chính sách điều hành tỷ giá
2.2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa
Khái niệm
Chính sách điều hành tỷ giá là những định hướng và giải pháp của Nhà nước nhằm
đảm bảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách ổn định tiền tệ
nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội dự định. Ý nghĩa của chính sách tỷ giá •
Chính sách tỷ giá gọi là một bộ phận hữu cơ của chính sách tiền tệ, liên quan
tới ngoại tệ và ngoại hối nói chung. •
Có ảnh hưởng quan trọng đến cách mục tiêu kinh tế vĩ mô như: xuất nhập
khẩu, thu hút đầu tư, vay trả nợ, lợi suất tái chiết khấu…nên ảnh hưởng lớn tới lưu thông tiền tệ. •
Tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng nội địa trên thị trường quốc tế,
cũng như bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. •
Có tác động lớn đến chính sách dòng chảy ngoại tệ của quốc gia như thu hút
kiều hối và ngoại tệ, ảnh hưởng lớn tới dự trữ quốc gia.
2.2.2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá
Các chính sách tỷ giá của các quốc gia nhằm:
Mục tiêu trực tiếp: •
Giữ ổn định của tỷ giá và tiền tệ, đặc biệt là tỷ giá với những đồng tiền mạnh,
đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chấc của nền kinh tế quốc dân. •
Thu hút ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán. lOMoAR cPSD| 35966235 •
Tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, mở rộng các hoạt động tài chính quốc tế
của quốc gia thông quan các hoạt động thu hút đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế… Mục tiêu
chiến lược lâu dài: •
Giữ vững chủ quyền tiền tệ quốc gia, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, chống hiện tượng ngoại tệ hóa, đặc biệt là dollar hóa trong các giao dịch trên thị trường. •
Nâng dần vị thế của nội tệ, thực hiện chuyển đổi từng phần, tiến tới chuyển
đổi hoàn toàn đồng nội tệ.
2.2.2.3. Nội dung của chính sách tỷ giá
Nội dung của chính sách tỷ giá gắn liền với nội dung của chính sách tiền tệ nói
chung và chính sách hối đoái nói riêng, chỉ có thể nêu khái quát định hướng hoạt động và thực thi chính sách này: -
Chính sách ổn định tỷ giá: Các Chính phủ cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái ổn định. -
Điều chỉnh tỷ giá thay đổi phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
trongtừng điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định. -
Hoạch định chiến lược tỷ giá với các đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY. -
Đưa ra những biện pháp nhằm đảm bảo tỷ giá luôn ổn định tương đối, tránh
cáccú sốc về tỷ giá thông qua các công cụ sử dụng linh hoạt quỹ dự trữ ngoại tệ, chính sách
lãi suất, khuyến khích, hay hạn chế xuất nhập khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư va tài trợ nước ngoài…
2.3 Xác lập cán cân thanh toán quốc tế
2.3.1. Định nghĩa và vai trò của cán cân thanh toán quốc tế
2.3.1.1. Định nghĩa
Mỗi quốc gia đều có những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự,
ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới. Trên phương diện tài chính, gắn với các
quan hệ này là sự vận động của các luồng tiền tệ đi vào hoặc đi ra của quốc gia đó; tức phát
sinh các khoản thu chi ngoại tệ. Các khoản thu chi này được ghi chép, phản ánh trong một
biểu riêng gọi là “Cán cân thanh toán quốc tế” (Balance of Payment – BOP).
Định nghĩa: Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) là biểu tổng hợp phản ánh tất
cả các giao dịch ngoại tệ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. BOP là một bản
báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa người
cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Tuy nhiên, tuỳ
theo yêu cầu mà Cán cân thanh toán quốc tế có thể được lập và báo cáo thường xuyên hơn, lOMoAR cPSD| 35966235
ví dụ hàng tháng, quý hoặc năm. Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những bản báo
cáo thống kê tổng hợp quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia. Các chỉ tiêu của Cán cân
thanh toán quốc tế cho biết có bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia đã xuất
khẩu và nhập khẩu và quốc gia này hiện đang là con nợ hay chủ nợ đối với phần thế giới
còn lại. Ngoài ra, Cán cân thanh toán quốc tế còn cho biết dự trữ ngoại hối của NHTW đã
tăng lên hay giảm xuống trong kỳ báo cáo là như thế nào.
Trước Đại chiến thế giới lần thứ II, mỗi quốc gia biên lập cán cân thanh toán quốc
tế theo các riêng của mình. Khi Quỹ tiền tệ quốc tế được thành lập đã công bố một mẫu
Cán cân thanh toán quốc tế thống nhất để áp dụng cho các nước thành viên. Sau đó, các
nước thấy đây là mẫu cán cân thanh toán quốc tế đơn giản và khoa học nên hầu hết các
nước đều áp dụng và mẫu này được gọi là “cán cân thanh toán quốc tế theo phương thức
Quỹ tiền tệ quốc tế.
Để nhất quán, Quỹ tiền tệ quốc tế đã quy định chỉ ghi chép vào cán cân thanh toán
quốc tế của mỗi quốc gia các giao dịch ngoại tệ giữa “người cư trú” và “người không cư trú” quốc gia đó.
Như vậy, để hiểu được phạm vi của cán cân thanh toán quốc tế thì điều cần thiết là
phải giải thích các thuật ngữ "người cư trú" và "người không cư trú". Nếu xét từ góc độ
báo cáo thống kê cán cân thanh toán quốc tế, thì "quyền công dân" và "nơi cư trú" không
nhất thiết phải trùng nhau, ví dụ: có thể là công dân của nước này, nhưng cư trú lại ở nước
khác; khi lập cán cân thanh toán quốc tế ta chỉ quan tâm đến nơi cư trú mà không cần để
ý đến quyền công dân là thuộc nước nào. Khái niệm "người cư trú và người không cư trú"
bao gồm: các cá nhân, các hộ gia đình, các công ty, các nhà chức trách và các tổ chức quốc
tế. Khái niệm này làm phát sinh một vấn đề cần giải thích như sau: -
Đối với các công ty đa quốc gia sẽ là người cư trú đồng thời tại nhiều quốc
gia.Do đó, để tránh trùng lắp thì chỉ các chi nhánh của công ty đặt tại nước sở tại mới được coi là người cư trú. -
Đối với tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Liệp
hợpquốc, v.v. được xem như người không cư trú đối với mọi quốc gia, tức ngay cả với
quốc gia mà tổ chức đóng trụ sở. Ví dụ, mặc dù Quỹ tiền tệ quốc tế đóng trụ sở tại
Washington, nhưng những khoản đóng góp vào Quỹ tiền tệ quốc tế của chính phủ Mỹ vẫn
được ghi chép trong cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ như những khoản giao dịch với người không cư trú. -
Đối với kách du lịch nước ngoài và những người nước ngoài khác được xem
làngười không cư trú nếu thời gian lưu trú tại nước sở tịa dưới 1 năm. lOMoAR cPSD| 35966235
Nhìn chung, khái niệm "người cư trú" và "người không cư trú" đối với mỗi quốc gia
đều được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa các quốc gia.
Đối với Việt Nam, khái niệm người cư trú và người không cư trú được quy định tại
Khoản 2 và 3 thuộc Điều 3 trong Nghị định 164/1999/NDD-CP, ngày 16 tháng 11 năm
1999 của Chính phủ về Quản lý Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Đối với một quốc gia, tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BOP là: giao dịch
phải được tiến hành giữa người cư trú và người không cư trú. Mọi giao dịch kinh tế giữa
người cư trú với nhau của cùng một quốc gia không được phản ánh trong BOP.
Có một số ngoại lệ: -
Công dân của quốc gia khác đến học tập, du lịch, chữa bệnh không kể thời
giandài hay ngắn đều được coi là “người không cư trú”. Ngược lại, các công dân đi học
tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người cư trú”. -
Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính
phủ cácquốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán…), cho các tổ chức quốc tế (IMF, WB,
UN, WTO…) đều được coi là “người không cư trú”. -
Các Công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ
nhữngchi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.
Cán cân thanh toán quốc tế được xác lập cho từng khoảng thời gain nhất định,
thường là 1 năm. Trong những trường hợp cần thiết có thể lấp theo quý, tháng. Tất cả các
khoản thu chi phản ánh trên cán cân thanh toán quốc tế phải được tính thống nhất theo một
đồng tiền nhất định, có thể là ngoại tệ hay nội tệ, thường là một đồng tiền mạnh.
2.3.1.2. Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế -
Là tấm gương phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở
mọtmức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế – xã hội của một quốc gia thông qua cán
cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia này là con nợ hay chủ nợ
với phàn còn lại của thế giới. -
Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế
thếgiới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế. -
Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá
hốiđoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia. Khi cán cân thanh toán quốc tế thâm
hụt, tỷ giá tăng cao, đồng nội tệ mất giá, Chính phủ có thể quyết định: tăng lãi suất hoặc
giảm chi tiêu công cộng nhằm giảm nhu cầu nhập khẩu; hoặc kiểm soát nhập khẩu hàng
hóa, ngoại hối và chu chuyển vốn nhằm nâng giá nội tệ, giữ ổn định tỷ giá. lOMoAR cPSD| 35966235
2.3.2. Nội dung và cách xác lập cán cân thanh toán quốc tế
2.3.2.1. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
(1). Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai (Currency Account – CA): Ghi chép
giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và những khoản thu chi khác có liên quan với
nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của quốc gia. Được chia ra: -
Cán cân thương mại hàng hóa – Trade Balance (Visible trad balance): Phản
ánhtoàn bộ các khoản thu chi ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó.
Bên nợ: Phản ánh giá trị (giá FOB) hàng hóa nhập khẩu (-): chi tiền ra.
Bên có: Phản ánh giá trị (giá FOB) hàng hóa xuất nhập khẩu (+): thu tiền vào. -
Cán cân thương mại dịch vụ – Services Balance: Phản ánh giá trị dịch vụ
màquốc gia đó cung cấp hay nhận từ thế giới.
Bên nợ: Giá trị dịch vụ nhập khẩu (-): chi tiền ra.
Bên có: Giá trị dịch vụ xuất khẩu (+): thu tiền về. -
Cán cân thu nhập – Income Balance: Phản ánh thu nhập ròng của người lao
độnghoặc thu nhập ròng từ đầu tư. Thu nhập của người lao động gồm: Các khoản tiền
lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho
người cư trú và ngược lại. Thu nhập về đầu tư gồm: Thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp
(profits), lãi đầu tư vào giấy tờ có gái (dividents), các khoản lãi từ cho vay (interests) giữa
người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. lOMoAR cPSD| 35966235
Bên nợ: Giá trị các khoản thu nhập phải trả cho nước bên ngoài (-): Chi tiền ra
Bên có: Giá trị các khoản thu nhập thu về trong nước (+): Thu ngoại tệ về. -
Các khoản chuyển giao một chiều: Viện trợ không hoàn lại (độc lập), quà
tặng,biếu… Khi cấp viện trợ phản ánh bên nợ; khi nhận phản ánh bên có.
Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai thặng dư khi số phát sinh bên Có lớn hơn
số phát sinh bên Nợ. Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai thâm hụt khi số dư bên Nợ lớn hơn số dư bên Có.
(2). Cán cân vốn và tài chính (Capital account – KA): Phản ánh toàn bộ luồng vốn
đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp) vào, ra quốc gia đó. Bao gồm: -
Cán cân vốn dài hạn: Phản ánh các khoản đầu tư dài hạn. Gồm:
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
• Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu).
• Đầu tư dài hạn khác: Cho vay thương mại dài hạn, cho vay ưu đãi dài hạn…
Bên nợ: Đầu tư dài hạn của quốc gia đó ra nước ngoài (Hoặc vốn đầu tư rút ra).
Bên có: Đầu tư của nước ngoài vào quốc gia đó (Hoặc vốn đầu tư thu hồi về)
- Cán cân vốn ngắn hạn: Phản ánh các luồng vốn ngắn hạn. Gồm nhiều hạng mục
phong phú, nhưng chủ yếu là:
• Tín dụng thương mại ngắn hạn.
• Hoạt động tiền gửi.
• Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn.
• Các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn. • Kinh doanh ngoại hối
Bên nợ: Các luồng vốn ngắn hạn đi ra khỏi quốc gia (Bao gồm cả trả nợ).
Bên có: Các luồng vốn ngắn hạn đi vào quốc gia đó (Bao gồm cả thu nợ).
- Cán cân chuyển giao một chiều về vốn: Phản ánh các khoản viện trợ không hoàn
lại đi kèm với các khoản cho vay ưu đãi.
Bên nợ: Các khoản viện trợ kèm cho vay ưu đãi của quốc gia đi ra.
Bên có: Các khoản viện trợ đi kèm cho vay ưu đãi mà quốc gia nhận được.
Cán cân vốn và tài chính (KA) thặng dư khi tổng số phát sinh Có lớn hơn tổng số
phát sinh Nợ (Hay tổng vốn đầu tư vào và vốn đầu tư thu hồi được lớn hơn tổng vốn đầu lOMoAR cPSD| 35966235
tư ra nước ngoài và bên nước ngoài rút vốn về). Cán cân vốn và tài chính (KA) thâm hụt thì ngược lại.
(3). Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB): Phản ánh toàn bộ giao dịch tiền tệ
giữa người cư trú với người không cư trú trong kỳ gồm cả hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn
tài chính. Như vậy, về lý thuyết: OB = CA + KA.
OB thặng dư khi Có lớn hơn Nợ. Thâm hụt khi Nợ lớn hơn Có.
(4). Lỗi và sai sót: là một hạng mục lớn và luôn tồn tại trong Cán cân thanh toán
quốc tế. Một phần vì công tác thống kê đối với các hoạt động tài chính quốc tế rất phức
tạp, khó khăn nên lỗi và sai sót khó tránh. Mặt khác, có nhiều khoản không được các Chính
phủ liệt kê công khai. Ví dụ: Viện trợ bí mật, chi trả các khoản chuyển giao công nghệ quốc
phòng, tin tức tình báo… Hoặc lãi suất phải trả cho nước ngoài không xuất phát từ đầu tư,
biến động giá cả quốc tế về vàng, dầu lửa, ngoại tệ làm cho tài khoản vốn thặng dư…
Như vậy, thực tế: OB = CA + KA + Lỗi và sai sót.
(5). Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB):
Thực tế, cán cân bù đắp chính thức là một dạng “cân đối tài khoản kế toán” để tổng
các hạng mục bên nợ và bên có trong CCTTQT phải bằng nhau để có số dư bằng “0”. Vì
vậy, số dư của OFB bằng với số dư của OB nhưng ngược chiều.
Ta có: OFB = -OB Hay OFB + OB = 0.
Ta có: CAQ + KA + Lỗi và sai sót = -
OFB Hay: CA + KA + OFB = Lỗi và sai sót.
Cán cân bù đắp chính thức gồm: -
Dự trữ ngoại hối của quốc gia: Khi OB thặng dư sẽ làm tăng dự trữ ngoại
hốiquốc gia. Khi OB thâm hụt sẽ làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia. -
Vay nợ của IMF: Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt tại IMF. Khi OB thâm hụt
sẽvay vốn SDR tại IMF để thanh toán. Khi OB thặng dư có thể cho IMF vay. -
Vay nợ nước ngoài: Khi OB thâm hụt có thể vay dự trữ ngoại hối của NHTW
cácnước để thanh toán. Khi OB thặng dư có thể do NHTW các nước khác vay. -
Dàn xếp những cách bù đắp đặc biệt: Khi OB thâm hụt có thể dàn xếp để :
Tích tụnợ quá hạn; thu xếp giãn nợ; thu xếp xóa nợ. Khi OB thặng dư thì ngược lại.
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (Mẫu của IMF)
Của…………………………………………………………….. lOMoAR cPSD| 35966235
Thời gian……………………………………………………….
Đơn vị tính: Triệu USD Số tiền Các hạng mục Nợ (-) Có (+) I. Cán cân vãng lai 1. Cán cân thương mại
2. Cán cân thương mại dịch vụ 3. Cán cân thu nhập.
4. Các chuyển giao một chiều
II. Cán cân vốn và tài chính
1. Cán cân vốn ngắn hạn.
2. Cán cân vốn dài hạn
3. Chuyển giao một chiều
III. Cán cân tổng thể (I + II) IV. Lỗi và sai sót
V. Cán cân bù đắp chính thức 1. Dự trữ ngoại hối. 2. Vay nợ nước ngoài 3. Vay IMF 4. Những dàn xếp khác
2.3.2.2. Cách ghi chép vào cán cân thanh toán quốc tế .
Việc ghi chép vào cán cân thanh toán quốc tế dựa trên nguyên tắc bút toán kép,
nghĩa là mỗi một giao dịch với nước ngoài sẽ được ghi hai làn (đối ứng), một lần bên nợ
và một lần bên có với giá trị bằng nhau. Về nguyên tắc: -
Ghi nợ: Trong trường hợp phải chi trả nước ngoài hay có dòng tiền chảy
rakhỏi quốc gia. Trong Cán cân thanh toán quốc tế những khoản này được mang dấu “-” -
Ghi có: Trong trường hợp nhận được chi trả từ nước ngoài hay có dòng tiền
từbên ngoài chảy vào quốc gia. Trong cán cân thanh toán quốc tế những khoản này được mang dấu “+”.
Hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản: lOMoAR cPSD| 35966235 •
Nhập khẩu hàng hóa: Đều ghi nợ CA, chi tiết Nợ cán cân thương mại hàng hóa.
(1). Nhập khẩu hàng hóa và xuất ngoại tệ để trả nợ: Ghi Nợ CA; ghi Có KA, mục
cán cân vốn ngắn hạn, chi tiết hoạt động tiền gửi.
(2a). Nhập khẩu hàng hóa và vay ngắn hạn nước ngoài: Ghi Nợ CA; ghi Có KA,
mục cán cấn vốn ngắn hạn, chi tiết tín dụng thương mại ngắn hạn.
(2b). Xuất ngoại tệ để trả nợ vay ngắn hạn nhập hàng hóa: Ghi Nợ KA; ghi Có KA,
mục cán cân vốn ngắn hạn, chi tiết hoạt động tiền gửi.
(3). Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu bằng vốn ODA, FDI: Ghi Nợ CA;
Ghi Có KA, chi tiết cán cân vốn dài hạn.
(4). Viện trợ không hoàn lại, quà tặng bằng hiện vật nhập khẩu; Ghi Nợ CA, chi tiết
Cán cân thương mại hàng hóa; Ghi Có CA, chi tiết Cán cân chuyển giao một chìeu. •
Nhập khẩu dịch vụ: Đều ghi nợ CA, chi tiết Cán cân thương mại dịch vụ. Giống
(1), (2a), (2b) ở nhập khẩu hàng hóa. •
Xuất khẩu hàng hóa: đèu ghi Có vào CA, chi tiết cán cân thương mại hàng hóa.
(1). Nhận được ngoại tệ thanh toán: Ghi Nợ KA, mục cán cân vốn ngắn hạn, chi tiết
hoạt động tiền gửi; Ghi Có CA.
(2a). Nhà nhập khẩu chưa thanh toán: Ghi Nợ KA, mục cán cân vốn ngắn hạn chi
tiết tín dụng thương mại; Ghi Nợ CA.
(2b). Khi nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh toán nợ vay: Ghi Nợ KA, mục cán cân
vốn ngắn hạn, chi tiết tín dụng thương mại ngắn hạn. Ghi Có KA, chi tiết Cán cân vốn ngắn hạn.
(3). Đầu tư ra nước ngoài bằng xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu: Ghi
Nợ KA, chi tiết Cán cân vốn dài hạn; Ghi có CA.
(4) Chuyển viện trợ không hoàn lại, quà tặng bằng hiện vật ra nước ngoài: Ghi Nợ
CA, chi tiết Cán cân chuyển giáo một chiều; Ghi Có CA. •
Xuất khẩu dịch vụ: Đều ghi Có CA, chi tiết Cán cân thương mại dịch vụ. Giống
(1), (2a), (2b) ở xuất khẩu hàng hóa. •
Nhận FDI, ODA bằng tiền: Ghi Nợ KA, mục cán cân vốn ngắn hạn, chi tiết
hoạt động tiền gửi; Ghi Có KA, chi tiết Cán cân vốn dài hạn. lOMoAR cPSD| 35966235 •
Đầu tư ra nước ngoài: Ghi Nợ KA, chi tiết Cán cân vốn dài hạn; Ghi Có KA,
mục cán cân vốn ngắn hạn, chi tiết hoạt động tiền gửi. lOMoAR cPSD| 35966235
CHƯƠNG 3: CÁC NGHIỆP VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (6 TIẾT)
3.1 Sự hình thành và vai trò của thị trường tài chính quốc tế
3.1.1. Sự hình thành của thị trường tài chính quốc tế
Thị trường tài chính quốc tế ra đời được xuất phát từ những căn nguyên chủ yếu sau đây: -
Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia: Sự phát triển không đồng
đều của các nên kinh tế làm nảy sinh nhu cầu về vốn cũng như khả năng cung cấp vốn giữa
các quốc gia. Để thực hiện được quan hệ cung – cầu đó, cần phải có thị trường tài chính quốc tế -
Các quốc gia cần tăng cường sức mạnh công nghiệp: Thị trường TCQT có
ưu thế to lớn trong cung cấp vốn cho các quốc gia thực hiện công nghiệp hóa. Trong lịch
sử, các ngành công nghiệ của Anh, Mỹ… phần lớn nhờ nguồn tài chính trực tiếp từ thị
trường tài chính thông qua việc bán chứng khoán. Một xu hướng mới đang phát triển cho
các khoản vay của tập đoàn là phát hành chứng khoán chuyển nhượng ở thị trường chứng khoán
Chứng khoán hóa là quá trình chuyển dịch một tổ hợp các khoản cho vay thành các
chứng khoán khả mại có thể bán trên thị trường thứ cấp. Bằng việc chia nhỏ tập chọn các
khoản cho vay theo những hạng tiền đã được chuẩn hóa, ngân hàng có thể bán gốc và quyền
thu lãi của các khoản cho vay này cho bên thứ ba như một chứng khoán. Dước góc độ quản
trị ngân hàng hiện đại, kỹ thuật sáng tạo này được gọi là chứng khoán hóa các khoản cho vay.
Với sự xuất hiện và tồn tại của công cụ tài chính mới này, giờ đây các tổ chức tín
dụng có thể dễ dàng tập hợp các khoản cho vay thế chấp có hạng tiền tương tự nhau có thể
bán lại cho nhà đầu tư. Việc “chứng khoán hóa” một cách rộng rãi đã làm giảm chi phí sử
dụng vốn ở thị trường tài chính, trong khi đó chi phí vay từ ngân hàng cao. Các công ty
nhỏ, danh tiếng thấp nhận thấy vay từ thị trường tài chính thì kinh tế và đơn giản hơn là
vay từ các ngân hàng trong nước. Từ đó ra đời các trung tâm tài chính quốc tế lớn – nơi
chuyển giao, vay mượn các nguồn vốn của các doanh nghiệp lớn, công ty siêu quốc gia.
Như vậy, do cạnh tranh đã dẫn đến một hệ thống tài chính quốc tế, mà yếu tố cơ bản
chính là sự sáng tạo sự phát triển của khoa học công nghệ. Chính sự phát triển này đã cho
phép các công ty đi vào thị trường mà trước đây không thể thâm nhập và cho phép các nhà
đầu tư cũng như các nhà phát hành chứng khoán mua bán vốn tự do trên thị trường, làm
cho lưu chuyển vốn quốc tế tăng lên nhanh chóng. -
Sự phát triển của khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin: Cùng
với những tiến bộ trong công nghệ thông tin, việc giảm các quy định về tài chính nước lOMoAR cPSD| 35966235
ngoài đã xóa mờ những ngăn cách giữa thị trường tài chính trong nước và thị trường ngoài
nước. Khi công nghệ thông tin phát triển, chi phí giao dịch giảm, thế giới trở nên rộng lớn,
nối liền thành một thị trường. Thị trường trái phiếu, khị trường hối đoái…hoạt động liên
tục 24 giờ và trên khắp thế giới với một quy mô khổng lồ. Toàn cầu hóa thị trường tài chính
mang lại sức mạnh cạnh tranh chưa từng có giữa những trung tâm tài chính và các định
chế tài chính. Điều này đã làm giảm hơn nữa chi phí huy động vốn trên thị trường thông
qua việc phát hành chứng khoán mới.
Với thông tin sẵn có rộng rãi đặt nền tảng cho sự phát triển toàn cầu lượng giao dịch
chứng khoán xuyên quốc gia và nguồn tài trợ cũng không ngừng tăng lên. Các tổ chức tín
dụng, các công ty không ngừng mở rộng nguồn quỹ của mình ở thị trường nội địa mà còn
nhanh chóng khai thác và thu hút vốn trên các thị trường vốn quốc tế.
Do quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo ra một không gian kinh
tế mới có khả năng thực hiện mọi quan hệ giao lưu, tương tác trong một thời gian ngắn
nhất với mọi chủ thể của các quá trình kinh tế ở mọi cấp độ khác nhau. Nhờ đó, lưu thông
kinh tế quốc tế trở thành một mạch máu kinh tế tuần hoàn liên tục bao trùm cả hành tinh.
Vì vậy, thị trường tài chính quốc tế ra đời và phát triển ở khắp mọi nơi, có vai trò như
những tổ chức trung gian tài chính giữa những nhà cung cấp và người sử dụng
3.1.2. Vai trò của thị trường tài chính quốc tế
Thị trường tài chính quốc tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thể hiện: - Thu hút và điều hòa các nguồn vốn quốc tế:
Sự thu hút và cung cấp các nguồn lực tài chính của thị trường tài chính quốc tế đối
với sự phát triển của nền kinh tế được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Việc tài trợ trực tiếp được thể hiện ở chỗ các chủ thể thừa vốn đáp ứng trực tiếp nhu cầu
thiếu vốn của các chủ thể khác thông qua việc mua các chứng khoán khởi thủy của các chủ
thể này. Trường hợp này dòng tiện tệ vận động thẳng từ các thủ thể thừa vốn sang các chủ
thể thiếu vốn và các chứng khoán khởi thủy vận động ngược chiều với dòng tiền tệ. Còn
trường hợp tài trợ gián tiếp thì các chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn giao dịch thông
qua các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính ngoài việc huy động dưới hình thức
tiết kiệm, còn phát hành các chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu…) để thu hút vốn, sau đó
dùng vốn gom được để mua các chưng khoán khởi thủy của các chủ thể thiếu vốn phát
hành. Như vậy, dòng tiền tử nơi thừa được đưa sang nơi thiếu thông qua các trung gian tài chính.
- Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn quốc tế: lOMoAR cPSD| 35966235
Thông qua việc tiếp nhận và sử dụng vốn, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp ở các nước đang phát triển, có cơ hội tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.
Việc huy động và sử dụng vốn trên thị trường tài chính quốc tế diễn ra trên cơ sở
quan hệ cung cầu. Bất kỳ chủ thể ở quốc gia nào khi sử dụng vốn trên thị trường tài chính
đều phải trả chi phí vốn. Điều này buộc chủ thể cần vốn phải quan tâm đến hiệu quả sử
dụng vốn. Với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội cho các
chủ thể đầu tư bỏ vốn vào những nơi có hiệu quả nhất.
- Thúc đẩy phát triển các thị trường quốc tế khác:
Thị trường tài chính quốc tế giúp cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng, tăng
cường hợp tác lao động quốc tế, trao đổi khoa học công nghệ…,mở rộng giao lưu các
nguồn lực giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
3.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của thị trường hối đoái quốc tế
Trên thị trường hối đoái quốc tế, do giá cả là tỷ giá hối đoái, một yếu tố rất nhạy
cảm, chịu tác động bởi rất nhiều các nhân tố khác nhau, nên dễ phát sinh rủi ro tỷ giá. Từ
đó, ngoài phương thức mua bán cơ bản là Giao ngay, còn có nhiều phương thức khác phái
sinh trên nền tảng cơ bản. Cụ thể, giao dịch trên thị trường được thực hiện thông qua nhiều
nghiệp vụ, nghiệp vụ Giao ngay, nghiệp vụ Kỳ hạn, nghiệp vụ Hoán đổi, nghiệp vụ Quyền
chọn, nghiệp vụ Tương lai…
3.2.1. Nghiệp vụ giao ngay (Spot Exchange) a. Khái niệm
Giao dịch giao ngay là giao dịch cơ bản và phổ biến nhất trong các giao dịch trên
thị trường hối đoái quốc tế. Đó là hoạt động thanh toán diễn ra ngay tại thời điểm giao dịch
ở một mức tỷ giá gọi là tỷ giá giao ngay (Spot exchange rate – S). Tỷ giá giao ngay gồm
tỷ giá mua SB và tỷ giá bán So, được hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường hối đoái.
Như vậy, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ mua hay bán một số lượng tiền tệ theo
tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng một số ngày làm
việc kể từ thời điểm cam kết mua bán. b. Nội dung của nghiệp vụ giao ngay
Thỏa thuận giao dịch giữa hai bên thường bao gồm các điều kiện như: tỷ giá giao
ngay, số lượng tiền tệ giao dịch, các loại tiền trong giao dịch; chi phí giao dịch; địa chỉ
chuyển tiền đến, chuyển tiền đi, ngày thanh toán… -
Tỷ giá giao ngay: Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được hai bên thỏa thuận và có
giá trị tại thời điểm giao dịch. Chúng được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay của thị lOMoAR cPSD| 35966235
trường được niêm yết tại các trung tâm giao dịch hối đoái; tại các ngân hàng thương mại,
các phương tiện thông tin đại chúng, như báo viết, báo mạng, truyền hình…
Tỷ giá giao ngay thường được niêm yết theo cặp, theo cách phổ biến của quản trị
kinh doanh là đồng tiền yết giá đứng trước, đồng tiền định giá đứng sau, gồm cả tỷ giá mua và tỷ giá bán
Trong giao dịch giao ngay, thông thường các ngân hàng không thu hoa hồng trên
các thương vụ mà thu lời từ chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán -
Ngày giá trị (value date): Trong giao dịch giao ngay, các bên cần xác định
điểm thời gian thực hiện chuyển tiền thanh toán. Ngày mà tiền phải được thanh toán cho
các bên liên quan gọi là ngày giá trị. Thông thường, trên thị trường giao ngay, ngày giá trị
được quy định tối đa là 2 ngày làm việc sau ngày giao dịch, được ký hiệu là t + 2. Như vậy,
sẽ có những trường hợp ngày giá trị được xác định là t + 0, t+1, hoặc t +2 tùy theo từng thỏa thuận giao dịch -
Các bước thực hiện. Thông thường, một nghiệp vụ giao ngay gồm 2 bước
+ Bước 1: Cam kết mua bán và xác nhận lại việc mua bán;
+ Bước 2: Chuyển tiền cho các bên liên quan
Các nghiệp vụ khác được trình bày sau đây được coi là các nghiệp vụ phái sinh
3.2.2. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward Exchange)
a. Khái niệm và đặc điểm
Nghiệp vụ kỳ hạn là một loại nghiệp vụ phái sinh mà trong đó hai bên cam kết mua
bán một lượng tiền tệ sau một số ngày nhất định nhưng theo mức tỷ giá xác định được thỏa
thuận tại thời điểm hiện tại và được ghi trong hợp đồng.
Như vậy, trong một giao dịch kỳ hạn, các yếu tố như tỷ giá, số tiền, ngày thanh
toán…đều được xác định ở thời điểm hiện tại, nhưng việc thực hiện chúng lại diễn ra tại
một thời điểm trong tương lai. Mục đích cơ bản của một giao dịch kỳ hạn chính là để phòng
ngừa những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra do biến động của tỷ giá hối đoái.
Nghiệp vụ kỳ hạn thường có các đặc điểm:
+ Được thực hiện thông qua hợp đồng (Hợp đồng kỳ hạn) và chúng thường không
bị giới hạn về quy mô và kỳ hạn giao dịch;
+ Khi ký hợp đồng, khách hàng bắt buộc phải ký quỹ
+ Là loại hợp đồng bắt buộc phải thực hiện. Đến ngày đáo hạn, khách hàng không
thực hiện các điểu khoản đã cam kết, sẽ bị mất số tiền ký quỹ; người kinh doanh tiền tệ nếu
không thực hiện là vi phạm luật hợp đồng lOMoAR cPSD| 35966235
+ Hợp đồng kỳ hạn không được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp.
b. Nội dung của nghiệp vụ kỳ hạn -
Hàng hóa cơ sở (HHCS). Đó là tổng số tiền mua bán được ghi trong hợp
đồng kỳ hạn. Nếu tổng số tiền càng lớn thì quy mô của hợp đồng càng lớn -
Thời hạn hợp đồng: Là số ngày kỳ hạn để hợp đồng có hiệu lực. Thông
thường ngày kỳ hạn được lựa chọn là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… hoặc 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày…theo tự nhiên. - Tỷ giá kỳ hạn:
+ Yết giá kỳ hạn: trong hợp đồng kỳ hạn có hai kiểu yết tỷ giá, yết tỷ giá kỳ hạn trực
tiếp và yết tỷ giá gián tiếp theo kiểu swap. Yết tỷ giá trực tiếp là tỷ giá kỳ hạn được xác
định theo số ngày kỳ hạn, lãi suất của các đồng tiền…Yết tỷ giá gián tiếp kiểu swap là dựa
vào tỷ giá giao ngay và mức swap + Xác định tỷ giá kỳ hạn:
Xác định gián tiếp theo mức swap:
Mức swap được yết theo điểm. Từ đó, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng tỷ giá giao
ngay cộng hoặc trừ mức swap
Tỷ giá kỳ hạn (F) = Tỷ giá giao ngay (S) +- Mức Swap (w)
Khi mức swap mua WB nhỏ hơn mức swap bán Wo, sử dụng dấu +, còn khi WB lớn hơn Wo sử dụng dấu –
Xác định trực tiếp
Về lý thuyết, tỷ giá kỳ hạn là thỏa thuận giữa người mua và người bán, nên có thể
là bất kỳ tỷ giá nào được lựa chọn mà hai bên chấp nhận. Tuy vậy, trên thực tế việc xác
định tỷ giá kỳ hạn chủ yếu được dựa trên lý thuyết ngang bằng lãi suất của hai đồng tiền, theo công thức sau
F = S x (1+rTt)/(1+rct)
Trong đó: F là tỷ giá kỳ hạn; S là tỷ giá giao ngay;
rT: là lãi suất năm của đồng tiền định giá
rc: là lãi suất năm của đồng tiền yết giá
t: là kỳ hạn, được tính bằng số ngày kỳ hạn n trên 360 (n/360) Có
thể cụ thể hóa cho tỷ giá kỳ hạn mua và bán như sau: lOMoAR cPSD| 35966235
FB= SB x (1+rTDt) / (1 + rLCt) F0 = So x (1+rTLt)/(1+rCDt)
Trong đó: FB là tỷ giá kỳ hạn mua; SB là tỷ giá mua giao ngay rTD là lãi suất tiền gửi
(Deposit interest) tính theo năm của đồng tiền định giá; rCL là lãi suất cho
vay (Loan interest) tính theo năm của đồng tiền yết giá; t là kỳ hạn n/360
F0 là tỷ giá kỳ hạn bán; So là tỷ giá bán giao ngay; rTL là lãi
suất cho vay tính theo năm cùa đồng tiền định giá; rCD là lãi suất tiền
gửi tính theo năm của đồng tiền yết giá; c. Lỗ lãi
- Đối với hợp đồng kỳ hạn mua:
Tỷ giá hợp đồng: Tỷ giá kỳ hạn bán Fo
Tỷ giá bán giao ngay tại thời điểm hợp đồng đáo hạn là SOF
Đến ngày đáo hạn, các trường hợp xảy ra giữa Fo và SOF là
SOF Số lỗ = HHCS x (SOF – Fo)
SOF = Fo: Khách hàng không lỗ, không lãi
SOF >Fo: Khách hàng được lãi. Mức lãi chênh lệch dương (+) của (SOF – Fo)
Số lãi = HHCS x (SOF – FF) Minh họa bằng đồ thị Lỗ, lãi Vùng lãi 0 Vùng lỗ F 0 S 0 F
Hình 3.1: Lỗ, lãi trong hợp đồng kỳ hạn mua
- Đối với hợp đồng kỳ hạn bán:
Tỷ giá hợp đồng: Tỷ giá kỳ hạn mua FB
Tỷ giá bán giao ngay tại thời điểm đáo hạn là SBF Đến
ngày đáo hạn, các trường hợp xảy ra giữa FB và SBF
+ SBF < FB: Khách hàng được lãi. Mức lãi là chênh lệch dương của (FB – SBF) lOMoAR cPSD| 35966235
Số lãi = HHCS x (FB – SBF)
SB = FB: Khách hàng không lỗ, không lãi;
SBF > FB: khách hàng bị lỗ. Mức lỗ là chênh lệch âm của (FB – SBF)
Số lỗ = HHCS x (FB – SBF) Minh họa bằng đồ thị Lỗ, lãi Vùng lãi 0 Vùng lỗ F B S BF
Hình 3.2: Lỗ, lãi trong hợp đồng kỳ hạn bán
Cả hai đồ thị minh họa trên thể hiện cho khách hàng, còn đối với người kinh doanh
tiền tệ thị ngược lại. Đồng thời, các đồ thị đó có thể biểu diễn cho 1 đơn vị tiền tệ hoặc cho
toàn bọ hàng hóa cơ sở được mua bán. 3.2.3. Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Exchange)
a. Khái niệm và đặc điểm
Giao dịch hoán đổi được thực hiện khá phổ biến trên thị trường tiền tệ và thị trường
vốn nội địa cũng như quốc tế. Thông thường, swap tiền tệ có ba dạng, đó là hoán đổi đơn
thuần, được thực hiện chỉ bằng một đồng tiền, để đổi các loại tiền có mệnh giá khác nhau
(đổi tiền lớn thành tiền nhỏ, tiền lẻ và ngược lại); hoán đổi lãi suất, được áp dụng chủ yếu
trong các quan hệ vay mượn tiền tệ với những mức lãi suất khác nhau cho các thời hạn và
đối tượng vay, hoán đổi hối đoái, trong đó hai bên thỏa thuận trao đổi một lượng tiền này
lấy một lượng tiền khác theo những mức tỷ giá xác định. Như vậy, hai dạng hoán đổi đầu
chủ yếu là chỉ liên quan đến một đồng tiền, chỉ có dạng hoán đổi thứ 3 là liên quan đến 2
đồng tiền, nên chúng mang tính chất của hoạt động tìai chính quốc tế, cần phải được xem xét ở đây
Có thể hiểu, swap hối đoái (từ đây gọi tắt là nghiệp vụ hoán đổi, hay swap) là một
nghiệp vụ phái sinh, trong đó, hoặc là tại cùng một thời điểm nhưng ở 2 địa điểm khác
nhau, một lượng của đồng tiền này được hoán đổi tương ứng cho một lượng của đồng tiền
khác và hiện ngược lại (swap hối đoái giao ngay). Hoặc tại thời điểm hiện tại, một lượng
của đồng tiền này được chuyển đổi tương ứng sang một lượng của đồng tiền khác; sau một
thời gian xác định, có sự chuyển đổi ngược lại của các lượng tiền tệ nói trên
(swap hối đoái kỳ hạn) lOMoAR cPSD| 35966235
Như vậy, thực chất của swap hối đoái là một nghiệp vụ Giao ngay được thực hiện
đồng thời tại hai đại điểm khác nhau, hoặc là nghiệp vụ “kép”, với một nghiệp vụ Giao
ngay hiện tại và một nghiệp vụ Kỳ hạn trong tương lai, nhưng các lượng tiền vận động
ngược chiều nhau. Trong trường hợp đầu thực chất là một nghiệp vụ giao ngay. Trường
hợp sau (từ đây gọi tắt là Nghiệp vụ Swap) sẽ được xem xét kỹ hơn dưới đây Nghiệp vụ
này có một số đặc điểm sau:
+Là sản phẩm của thị trường phi tập trung (OTC)
+Là giao dịch giữa hai ngân hàng, giữa khách hàng với ngân hàng hoặc giữa các
doanh nghiệp với nhau mà ngân hàng đóng vai trò trung gian
+Hợp đồng swap không có mẫu chuẩn nên các hợp đồng kiểu này sẽ khác nhau về một số nội dung.
b. Nội dung của nghiệp vụ swap
Thông thường, tỷ giá hoán đổi ban đầu trong một giao dịch swap hối đoái được dựa
trên tỷ giá giao ngay của thị trường tại thời điểm giao dịch, có thể theo tỷ giá mua, tỷ giá
bán hay trung bình cộng của hai tỷ giá hối đoái, do người kinh doanh tiền tệ quyết định.
Còn tỷ giá hoán đổi ngược lại là tỷ gí kỳ hạn, được xác định bằng tỷ giá giao ngay công
(+) hoặc trừ (-) với mức swap (W). W thường được niêm yết phổ biến trênt hị trường liên
ngân hàng cho từng kỳ hạn cụ thể.
Để tính được W và tỷ giá kỳ hạn áp dụng cho hợp đồng hoán đổi ngoại hối người ta
cũng dựa trên việc so sánh chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền tham gia vào giao dịch
hoán đổi. Công thức tính W như sau:
W = S x [(1 + rTt)/ (1+rct) – 1]
Trong đó: W là mức swap S là tỷ giá
giao ngay rT là lãi suất năm cả đồng
tiền định giá rc: là lãi suất năm của
đồng tiền yết giá t là kỳ hạn của hợp đồng swap (n/360)
Từ đó mà xác định mức swap mua (WB) hay mức Swap bán (Wo) theo tỷ giá mua giá ngay
(SB) hay tỷ giá bán giao ngay (So) sau đây: lOMoAR cPSD| 35966235
Wb = SB x [(1 + rTDt) / (1+ rCL t) – 1] Wo = So x [(1 +rTLt)/ (1+rCDt) – 1] 3.2.4. Nghiệp
vụ quyền chọn (Option Exchange)
a. Khái niệm và đặc điểm
Giao dịch quyền chọn là một nghiệp vụ phái sinh tương tự như nghiệp vụ Kỳ hạn,
nhưng đến thời điểm kỳ hạn, khách hàng có quyền chọn thực hiện hay không thực hiện
việc mua hay bán lượng tiền tệ đã ghi trong hợp đồng mà không vi phạm luật hợp đồng;
bù lại, khách hàng phải trả cho người kinh doanh tiền tệ một khoản phí.
Tương tự như trong hợp đồng kỳ hạn lượng tiền tệ được mua, bán ghi trong hợp
đồng quyền chọn cũng được gọi là hàng hóa cơ sở (HHCS). Hợp đồng cho pép người sở
hữu được mua HHCS gọi là hợp đồng quyền chọn mua (a call), được bán HHCS gọi là hợp
đồng quyền chọn bán (a put)
Để có được hợp đồng quyền chọn, khách hàng, lúc này được coi như người mua
hợp đồng (the buyer), phải trả cho người kinh doanh tiền tệ, được coi như người bán hợp
đồng (the seller), một khoản phí (f), gọi là phí quyền chọn. Trong khi đó, người bán có
nghĩa vụ thực hiện vô điều kiện hợp đồng đã ký kết nuếu được người mua yêu cầu b. Các loại quyền chọn
Có hai cách phân loại quyền chọn phố biến là căn cứ theo ngày đáo hạn hoặc căn cứ
vào tính chất đơn giản hay phức tạp của các điều khoản trong hợp đồng quyền chọn -
Theo thời điểm hợp đồng có hiệu lực, có quyền chọn kiểu Mỹ (America
option) và quyền chọn kiểu châu âu (European option). Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép
người sở hữu chứng thực hiện hợp đòng vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian đáo hạn
hợp pháp; còn người sở hữu quyền chọn kiểu châu âu chỉ được phép thực hiện khi hợp đồng đến hạn. -
Theo tiêu chuẩn của quyền chọn, có quyền chọn theo tiêu chuẩn thông
thường(plain vanilla option) và quyền chọn với những điều khoản phức tạp (exotic option).
Một hợp đồng quyền chọn thường gồm có những điều khoản chính:
+ Số lượng tiền tệ mua, bán (HHCS) + Ngày đáo hạn
+ Tỷ giá mua, bán ghi trên hợp đồng
+ Hình thức quyền chọn kiểu châu âu hay kiểu Mỹ + Phí quyền chọn … lOMoAR cPSD| 35966235
Với loại quyền chọn có những điều khoản phức tạp thì có thể thêm những nội dung
khác, như mức tối thiểu của HHCS, đồng tiền thanh toán… c. Tỷ giá và phí quyền chọn
Tỷ giá trong hợp đồng quyền chọn là tỷ giá được áp dụng khi khách hàng thực hiện
quyền chọn. Trên thực tế hầu như đều chọn theo tỷ giá kỳ hạn (F); nếu là hợp đồng quyền
chọn mua thì ghi theo tỷ giá kỳ hạn bán (Fo), còn hợp đồng quyền chọn bán thì ghi theo tỷ giá kỳ hạn mua (F)
Phí quyền chọn (f) thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như tỷ giá giao ngay,
tỷ giá hợp đồng, thời gian đáo hạn, chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền…Việc xác định phí
quyền chọn phải làm sao có thể bù đắp rủi ro cho người bán nhưng không quá cao với
người mua. Mức phí thường được xác định bằng một số tuyệt đối trên 1 đơn vị tiền tệ mua,
bán hoặc bằng một tỷ lệ phần trăm (%) trên tỷ giá hợp đồng.
Khi khách hàng thực hiện hợp đồng là theo tỷ giá hợp đồng (Fo hoặc FB) nói trên,
song do trước đó khách hàng đã phải trả một khoản phí quyền chọn, nên tỷ giá thực tế thực
hiện lúc này phải công (+) thêm hoặc trừ (-) đi phần phí quyền chọn. Đó là tỷ giá thực tế
bán (FOR) và giả giá thực tế mua (FBR) d. Lỗ, lãi trong nghiệp vụ quyền chọn
- Đối với nghiệp vụ quyền chọn mua
Tỷ giá hợp đồng: Tỷ giá kỳ hạn bán (Fo)
Tỷ giá thực tế bán (FOR) khi khách hàng thực hiện quyền chọn là tỷ giá hợp đồng và
phí quyền chọn. Tức là FOR = Fo +f
Tỷ giá bán giao ngay tịa thời điểm đáo hạn là SOF
Đến ngày đáo hạn, giữa Fo, FOR, và SOF có thể xảy ra các trường hợp như sau: + SOF quyền chọn Tổng phí = HHCS x f
+Fo< SOF< FOR: khách hàng chọn thực hiện hợp đồng và bị lỗ một khoản. Mức lỗ là
chênh lệch âm của (SOF – FOR) và nhỏ hơn f
Số lỗ = HHCS x (SOF – FOR)
+ SOF= FOR: Khách hàng chọn thực hiện hợp đồng và không lỗ, không lãi
+ SOF>FOR: Khách hàng chọn thực hiện hợp đồng và được lãi. Mức lãi là chênh lệch dương của (SOF – FOR)
Số lãi = HHCS x (SOF – FOR) lOMoAR cPSD| 35966235 Minh họa bằng đồ thị Lỗ, lãi Vùng lãi Fo 0 Vùng lỗ F 0 R S 0 F - f
Hình 3.6 Lỗ, lãi trong hợp đồng quyền chọn mua
- Đối với nghiệp vụ quyền chọn bán
Tỷ giá hợp đồng: Tỷ giá kỳ hạn mua là FB
Tỷ giá thực tế bán FBR khi khách hàng thựchiện quyền chọn là tỷ giá hợp đồng trừ
phí quyền chọn; tức là FBR = FB – f
Tỷ giá bán giao ngay tại điểm kỳ hạn là SBF
Các trường hợp sau đây có thể xảy ra giữa FB, FBR và SBF đến ngày đáo hạn
SBF < FBR: khách hàng chọn thực hiện hợp đồng và được lãi. Mức lãi là chênh lệch dương của (FBR- SBF) Số lãi = HHCS x (FBR- SBF)
SBF = FBR: Khách hàng chọn thực hiện hợp đồng và không lỗ, không lãi
FBRchênh lệch âm của (FBR- SBF) và nhỏ hơn phí quyền chọn f Số lỗ = HHCS x (FBR- SBF) SBF quyền chọn Tổng phí = HHCS x f Minh họa bằng đồ thị lOMoAR cPSD| 35966235 Lỗ, lãi Vùng lãi F B S BF 0 F BR Vùng lỗ - f
Hình 3.7 Lỗ, lãi trong hợp đồng quyền chọn mua
Cũng tương tự như phần nghiệp vụ kỳ hạn, cả hai đồ thị minh họa là thể hiện cho
khách hàng, còn đối với người kinh doanh tiền tệ thì ngược lại. Đồng thời, các đồ thị đó
biểu diễn cho 1 đơn vị tiền tệ hoặc cho toàn bộ hàng hóa cơ sở được mua bán 3.2.5. Nghiệp
vụ Tương lai (Future Exchange)
a. Khái niệm và đặc điểm
Giao dịch tương lai, còn gọi là giao dịch giao sau là thỏa thuận mua hoặc bán một
số lượng tiền tệ vào một thời điểm được xác định trong tương lai, và được thực hiện tại sở giao dịch hối đoái
Giao dịch tương lai cũng là một nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng choóng rủi ro hối
đoái. Bản chất của chúng chính là giao dịch kỳ hạn đã được chuẩn hóa về loại tiền tệ, số
lượng, kỳ hạn và địa điểm giao dịch trong tương lai b. Nội dung của nghiệp vụ tương lai
Thị trường giao dịch tương lai chỉ thực hiện với một số đồng tiền mạnh như GBP, EURO, USD, CHF, CAD, AUD
Quy mô của hợp đồng tương lai được chuẩn hóa theo từng đơn vị tiền tệ và thường
không lớn so với hợp đồng kỳ hạn hay quyền chọn. Cụ thể, như hiện nay mỗi hợp đồng chỉ
có HHCS với mức 62.500 GBP, 100.000 CAD; 125.000 CHF…Ngày đáo hạn được ấn định
trước vào một số ít ngày trong tương lai, thường mỗi quý chỉ chọn 1 ngày (ngày thứ 4 của
tuần thứ 3 thuộc tháng cuối quý chẳng hạn). Thay vì được giao dịch qua điện thoại, telex
như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai được thực hiện ở sàn giao dịch nên tính tủi ro thấp hơn
Tất cả khách hàng có hợp đồng tương lai đều phải ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định,
thương là 4% trên trị giá hợp đồng (HHCS). Số tiền ký quỹ này được gửi vào một tài khoản
tại ngân hàng và không được thấp hơn mức tối thiểu, ít nhất là 75% số phải ký quỹ. Việc
thanh toán không phải chỉ thực hiện vào ngày đáo hạn mà được thực hiện hàng ngày thông
qua trugn tâm thanh toán bù trừ theo sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu trong ngày tỷ
giá hối đoái thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ngườ khách hàng, thì số tiền lãi cuối ngày lOMoAR cPSD| 35966235
sẽ được chuyển vào tài khoản ký quỹ và nếu tồn quỹ lớn hơn số phải ký quỹ thì có thể rút
ra. Ngược lại, lỗ sẽ bị trừ vào số tiền đã ký quỹ, đồng thời nếu tồn quỹ nhỏ hơn mức tối
thiểu thì khách hàng phải chuyển ngay vào tài khoản cho đủ số tiền phải ký quỹ, nếu không,
khách hàng sẽ bị hủy bỏ hợp đồng. Lãi và lỗ của hợp đồng tương lai được thanh toán vào
cuối giờ giao dịch hàng ngày. Trong quá trình, có thể chuyển nghuuwọng hợp đồng cho
khách hàng khác để thu hồi tiền ký quỹ. Đến ngày đáo hạn, khách hàng phải thực hiện hợp
đồng theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm đóng cửa và được nhận lại số tiền ký quỹ. Trường
hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng sẽ phải bồi hoàn bằng chính số tiền ký quỹ.
Thông thường một nhà đầu tư cùng một lúc thực hiện nhiều hợp đồng tương lai Có
thể xem xét vấn đề thông qua một ví dụ cụ thể sau đây:
Vào sáng thứ 2 ngày 02/01/N, một nhà đầu tư ký hợp đồng tương lai bán USD lấy
EUR đáo hạn chiều thứ tư, thuần thứ 3 của gháng (24/3/N) với tổng số tiền giao dịch trong
hợp đồng (HHCS) là 100.000 USD. Đồng thời chuyển vào tài khoản số tiền ký quỹ 4%
HHCS tức 4.000 USD, với tỷ giá mua (B) mở cửa tại USD/EUR = 0,7500, tương ứng là 3.000 EUR
Vào giờ đóng cửa chiều thứ Hai, tỷ giá mua USD/EUR là 0,7505, tăng (+) 0,0005.
Nhà đầu tư được lãi 50 EUR (100.000 x 0,0005)
Hai tuần tiếp theo, tỷ giá USD/EUR ổn định, tài khoản của nhà đầu tư không thay
đổi. Vào giờ đóng cửa chiều thứ Ba (17/01/N), tỷ giá mua USD/EUR là 0,7520 tăng (+)
0,0015. Tài khoản của nhà đầu tư tăng thêm 150 EUR (100.000 x 0,015) có tổng số dư là
3200 EUR. Nhà đầu tư quyết định rút 200 EUR.
Mười ngày tiếp theo tỷ giá ổn định. Vào giờ đóng cửa, chiều thứ Sau (28/01/N), tỷ
giá mua USD/EUR sụt xuống còn 0,7490 giảm (-) 0,0030. Nhà đầu tư chỉ bị lỗ 300 EUR
(100.000 x 0,0030). Số dư tài khoản chỉ còn 3000 – 300 = 2.700 EUR, nhỏ hơn mức kỹ
quỹ nhưng vẫn lớn hơn mức tối thiểu 2.150 EUR (3.000 x 75%)
Ba mươi ngày tiếp theo tỷ giá ổn định. Cuối ngày thứ Hai (01/03/N) tỷ giá mua
USD/EUR tiếp tục sụt giảm còn 0,7430, giảm (-) 0,0060, nhà đầu tư lỗ 600 EUR (100.000
x 0,0060). Số dư tài khoản chỉ còn2.700 – 600 = 2.100 EUR, nhỏ hơn mức tối thiểu là
2.100 – 2.150 = -50 EUR. Nhà đầu tư buộc phải chuyển nộp số quỹ là 3000 – 2.100 = 900 EUR
Những ngày tiếp theo tỷ giá ổn định. Cuối ngày thứ Hai (15/03/N) tỷ giá mua
USD/EUR tăng lên 0,7480, tăng (+) 0,0050, nhà đầu tư lãi 500 EUR (100.000 x 0,0050),
tồn quỹ là 3.000 + 500 = 3.500 lOMoAR cPSD| 35966235
Thời gian tiếp theo tỷ giá ổn định. Đến cuối ngày thứ Tứ (24/03/N) tỷ giá mua
USD/EUR là 0,7510 tăng (+) 0,0030. Nhà đầu tư được lãi 300 EUR (100.000 x 0,0030),
số dư trong tài khoản là 3.500 + 300 = 3.800 EUR
Nếu nhà đầu tư chuyển 100.000 USD để thanh lý hợp đồng và nhận số EUR là
100.000 x 0,7501 + 3.800 = 78.900 EUR Có thể tóm tắt lại qua bảng sau: 24 / 3 đóng cửa
Như vậy, theo hợp đồng này, nhà đầu tư được lãi số tiền:
3.800 – (3.000 – 200 + 900) = 100 EUR
Trường hợp nhà đầu tư ký Hợp đồng tương lai mua, thì lỗ lãi phụ thuộc vào sự thay
đổi của tỷ giá bán. Nếu tỷ giá bán giảm thì nhà đầu tư được lãi và ngược lại
3.3 Thị trường vốn quốc tế
3.3.1. Những vấn đề cơ bản về thị trường vốn quốc tế
3.3.1.1. Khái niệm thị trường vốn quốc tế
Thị trường vốn quốc tế là một bộ phận của thị trường tài chính quốc tế. Đó là nơi
mà các tổ chức và cá nhân của nhiều quốc gia thực hiện các giao dịch mua trao đổi, mua
bán vốn được định danh bằng các đồng tiền khác nhau. Nói cách khác, thị trường vốn quốc
tế là thị trường trao đổi, mua bán vốn các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau lOMoAR cPSD| 35966235
Về cấu trúc, nếu theo đối tượng được giao dịch mua bán, Thị trường vốn quốc tế
gồm có Thị trường tín dụng trung, dài hạn quốc té và Thị trường chứng khoán quốc tế. Còn
dưới góc độ địa lý, thị trường vốn quốc tế gồm có một số trung tâm lớn, đồng thời được
kết nối với thị trường vốn của nhiều quốc gia.
3.3.1.2. Chủ thể tham gia thị trường vốn quốc tế -
Các công ty chứng khoán: Đây là chủ thể chính của thị trường chứng khoán
quốctế. Hoạt động chính là môi giới, đại lý và kinh doanh chứng khoán -
Các ngân hàng thương mại: Chủ thể này giữ vị trí trung tâm của thị trường
vốnquốc tế, thực hiện các giao dịch thanh toán, cho vay, bảo lãnh… -
Nhà đầu tư: Là chủ thể tham gia với tư cách là khách hàng chính của thị
trường,với hoạt động chính là tham gia mua bán chứng khoán, cho vay…Nhà đầu tư thường
có các cá nhân mở tài khoản riêng lẻ và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư -
Ngân hàng trung ương: NHTW của các quốc gia tham gia thị trường vốn
quốc tếthông qua các công cụ của thị trường mở
3.3.2. Thị trường trái phiếu quốc tế
3.3.2.1. Các loại thị trường trái phiếu quốc tế
Trái phiếu quốc tế là giấy nhận nợ được mua bán trên thị trường vốn nước ngoài của
người phát hành và trên thị trường vốn quốc tế
Ví như, trái phiếu của một công ty Trung Quốc phát hành bằng VNĐ tại thị trường
chứng khoán Việt Nam, hoặc trái phiếu của Chính phủ Việt Nam phát hành bằng USD được
bán ở thị trường chứng khoán Hồng Kông đều được coi là trái phiếu quốc tế
Thị trường trái phiếu quốc tế là nơi các nhà đầu tư và phát hành từ các quốc gia gặp
gỡ giao dịch, mua bán trái phiếu. Hiện có các thị trường trái phiếu chủ yếu Thị trường trái
phiếu, nước ngoài và Thị trường trái phiếu euro
a. Thị trường trái phiếu nước ngoài
Trái phiếu nước ngoài là trái phiếu mà người không cư trú phát hành trên thị trường
vốn của một quốc gia khác bằng đồng tiền của chính quốc gia đó. Thị trường trái phiếu
nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và Nhật Bản
- Thị trường trái phiếu Mỹ
Trái phiếu phát hành trên thị trường này phải dùng USD làm đồng tiền phát hành.
Thị trường này gồm cs thị trường chào bán công khai và thị trường chòa bán không công khai lOMoAR cPSD| 35966235
Thị trường chào bán công khai, còn gọi là thị trường trái phiếu Yankee. Trái phiếu
giao dịch trên thị trường này được gọi là trái phiếu Yankee, có thời hạn từ 1 đến 30 năm.
Khi phát hành trái phiếu, nhà phát hành phải đăng ký với ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC),
vì vậy quá trình thường kéo dài và phức tạp với một loạt các quy tấc bắt buộc.
Thị trường chào bán không công khai. Được chia thành hai thị trường con là thị
trường trái phiếu theo quy tắc 144A và thị trường đầu tư tư nhân
Đối với thị trường trái phiếu theo Quy tắc 144A, khi phát hành trái phiếu không phải
đăng kí với SEC và trái phiếu thường được bán trực tiếp tới một số nhà đầu tư thuộc tổ
chức QIBs (là những nhà đầu tư lớn về chứng khoán, quản lý các dannh mục đầu tư trên
100 triệu USD). Các đợt phát hành thường được nhà quản lý chính bảo lãnh hoàn toàn, với
tiến độ phát hành nhanh. Chi phí phát hành là khá thấp do việc định giá trái phiếu thường
tiếp cận với giá chứng khoán phát hành trên thị trường, song khả năng thanh toán và tính
công khai của trái phiếu thấp hơn thị trường Yankee
Đối với thị trường đầu tư tư nhân, các trái phiếu phát hành cũng không cần đăng ký
SEC và được bán trực tiếp cho một số nhà đầu tư nhất định thông qua đại lý. Tổ chức phát
hành có thể không cần phải xác định hệ số tín nhiệm. Tuy nhiên, chi phí phát hành trên thị
trường này thường cao hơn trên thị trường Yankee
- Thị trường trái phiếu Nhật Bản
Thị trường cho phép những người đi vay được phát hành trái phiếu vào thị trường
vốn Nhật Bản bằng JPY. Ở đây gồm thị trường chào bán công khai và thị trường chào bán không công khai
Thị trường chào bán công khai, còn gọi là thị trường trái phiếu Samurai. Các tổ chức
muốn tham gia thị trường này phải thỏa mãn điều kiện tiên quyết đó là có hệ số tín nhiệm
từ mức BBB trở lên. Ngoài ra, đối với các công ty, thì tài sản ròng phải đạt tối thiểu từ 20
tỷ JPY mới được phép phát hành
Các trái phiếu Samurai chủ yếu được các nghiệp đoàn và các công ty chứng khoán
chủ Nhật bảo lãnh phát hành. Thời hạn của trái phiếu thường là 5 năm, 10 năm, và 12 năm
Thị trường chào bán không công khai, còn gọi là thị trường Shibosai. Là thị trường
cho phép tổ chức phát hành nước ngoài thưucj hiện phát hành trái phiếu tịa Nhật mà không
phải công bố một số tài liệu theo Luật giao dịch chứng khoán Nhật Bản. ở thịt rường này
số lượng trái phiếu phát hành và số lượng các nhà đầu tư tham gi thị trường bị hạn chế lOMoAR cPSD| 35966235
b. Thị trường trái phiếu EURO (EuroBond market)
Eurobond là loại trái phiếu được phát hành đồng thời ở thị trường nhiều nước, nhiều
trung tâm tài chính quốc tế. Đây là loại trái phiếu được phát hành bằng đồng tiền của một
quốc gia nhưng được lưu hành trên các thị trường ngoài lãnh thổ của quốc gia đó.
- Đặc điểm của thị trường Eurobond
+ Hầu hết là trái phiếu vô danh. Eurobond do cso tính chất lưu thông rộng rai, không
thuộc sở hữu đơn thuần của người phát hành, mà đã là một loại trái phiếu bao trùm để huy
động vốn đồng thời từ các nền kinh tế khác nhau trên thế giới, nên chúng không ghi danh.
+ Thị trường Eurobond không chịu chi phối bởi khuôn khổ quy định của các quốc
gia. Không giống như thị trường vốn nội địa của mỹ đã là đối tượng trong sự kiểm soát của
chính phủ. Sở dĩ như vậy là vì thị trường eurobond là kết hợp thị trường vốn của quốc gia
với quốc tế, nên lợi thế cho việc tiếp tục đổi mới công cụ tài chính này.
+ Eurobond được định danh bằng USD là hình thức phổ biến nhất. Chúng được phát
hành ở nhiều trung tâm tài chính khác nhau, do nhiều tổ chức có tín nhiệm cao, AA trở lên,
phát hành với số lượng chiếm 80% tổng số các loại trái phiếu này.
+ Thị trường Eurobond chủ yếu là cho vay và đi vay vốn trung và dài hạn. Kỳ hạn
của Eurobond khá đa dạng, phổ biến từ 5, 7 hoặc 10 năm
- Các loại trái phiếu của thị trường Eurobond
+ Trái phiếu có lãi suất cố định. Là loại trái phiếu có thời hạn được xác định trước
và hoàn trả khi đáo hạn với tiền lãi thanh toán theo tỷ suất cố định trong suốt thời gian của trái phiếu
+ Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Lãi suất được tính dựa vào một loại lãi suất tham
khảo nào đó, ví như lãi suất liên ngân hàng London (LIBOR – London Interbank Offered
Rate), loại 3 hoặc 6 tháng. Với lãi suất này dễ đối phó với rủi ro lãi suất tín dụng và lạm
phát hơn là trái phiếu có lãi suất cố định
+ Trái phiếu có khả năng chuyển đổi. Thường có loại trái phiếu có khả năng chuyển
đổi thành cổ phiếu thường của côn gty phát hành theo mức giá đã được xác lập trước tại
một thời iđểm trong tương lai; hoặc trái phiếu với giấy chứng nhận quyền mua một số cổ phiếu.
+ Trái phiếu không tính lãi. Loại trái phiế này còn được gọi là trái phiếu có lãi suất
chiết khấu hay lãi trả trước, được bán dưới dạng chiết khấu trên mệnh giá và không trả lãi
trong suốt thời hạn. Khi đến hạn nhà đầu tư được thanh toán theo mệnh giá.
+ Trái phiếu lưỡng tệ. Là loại trái phiếu có lãi suất cố định được phát hành bằng một
đồng tiền, nhưng khi đến hạn vốn gốc được trả bằng một đồng tiền khác lOMoAR cPSD| 35966235
+ Trái phiếu tiền tệ đa quốc gia. Loại trái phiếu này được định danh bằng một nhóm
tiền tệ thay vì một loại tiền tệ riêng lẻ, như EUR chẳng hạn. Đây là loại trái phiếu có lãi
suất cố định và ít rủi ro về giá hơn so với trái phiếu được định danh bằng một loại tiền riêng lẻ.
3.3.3. Thị trường cổ phiếu quốc tế
3.3.3.1. Cơ cấu của thị trường cổ phiếu quốc tế
Cơ cấu của thị trương cổ phiếu quốc tế có thể được xem xét theo một số tiêu chí
Theo cấp độ của thị trường, có thị trường sơ cấp và thị trưuòng thứ cấp
Thị trường sơ cấp: Là nơi lần đầu phát hành cổ phiếu. Ở đây, các cổ phiếu vừa phát
hành được bán trực tiếp ho nhà đầu tư hoặc nhà kinh doanh
Thị trường thứ cấp: Là nơi mua đi bán lại các cô rphiếu. Thị trường này thưucj hiện
hai mục tiêu chính là tạo thị trường (có hàng hóa mua, bán) và định giá cổ phiếu
Có nhiều kiểu thị trường thứ cấp khác nhau cho phép việc mua bán cổ phiếu được
thực hiện có hiệu quả. Nói chung thị trường thứ cấp được thể hiện dưới dạng thị trường kinh doanh hoặc đại lý
Trong thị trường kinh doanh (dealer market), người môi giới thực hiện việc mua bán
thông qua người kinh doanh và do đó các nhà đầu tư không mua bán trực tiếp với nhau trên
thị trường kinh doanh. Trên thị trường đại lý (agency market) người môi giới nhận lệnh
của khách hàng thông qua người đại lý, là người làm cho các lệnh mua bán trên thị trường ăn khớp với nhau
Theo tính chất hoạt động của thị trường, có thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
Thị trường tập trung: Là thị trường mà các hoạt động giao dịch, mua bán được thực
hiện tại các sàn giao dịch, còn gọi là các sở giao dịch chứng khoán
Thị trường phi tập trung: Là thị trường không thực hiện các hoạt động mua bán tại
các sàn giao dịch, mà thường gắn với thị trương liên ngân hàng, còn gọi là thị trường OTC
(Over the counter). Những công ty không đủ điểu kiện để trở thành thành viên trên sở giao
dịch thì cổ phiếu được mua bán trên thị trường OTC.
Theo vị trí địa lý: có các trung tâm giao dịch cổ phiếu quốc tế và thị trường cổ phiếu các quốc gia
Trung tâm giao dịch cổ phiếu quốc tế: đó là các sở giao dịch, những tụ điểm lớn,
trái tim của thị trườn cô rphiếu quốc tế, như sở giao dịch chứng khoán New York, Tokyo, lOMoAR cPSD| 35966235
Hong Kong, London, Frunkfurt…chúng luôn có ảnh hưởng lớn, thậm chí quyết định đến
thị trường chứng khoán thế giới nói chung, thị trường cổ phiếu quốc tế nói riêng
Thị trường cổ phiếu các quốc gia. Hiện thị trường cổ phiếu của nhiều quốc gia thực
hiện giao dịch mua bán nhiều loại cổ phiếu quốc tế và chúng trở thành bộ phận quan trọng
của thị trường cổ phiếu quốc tế
3.3.3.2. Đặc trưng của thị trường cổ phiếu quốc tế
Mức độ thanh khoản thường cao. Thị trường này là nơi mà những nhà đầu tư có thể
mua và bán chứng khoán một cách nhanh chóng sát với quan hệ cung cầu
Ngày càng có nhiều cổ phiếu được đăng ký tại các sở giao dịch. Thị trường cổ phiếu
tập trung có lợi thế hơn nhiều so với thị trường phi tập trung. Do đó, các công ty có phát
hành cổ phiếu đều có xu hướng đăng ký cổ phiếu lên sàn giao dịch, kể cả ở các sàn giao
dịch quốc tế lớn như London, NewYork…
Mức độ quốc tế hóa thị trường cổ phiếu của các quốc gia ngày càng cao. Thị trường
cổ phiếu quốc gia nếu chỉ tập trung vào một số ít các loại cổ phiếu phát hành thì các nhà
đầu tư quốc tế càng có ít cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của quốc gia đó trong danh mục đầu
tư đã được đa dạng hóa trên phạm vi quốc tế. Do vậy, để thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế
thị trường cổ phiếu của các quốc gia phải mở rộng giao dịch cho nhiều loại cổ phiếu
Thước đo của thị trường là chỉ số giá cổ phiếu quốc tế. Tương tự như thị trường cổ
phiếu nói chung, trên thị trường quốc tế chỉ số giá là yếu tố cơ bản phản ánh tình trạng hoạt
động của thị trường. Đó là hàng loạt các chỉ só giá được xây dựng, như các chỉ số Daw
Jones, Nasdaq, Nikkei, Hengseng…Thông qua chỉ số giá giúp các nhà đầu tư xem xét biến
động giá cổ phiếu trên thị trường vốn quốc tế và lựa chọn các quyết định đầu tư.
3.3.3.3. Các phương thức giao dịch trên thị trường cổ phiếu quốc tế
- Giao dịch giao ngay
Các sàn giao dịch cổ phiếu quốc tế đều cung cấp phương tiện và địa điểm cho việc
thực hiện các giao dịch cổ phiếu hàng ngày và đưa ra những quy định mà các giao dịch này
phải tuân theo. Thị trường không có trách nhiệm đặt giá cho một loại cô rphiếu nào đó. Giá
của cổ phiếu phải là kết quả của cung – cầu và của quá trình giao dịch
Giao dịch trên sàn được thực hiện theo kiểu đấu giá. Tức là, trong mỗi phiên giao
dịch, cổ phiếu sẽ được bán cho người trả giá cao nhất và được mua vào với giá chào bán thấp nhất.
Trên các sàn giao dịch trước đây được thực hiện bằng thủ công.Hiện nay, do sự tiến
bộ của khoa học côngnghệ, đã chuyển sang thực hiện giao dịch điện tử, hoặc kết hợp cả
giao dịch thủ công và giao dịch điện tử lOMoAR cPSD| 35966235
- Giao dịch quyền chọn
+ Đối tượng giao dịch: Giao dịch quyền chọn thường áp dụng cho các loại cổ phiếu
phát hành bằng USD và một số đồng tiền tự do chuyển đổi khác như GBP, EUR… + Các
loại quyền chọn: Có hai lại chủ yế là quyền chọn mua và quuyền chọn bán cổ phiếu. Giao
dịch được thự hiện thôn qua hợp đông, gọi là Hợp đồng quyền chọn. Khi nhà đầu tư ký
hợp đồng đều phải trả phí quyền chọn và phí giao dịch (hoa hồng)
+ Sự hấp dẫn của Quyền chọn. Quyền chọn mua cho quyền mua cổ phiếu voói giá
cố định là giá ghi trên hợp đồng cộng thêm các khoản phí nói trên. Do đó, chúng mang lại
lợi ích cho nhà đầu tư nếu giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn tăng cao hơn giá cố định.
Tương tự, quyền chọn bán tạo quyền bán cổ phiếu với giá cố định, giá hợp đồng trừ đi các
khoản phí nói trên. Nên lợi ích sẽ mang laoị cho nhà đầu tư nếu giá trị trường của cổ phiếu
tại thời điểm đáo hạn giảm xuống thấp hơn mức giá cố định. Còn trong các tình huống bất
lợi, nhà đầu tư để cho hợp đồng trôi qua mà không thực hiện vào thời điểm đáo hạn thì
thiệt hại tối đa cũng chỉ là những khoản phí đã trả mà thôi. lOMoAR cPSD| 35966235
CHƯƠNG 4: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ VÀ TÀI
CHÍNH CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (4 TIẾT)
4.1. Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế
4.1.1. Khái niệm về đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế -
Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn phục vụ
sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của cá nhân và xã hội. Hoạt động đầu tư Nhà nước và đầu tư tư nhân, nhưng khi nói
tới hoạt động đầu tư người ta thường hiểu là đầu tư tư nhân. -
Nguồn đầu tư bao gồm những tài sản hữu hình như tiền vốn, đất đai, nhà
cửa, thiết bị, vật tư…, những tài sản vô hình như bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ
thuật, nhãn hiệu hàng hóa… Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể đàu tư bằng cổ phiếu, trái
phiếu, các quyền sở hữu về tài sản khác như quyền thế chấp, cầm cố tài sản, quyền thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên… -
Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để
tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục
tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Dưới góc độ tài chính quốc tế thì đó là sự di chuyển một
luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận cao. Quá trình đầu tư quốc tế chịu tác động rất lớn của tỷ giá hối đoái trên trường
quốc tế và những rủi ro của các biến động kinh tế – chính trị thế giới. -
Đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế là những phương thức đầu tư vốn,
tài sản của các doanh nghiệp, các hãng, các tập đoàn ở nước ngoài để tiến hành sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
4.1.2. Một số vấn đề chung về đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế
4.1.2.1. Nguyên nhân thúc đẩy đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế
Nguyên nhân bao trùm và động cơ chung nhất của hoạt động đầu tư quốc tế của các
tổ chức kinh tế là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, an toàn nhằm thu lợi nhuận
cao, góp phần vào chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện
nay, sự phát triển mạnh mẽ của đầu tư quốc tế bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: -
Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh
tế thếgiới đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các quốc gia. -
Sự phát triển nhanh chong của cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo ra
cácngành sản xuất mới, các thiết bị hiện đại, tạo ra sự tập trung về vốn, công nghệ sản suất, lOMoAR cPSD| 35966235
thúc đẩy sự chuyển dịch vốn đầu tư giữa các quốc gia. Hơn nữa, công nghệ thông tin phát
triển đã làm mờ đi khoảng cách địa lý trong đầu tư quốc tế. -
Yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ, nhu cầu về vốn và ngoại tệ
chođầu tư phát triển để công nghiệp hóa của các nước đang phát triển rất lớn đã tạo nên
lực hút mạnh mẽ với vốn đầu tư quốc tế.
4.1.2.2. Phân loại đầu tư quốc tế
Tùy theo yêu cầu nghiên cứu và quản lý người ta có nhiều cách phân loại đầu tư quốc tế khác nhau.
Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư:
• Đầu tư vào ác công trình hạ tầng kinh tế – xã hội.
• Đầu tư vào dự án sản xuất kinh doanh.
• Đầu tư vào các dự án dịch vụ.
• Đầu tư vào các dự án nâng cao năng lực quản lý.
Căn cứ vào ngành nghề đầu tư:
• Đầu tưu vào công nghiệp.
• Đầu tư vào nông nghiệp.
• Đầu tư vào giao thông – vận tải.
• Đầu tư vào ngành tài chính – ngân hàng.
4.2 Một số tác nghiệp trong đầu tư trực tiếp quốc tế của các tổ chức kinh tế
4.2.1. Đầu tư trực tiếp quốc tế của các tổ chức kinh tế
4.2.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm: Đầu tư trực tiếp quốc tế là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn
bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều
hành đối tượng mà họ bỏ vốn. Trong những năm gần đây, hình thức này chiếm vị trí chủ
yếu trong đầu tư quốc tế.
Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là sự di chuyển một khối lượng
nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợinhuận cao hơn. Đó chính là
hình thức xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận cao. Do đi kèm với đầu tư vốn là đèâu tư công
nghệ và tri thức kinh doanh nên hình thức này thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CNH – HĐH ở
nước nhận đầu tư. Các nước công nghiệp phát triển và các TNCs đóng vai trờ chủ yếu trong
sự vận động của dòng vốn FDI trên thế giới. Từ những năm 90, FDI đi vào các quốc gia
đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia Châu Á tăng đáng kể. lOMoAR cPSD| 35966235
Đặc điểm của FDI: -
Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định
đầutư, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, lãi, lỗ. Là hình thức có tính khả thi và
tính hiệu quả cao, không có các ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần trực tiếp cho nền kinh tế. -
Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành dự án
đầu tưtùy theo tỷ lệ vốn góp. -
Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn vay
hoặcvốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án. -
Thông qua FDI, các doanh nghiệp của nước tiếp nhận vốn có thể tiếp thu
côngnghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại…
4.2.1.2. Vai trò của FDI
Đối với nước đầu tư: -
Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi phí
sảnxuất, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định. -
Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công
nghệmới và nâng cao năng lực cạnh tranh. -
Giúp các chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng
thịtrường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
Đối với nước nhận đầu tư: -
Đối với các nước có nền kinh tế phát triển: •
Góp phần giải quyết các khó khăn về kinh tế – xã hội như thất nghiệp, lạm
phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. •
Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo
ra môi trường cạnh tranh tích cực. •
Giúp người lao động và các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ.
- Đối với các nước đang phát triển: •
Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện CNH – HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới. •
Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, hiện đại. •
Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo thêm
việc làm cho người lao động. lOMoAR cPSD| 35966235 •
Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nước đang phát triển. •
Giúp các doanh nghiệp trong nước mở cửa thị trường hàng hóa thế giới. •
Có điều kiện tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý
tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp.
Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi vào những nước
có môi trưởng kinh tế – chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn. Nừu nước nhận đầu
tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoa học dễ dẫn tới tình trạng đầu tư tràn
lan, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành
và vùng lãnh thổ; nếu không thẩm định chặt chẽ còn có thể du nhập thiết bị, công nghệ lạc
hậu; nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ còn dễ dẫn tới tình trạng doanh
nghiệp nước ngoài chèn ép doanh nghiệp trong nước.
4.2.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư nước
chủ nhà để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về
trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hình
thức này có đặc điểm: -
Hai bên hợp tác kinh doanh trên có sở văn bản hợp đồng phân định trách
nhiệm,nghĩa vụ và quyền lợi. -
Thời hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận. -
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải đề cập trong văn bản hợp đồng.
Hình thức doanh nghiệp liên doanh (DNLD):
DNLD là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác
nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng kinh nghiệm, nhằm thực hiện các cam kết trong hợp
đồng liên doanh và Điều lệ DNLD, phù hợp với khuôn khổ luật pháp nước nhận đầu tư.
DNLD có các đặc điểm sau: -
Về pháp lý: DNLD là một pháp nhân của nước nhận đầu tư, hoạt động theo
luậtpháp của nước nhận đầu tư. Hình thức của DNLD là do các bên tự thỏa thuận phù hợp
với các quy định của luạt pháp nước nhận đầu tư, như công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty trách nhiệm vô hạn, các hiệp hội góp vốn…Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên và quyền
quản lý DNLD phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn và được ghi trong hợp đồng liên doanh và Điều lệ của DNLD. lOMoAR cPSD| 35966235 -
Về tổ chức: Hội đồng quản trị doanh nghiệp là mô hình chung cho mọi
DNLDkhông phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực, ngành nghề. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của DNLD. -
Về kinh tế: Luôn có sự ĐàM PHáN và phân chia lợi ích giữa các bên trong
và cảcác bên đứng ở phía sau các liên doanh. Đây là vấn đề hết sức phức tạp. -
Về điều hành sản xuất kinh doanh: Quyết định sản xuất kinh doanh dựa vào
cácquy định pháp lý của nước nhận đầu tưu về việc vận dụng nguyên tắc nhất trí hay quá bán.
Doanh 100% vốn nước ngoài: Là một thực thể kinh doanh quốc tế, có tư cách pháp
nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn pháp định, trong đó nhà đầu tư nước
ngoài góp 100% vố pháp định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là: -
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là pháp nhân của nước nhận đầu tư
nhưngtoàn bộ doanh nghiệp lại thuộc sở hữu của người nước ngoài. Hoạt động sản xuất
kinh doanh theo hệ thống pháp luật của nước nhận đầu tư và điều lệ doanh nghiệp. Hình
thức pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do nhà đầu tưu nước ngoài lựa chọn
trong khuôn khổ pháp luật. Quyền quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm. -
Mô hình tổ chức của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là do nhà đầu tư
nướcngoài tự lựa chọn. Nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Phần kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ
tài chính với nước sở tại là thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài. -
Nhà đầu tư nước ngoài tự quyết định các vấn đề trong doanh nghiệp và các
vấnđề liên quan để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
Ngoài ra, tùy từng quốc gia có thể có các hình thức đầu tư trực tiếp khác như hình
thức BOT (build – Operation – Transfer), BTO, BT, hình thức cho thuê – bán thiết bị, công
ty cổ phần, công ty quản lý vốn…
4.2.2. Quy trình thực hiện đầu tư trực tiếp quốc tế của các tổ chức kinh tế
Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài các chủ đầu tư cần thực hiện tốt các công việc sau:
4.2.2.1. Đánh giá môi trường đầu tư và hiệu quả đầu tư
Những yếu tố quan trọng khi xem xét môi trường đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư cần quan tâm là: lOMoAR cPSD| 35966235
Yếu tố chính trị: Yếu tố này rất quan trọng vì nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh
nghiệp. Sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng để phòng tránh rủi ro và kinh doanh
phát triển. Hơn nữa, sự ổn định của các chính sách kinh tế của quốc gia đó đảm bảo các
tính toán trong quá trình đầu tư không bị sai lệch.
Yếu tố văn hóa: Văn hóa được hỉeu theo nghĩa rộng như cách suy nghĩ, tập quán,
đặc trưng hành động, giá trị nhân sinh quan…
Yếu tố kinh tế: Các chính sách về kinh tế, chế độ ưu đãi, chế độ thúe, chính sách
xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, chính sách giá cả…
Vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: Mức độ bình đẳng giữa các loại hình
doanh nghiệp trong cạnh tranh.
4.2.2.2. Xây dựng dự án đầu tư nước ngoài: cần có các bước sau -
Cần dựa vào các căn cứ trung thực, khách quan để xem xét sự cần
thiết và tínhhiệu quả của dự án. -
Cần lựa chọn hình thức đầu tư và công suất đầu tư thích hợp cho dự án. -
Lập chương trình sản xuất và tính toán các nhu cầu của dự án. -
Xem xét các phương án về khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể của dự án. -
Xem xét, lựa chọn các phương án về công nghệ, thiết bị, bảo vệ môi
trường vàcác lĩnh vực khác của dự án. -
Xem xét, lựa chọn các phương án, các giải pháp xây dựng và tổ chức
thi côngxây lắp của dự án. -
Xem xét và xây dựng phương án tổ chức và quản lý lao động. -
Phân tích kinh tế – tài chính dự án. -
Kết luận: Kiến nghị các chính sách và chế độ ưu đãi.
4.2.2.3. Triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Triển khai dự án thường tiến hành theo trình tự sau: -
Chuẩn bị thực hiện dự án. -
Thực hiện đầu tư. -
Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. lOMoAR cPSD| 35966235 -
Đánh giá dự án đầu tư sau một thời gian hoạt động, rút kinh nghiệm
và điềuchỉnh dự án cho phù hợp với thực tiễn.
4.2.3. Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp của các tổ chức kinh tế tại Việt Nam
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành tháng 12/1987 và được sửa đổi, bổ
sung 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000 theo hướng ngày càng tạo ra một
môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngàoi. Theo Luật này, các nhà
đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh (với mức góp vốn
của phía nước ngoài trên 30% tổng vốn đầu tư). Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài có
thể thực hiện hình thức đầu tư BOT, BTO, BT… 4.3 Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế
4.3.1. Các hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế
Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế là hình thức chủ đầu tư nước ngoài
góp một phần vốn dưới hình thức đầu tư chứng khoán hoặc cho vay để thu lợi nhuận và
không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.
4.3.1.1. Đầu tư chứng khoán
Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư thực hiện đầu tư bằng hình thức mua
chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của các công ty nước ngoài để thu lợi nhuận mà không
trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.
Đặc điểm của đầu tư quốc tế gián tiếp thông qua đầu tư chứng khoán: -
Phạm vi đầu tư có giới hạn, là chứng khoán của các doanh nghiệp có lãi suất
caovà có triển vọng phát triển. -
Số lượng chứng khoán bán ra thị trường thế giới thường bị khống chế ở một
tỷ lệnhất định, thường từ 10% - 25% vốn pháp định. -
Chủ đầu tư nước ngoài không tham gia điều hành hoạt động của đối tượng
bỏvốn và thu lợi nhuận dưới hình thức lợi tức chứng khoán. -
Người nhận đầu tư không có cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật hiện đại và
kinhnghiệm quản lý tiên tiến đi kèm với khoản đầu tư.
4.3.1.2. Tín dụng quốc tế
Là hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp dưới dạng các doanh nghiệp cho vay vốn quốc
tế và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay.
Đặc điểm tín dụng quốc tế của các tổ chức kinh tế: lOMoAR cPSD| 35966235 -
Các doanh nghiệp chỉ cho vay quốc tế chủ yếu trong trường hợp xuất khẩu
hàngtrả chậm có ngân hàng thương mại bảo lãnh và phải trả lãi; hoặc công ty mẹ và công
ty con hoặc các công ty con trong một TNC cho nhau vay không cần thế chấp, tín chấp. -
Người cho vay không tham gia quản lý hoạt động của đối tượng vay vốn,
nhưngvẫn có các yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay. -
Nhà đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay được thỏa thuận trong khế ước
vay,không phụ thuộc kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay. -
Là hình thức có tính rủi ro lớn.
4.3.2. Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế qua đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán quốc tế thường mang lại hiệu quả cao hơn cho các nhà đầu tư
do đa dạng hóa đầu tư quốc tế có thể thu được lợi nhuận cao hơn dự tính hoặc mức rủi ro
thấp hơn đầu tư trong nước. Tuy nhiên, khi đầu tư chứng khoán quốc tế các doanh nghiệp
cũng dễ bị rủi ro tỷ giá hối đoái. Tổng thu nhâp của một dự án đầu tư chứng khoán quốc tế
không chỉ phụ thuộc vào cổ tức (đối với cổ phiếu), lợi tức (đối với trái phiếu), số lãi vốn
đầu tư, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ giá ngoại tệ ghi trên chứng khoán và nội tệ.
4.3.2.1. Đối với đầu tư bằng cổ phiếu
Thông thường đầu tư vào cổ phiếu được coi là đầu tư dài hạn vì cổ phiếu có thời
hạn thanh toán là vô hạn. Doanh nghiệp FDI đầu tư trở thành cổ đông của doanh nghiệp
phát hành và chỉ có thể thu hồi vốn khi bán các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Doanh nghiệp đầu tư vào cổ phiếu không chỉ chờ đợi cổ tức mà chủ yếu còn trông đợi
chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường (lãi vốn). Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ
giá hối đoái với kết quả đầu tư có vai trò quan trọng. 4.3.2.2. Đối với đầu tư trái phiếu, tín phiếu
Khi đầu tư trái phiếu (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty), tín phiếu (tín phiếu
kho bạc với kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc công trái quốc gia) trên thị trường tài
chính quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chất lượng của trái phiếu, số lãi
ghi trên trái phiếu mà còn phải lưu tâm tới tiền tệ định danh của trái phiếu và sự biến động của tiền tệ đó.
4.3.3. Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế qua hình thức tín dụng
Về cơ bản, các nguyên tắc tín dụng quốc tế cũng được thực hiện như tín dụng giữa
các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp cho vay ngoài việc đối mặt với rủi ro tín dụng lOMoAR cPSD| 35966235
còn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái, nên ngoài các ràng buộc quy định trong khế
ước, các doanh nghiệp còn phải quan tâm tới các biến động kinh tế và sự thay đổi tỷ giá.
Lãi suất đối với khoản tiền vay là lãi suất thỏa thuận trên cơ sở thương lượng giữa
doanh nghiệp và người cho vay. Trong vay nợ quốc tế, lãi suất tiền vay đối với một khách
hàng cụ thể phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng đó đối với người cho vay, đồng
thời nó còn chịu sự tác động của hàng loạt các nhân tố khác như: quan hệ bạn hàng, thời
hạn vay, lãi suất thị trường, khả năng biến động tỷ giá của đồng tiền vay…Thông thường,
người ta xác định lãi suất thực tế theo công thức sau:
Số tiền lãi phải trả hàng năm
Lãi suất thực tế =
Số tiền vay nhận được
Lãi suất có thể được trả vào ngày đáo hạn hoặc trả trước. Mỗi phương pháp thanh
toán sẽ tạo ra mức lãi suất thực tế khác nhau từ cùng một khoản tiền cho vay.
4.4 Một số vấn đề về tài chính công ty xuyên quốc gia (TNC)
4.4.1. Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia -
TNCs (Trans National Corporations) ra đời rất sớm cùng với việc mở rộng
quanhệ ngoại thương của thế giới, nhưng chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thập niên 50
và có bước phát triển đột biến cả về quy mô và tốc độ vào thập kỷ 90n của thế kỷ XX. -
Các TNCs là hình thức vận động và phát triển cao của doanh nghiệp hiện
đại, làkiểu tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên quy mô toàn thế giới. -
Các TNCs là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính, công
nghệkhổng lồ, có chi nhánh phân bố rộng khắp thế giới, có khả năng khống chế các điều
kiện sản xuất và lưu thông hàng hóa để thu lợi nhuận cao. -
Nguồn gốc của đa số các TNCs là từ các nước phát triển. Các TNCs là các
nhàđầu tư trực tiếp chủ yếu, sở hữu hơn 80% vốn FDI của thế giới: -
Sản phẩm được sản xuất từ các TNCs rất đa dạng, phong phú, kinh doanh
nhiềungành nghề, nhiều mặt hàng khác nhau. -
Đặc điểm cơ bản trong mô hình tổ chức của các TNCs là các công ty mẹ và
côngty con. Trong hình thức tập đoàn kinh tế thì công ty mẹ thực hiện đầu tư tài chính dưới
hình thức mua lại hoặc xây dựng các chi nhánh mới sở hữu toàn bộ để chi phối và điều
hành hoạt động của các công ty con. Trong hình thức liên hiệp sản xuất thì công ty mẹ đầu
tư tài chính để mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm nắm cổ phần khống chế,
chi phối hoạt động của các công ty con. lOMoAR cPSD| 35966235
4.4.2. Nguồn vốn của các TNCs
Nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của TNCs có thể chia thành 2 nguồn tài trợ
chính: Nguồn tài trợ bên trong và nguồn tài trợ bên ngoài.
4.4.2.1. Nguồn tài trợ bên trong -
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận của công ty mẹ ở chính quốc và nguồn
vốn táiđầu tư từ lợi nhuận của các công ty con. -
Trường hợp công ty mẹ và một số công ty con trong nước thiếu vốn, nhưng
mộtsố công ty con khác trong nước đó có thu nhập cao, có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi thì
công ty mẹ có thể yêu cầu sử dụng phần nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty con này để
giảm chi phí và tránh rủi ro tỷ giá hối đoái. -
Trường hợp các công ty con trong nước không có sẵn, công ty mẹ có thể vay
vốntừ các công ty con ở nước ngoài. Tuy nhiên, các công ty mẹ cũng phải tính toán tới rủi
ro tỷ giá hối đoái khi hoàn trả các khoản nợ đã vay ở các công ty con bằng ngoại tệ. -
Các công ty mẹ cũng có thể tính toán tới việc vay nợ các công ty con ở
nướcngoài và hoàn trả bằng hàng hóa để tránh các khoản thuế mà nước chủ nhà áp dụng cho các công ty con.
4.4.2.2. Nguồn tài trợ từ bên ngoài
Gồm các nguồn vay từ các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác
bằng nội tệ hoặc bằng ngoại tệ. Khi quyết định vay vốn quốc tế bằng một loại ngoại tệ nào
đó, các TNC cũng như các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần cân nhắc, tính toán các
khía cạnh cơ bản là: Sự ngang bằng lãi suất, tỷ giá mua bán kỳ hạn, dự báo về sự thay đổi
của tỷ giá ngoại hối của đồng tiền vay trên thị trường thế giới.
- Sự ngang bằng lãi suất: Chi phí của việc vay vốn ngoại tệ của doanh nghiệp không
chỉ phụ thuộc vào lãi suất vay vốn ngoại tệ, mà còn phụ thuộc vào những thay đổi của giá
trị tiền tệ được vay trong suốt thời gian vay nợ.
Như vậy, khi ngoại tệ vay tăng giá trong thời gian vay sẽ làm cho lãi suất vay vốn
thực tế tăng lên so với lãi suất vay danh nghĩa; khi ngoại tệ vay giảm giá trong thời gian
vay sẽ làm cho lãi suất vay vốn thực tế giảm đi so với lãi suất danh nghĩa. Điều này đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp nên vay bằng ngoại tệ mà trong thời gian vay nợ doanh nghiệp
dự kiến ngoại tệ này sẽ giảm giá.
4.4.2.3. Chu chuyển vốn của các TNCs lOMoAR cPSD| 35966235
Chu chuyển vốn trong các TNCs thông qua đầu tư
Hình thức của các TNCs có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí chi phối đặc điểm chu
chuyển vốn của các TNCs. Hình thức tổ chức phổ biến của TNCs hiện đại là các tập đoàn
hoặc liên hiệp sản xuất.
Các tập đoàn thường xây dựng một công ty mẹ và một ngân hàngđộc quyền để phục
vụ cho mục đích điều hành của mình đối với các công ty con. Hình thức điều hành của tập
đoàn được tổ chức theo cơ cấu kiểm soát trực tiếp từ trung tâm tới các chi nhánh thông qua
Hội đồng quản trị gồm các cổ đông có số lượng cổ phiếu lớn trong tập đoàn. Công ty mẹ
không sản xuất kinh doanh trực tiếp nhưng nắm gĩư cổ phần khống chế của các công ty
con. Do có sự phụ thuộc sâu sắc giữa các công ty con vào công ty mẹ, nên sự kiểm tra,
kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con rất chặt chẽ.
Chu chuyển vốn của TNCs thông qua chuyển giá
Việc định giá trao đổi nội bộ giữa các công ty thành viên là một hình thức để các
TNCs thực hiện việc chu chuyển vốn đạt hiệu quả cao nhất trong toàn bộ hệ thống. Mục
đích chủ yếu là phân phôi lại thu nhập chịu thuế từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế
suất thấp để giảm số thuế phải nộp. Đông thời, trong quá trình chuyển giá giữa các công ty
con thì vốn của các TNC cũng được chuyển sang các quốc gia có mức thuế suất thấp để
điểu chỉnh lợi ích của toàn bộ TNC.
Chu chuyển vốn của các TNCs thông qua các khoản vay nội bộ
Hình thành và hoàn trả các khoản nợ vay giữa công ty mẹ và công ty con, hay giữa
các công ty con với nhau là cơ chế chuyển nhượng hợp pháp mà các TNCs hay sử dụng để
tài trợ cho các hoạt động ở nước ngoài và chuyển vốn có tính chất quốc tế. Các phương
pháp thường được sử dụng là: -
Vay trực tiếp: Là việc vay mượn trực tiếp từ công ty mẹ đến một công ty con,
hoặc giữa công ty con ở nước này với một công ty con ở nước khác. Khi một công ty con
kinh doanh có lai ở quốc gia có thuế thu nhập cao thì họ sẽ cho một công ty con trong TNC
cần đến vốn ở quốc gia khác hay công ty mẹ vay với lãi suất thấp (thậm chí không lãi) để
mở rộng thị trường; hoặc công ty đó đi vay với lãi suất cao. Lôgíc của chiến lược này là
công ty con có lợi nhuận cao không cần tính lãi suất cao (hoặc vay với lãi suất thấp) vì sẽ
bị Chính phủ đánh thuế nhiều. Trong khi đó TNC có vốn mở rộng kinh doanh ở địa phương khác. -
Vay giáp lưng (hay vay liên kết, vay nối tiếp): Là chiến lược vay tiền liên
quan đến một bên thứ ba quản lý khoản vay nhằm phòng tránh các rủi ro chính trị. Thường
được dùng để tài trợ vốn cho các công ty con hoạt động ở các quốc gia có lãi suất vay cao,
thị trường vốn hạn chế hoặc vay có các biến động có liên quan tới các rủi ro chính trị như lOMoAR cPSD| 35966235
sung công tài sản, trưng thu, trưng mua tài sản… Trong đó công ty mẹ thực hiện kí quỹ với
một ngân hàng lớn trên thế giới có ràng buộc chặt chẽ với Chính phủ nước sở tại của công
ty con. Công ty con sẽ thực hiện vay vốn ở ngân hàng này. Ngân hàng hoạt động như một
trung gian và hưởng lợi từ chênh lệch giữa số lãi phải trả trên mức kí quỹ của công ty mẹ
và số lãi nhận được từ việc cho công ty con vay. Có thể mô tả bằng mô hình sau:
Hình 4.1. Mô hình phương thức vay giáp lưng
- Vay song song: Là phương pháp tránh các hạn chế về rủi ro tỷ giá hối đoái, có được
ngoại tệ cần tài trợ cho kinh doanh với giá hấp dẫn, tránh các hạn chế về quản lý ngoại hối,
tránh tỉ lệ lãi suất tiền lời cho các khoản đầu tư ở nước ngoài hay chuyển các khoản tiền bị phong toả về nước…
Trường hợp các công ty muốn tránh rủi ro ngoại hối, có được ngoại tệ tài trợ kinh
doanh với giá hấp dẫn, tránh các rào cản trong quản lý ngoại hối, thì công ty mẹ (hoặc công
ty con khác trong TNC) sẽ cho một công ty con của TNC khác đang hoạt động ở một quốc
gia khác vay: công ty con sẽ vay ở TNC khác số tiền tương ứng bằng ngoại tệ khác. Có
thể trình bày bằng sơ đồ sau: lOMoAR cPSD| 35966235
Hình 4.2. Mô hình vây song song hạn chế rủi ro tỷ giá
Trường hợp cần giải phóng số vốn bị phong toả, chuyển tiền về nước, công ty con
của TNC tại quốc gia đó sẽ cho một TNC khác vay bằng tiền tệ nước đó và công ty mẹ sẽ
đi vay của công ty con kia một số tiền tương ứng.
Có thể biểu diễn bằng sơ dồ sau:
Hình 4.3. Mô hình vay song song để chuyển tiền, giải toả vốn
4.4.2.4. Quản trị mạng thanh toán đa quốc gia
Trong quá trình kinh doanh của các TNC, quan hệ kinh tế- tài chính nội bộ giữa các
công ty con với công ty mẹ, giữa các công ty con với nhau có vị trí rất quan trọng. Trong
quá trình đó, nảy sinh các quan hệ thanh toán và giữ tiền giữa các công ty con với công ty
mẹ và quan hệ giữa các công ty con với nhau. Theo thời gian và hợp đồng, các nghĩa vụ
thanh toán này sẽ được thực hiện. Để quá trình thanh toán nội bộ có hiệu quả cao hơn,
nhiều TNC đã mở tài khoản thanh toán bù trừ (Clearing account), thành lập các trung tâm
thanh toán bù trừ (Clearing center) và cho phép tring tâm này có quyền chuyển tiền khi
cần thiết để thanh toán trong nội bộ công ty, tạo nên mạng thanh toán đa quốc gia. Các
nguyên nhan khiến mạng thanh toán đa quốc gia trở nên thông dụng là:
- Giúp công ty mẹ thực hiện việc ràng buộc tài chính với các công ty con.
- Giúp công ty con thực hiện nhanh chóng quá trình thanh toán.
- Công ty mẹ nắm được công ty con nào có nhiều tiền lưu đọng để có thể
lấynguồn tiền này cung cấp cho các hoạt động ở các địa phương khác.
- Chi phí chuyển ngoại hối thấp vì hầu hết các khoản thanh toán đã được bù trừ. lOMoAR cPSD| 35966235
- Có dòng tiền chu chuyển giữa các công ty con của TNC F. trong kỳ thanh toán:
Tuy nhiên, khi thực hiện mạng đa quốc gia cũng phát sinh một số vấn đề cần lưi ý:
- Các quốc gia kiểm soáy các giao dịch này bằng cách cho phép họ giao
dịchthương mại mà không cho phép chuyển tiền một chiều.
- Trong một số trường hợp, Chính phủ cho phép thanh toán chậm đơi với hàng
hoánhập khẩu từ 60 ngày đến 90 ngày, đã làm chậm quá trình thanh toán của mạng,
gây ảnh hưởng tới hoạt động của mạng do rủi ro hối đoái.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty con và các nàh quản trị của trungtâm thanh toán. lOMoAR cPSD| 35966235
CHƯƠNG 5: TÀI TRỢ QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ (3 TIẾT) 5.1Nội dung và ý
nghĩa của khoản tài trợ quốc tế cho Chính phủ
5.1.1. Những vấn đề chung về vay nợ quốc tế
Cùng với việc huy động nguồn vốn trong nước, việc vay nợ nước ngoài là một
phương thức, một biện pháp quan trọng của tín dụng Nhà nước đặc biệt đối với các nước
đang phát triển và các nước nghèo. Ở những nước này mức thu nhập bình quân đầu người
còn thấp, chỉ đủ cho tiêu dùng thường xuyên của người dân, thậm chí ở một số nước mức
thu nhập không đủ để tiêu dùng ở mức tối thiểu. Điều đó đã không cho phép Chính phủ
tăng mức vay vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Trong lúc đó, các nhu cầu chi
tiêu theo chức năng của Nhà nước tăng lên, đặc biệt là đầu tư cho những dự án phát triển
trong chiến lược kinh tế. Tất cả những điều đó đã thôi thúc Chính phủ các nước đang phát
triển, các nước nghèo tìm đến vay vốn ở những nước giàu có, và vay ở các tổ chức tài chính tiền tệ quốc gia.
Mục đích vay nợ quốc tế (Vay nợ nước ngoài của tín dụng Nhà nước) là để bù đắp
thiếu hụt ngân sách. Nếu sử dụng nguồn vốn này để bù đắp cho các khoản chi thường xuyên
của Ngân sách (chi cho tiêu dùng) thì hậu quả mang lại là gánh nợ nước ngoài ngày càng
chồng chất, khó có khả năng trả nợ. Nếu sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư phát triển kinh
tế, được liên kết vào quá trình tái sản xuất mở rộng thì nó diễn ra với hiệu quả cao và đảm
bảo trả nợ kịp thời. Như vậy yếu tố quyết định của việc vay nợ nước ngoài là hiệu quả
mang lại như thế nào và khả năng trả nợ ra sao.
5.1.2. Phân loại vay quốc tế của Chính phủ
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia vay quốc tế của Chính phủ thành nhiều loại:
- Căn cứ vào mục đích khoản vay: •
Vay bù đắp thiếu hụt ngân sách được thực hiện khi các khoản thu trong nước
không đủ trang trải các nhu cầu chi tiêu tối thiểu của Chính phủ. •
Vay tài trợ cho các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội được các
Chính phủ thực hiện khi nguồn lực trong nước có hạn, nhưng nhu cầu phát triển kinh tế,
đặc biệt là các cơ sở hạ tầng và các chương trình xã nhội của đất nước rất lớn. - Căn cứ
vào thời hạn hoàn trả •
Vay ngắn hạn được thực hiện khi có nhu cầu đột xuất, bất thường. •
Vay trung hạn và vay dài hạn được thực hiện cho các dự án, các chương tình
kinh tế – xã hội có tính lâu dài, bền vững. lOMoAR cPSD| 35966235
- Căn cứ vào người cho vay: Vay cá nhân, vay các tổ chức kinh tế – xã hội,
vay Chính phủ song phương, vay Chính phủ đa phương, vay các tổ chức quốc tế.
- Căn cứ điều kiện điều khoản vay:
• Vay thương mại: Theo điều kiện thị trường
• Vay ưu đãi: Được hưởng các ưu đãi khác nhau
5.1.3. Các hình thức vay nợ quốc tế
5.1.3.1. Vay nợ quốc tế dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance) là sự hợp tác
phát triển của một nước với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế (bên nước ngoài). Hỗ
trợ của bên nước ngoài dưới dạng tiền tệ, hàng hoá, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ,
chuyển giao tri thức theo Điều ước quốc tế về ODA được ký kết chính thức giữa Chính phủ
nước nhận viện trợ và các đối tác tài trợ. Theo tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD)
thì ODA là một giao dịch chính thức của một quốc gia với một quốc gia khác được thiết
lập với mục đích là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển.
Điều kiện Tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn
lại chiếm ít nhất là 25%. Theo các nhà nghiên cứu Ngân hàng Thế giới, ODA là một phần
của tài chính phát triển chính thức (ODF), trong đó yếu tố không hoàn lại cộng với cho vay
ưu đãi phải chiếm ít nhất 25% trong tổng nguồn lực hỗ trợ, ODA là một nguồn thu quan
trọng của Ngân sách Nhà nước.
Căn cứ theo các tiêu thức phân loại, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) gồm các loại sau đây:
Theo phương thức hoàn trả, ODA gồm có 2 loại:
- Hỗ trợ phát triển chính thức có hoàn lại (ODA cho vay ưu đãi)
Là vốn tài trợ của các nước được ưu tiên sử dụng cho các dự án và chương trình xây
dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc các lĩnh vực: năng lượng, giao thông
vận tải, thông tin liên lạc, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng công nghiệp, xã hội và một số lĩnh vực
khác. Nước nhận tài trợ sau một thời gian nhất định phải hoàn trả lại vốn vay cho các nước
tài trợ, thông thường kèm theo lãi suất ưu đãi. Trong ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không
hoàn lại đại ít nhất 25% giá trị khoản vay. Nhà nước có thể dùng ODA cho các chủ thể
trong nước vay lại để thực hiện đầu tư vào các chương trình quốc gia có khả năng thu hồi vốn.
- Hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại.
Là hình thức viện trợ không hoàn lại, thường có quy mô nhỏ, được ưu tiên sử dụng
cho các chương trình và dự án trong các lĩnh vực: Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình; lOMoAR cPSD| 35966235
giáo dục và đào tạo; các vấn đề xã hội; bảo vệ môi trường, môi sinh; nghiên cứu các chương
trình, dự án phát triển; hỗ trợ Ngân sách; hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ; nâng
cao năng lực quản lý Nhà nước và một số lĩnh vực khác.
Nhìn chung, ODA thường có quy mô lớn nhưng với lãi suất ưu đãi và thời hạn hoàn
trả dài. Về cơ bản ODA là vốn vay phải trả cả gốc lẫn lãi nhưng đó là hình thức vay cho
đầu tư phát triển dài hạn (thời gian hoàn trả từ 10 -50 năm) và thường có thêm thời gian
ân hạn (từ 10 - 12 năm) và rất thích hợp với các nước đang phát triển đang tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. ODA cũng đã chiếm vị trí quan trọng trong các nguồn vốn ở Việt
Nam, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, phát triển nguồn nhân lực, y tế, giáo dục.
Đặc biệt ODA đã phát huy tác dụng tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo, phát
triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương,
ở các vùng trong cả nước. Ngoài các ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn...
ODA còn có một sức mạnh "vô hình" mà các nguồn vốn khác không thể so sánh nổi đó là
đi kèm các khoản vay ưu đãi, các nhà tài trợ còn cung cấp cho nước đi vay hàng loạt các
khoản hỗ trợ kỹ thuật dưới hình thức có thể bằng vật chất hoặc có thể là phi vật chất được
thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ... hoặc kết hợp cả hai.
Các dự án ODA sử dụng nguồn vốn nước ngoài nhưng Ngân sách Nhà nước phải
bảo đảm trả nợ cả gốc và lãi và về thực chất ODA phản ánh các khoản chi tiêu từ Ngân
sách Nhà nước. Do vậy các khoản ODA cần được quản lý như đối với nguồn thu của Ngân
sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển. Phần vay ưu đãi phải được hạch toán để đảm
bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài và ổn định chi tiêu Ngân sách Nhà nước.
5.1.3.2. Vay nợ nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế
Phát hành trái phiếu quốc tế của Nhà nước vào thị trường vốn quốc tế để huy động
vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng là một kênh huy động vốn quan trọng. Trái phiếu
quốc tế là chứng chỉ vay nợ có thời hạn, có lãi do Nhà nước phát hành và là một loại chứng
khoán có thể chuyển đổi được, người sở hữu có thể bán nó bất kỳ lúc nào. Việc huy động
vốn theo phương thức này cũng là khoản vay nước ngoài, Nhà nước phải có trách nhiệm
hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Biện pháp này có ưu điểm: -
Chi phí thấp hơn vay thương mại nước ngoài -
Xác lập được mối liên hệ trực tiếp giữa Việt Nam (người đi vay) và các nhà
đầutư quốc tế, trên cơ sở đó mở rộng quan hệ và nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị
trường vốn quốc tế đồng thời tạo ra một kênh mới trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. lOMoAR cPSD| 35966235 -
Người phát hành được độc lập về Tài chính, chủ động hơn trong việc phát
hành,sử dụng vốn vay mà không bị lệ thuộc vào các điều kiện và sự kiểm soát của người cho vay. -
Có sự linh hoạt hơn đối với các nhà đầu tư do trái phiếu quốc tế của Nhà
nước cóthể kinh doanh, mua bán trên thị trường thứ cấp, ít rủi ro.
5.1.3.3. Vay thương mại quốc tế
Vay thương mại quốc tê có thể biểu hiện dưới các hình thức sau:
Một là, Nhà nước tiến hành vay nợ các ngân hàng thương mại, các tổ chức Tài chính
tiền tệ ở các quốc gia trên thế giới. Vay nợ thương mại nước ngoài có nhược điểm là thời
gian vay vốn ngắn, lãi suất cao theo lãi suất được hình thành trên thị trường Tài chính thế
giới, có tỷ lệ rủi ro cao, khó mua bán, chuyển nhượng trên thị trường. Khi tới hạn thanh
toán, Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết quy định. Nhìn chung các
khoản vay thương mại nước ngoài phải chịu những ràng buộc chặt chẽ của các định chế
Tài chính quốc tế và chịu ảnh hưởng mạnh bởi các điều kiện của thị trường Tài chính quốc
tế. Do vậy khi vay nợ thương mại Nhà nước cần nhắc kỹ lưỡng các điều kiện vay trả, hiệu
quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của Nhà nước.
Hai là,Vay thương mại quốc tế của Chính phủ qua phát hành trái phiếu ra nước
ngoài: Đây là hình thức được thực hiện phổ biến nhất và có lịch sử lâu đời. Người mua
trái phiếu là các tổ chức, cá nhân nước ngoài với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao và ít
bán lại trái phiếu. Thường lợi nhuận cao hơn so với cho vay trong nước.
Ba là, Vay thương mại các Chính phủ, các tổ chức trung gian tài chính nước ngoài bao gồm:. -
Chính phủ các nước có thể trực tiếp vay thương mại các Chính phủ và các
tổchức tài chính nước ngoài cho các chương trình, dự án của mình. Thủ tục nghiệp vụ
tương tự như tư nhân vay. Chính phủ phải lập dự án tiền khả thi và gửi đề nghị vay vốn tới
người vay. Người cho vay sẽ nghiên cứu, nếu chấp thuận hai bên sẽ ký hợp đồng với các
điều khoản cần thiết. Điểm khác biệt cơ bản là các điều kiện về thế chấp, cầm cố tài sản
không khắt khe, chủ yếu là dự và “tín chấp” của Chính phủ nước vay. -
Ngoài ra, Chính phủ còn đứng ra cam kết bảo lãnh cho các doanh nghiệp
Nhànước hoặc tư nhân vay nợ của các tổ chức tài chính nước ngoài. Nếu doanh nghiệp
Nhà nước hoặc tư nhân không trả được nợ nước ngoài, Chính phủ phải đứng ra trả nợ thay,
sau đó đòi nợ của các người vay trong nước.
Tóm lại vay nước ngoài là một biện pháp chiến lược quan trọng đối với các nước
nghèo và các nước đang phát triển, nó giúp cho các nước này nguồn tài trợ vốn bên ngoài
để đầu tư phát triển kinh tế, phá vỡ vòng luẩn quẩn nghèo đói, tạo đà cho những phát triển lOMoAR cPSD| 35966235
nhảy vọt nhanh chóng hơn, xoá dần sự cách biệt và những mối quan hệ bất bình đẳng giữa
các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới.
5.2 Nghiệp vụ vay nợ quốc tế của Chính phủ
5.2.1. Các nghiệp vụ vay thương mại quốc tế của Chính phủ
5.2.1.1. Vay thương mại quốc tế của Chính phủ qua phát hành trái phiếu ra nước
ngoài
Đây là hình thức được thực hiện phổ biến nhất và có lịch sử lâu đời. Người mua trái
phiếu là các tổ chức, cá nhân nước ngoài với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao và ít bán lại
trái phiếu. Thường lợi nhuận cao hơn so với cho vay trong nước.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ đã xuất hiện từ lâu ở một số quốc
gia Châu Âu. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX, với London là trung tâm tài chính quốc tế chủ yếu. Lúc này, do cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất, Anh, Pháp và một số nước Châu Âu đã tích lũy được một lượng vốn
lớn. Người phát hành trái phiếu là Chính phủ một số nước có tiềm lực kinh tế, có nguồn tài
nguyên phong phú, nhưng nguồn vốn nội địa nhỏ bé như Hoa Kỳ, Canada, Achentina,
Australia v.v… Ngoài ra, Chính phủ Anh còn đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo các
vụ vỡ nợ sẽ được giải quyết nhanh chóng và không dẫn đến sự sụp đổ trong thương mại và vay nợ quốc tế.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế Chính phủ thường phải thông qua 3 nhóm: •
Nhóm quản lý gồm Chính phủ phát hành và một tập đoàn bảo lãnh và quản
lý phát hành để quyết định đồng tiền phát hành, kỳ hạn trái phiếu và những vấn đề có liên
quan tới yếu trố kỹ thuật của đợt phát hành. •
Nhóm bao tiêu thường gồm từ 10 – 200 ngân hàng và công ty chứng khoán
đứng ra bảo lãnh việc tiêu thụ trái phiếu vủa đợt phát hành, trợ giúp việc phân bổ trái phiếu đến các nhà đầu tư. •
Nhóm bán trái phiếu có nhiệm vụ bán trái phiếu cho các nhà đầu tư.
Ưu điểm: Ngoài lãi suất thị trường thì các Chính phủ không chịu ràng buộc bởi bất
kỳ điều kiện gì nên có thể tăng quy mô khoản vay và lựa chọn ngoại tệ cần thiết. Có thể
huy động được một khoản vay vốn lớn trong một thời gian huy động vốn rất ngắn, đáp ứng
được nhu cầu đầu tư.
Nhược điểm: Lãi suất cao, thậm chí cao hơn trong nước; không có đàm phán hoãn
nợ, giãn nợ, hay xóa nợ và phải trả đúng hạn cả vốn và lãi cho người cho vay. 5.2.1.2. Vay
thương mại các Chính phủ, các tổ chức trung gian tài chính nước ngoài lOMoAR cPSD| 35966235
Vay thương mại các Chính phủ, các tổ chức trung gian tài chính nước ngoài có thể
tiến hành dưới các hình thức sau: -
Chính phủ các nước có thể trực tiếp vay thương mại các Chính phủ và các
tổchức tài chính nước ngoài cho các chương trình, dự án của mình. Thủ tục nghiệp vụ
tương tự như tư nhân vay. Chính phủ phải lập dự án tiền khả thi và gửi đề nghị vay vốn tới
người vay. Người cho vay sẽ nghiên cứu, nếu chấp thuận hai bên sẽ ký hợp đồng với các
điều khoản cần thiết. Điểm khác biệt cơ bản là các điều kiện về thế chấp, cầm cố tài sản
không khắt khe, chủ yếu là dự và “tín chấp” của Chính phủ nước vay. -
Ngoài ra, Chính phủ còn đứng ra cam kết bảo lãnh cho các doanh nghiệp
Nhànước hoặc tư nhân vay nợ của các tổ chức tài chính nước ngoài. Nếu doanh nghiệp
Nhà nước hoặc tư nhân không trả được nợ nước ngoài, Chính phủ phải đứng ra trả nợ thay,
sau đó đòi nợ của các người vay trong nước.
Đã có nhiều trường hợp các khoản nợ vay trực tiếp và các khoản nợ do bảo lãnh của
Chính phủ các nước không trả được, dẫn tới khủng hoảng ngân hàng trên thế giới. Tiêu
biểu là cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài ở Mỹ La tinh năm 1982. Chính vì vậy, hiện nay
các khoản vay thương mại trực tiếp của các Chính phủ rất hạn chế, chủ yếu chỉ còn các
nghiệp vụ bảo lãnh, nhưng các trổ chức tài chính cũng rất thận trọng với nghiệp vụ này.
5.2.1.3. Vay thương mại các tổ chức tài chính quốc tế
Khi các thành viên của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế (IMF, WB, ADB…)
vay vượt quá mức ưu đãi đã quy định của tổ chức giành cho các thành viên thì Chính phủ
phải chấp nhận vay với điều kiện thương mại, và chỉ được vay ngắn hạn và trung hạn với
một số lượng hạn chế nhất định. Thủ tục giống khoản vay trong hạn mức ưu đãi, nhưng
thường kèm theo các điều kiện rằng buộc cụ thể khác. 5.2.2. Các nghiệp vụ vay quốc tế
ưu đãi của Chính phủ
5.2.2.1. Các khoản tín dụng quốc tế ưu đãi của Chính phủ
Tín dụng ưu đãi quốc tế của Chính phủ là những khoản vay nợ nước ngoài được
hưởng các điều kiện ưu đãi khác nhau, như: -
Ưu đãi về lãi suất: Lãi suất phải trả thấp hơn lãi suất thị trường, phổ biến
dưới3%. Nhiều khoản từ 0,25%/năm-1%/năm, thậm chí không phải trả lãi. -
Ưu đãi về thời hạn vay: Thường có thừoi hạn vay dài, thường từ 10 – 30
năm,thậm chí có thể 40 – 50năm. -
Ưu đãi thời hạn trả nợ: Nói chung các khoản vay đều có thời gian ấn hạn
(chưaphải trả nợ gốc) tương đối dài, từ 3 – 10 năm. Hết thời hạn ân hạn khoản nợ vay sẽ
được trả dần theo điều kiện trả nợ của bên cho vay đã được ghi trong Hợp đồng vay. lOMoAR cPSD| 35966235 -
Những ưu đãi khác: Các Chính phủ còn có thể được hưởng các ưu đãi khác như:
không phải cầm cố, thế chấp tài sản, có thể được xem xét hoãn nợ, giãn nợ, giảm nợ, thậm
chí xóa nợ khi công có điều kiện trả nợ đúng hạn.
Từ trước tới nay thường có 2 loại tín dụng ưu đãi của Chính phủ là: Tín dụng hỗ trợ
xuất nhập khẩu và Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu được áp dụng phổ biến trong “Hội đồng tương trợ
kinh tế” (Khối SEV) của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Nếu một thành
viên nhập siêu từ các nước trong khối sẽ nhận một khoản tín dụng ưu đãi để bù đắp cho
phần nhập siêu đó với lãi suất rất thấp, thậm chí là không có lãi suất. Nước đi vay có trách
nhiệm trả nợ bằng khối lượng hàng hóa xuất khẩu của mình trong tương lai.
Hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển cũng thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất
nhập khẩu cho các nước đang phát triển, nhưng dưới hình thức cho vay ưu đãi của các
Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EXIMBANK) có sự hỗ trợ của Chính phủ như Mỹ. Pháp,
Đức…hay Ngân hàng quốc tế Nhật Bản cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội và Chính phủ các nước khác.
Hỗ trợ phát triển chính thức (Oddivial Development Assistance – ODA) là nguồn
tài trợ ưu đãi của một hay một số quốc gia hoặc tổ chức tài chính quốc tế cung cấp cho một
Chính phủ nào đó nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.
Đây là một hình thức chủ yếu và chính thức để tài trợ cho các Chính phủ (chủ yếu là các
nước đang phát triển) hiện nay và nó trở thành hoạt động tài chính quốc tế quan trọng nhất của các Chính phủ.
5.2.2.2. Hỗ trợ phát triển chính thúc (ODA)
Từ giữa những năm 1960 trở đi, cùng với sự hồi phục của các nền kinh tế Tây Âu,
ODA được coi là khoản tài trợ của các nước phát triển (OECD) cho các nước đang và chậm
phát triển. Đối với các khoản ODA của WB thì từ những năm 1990 có sự phối hợp cùng
với các khoản tài trợ của IMF cho các nước để hỗ trợ cho các chương trình phát triển của
các nước đang và chậm phát triển.
(1) Phân loại ODA: Có nhiều cách phân loại ODA -
Căn cứ vào tính chất tài trợ: •
Viện trợ không hoàn lại: Người nhận không có nghĩa vụ phải hoàn trả. •
Tài trợ có hoàn lại: Là các khoản cho vay ưu đãi. Thường người ta phải tính
được mức độ không hoàn lại (hoặc thành tố ưu đãi) lớn hơn 25% vốn vay mới coi là ODA ưu đãi. lOMoAR cPSD| 35966235 •
Tài trợ hỗn hợp: Gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay
(có thể có ưu đãi hoặc không ưu đãi), nhưng tổng các thành tố ưu đãi phải trên 25%.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng: •
Hỗ trợ cơ bản: Là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính
của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường. Thường là các khoản vay ưu đãi. •
Hỗ trợ kỹ thuật: Là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển giao
công nghệ, phát triển năng lực phát triển thể tchế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình,
dự án, phát triển nguồn nhân lực…Thường là các khảon việ trợ không hoàn lại.
- Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ: •
ODA không ràng buộc: Người nhận không phải chịu bất cứ sự ràng buộc nào. •
ODA có ràng buộc: Người nhận phải chịu một số ràng buộc nào đó như:
Ràng buộc nguồn sử dụng: CHỉ được mua sắm hàng hóa, thuê chuyên gia, thuê thầu…theo
chỉ định. Hoặc ràng buộc bởi mục đích sử dụng: CHỉ được sử dụng cho một số mục đích
nhất định nào đó qua các chương trình, dự án… •
ODA hỗn hợp: Một phần có những ràng buộc, một phần không óc ràng buộc nào.
- Căn cứ vào hình thức thực hiện các khoản tài trợ: •
ODA hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ được
xác định cho các dự án cụ thể. Có thể là hỗ trợ cơ bản, h trợ kỹ thuật, việc trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi. •
ODA hỗ trợ kinh phí dự án: KHông gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: Hỗ
trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ… •
ODA hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát
nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Thường là gắn với nhiều dự án chi tiết cụ thể
trong một chương trình tổng thể. Hình thức này đặc biệt được chú ý từ những năm 1990
và được áp dụng với các quốc gia đã sử dụng ODA có hiệu quả.
- Căn cứ vào người cung cấp tài trợ: •
ODA song phương: Là ODA của một Chính phủ tài trợ trực tiếp cho một Chính phủ khác. •
ODA đa phương: Là ODA của nhiều Chính phủ cùng đồng thời tài trợ cho
một Chính phủ. Thường có: ODA đa phương toàn cầu và ODA đa phưong khu vực. lOMoAR cPSD| 35966235 •
ODA của các tổ chức phi Chính phủ (NGO): như Hội chữ thập đỏ quốc tế,
Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức Hòa bình xanh, Tổ chức SIDA của Thụy Điển v.v..
(2) Xác định yếu tố không hoàn lại (mức độ ưu đãi, thành tố hỗ trợ) trong các dự án ODA
Yếu tố không hoàn lại của dự án ODA là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của dự
án phản ánh mức độ ưu đãi của dự án ODA. Đó là những ưu đãi về lãi suất, thời gian ân
hạn, thời hạn của khoản vay và viện trợ không hoàn lại đã tạo ra một tỷ lệ hỗ trợ cho người
nhận ODA trên giá trị danh nghĩa của dự án. Trong đàm phán dự án vay ODA cần phải tính
toán, xem xét các phương án khác nhau để đạt ưu đãi tối ưu c(cao nhất) cho dự án. Có một
số phương pháp tính toán sau:
- Dựa vào lãi suất ưu đãi:
Lãi suất ưu đãi là chệnh lệch giữa tổng số tiền phải trả (cả vốn gốc và lãi) theo lãi
suất ưu đãi so với vay theo điều kiện lai suất thị trường. Tổng số tiền phải
Tổng số tiền phải trả theo Tỷ lệ viện Mức độ
trả theo lãi suấtthị trường -
lãi suất vay ưu đãi trợ không = ưu đãi hoàn lại
Tổng số tiền phải trả theo lãi suất thị trường
Ưu điểm: Đơn giản, trực quan, dễ tính toán.
Nhược điểm: không chính xác
- Dựa vào việc quy đổi về giá trị hiện tại của số tiền phải trả trong tương
lai: Là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của toàn bộ số tiền vay phải trả trong tương
lai (cả gốc và lãi) được quy định về lãi suất bình quân của thị trường so với tổng số
tiền hiện tại được vay. Tổng số tiền
Giá trị hiện tại của tổng số Mức độ được vay hiện -
tiền phải trả trong tương Tỷ lệ viện trợ = tại lai không hoàn lại ưu đãi
Tổng số tiền được vay hiện tại Ưu
điểm: Độ chính xác tương đối cao. lOMoAR cPSD| 35966235
Nhược điểm: Tính toán phức tạp, magn tính lý thuýet và chưa gắn việc vay nợ với việc trả nợ.
- Dựa vào chênh lệch lãi suất ưu đãi:
Căn cứ vào chênh lệch lãi suất ưu đãi, thời gian ân hạn của khoản vay và trả nợ của
khoản vay: Là sự kết hợp giữa hai yêu stố: Mức độ ưu đãi của khoản vay được xác định
bằng tỷ lệ chênh lệch của lãi suất vay ưu dãi với lãi suất chiết khấu theo kỳ trả nợ và tỷ lệ
chênh lệch giữa số tiền lãi chiết khấu trong thời gian vay nợ và số tiền lãi chiết khấu trong
thời gian ân hạn của khoản vay tính theo kỳ trả nợ.
Tỷ lệ chênh lệch của lãi
Tỷ lệ chênh lệch giữa số tiền lãi Yếu tố không suất chiết khấu và
chiết khấu của thời gian cho vay = x hoàn lại lãi suất vay theo
và thời gian ân hạn theo từng kỳ trả nợ
tổng số kỳ trả nợ vay
Cách tính toán này hiện nay được các nước OECD, các tổ chức tài chính quốc tế và
nhiều nước nhận tài trợ ODA sử dụng để tính toán thành tố hỗ trợ (mức độ ưu đãi) của các dự án ODA.
Nhìn chung, các dự án ODA phải có thành tố hỗ trợ (yếu tố không hoàn lại) đat
không dưới 25% tổng giá trị khoản vay.
(3) Quy trình thu hút, quản lý, sử dụng ODA: Đó là quá trình gặp gỡ giữa nhu
cầu cần tài trợ và khả năng tài trợ, cũng như quá trình hài hòa thủ tục giữa nhà tài trợ và
người nhận tài trợ để ODA đi vào thực tiễn. Quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA (Thể hiện
nhu cầu ODA): Chính phủ các nước đang và chậm phát triển trong từng thời kỳ (năm) tổng
hợp các nhu cầu để lập Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận độg ODA, kèm theo
đề cương nêu rõ sự cấn thiết tính phù hợp quy hoạch, mục tiêu, kết quả dự kiến, các hoạt
động chủ yếu, thời hạn thực hiện, dự kiến mức vốn ODA và vốn đối ứng, dự kiến cơ chế
tài chính (cấp phát từ NSNN; Cho vay lại từ NSNNl; Một phần cấp phát, một phần vho
vay lại), dự báo tác động tới kinh tế 0- xã hội cho từng chương trình, dự án cụ thể. Chính
phủ sẽ dự kiến phân bổ và vận động các nhà tài trợ ODA tại các Hội nghị nhóm tư vấn các
nhà tài trợ (CG), hoặc thông qua các cơ quan đại diện của nhà tài trợ, hoặc thông qua công
bố trên các phương tiện thông tin chính thức.
Bước 2: Vận dộng ODA (Khả năng tài trợ): Đó là quá trình cac cơ quan của Chính
phủ các nước đang và chậm phát triển liên hệ, vận động các nhà tài trợ ODA. Các nhà tài
trợ sẽ căn cứ vào khả năng tài trợ ODA trong năm tài khóa và sự phù hợp của các chương lOMoAR cPSD| 35966235
trình, dự án để thông báo cho nước có như cầu về mức độ, các chương trình, dự án ODA
có thể được tài trợ thông quan hội nghị CG, văn bản chính thức, hay Internet…
Bước 3: Đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA: Các Chính phủ nhận
tài trợ sẽ cử các quan chức có trách nhiệm đến đàm phánm và ký kết Điều ước quốc tế về
ODA có tính nguyên tắc với nhà tài trợ. Nội dung gồm: Chiến lược, chính sách, khuông
khổ hợp tác, phương hướng ưu tiên trong cung cấp và sử dụng ODA, danh mục các lĩnh
vực, chương trình, dự án, điều kiện khung và cam kết tài trợ ODA cho một năm hoặc nhiều
năm đối với các chương tình, dự án, nhưng nguyên tắc về thể thức và kế hoạch quản lý,
thực hiện các chương trình, dự án.
Bước 4: Thông báo điều ước quốc tế khung về ODA: CHính phủ các nước sẽ thông
báo cho cac cơ quan chủ quản, các địa phương có chương trình, dự án về Điều ước quốc tế
khung về ODA của từng nhà tài trợ để các cơ quan, địa phương này chuẩn bị các văn kiện cần thiết
Bước 5: Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA: Các cơ quan chủ quản, các
địa phương đã được đồng ý tài trợ ODA sẽ phải thành lập các Ban chuẩn bị chương trình,
dự án. Các văn kiện có liên quan như: Cơ chế tài chính trong nước đối với sử dụng ODA;
Vốn chuẩn bị chương trình, dự án; Kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án; Báo cáo nghiên
cứu khả thi chương trình, dự án sử dụng vốn ODA.
Bước 6: Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA: Các văn kiện của chương
trình dự án ODA sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của nước nhận tài trợ thẩm định, phê
duyệt để có căn cứ ký kết điều ước quốc tế cụ thể với nhà tài trợ.
Bước 7: Đàm phá, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt Điều ước quốc tế cụ thể về
ODA; Các cơ quan của Chính phủ nước nhận tài trợ sẽ thông báo kết quả phê duyệt các
chương trình, dự án cho từng nhà tài trợ. Sau khi được nhà tài trợ chấp nhận, cơ quan có
thẩm quyền của nước nhận tài trợ sẽ phối hợp chuẩn bị các nội dung đàm phán Điều ước
quốc tế cụ thể về ODA. Sau đó, các cơ quan được Chính phủ ủy quyền sẽ đàm phán các
Điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Khi kết thúc đàm phán, Chính phủ sẽ trực tiếp ký kết,
hoặc quyết định người được ủy quyền ký kết, hoặc trình Chủ tịch nước với những Điều
ước quốc tế cụ thể về ODA được ký với danh nghĩa Nhà nước. Sau đó các Điều ước quốc
tế cụ thể sẽ được chuyển cho cơ quan quản lý của Chính phủ về ODA để theo dõi, thực hiện.
Bước 8: Thực hiện chương trình, dự án ODA: Là bước đưa các Điều ước quốc tế cụ
thể về ODA vào thực hiện tại các chương trình, dự án cụ thể. Đây là bước có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng đảm bảo việc thực hiện các Điều ước quốc tế và hiệu quả của các chương
trình, dự án sử dụng ODA. Các chủ dự án phải thành lập các Ban quản lý chương tình, dự lOMoAR cPSD| 35966235
án ODA có quy chế tổ chức hoạt động và tư cách pháp nhân để thực hiện các dự án phù
hợp với các quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Các vấn đề cần
chú ý trong thực hiện các dự án là: -
Vốn đối ứng trong nước chuẩn bị thực hiện và thực hiện dự án: Để phát huy
tínhchủ động và nâng cao trách nhiệm của người nhận tài trợ, các nhà tài trợ thường yêu
cầu người nhận tài trợ phải có một số vốn trong nước để chuẩn bị thực hiện và thực hiện
dự án được ghi trong Điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Chính phủ, các cơ quan chủ quản
và chủ dự án phải chủ động bố trí vốn đối ứng (tiền vốn, hiện vật, lao dộng…) để thực hiện dự án. -
Vốn ứng trước để thực hiện dự án: Căn cứ văn bản giải trình của Cơ quan
chủ quảnvà văn bản thỏa thuận, Chính phủ các nước sẽ cấp tạm ứng cho việc thực hiện
một số hạng mục của dự án và sẽ thu hồi khi được giải ngân vốn cho hàng mục đó. -
Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án: Cần được thực hiện đúng kế hoạch,
phùhợp với quy định của nước sở tại và Điều ước quốc tế cụ thể về ODA, đảm bảo thời
gian thực hiện dự án và kế hoạch giải ngân của nhà tài trợ, đảm bảo hiệu quả dự án. -
Thực hiện đấu thầu rộng rãi: Các vấn đề về thi công, mua sắm thiết bị,
dâychuyền công nghệ của dự án.. cần được thực hiện đấu thàu quốc tế rộng rãi để vừa đảm
bảo thời hạn, chất lượng, hiệu quả của đầu tư và tính cạnh tranh công bằng. -
Thực hiện điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án ODA
trongquá trình thực hiện: Nhằm đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp thực tế và tính hiệu quả
của dự án. Các điều chỉnh phải trong phạm vi cho phép, được các cơ quan có thẩm quyền
và nhà tài trợ chấp thuận. -
Quản lý xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán: Việc thẩm định, phê
duyệtthiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công
trình, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm công tình xây dựng thuộc dự án ODA,
quyết toán vốn ODA cũng phải được tiến hành theo quy định của nước nhận tài trợ và yêu
cầu của nhà tài trợ quy định trong các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA. -
Giải ngân vốn ODA: CHính là quá trình thực hiện các quy định, các thủ tục
cầnthiết để có thể nhận được vốn ODA từ nhà tài trợ chuyển cho Ban quản lý dự án. Tùy
thuộc quy định trong Điều ước quốc tế, việc rút vốn, thanh toán bằng nguồn vốn ODA
được thực hiện thông qua các hình thức sau: •
Chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của NSNN: Được áp dụng cho việc trợ
không hoàn lại, ODA hỗ trợ chương trình cân đối NSNNm một số khảon hỗ trợ nâng cao
năng lực của các cơ quan Chính phủ… lOMoAR cPSD| 35966235 •
Thanh toán trực tiếp (Thủ tục chuyển tiền): Theo đề nghị của Ban quản lý dự
án (BQLDA), sau khi được cơ quan quản lý về ODA của Chính phủ chấp thuận, nhà tài trợ
sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu (hoặc người cung cấp) qua ngân hàng phục
vụ. Thường áp dụng trong thanh toán theo tiến độ thực hiện cho các hợp đồng xây lắp lớn,
hợp đồng tư vấn hay thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với số lượng nhỏ không cần mở L/C. •
Mở thư tín dụng (L/C) có Thư cam kết, hoặc thanh toán bằng L/C không cần
thu cam kết: BQLDA phải làm văn bản và gửi các tài liệu đề nghị cơ quan quản lý ODA
của Chính phủ cho phép mở L/C. Khi đã có chấp thuận, BQLDA và NH phục vụ trong
nước sẽ làm thủ tục dề nghị NH phục vụ nước ngoài mở L/C và thông báo cho nhà tài trợ.
Nhà tài trợ xem xét thư đề nghị (hoặc đơn xin rút vốn với một số dự án của củ WB, ADB).
Nếu chấp thuận, theo đề nghị của BQLDA, nàh tài trợ phát hành một Thư cam kết đảm
bảo trả tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản tiền đã hoặc sẽ thanh toán bằng Thư
tín dụng (L/C). Đối với một số nhà tài trợ thì không cần Thư cam kết mà sẽ chuyển tiền để
mở L/C. Được áp dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu L/C và thanh toán phần ngoại tệ
trong các hợp đồng của ác dự án của một số nhà tài trợ (như JBIC). •
Mở tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng: là hình thức nhà tài trợ ứng
trước cho bên nhận một khoản tiền vào tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng để bên
nhận chủ động thuận lợi trong các thanh toán nhỏ, giảm bớt số lần xin rút vốn, đẩy nhanh
tốc độ thanh toán cho các hoạt động của dự án. Thường áp dụng trong thanh toán các hóa
đơn xây lắp theo tiến độ, mua sắm thiết bị nhỏ, chi phí hoạt động của BQLDA v.v.. Hạn
mức của tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng tùy thuộc nhu cầu chi tiêu của dự án,
được xác định trong Điều ước quốc tế cụ thể, hiệp định vay hay thư giải ngân của dự án.
Cơ quan kiểm soát chi sẽ thực hiện kiểm tra trước hoặc kiểm tra sau các khảon chi từ tài khoản này.
(4) Thủ tục thanh toán hoàn vốn hoặc thủ tục thanh toán hồi tố
Thanh toán hoàn vốn là việc thành tài trợ chấp thuận thanh toán cho các khoản chi
của dự án đã phát sinh trong thời hạn hiệu lực của Điều ước quốc tế cụ thể hoặc Hiệp định
vay vốn, đã được BQLDA thanh toán bằng nguồn vốn NSNN hoặc vốn tự có. Được thực
hiện trong mua sắm nhỏ, thanh toán một số hạng mục xây dựng cơ bản.
Thanh toán hồi tố là việc nhà tài trợ chấp thuận thanh toán cho các khảon chi của
dự án đã phát sinh, đã được BQLDA thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tự có
trước khi Điều ước quốc tế cụ thể, hoặc Hiệp định vay có hiệu lực. lOMoAR cPSD| 35966235
Hình thức này chỉ được thực hiện khi được nhà tài trợ thỏa thuận, đồng ý từ khi
chuẩn bị dự án và đưa vào nội dung của Điều ước quốc tế cụ thể hoặc Hiệp định vay vốn
ODA. Cụ thể bao gồm những bước sau:
Bước 1: Theo dõi, đánh giá, nghiệm thu, quyết toán, bàn giao kết quả dự án ODA:
Là khâu công việc quan trọng được tiến hành thường xuyên và định kỳ nhằm phân tích, so
sánh kết quả đạt được trên thực tế với mục tiêu đã đề ra trong các văn kiện của dự án; kiểm
tra, thanh tra việc tiếp nhận, quản lý sử dụng ODA; tổ chức nghiệm thu, quyết toán, bàn
giao kết quả và đưa chương trình, dự án vào vận hành trong thực tế đời sống.
Bước 2: Quản ký trả nợ vay ODA: ODA có thể để lại gánh nặng nợ nần cho nước
tiếp nhận. Vì vậy, quản lý trả nợ vay ODA có ý nghĩa quan trọng. -
Đối với viện trợ không hoàn lại: Khoản này không phải hoàn trả, nhưng cũng
cầnđược quản lý chặt chẽ. Nếu là viện trợ bằng tiền thì cần chuỷen đổi ra nội tệ và ghi tăng
thu cho NSNN, đưa vào cân đối NSNN. Nếu là hiện vật, hàng hóa được phép bán thì Chính
phủ có thể bán, thu tiền và ghi tăng thu cho NSNN. Nếu là hiện vật, hàng hóa không được
phép bán thì hàng nhận về giao cho đơn vị tiếp nhận sử dụng, Chính phủ sẽ quy thành tiền
đồng thời ghi thu và ghi chi NSNN. -
Đối với các khoản vay nợ ODA: Hàng năm đều phải trả lãi vốn vay và trả nợ
khihết thời gian ân hạn.
• Đối với khoản vay được đưa vào cân đối NSNN: Khi vay sẽ ghi thu NSNN.
Khi đến hạn trả nợ, sẽ có thể trích thẳng từ NSNN để trả nợ (qua Kho bạc Nhà nước),
hoặc có thể chuyển sang quỹ trả nợ quốc gia để trả nợ.
• Đối với khoản vay cho các dự án cụ thể: *
Nếu dự án mang tính chất xã hội, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp để
trảnợ, khi nhận vốn vay sẽ ghi thu NSNN, coi là một khoản cấp phát của NSNN cho dự
án. Khi đến thời hạn trả nợ NSNN sẽ trích tiền để trả nợ, ghi chi NSNN (chi trả nợ). *
Nếu dự án có thể tính toán hiệu quả trực tiếp, có số thu đủ để trả nợ. Chính
phủcó thể thực hiện biện pháp cho vay lại để thưụch hiện dự án. Hàng năm, khi dự án đi
vào hoạt động sẽ trích một phần doanh thu (phần khấu hao cơ bản của phần vốn vay thực
hiện dự án) và lợi nhuận vào Quỹ trả nợ quốc gia để trả nợ vốn vay. *
Trả lãi vốn vay hàng năm thưòng được lấy từ chi NSNN hàng năm.
Nói chung, các Chính phủ thường thành lập các cơ quan quản lý việc trả nợ vay
ODA và thành lập Quỹ trả nợ quốc gia để có thể chủ động trả nợ vay khi đến hạn. lOMoAR cPSD| 35966235
5.2.3. Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ
Bài học từ những cuộc khủng hoảng nợ và vỡ nợ quốc tế của các nước Châu Phi.
Mỹ Latinh, từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châấu Á đã khẳng định vai trò quan
trọng của Chính phủ trong việc quản lý nợ vay Chính phủ và nợ vay từ nhân (các doanh
nghiệp). Để quản lý tốt nợ vay nước ngoài của quốc gia, các Chính phủ cần thực hiện các công việc sau: -
Phải thành lập một cơ quan quản lý nợ của Chính phủ để theo dõi, đề ra
cácchính sách vay nợ, quản lý nợ vy và trả nợ nước ngoài, nợ vay Chính phủ và nợ vay
của khu vựuc tư hân. Bài học kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu
á là néu không quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài của khu vực tư nhân sẽ dẫn tới khủng
hoảng và trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu, rộng và toàn diện hiện nay, Chính phủ vẫn
là nguời phảu đứng ra gánh chịu trách nhiệm trả nợ nước ngoài và giải quyết hậu quả các
khoản nợ tư nhân. Cơ quan này có thể là cơ quan riêng biệt trực thuộc Chính phủ hoặc là
một bộ phận nằm trong Bộ Tài chính. -
Phải hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý vay nợ nước ngoài và quản lý nợ nướcngoài theo hướng: •
Phù hợp với thông lệ quốc tế. •
Phù hợp cơ chế thị trường và đặc điểm quốc gia. •
Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan tới quá trình vay và sử dụng. •
Tăng cường vai trò của cơ quan Quốc hội với việc ban hành chính
sách, kiểm tra, giám sát công tác vay nợ. -
Phải khống chế được mức vay hàng năm để tổng nợ vay luôn nằm trong giới
hạncó thẻ kiểm soát được, nền kinh tế có thể hâp thụ có hiệu quả và có khả năng trả nợ.
Nhiều quốc gia để ra mức vay nợ Chính phủ hàng năm không vượt mức 5% GDP, hay
không quá 10% tổng thu NSNN, hoặc 20% tổng chi NSNN…Ngoài ra, việc quản lý nợ
quốc gia còn cần xem xét, khống ché dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống các chỉ tiêu được
nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra: lOMoAR cPSD| 35966235
Tiêu chuẩn phân loại mức độ nợ của WB T Mắc nợ trầm Mức độ khó Mức độ bình Chỉ số T trọng khăn thường 1 Tổng số nợ/GDP ≥ 50% 30 % - 50% <30%
2 Tổng số nợ/Kim ngạch ≥ 200% 165 % - 200% <165 % xuất khẩu 3 Nghĩa vụ trả nợ/Kim ≥ 30% 18 % - 30% <18 % ngạch XK 4 Nghĩa vụ trả nợ?GDP ≥ 4% 2 % - 4% <2 % 5 Nghĩa vụ trả lãi/Kim ≥ 20% 12 % - 20% <12 % ngạch XK
Việc đối chiếu, xem xét hệ thống chỉ tiêu này cần phải đồng bộ, và chỉ có giá trị tham khảo. -
Việc quản lý nợ vay nước ngoài cần được thực hiện này từ khâu lập kế hoạch
vaynợ Chính phủ, từ khâu thẩm định dự án và hiệu quả vay của từng khoản vay, từng lần
vay nợ. Tổ chức công tác quản lý nợ khoa học, chuyên nghiệp và chủ động, nghiên cứu
kinh nghiệm của các nước một cách nghiêm túc và xem xét tính phù hợp với thực tiễn. -
Cần nhanh chóng hoàn thiện thị trường tài chính, sử dụng các công cụ phái
sinh(Swap, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ quyền chọn…) để phòng ngừa rủi ro. Tăng cường
các quan hệ tài chính trên thị trường tài chính quốc tế để có thể giảm thiểu rủi ro trong vay nợ. -
Tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả vốn vay nước ngoài:
+ Tăng cường công tác quy hoạch, phân bổ vốn vay nước ngoài.
+ Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp sử dụng vốn.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quản dự án. -
Việc cấp bảo lãnh các khảon vay không nên căn cứ vào hình thức sở hữu, phí
bảolãnh và phí cho vay lại cần dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của đối
tượng bảo lãnh thay cho vay lại. PHí cho vay lại nên ở mức thị trường để tránh làm méo
mó cạnh tranh thị trường. -
Thường xuyên phân tích danh mục nợ để đánh giá rủi ro (đánh giá cơ cấu kỳ
hạn,lãi suất, đồng tiền vay nợ và các rủi ro liên quan) để có biện pháp cơ cấu lại khi cần
thiết. Tiến dần tới việc thực hiện quản lý nợ theo danh mục tài sản nợ và tài sản có. lOMoAR cPSD| 35966235 -
Thường xuyên đánh giá bền vững nợ ( đánh giá diễn biến môi trường trong
nướcvà quốc tế; các dự báo về xu hướng vận động của nợ; phân tích và xác định rủi ro) để
xây dựng chiến lược và phương án vay nợ mới. -
Chú trọng phát triển và tận dụng mọi nguồn thu về ngoại tệ để đảm bảo khả năngtrả nợ. Cụ thể: •
Đẩy mạnh xuất khẩu Phát triển du lịch. •
Phát triển các dịch kiều hối. •
Phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ khác. -
Hàng năm NSNN phải bố trí, cân đối vốn để trả nợ vay ODA cho những
khoảnvay không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp của Chính phủ; đồng thời; phải giành
một phần dự phòng để trả nợ những khoản vay xấu có thể có của nền kinh tế. Những khoản
này sẽ được trích chuỷen vào Quỹ trả nợ quốc gia (hoặc vào vốn lũy kế trả nợ vay). -
Cần thành lập Quỹ trả nợ quốc gia của Chính phủ để tập hợp các khoản nợ
đúnghạn; đồng thời, có cơ sở để hình thành các khoản dự phòng tập trung nhằm đối phó
với những trường hợp đột xuất, những khoản nợ xấu. Cơ sở của Quỹ trả nợ quốc gia là các
khoản thu hồi vốn và lãi cho vay lại vốn ODA của Chính phủ với những công trình có thể
tính toán hiệu quả trực tiếp, có thể thu hồi vốn; phần vốn tù NSNN chuyển sang để trả nợ
cho các dự án không tính được hiệu quả trực tiếp, những dự án mang tính xã hội; một phần
đóng góp của các doanh nghiệp (hoặc dưới hình thức phí quản lý nợ vay nước ngoài). -
Chính phủ phải có các biện pháp để chủ động trả nợ vay Chính phủ đúng
hạn;đồng thời, góp phần tích cực vào việc xử lý nợ của khu vực tư nhân.
Trong trường hợp vay Chính phủ không có khả năng trả được đúng hạn, Chính phủ
có thẻ đàm phán với chủ nợ hoặc đề nghị giải quyết tại Câu lạc bộ Paris (Paris Club) để
hoãn nợ, giãn nợ, khoanh nợ, đảo nợ, mua lại nợ, chuyển nợ thành cổ phần trong nước, xin
xóa nợ, và trong trường hợp bất khả kháng thì tuyên bố vỡ nợ.
Trong trường hợp các doanh nghiệp gặp khó khăn trong trả nợ quốc tế, Chính phủ
có thể tham gia xử lý: Trả nợ hộ với tư cách người bảo lãnh (tức chuyển nợ tư nhân thành
nợ Chính phủ). Có các biện pháp tài chính hỗ trợ như cho vay ưu đãi; vớt vốn bằng cách
mua tạm cổ phần của các doanh nghiệp này, khi các doanh nghiệp vượt qua khó khăn sẽ
cho các doanh nghiệp chuộc lại cổ phần. Dàn xếp để các doanh nghiệp được đàm páh qua
Câu lạc bộ London để hoãn nợ, giãn nợ, đáo nợ, mua lại nợ, chuyển nợ thành cổ phiếu, trái phiếu dài hạn… lOMoAR cPSD| 35966235
5.3 Viện trợ quốc tế không hoàn lại của Chính phủ
Tài trợ quốc tế của Chính phủ bao gồm: Chính phủ nhận tài trợ quốc tế và Chính
phủ thực hiện tài trợ quốc tế.
5.3.1. Các khoản tài trợ quốc tế chủ yếu cho Chính phủ
Tài trợ quốc tế cho Chính phủ là những khoản mà các Tổ chức Chính phủ hoặc phi
Chính phủ nước ngoài tiến hành các hoạt động tài trợ cả về hiện vật hoặc các nguồn Tài
chính cho một Chính phủ. Tài trợ quốc tế cho Chính phủ chủ yếu gồm các khoản viện trợ
không hoàn lại như: Viện trợ ODA, viện trợ quân sự, viện trợ nhân đạo v.v…
5.3.1.1. Viện trợ ODA
Là khoản viện trợ không hoàn lại cấu thành trong ODA đã được trình bày ở phẩn
trước. Có những khoản ODA là viện trợ không hoàn lại hoàn toàn (100%), như ODA của
các tổ chức thuộc Liên hợp quốc như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP),
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR),
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức văn hoá, Khoa học và Giáo dục của
Liên hợp quốc (UNESCO)… hoặc của một số nước Bắc Âu như: Thuỵ Điển, Đan Mạch,
Phần Lan, Nauy… hoặc của các tổ chức phi Chính phủ (NGO). Các khoản viện trợ khồn
hoàn lại khác cấu thành trong ODA có thể nằm trong các dự án hỗn hợp, vừa có Viện trợ
không hoàn lại, Vừa có ODA cho vay, hoặc vừa có cho vay thương mại.
5.3.1.2. Viện trợ quân sự
Viện trợ quân sự là dạng viện trợ song phương giữa hai Chính phủ. Trong thời kì
chiến tranh lạnh thì đaay là một khoản khồn nhỏ. Viện trợ quân sự thường dùng dể mua vũ
khí, trang thiết bị quân sự, xây dựng các căn cứ quân sự, quân trang, quân dụng phục vụ
quân đội… Thường là viện trợ bằng hiện vật. Nếu bằng tiền thì người cung cấp cũng thường
chỉ định các chủng loại vũ khí, địa chỉ cung cấp để buộc người nhận mua ở đó.
Viện trợ quân sự khồn trực tiếp góp phần phát triển kinh tế- xã hội, do đó có nhiều
ý kiến cho rằng đây không phải là ODA. Tuy nhiên, việc bảo vệ an ninh, bảo vệ sự toàn
vẹn và độc lập chủ quyền của quốc gia la một nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ. Do vậy,
cần thiết có các khoản chi của Chính phủ cho các lĩnh vực này. Khi nhận được viện trợ
quân sự, Chính phủ sẽ giảm khoản chi này, dành vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, và như
vậy, khoản chi này gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
5.3.1.3. Cứu trợ nhân đạo
Trong các trường hợp có biến động đột xuất do thiên tai như dộng dất, núi lửa, sóng
thần, bão lụt, hạn hán… hoặc chiến tranh, gây ra những khó khăn khác thường cho các
quốc gia thì các quốc gia thường nhận được các khoản cứu trợ nhân đạo hay viện trợ quốc lOMoAR cPSD| 35966235
tế khẩn cấp. Nhiều trường hợp viện trợ khẩn cấp không kịp phản ánh vào ngân sách Nhà
nước, mà đại diện Chính phủ đứng ra tiếp nhận và chuyển ngay cho người bị nạn. Cứu trợ
nhân đạo có thể do các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ thực
hiện với xu hướng ngày càng tăng do tính toàn cầu hoá, nhất thể hoá, và mức độ hội nhập
ngày càng sâu, rông trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.
Chú ý 1: Viện trợ không hoàn lại là một khoản thu của ngân sách Nhà nước, do vậy
rất cần được quản lý, đặc biệt, nhiều người cho rằng đây là khoản “cho không”, dễ dẫn đến
lãng phí. Do vậy vấn đề đặt ra là: Phải thực hiện quản lý viện trợ không hoàn lại -
Đối với viện trợ quân sự và cứu trợ nhân đạo, việc quản lý, sử dụng tương
đốiđơn giản vì có mục đích, địa chỉ rõ ràng, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và tỉ
trọng vốn cũng không lớn. -
Viện trợ dành cho phát triển kinh tế - xã hội thường được thực hiện theo
cácchương trình, dự án như các khoản ODA nói chung hoặc đi kèm trong dự án với vốn
vay. Do vậy, phương thức quản lý, sử dụng các khoản viện trợ cũng được tiến hành thông
qua việc quản lý các chương trình, dự án. Tuy nhiên, việc quản lý viện trợ cũng có những đặc điểm riêng: •
Ở cấp quốc gia: Thường thành lập Uỷ ban tiếp nhận viện trợ cấp Chính phủ
để đàm phán, tiếp nhận và phân phối các khoản viện trợ. Thành phần thường bao gồm: Văn
phòng Chính phủ, Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính, NHTW, các Bộ, ngành có liên quan. •
Các khoản viện trợ thường được giao cho các ngành, địa phương làm chủ đàu mối. •
Việc kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng các khoản viện trợ được đặt ra
thương xuyên và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả của khoản vốn này.
Chú ý 2: Tài trợ quốc tế cho Chính phủ có cả ý nghĩa tích cực và những tác động tiêu cực. Cụ thể là: Ý nghĩa tích cực:
- Là một nguồn thu quan trọng đối với Chính phủ các nước đang phát triển và chậm
phát triển, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính phủ mà không gây ra lạm phát. •
Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, nguồn thu của NSNN
rất hạn hẹp và nhỏ bé. Đặc biệt, thiếu hụt về ngoại tệ rất lớn. •
Nhu cầu chi tiêu của NSNN rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã
hội, để giải quyết các vấn đề xã hội, để nâng cao trình độ dân trí và trình độ sản xuất, để
cải thiện cán cân thanh toán… lOMoAR cPSD| 35966235 •
Để giải quyết vấn đề đó, Chính phủ có nhiều cách: Phát hành thêm tiền, vay
nợ trong nước và tìm nguồn tài trợ quốc tế. Vay nợ trong nước rất khó khăn và số lượng
không lớn vì thu nhập và tích lũy của dân cư tháp. Phát hành thêm tiền sẽ dẫn tới lạm phát,
gây xáo trộn kinh tế, thậm chí khủng khoảng kinh tế – xã hội. Tài trợ quốc tế vừa tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tăng thu ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính
phủ mà không gây ra các xáo trộn cho nền kinh tế quốc dân.
- Tăng thêm nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, phát huy được
các tiềm năng sẵn có trong nước. •
Một phần rất lớn từ nguồn tài trợ quốc tế được Chính phủ chi tiêu cho mục
đích phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và chi cho phát triển kinh tế. Đây sẽ là cơ sở
để các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế phát triển. •
Ngay cả khoản chi tiêu cho quản lý của Chính phủ cũng sẽ là nhân tố tác
động làm tăng tổng chi trong nước, góp phần làm tăng sản lượng sản xuất của nền kinh tế. •
Nguồn ODA thường được Chính phủ và các nhà tài trợ sử dụng như một
nhân tố kích thích hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài, khai thác hết các tiềm năng
sẵn có trong nước để phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế.
Tác động tiêu cực: •
Mang nặng tâm lý ỷ lại vào viện trợ nên không kích thích kinh tế phát triển; •
Dễ sa vào tình trạng sử dụng lãng phí các nguồn viện trợ; Tham nhũng
trong bộ máy Chính phủ có thể nẩy sinh.
Tóm lại, vay nợ Chính phủ vừa có những ý nghĩa tích cực, vừa có thể có những hậu
quả tiêu cực nếu không quản lý, sử dụng tốt khoản vay này.
5.4. Thực hiện tài trợ quốc tế từ Chính phủ
5.3.2.1. Lý do các Chính phủ thực hiện tài trợ quốc tế -
Trước hết, do động cơ bành trướng ảnh hưởng về chính trị của các quốc gia
tàitrợ. Đặc biệt, khi tồn tại các hệ thống chính trị khác nhau, khi tồn tại chiến tranh lạnh
trên thế giới thì đây là một lý do rất quan trọng. -
Các quốc gia muốn bành trướng ảnh hưởng và giành lợi thế về kinh tế. Đây
là mộtmục tiêu tổng hợp mà rất nhiều quốc gia theo đuổi khi thực hiện tài trợ quốc tế. •
Các quốc gia tài trợ muốn mở rộng thị trương tiêu thụ hàng hoá nên đã tài
trợ để các nước đang và chậm phát triển có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng cần thiết
tối thiểu cho việc phát triển kinh tế và sử dụng hàng hoá của họ. lOMoAR cPSD| 35966235 •
Mở rộng thị trường đầu tư: Các khoản tài trợ cho phát triển hạ tầng, phát triển
môi trường thể chế, môi trường đầu tư tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư
của khu vực các doanh nghiệp các nước tài trợ. Hơn nữa, các nươc stài trợ còn có thể đề ra
các yêu cầu về mở của thị trường hàng hoá, đầu tư và cung cấp các nguyên vật liêu quý hiếm cho sản xuất. •
Góp phần tiêu thụ hàng hoá ế thừa của các nước tài trợ: Do được tài trợ bằng
ngoại tệ, nhu cầu hàng hoá của các nước đang và chậm phát triển, đặc biệt là những hàng
hoá nhập khẩu tăng lên. Các nước tài trợ có thể bán nhiều hàng hoá hơn, giảm kho hàng ế
thừa. Thậm chí, nhiều khoản tài trợ còn được thực hiện bởi những hàng hoá ế thừa, nhưng vẫn được hoan nghênh. •
Các quốc gia tài trợ cố gắng để tiêu thụ được nhiều hàng hoá của mình, thu
lợi từ tài trợ như: đặt điều kiện để các nước tài trợ mua hàng hoá, thiết bị, thuê chuyên gia,
thuê dịch vụ… với giá cao của nước tài trợ. Tỉ lệ % số tiền tài trợ phải mua hàng hoá, dịch
vụ… tại chính nước tài trợ là: Bỉ, Đức, Đan Mạch khoảng 50%, Canađa là 65%, các nước
thuộc DAC là 22%. Chỉ có mộtt số quốc gia không đặt ra điều kiện này hoặc với tỉ lệ không
đáng kể là Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Niu Dilân… •
Một số nước có mong muốn quốc tế hoá đồng tiền nước mình như Nhật Bản
thì yêu cầu nước nhận tài trợ nhận khoản tài trợ bằng đồng tiền quốc gia mình.
- Do các quốc gia muốn tăng cường hợp tác quốc tế, giúp đỡ các quốc gia khác phát
triển để xây dựng trật tự kinh tế ổn định, bình đẳng, có lợi cho các quốc gia đang và chậm phát triển.
5.3.2.2. Các nhà tài trợ quốc tế chủ yếu -
DAC (Development Asistance Committee) là Uỷ ban hỗ trợ phát triển trực
thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD- Organisation for Econmic
Cooperation and development). OECD được thành lập 14/2/1960, hiện nay gồm 22 nước
thành viên, đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp ODA song phương và đa phương.
DAC là cơ quan chuyên trchs thực hiện các khoản tài trợ ODA. DAC cung cấp khoảng
80% tổng số ODA trên thế giới. (Năm 1992 là 62,7 tỉ USD, tương ứng 0,34% GNP của 24
nước thành viên DAC; Năm 1997 là 48,3 tỉ USD và 0,22% GNP). Ngoài ra, các thành viên
DAC còn đóng góp lớn vào ODA đa phương của các tổ chức quốc tế. -
Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu: Trước năm 1991 là nguồn tài trợ
ODA khá lớn cho các nước đang phát triển. Đến 1991 khi Liên Xô và hệ thống XHCN
Đông Âu tan rã thì riêng nợ của các nước với Liên Xô chuyển thành nợ của Liên bang Nga
là hơn 120 tỷ USD. Sau1991 không còn nguồn tài trợ này nữa. lOMoAR cPSD| 35966235 -
Một số nước Arập: Như các Tiểu vương quốc Arap thống nhất (UEA), Cooet,
Arap Xeut… có nguồn dầu mỏ dồi dào cũng trở thành các nàh tài trợ. -
Một số nước đang phát triển khác: Như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…
vừa nhận tài trợ, vừa tham gia tài trợ ODA ít nhiều. -
Các tổ chức quốc tế: Thuộc Liên hợp quốc như FAO, UNDP, UNICEF,
UNESCO, UNHR, WHO, UNFPA… đặc biệt là các tổ chức tài chính quốc tế như: IMS, WB, ADB, AFDB…
5.3.2.3. Tình hình tài trợ của một số nước -
Về mức tài trợ: Mặc dù từ 1970 Liên Hợp quốc khuyến nghị các nước phát
triển cần tăng mức tài trợ quốc tếbằng 0,7% GNP của các nước và có thể tăng lên 1% GNP
vào năm 2000. Nưng thực tế, chỉ rất ít nước như Đan Mạch, Nauy, Hà Lan, Thuỵ Điển…
đạt tie lệ từ 0,7%- 1% GNP. Các nước tham gia DAC chỉ ở mức 0,34% năm 1992; 0,22%
GNP năm 1997. Mỹ năm 1992 là 0,2% GNP; năm1997 là 0,09% GNP. -
Về phân bổ tài trợ: Căn cứ vào mục tiêu và chính sách của mình, mỗi quốc
gia tài trợ luôn chọn những đối tác cụ thể khác nhau. Nhật Bản lựa chọn những nước châu
á là chính; Mỹ lựa chọn các nước Trung Đong, châu Phi; Đức là châu á và châu Phi; Canada
là châu Phi và châu á… Nếu căn cứ vào mức độ phát triển Nhật Bản dành nhiều cho các
nước có thu nhập thấp (dưới 675 USD/ người/ năm) và các nước có thu nhập trung bình
thấp (675- 2695 USD/ người/ năm); Mỹ dành cho các nước thu nhập trung bình thấp nhiều
hơn; Các nước Thuỵ Diển, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Canada dành nhiều ODA cho các
nước chậm phát triển và các nước có thu nhập thấp.
5.5. Tình hình vay nợ và tài trợ ở Việt Nam
CHƯƠNG 6: THUẾ QUAN VÀ LIÊN MINH THUẾ QUAN (3 TIẾT) 6.1 Thuế quan
6.1.1. Khái niệm:
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ tại các cửa khẩu biên giới khi
hàng hóa và dịch vụ di chuyển vào hoặc ra khỏi một quốc gia + Thuế xuất khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế quá cảnh
+ Các khoản thu ngoài thuế mà nguời ta thường gọi là “những dạng thuế quan
trá hình” 6.1.2. Biểu thuế quan: lOMoAR cPSD| 35966235
Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp quy định có hệ thống các mức thuế đánh
vào các loại hàng hóa chịu thuế khi XK, NK
Biểu thuế quan là căn cứ để các quốc gia thực hiện biện pháp thuế quan. Trong
quan hệ kinh tế thương mại, mỗi nước đều phải công khai biểu thuế. Phương pháp
tính thuế và cách thu thuế. Vì vậy thuế quan là biện pháp mang tính công khai và minh bạch nhất.
+ Phương pháp xây dựng biểu thuế quan: ⚫Tự định
⚫Thương lượng giữa các quốc gia
+ Các loại biểu thuế quan
⚫Biểu thuế quan đơn
⚫Biểu thuế quan kép
6.1.3. Phân loại thuế quan
+ Theo đối tượng đánh thuế, thuế quan bao gồm: thuế quan xuất khẩu, thuế
quan nhập khẩu và thuế quan quá cảnh.
+ Theo phương pháp tính thuế, thuế quan bao gồm: Thuế quan theo đơn giá
hàng (theo giá trị, tỷ lệ), thuế quan trọng lượng (đơn vị hàng hóa), thuế quan hỗn hợp
+ Theo mục đích đánh thuế, thuế quan tài chính, thuế quan bảo hộ, thuế quan
trong đàm phán, thuế quan trừng phạt
6.1.4. Vai trò thuế quan
+ Thuế quan trước hết là nhằm Điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào sự tiêu thụ hàng hóa, yếu tố
này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả lên xuống làm giảm hoặc tăng sức cạnh tranh
của hàng hóa. Một bộ phận quan trọng tác động đến sự lên xuống của giá cả hàng
hóa ngoại thương đó là thuế quan. Thuế quan đánh thấp hay đánh cao ảnh hưởng đến
sức cạnh tranh của hàng hóa, do đó thông qua mức thuế quan đánh vào hàng hóa
xuất nhập khẩu người ta gián tiếp Điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. lOMoAR cPSD| 35966235
+ Thuế quan có tác dụng bảo hộ thị trường nội địa vì đánh thuế cao vào những
hàng hóa nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong nước bằng giá rẻ có thể cạnh tranh
với hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt thuế quan giúp các xí nghiệp sản xuất non trẻ ở
trong nước có thời gian để phát triển và sinh lời nhằm có thể cạnh tranh với hàng
nhập khẩu trong tương lai. Vì những xí nghiệp non trẻ thường phải chi phí ban đầu
cao, chưa có thị trường rộng lớn nên những xí nghiệp này có thể bị bóp chết trong
trường hợp thương mại tự do khi bị hàng nhập khẩu cạnh tranh.
+ Thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách quốc gia với chi phí rẻ hơn
so với nhiều loại thuế tiêu dùng, vì điểm thu thuế nhập khẩu ít hơn nhiều so với các
điểm của loại thuế tiêu dùng.
+ Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì sản phẩm thay thế
hàng nhập khẩu là do việc đánh thuế cao gây nên sẽ đòi hỏi mở thêm sản xuất tạo
thêm công ăn việc làm giải quyết bớt nạn thất nghiệp trong nội địa.
+ Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp
lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.
6.2 Liên minh thuế quan
6.2.1. Ảnh hưởng của thuế quan và sự cần thiết phải liên minh thuế quan
6.2.1.1. Ảnh hưởng của thuế quan
Ảnh hưởng khi nước có nền kinh tế nhỏ đánh thuế nhập khẩu
Trong thương mại quốc tế, nước có nền kinh tế nhỏ là nền kinh tế ở đó chỉ
chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng thị phần của nền kinh tế thế giới. Với hành vi
đánh thuế nhập khẩu của chính phủ của nước có nền kinh tế nhỏ sẽ gây tác động,
ảnh hưởng chủ yếu đối với nền kinh tế đó. Khi đánh thuế nhập khẩu vào một mặt
hàng thuộc nền kinh tế nhỏ của một quốc gia sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng
trong nước, người sản xuất trong nước, chính phủ và toàn xã hội.
Khi Chính phủ của nước có nền kinh tế nhỏ đánh thuế nhập khẩu, đã làm tăng
giá cả trên thị trường nội địa, mặc dù sản xuất trong nước có thể được bảo hộ, chính
phủ có thể thu được một khoản thuế nhập khẩu, nhưng đã gây ra thiệt hại lớn cho lOMoAR cPSD| 35966235
người tiêu dùng, làm thu hẹp thương mại quốc tế và tạo ra khoản mất trắng, cơ sở
kinh tế khách quan của nạn buôn lậu trốn thuế.
Ảnh hưởng khi nước có nền kinh tế lớn đánh thuế nhập khẩu
Nước có nền kinh tế lớn là nền kinh tế ở đó chiếm thị phần rất lớn trong tổng
thị phần của nền kinh tế thế giới, thậm chí được coi là đại diện cho nền kinh tế thế
giới. Vì thế, một sự biến động của nền kinh tế này có thể tác động không đáng kể,
mà ngược lại sẽ tác động đến các nền kinh tế nhỏ khác có liên quan. Khi chính phủ
của nước có nền kinh tế lớn đánh thuế nhập khẩu, hành vi này hầu như không ảnh
hưởng nhiều đến chính nền kinh tế lớn đó, mà lại có tác động rất mạnh đến các nền
kinh tế có xuất khẩu mặt hàng vào nước có nền kinh tế lớn và bị đánh thuế nhập khẩu.
Như vậy, khi Chính phủ của nước có nền kinh tế lớn đánh thuế nhập khẩu, đã
làm giảm giá nhập khẩu, mặc dù chính phủ có thể thu được một khoản thuế nhập
khẩu, nhưng đã gây ra thiệt hại lớn cho người sản xuất hàng xuất khẩu vào, làm thu
hẹp thương mại quốc tế và tạo ra khoản mất trắng, cơ sở kinh tế khách quan của nạn buôn lậu trốn thuế.
6.2.1.2. Sự cần thiết phải liên minh thuế quan -
Thuế nhập khẩu đã làm bóp méo giá cả, gây ra tổn thất lớn cả
cho ngườisản xuất và người tiêu dùng.
Người sản xuất thì buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, buộc phải đóng cửa
bớt các cơ sở sản xuất, sa thải nhân công… Người tiêu dùng thì vừa phải trả giá cao
cho chi phí bảo hộ, vừa giảm lượng cầu đáng nhẽ phải được thỏa mãn. -
Thuế nhập khẩu thực sự trở thành rào cản, trở ngại đối với hoạt
độngthương mại quốc tế -
Thuế nhập khẩu đều gây ra khoản “mất trắng”
Đây là khoản người sản xuất hoặc tiêu dùng bị mất nhưng không biết ai được
nên được gọi là “gánh nặng phụ trội của thuế”. Vấn đề dàn xếp thuế quan theo hướng
giảm thấp hoặc xóa bỏ đã được các quốc gia đề cập đến từ lâu. Điển hình là Hiệp
ước Cobden – Chevalier giữa Pháp và Anh ký kết năm 1860, quy chế MFN về thuế
quan đã được áp dụng; Chính sách của các quốc gia thuộc Khối Liên hiệp Anh những
năm đầu thế kỉ 20 và sau đó mở rộng cho các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng
chung, quy chế MFN càng được chú trọng. Đến năm 1947, khi GATT được 23 quốc
gia đầu tiên nhất trí ký kết, vấn đề liên minh thuế quan đã trở thành một trong những
trụ cột chính yếu nhất mà các quốc gia quan tâm.
6.2.1.3. Nội dung của liên minh thuế quan lOMoAR cPSD| 35966235 -
Cam kết giảm thấp thuế nhập khẩu
Đây là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của liên minh thuế
quan. Thể hiện rõ nét của nội dung này là các quốc gia trong liên minh dành cho
nhau quy chế MFN, với sự ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu không kém hơn sự ưu
đãi cho một quốc gia nào khác. Trong một số trường hợp, ngoài quy chế MFN, các
quốc gia trong liên minh còn được hưởng quy chế GPS, mà theo đó, thuế suất thuế
nhập khẩu có thể giảm tối đa xuống mức 0. Để có thể thực thi các quy chế này, một
yêu cầu quan trọng có tính bắt buộc là các quốc gia phải chứng minh được xuất xứ
hàng hóa, đảm bảo rằng hàng hóa, dịch vụ đó là do chính quốc gia sản xuất, có tỷ lệ
giá trị nội tại mang tính quốc gia trong tổng giá trị của hàng hóa đủ lớn theo quy định. -
Xóa bỏ thuế nhập khẩu
Xóa bỏ thuế nhập khẩu là đỉnh cao trong liên minh thuế quan giữa các quốc
gia. Lúc này, giữa các quốc gia trong liên minh không còn áp dụng thuế nhập khẩu
đánh vào hàng hóa, dịch vụ…. xuất nhập khẩu lẫn nhau nữa, mà sự lưu thông hàng
hóa dịch vụ…. như được thực hiện trong nội bộ một quốc gia. Trong khi đó, thuế
nhập khẩu vẫn có thể được áp dụng với các quốc gia ngoài liên minh.
Việc xóa bỏ thuế nhập khẩu, về mặt cơ học, hàng hóa, dịch vụ…. không còn
thuế nhập khẩu, tức là thuế nhập khẩu bằng 0, tương đương như trong trường hợp
miễn thuế trên đây. Tuy nhiên, xét về bản chất, ở đây đã có sự thay đổi về chất, chứng
tỏ sự thống nhất cao độ về kinh tế, chính trị…. của các quốc gia thành viên trong liên minh.
Trong lịch sử có một số liên minh thuế quan đạt đến việc xóa bỏ thuế xuất
nhập khẩu lẫn nhau như Liên Xô trước đây, Vương quốc Anh, EU…. hiện nay. -
Bảo hộ bằng thuế nhập khẩu
Liên minh thuế quan không chỉ quy định một chiều là giảm tháp, thậm chí xóa
bỏ thuế xuất nhập khẩu, mà ngược lại, còn quy định cho phép các quốc gia được
phép sử dụng thuế quan như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất và thị trường
trong nước. Lúc này, thường có hai loại quy định:
+ Các quốc gia thành viên được phép bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước
bằng biện pháp thuế quan. Ở đây, chủ yếu là cho phép sử dụng thuế quan để trừng
phạt các hành vi gian lận, không công bằng, minh bạch…. trong quan hệ thương mại,
trong vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…. Các quốc gia được phép áp dụng các mức thuế
chống bán phá giá, thuế vi phạm bản quyền…. với thuế suất cao hơn nhiều lần thuế suất thông thường. lOMoAR cPSD| 35966235
+ Khuyến cáo các quốc gia xóa bỏ việc bảo hộ bằng các hàng rào phi thuế
quan. Như xóa bỏ quy định hạn ngạch xuất nhập khẩu; quy định chỉ một số ít các
đồng tiền được dùng trong thanh toán; các quy định quá mức về tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì đóng gói…..
Vấn đề bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước chỉ hoàn toàn bằng công cụ
thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan đã gây ra những tranh cãi triền miên
giữa các quốc gia, kể cả các quốc gia trong liên minh, thậm chí, có không ít các
trường hợp dẫn đến nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại. Điều này là một trong
những nguyên nhân làm cho các vòng đàm phán của WTO, như vòng đàm phán
Urugoay, vòng đàm phán Doha…. bị kéo dài quá mức.
6.3. Hiệp định tránh đánh thuế trùng
6.3.1. Mục tiêu tránh đánh thuế trùng -
Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển quan hệ thương mại quốc tế
Sự khuyến khích theo hướng có lợi cho các nước cùng tham gia cam kết việc
thu thuế thu nhập có liên quan đến thu nhập phát sinh trên lãnh thổ của mình để được
hưởng chính sách tương tự từ phía nước đối tác để đổi lại được hưởng các lợi ích
tương tự và tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế và quan hệ thương mại giữa các nước với nhau. -
Đảm bảo tính khả thi, giảm thiểu hành vi trốn thuế, trốn lậu thuế. Tức
làkhuyến khích và ràng buộc các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ
thuế, góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
6.3.2. Phạm vị tránh đánh thuế trùng
Phạm vi áp dụng cho tránh đánh thuế trùng là khá rộng: -
Các thể nhân và pháp nhân của các quốc gia có liên quan. Đó là người
cưtrú của các quốc gia có liên quan đến thỏa thuận về tránh đánh thuế trùng. -
Các khoản thu nhập và tài sản. Gồm thu nhập về kinh doanh bất động
sản,thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiền lãi cổ phần, cổ phiếu, lãi tiền vay, tiền bản quyền…. -
Chủ yếu là các loại thuế thu nhập. Thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuếchuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế thu nhập đối với nhà thầu nước ngoài, thuế
chuyển nhượng vốn, thuế thu nhập cá nhân…..
6.3.3. Các biện pháp tránh đánh thuế trùng -
Biện pháp miễn thuế lOMoAR cPSD| 35966235
Theo biện pháp này thì các quốc gia, vùng lãnh thổ không thu thuế đối với
phần thu nhập phát sinh từ nước ngoài thông qua việc miễn thuế toàn phần hoặc
miễn thuế lũy tiến. Gồm:
+ Miễn thuế toàn phần là không thu thuế đối với các khoản thu nhập đã đánh ở nước ngoài.
+ Miễn thuế lũy tiến là không đánh thuế một lần nữa đối với thu nhập đã nộp
ở nước ngoài nhưng vẫn cộng vào thu nhập phát sinh tại nước sở tại để xác định mức
thuế lũy tiến để áp dụng cho thu nhập phát sinh tại nước sở tại. -
Biện pháp khấu trừ
Theo biện pháp này thì số thuế đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ vào số thuế
phải nộp ở trong nước cho phần thu nhập ở nước ngoài. Thông thường, việc xử lý
này theo một trong hai hướng:
+ Khấu trừ toàn phần. Nhà nước cho phép đối tượng nộp thuế được khấu trừ
toàn bộ số thuế đã nộp ở nước ngoài.
+ Khấu trừ thuế khoán. Nhà nước cho phép đối tượng nộp thuế được hưởng
một khoản khấu trừ, ngay cả khi đối tượng đó không phải trả một khoản thuế nào ở
nước ngoài; ngoài mức thuế khoán, đối tượng nộp thuế phải nộp đối với số thu nhập cao hơn số thuế khoán.
6.3.4. Hình thức thỏa thuận tránh đánh thuế trùng
Thông thường việc thỏa thuận tránh đánh thuế trùng được thực hiện thông qua
Hiệp định tránh đánh thuế trùng; ngoài ra, tùy theo nội dung thỏa thuận giữa các bên,
có thể dưới hình thức Nghị định thư hoặc Công hàm theo hiệp định để cụ thể hóa
các điều khoản được nêu trong Hiệp định. Ở nước ta, việc thỏa thuận tránh đánh thuế
trùng đã được thực hiện dưới hình thức Hiệp định giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh
thổ. Tính đến nay, Việt Nam đã ký và phê chuẩn Hiệp định tránh đánh thuế trùng với
trên 60 nước, vùng lãnh thổ.
6.3.5. Nội dung cơ bản của Hiệp định chống đánh thuế trùng
6.3.5.1. Phạm vi áp dụng - Đối tượng nộp thuế
Bao gồm tất cả đối tượng cư trú của quốc gia tham gia ký kết với quốc gia đối
tác, gồm toàn bộ thu nhập của thể nhân và pháp nhân của cả nước tham gia ký kết Hiệp định. Trong đó:
+ Đối với cá nhân thì căn cứ xác định là một trong các tiêu chí, như nhà ở
thường trú, thời gian cư trú, thu nhập phát sinh tại nước cư trú và nước khác…. lOMoAR cPSD| 35966235
+ Đối với doanh nghiệp thì căn cứ là địa điểm thành lập hoặc đăng ký kinh
doanh của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước…. -
Phạm vi điều chỉnh. Là phạm vi lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tếthuộc chủ quyền của các quốc gia tham gia ký kết. -
Các loại thuế thuộc phạm vi điều chính. Tùy thuộc nội dung thỏa thuận
củatừng Hiệp định. Nói chung, các loại thuế thuộc phạm vi tránh đánh thuế trùng là
có liên quan đến thu nhập và thuế tài sản.
6.3.5.2. Các loại thu nhập, tài sản chịu sự điều chỉnh
Gồm thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thu nhập từ chuyển
nhượng tài sản, thù lao, tiền bản quyền….. 6.3.5.3. Các biện pháp tránh đánh thuế trùng
Tùy theo nội dung thỏa thuận mà Hiệp định có thể sử dụng một trong hai
phương pháp là miễn thuế hoặc khấu trừ như đã nêu trên.
Ngoài ra, nội dung Hiệp định còn có một số điều khoản khác quy định về thủ
tục nộp thuế, miễn thuế, không thu thuế, khiếu nại của đối tượng nộp thuế; quy định
thủ tục giải quyết khiếu nại, thời hạn, và thủ tục pháp lý đảm bảo hiệu lực, hết hiệu lực của Hiệp định.
6.4 Những quy định về thuế quan trong các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế
6.5 Những cải cách về thuế quan khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
CHƯƠNG 7 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ (3 TIẾT)
7.1. Sự hình thành, phân loại và vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế
7.1.1. Sự hình thành của các tổ chức tài chính quốc tế
Thập niên 30 của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến cuộc đại khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929 – 1933) và sự sụp đổ của hệ thống thương mại và thanh toán đa phương
đuuwọc hình thành từ thế kỷ XIX. Trong chính sách thương mại, những cản trưo to lớn
mang tính phân biẹt đối xử có khuynh hướng lan tràn. Trong khi đó, hệ thống thanh toán
quốc tế có sự suy giảm do vô số các quy định ề quản chế ngoại hối ở các nước. Dòng vốn
và lao động quốc tế bị chặn lại. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ càng làm cho giao
thương quốc tế sụt giảm mạnh mẽ và thương mại quốc tế rơi vào tình trạng hết sức u ám.
Tuy nhiên, trong thời kỳ này, những nỗ lực nhằm giảm bớt các rào cản thương mại và tiền lOMoAR cPSD| 35966235
tệ quốc tế hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế thế giới lành mạnh sau chiến tranh vẫn được tiếp tục.
Việc tổ chức lại trật tự tài chính quốc tế được khởi đầu bằng Hội nghị Tài chính
quốc tế Bretton Woods (New Hamshire, Mỹ) tháng 7 năm 1944 của 44 quốc gia và quyết
định thành lập quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF) và Ngân hàng tái
thiết và phát triển quốc tế (International Bank for Reconstruction and Development –
IBRD) mà sau này còn được gọi là Ngân hàng thế giới (World Bank – WB). Mục tiêu của
IMF là tạo lập một hệ thống thanh toán đa phương dựa trên khả năng chuyển đổi dễ dàng
các loại tiền tệ trên toàn cầu, loại bỏ các quy định về quản chế ngoại hối; duy trì tỷ giá ở
mức hợp lý, tránh tình trạng phá giá để gtăng khả nưng cạnh tranh, nếu việc phá giá là cần
thiết thì cugnx cần được thực hiện tuần tự; đảm bảo tính độc lập của mỗi quốc gia trong
các vấn đề tài chính, tiền tệ để thực hiện các chính sách đối nội toàn dụng nhân công. Cùng
với IMF, Ngân hàng thế giới ra đời nhằm mục đích ban đầu là tài trợ cho công cuộc tái
thiêtw kinh tế các tnước thời kỳ hậu chiế, sau đó ngân hàng này chuyển dần sang việc tài
trợ cho các quốc gia đang phát triển.
Về sau, chức năng của Ngân hàng được mở rộng cho cả việc bảo lãnh cho các khoản
tín dụng phát triển cấp cho các nước thành viên theo những dự án cụ thể; cả tài trợ cho các
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân tại các thành viên và cung cấp dịch vụ trợ
giúp kỹ thuật…Hai định chế này lần lượt đi vào hoạt động sau khi chiến tranh thế giới thứ
hai kết thúc. Đến nay hai định chế này vẫn là những trụ cột của hệ thống tài chính quốc tế
Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của thế giới sau chiến tranh đòi hỏi phải hình thành các
định chế tài chính quốc tế khu vực với sứ mệnh giải quyết các vấn đề tài chính tiền tệ khu
vực. Từ nhu cầu đó, Ngân hàng phát triển Liên châu Mỹ (Interamerican Development Ban
– IDB) được thành lập năm 1950. Ngân hàng phát triển châu phi (AFDB) năm 1964 và
ngân hàng phát triển châu á (ADB) năm 1966
Tại châu âu, với sự hình thành thị trường chung châu âu, đó là liên minh kinh tế
châu âu (EEC), cộng đồng châu âu (EC), Liên minh châu âu (EU) đã làm xuất hiện nhiều
tổ chức tài chính khu vực như: Ngân hàng đầu tư châu âu năm 1958, quỹ châu âu định
hướng và đảm bảo kinh tế nông nghiệp năm 1962, quỹ châu âu phát triển vùng năm 1975,
quỹ châu âu hợp tác hối đoái năm 1973, quỹ hợp tác tiền tệ châu âu năm 1973 và sau này
chuyển thành ngân hàng trung ương châu âu vào năm 1989.
Sự hình thành các tổ chức tài chính quốc tế khu vực các nước Arap đã làm cho hệ
thống tài chính quốc tế thêm phong phú, đa dạng. Đó là quỹ Cô oet phát triển kinh tế Arập
năm 1961, quỹ phát triển Arập Xeut năm 1972, quỹ tiền tệ Arập năm 1979 của 20 nước Arập thành viên… lOMoAR cPSD| 35966235
Trong những năm tồn tại Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước XHCN (SEV),
có hai tổ chức tài chính quốc tế khu vực được thành lập là Ngân hàng quốc tế hợp tác và
tương trợ và Ngân hàng đầu tư quốc tế
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc cải tổ các chức
năng, cơ cấu tổ chức của các tổ chức tài chính qucố tế đang hoạt động và hình thành các tổ
chức tài chính quốc tế mới là một tất yếu. 7.1.2. Phân loại các tổ chức tài chính quốc tế
7.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi hoạt động
Các tổ chức tài chính quốc tế toàn cầu: Gồm có quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế
giới, ngân hàng thanh toán quốc tế. Đặc điểm chung là nguồn vốn do các nước trên thế giới
góp hoặc huy động vốn trên thị trường vốn thế giới và cung ứng các dịch vụ tài chính choh
các nước trên thế giới
Các tổ chức tài chính quốc tế khu vực: Gồm các ngân hàng, các quỹ tiền tệ khu vực
như Ngân hàng phát triển châu Á, ngân hàng trung ương châu âu, ngân hàng phát triển
Liên Mỹ, quỹ tiền tệ Arập, ngân hàng phát triển châu phi…Đặc điểm chung là cung cấp
cá dịch vụ tài chính ưu tiên và chủ yếu là cho các nước trong khu vực
7.1.2.2. Căn cứ vào mục tiêu tài trợ
Các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cán cân thanh toán. Chủ yế là cho vay ngắn hạn,
trung hạn để hỗ trợ cán cân thanh toán, gồm quỹ tiền tệ quốc tế, quỹ tiền tệ Arập, ngân hàng trung ương châu âu
Các tổ chức tìa chính quốc tế tài trợ các dự án đầu tư trung và dài hạn. Thực hiện tài
trợ đầu tư trung và dại hạn cho các quốc gia, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp…gồm
có Ngân hàng thế giới, các ngân hàng đầu tư và phát triển khu vực (Ngân hàng phát triển
Arập, ngân hàng đầu tư châu âu, ngân hàng phát triển châu á…)
7.1.3. Vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế
7.1.3.1. Phối hợp chính sách tiền tệ của các nước thành viên nhằm tạo ra sự ổn định của
hệ thống tiền tệ quốc gia và hệ thống tiền tệ quốc tế
Các tổ chức tài chính quốc tế, trước hết là IMF, phải phối hợp với các ngân hàng
trung ương các nước thành viên tạo dựng một đồng tiền tập thể làm cơ sở cho việc xác định
tỷ giá hối đoái công bằng, hợp lý (SDR)
Kiên trì chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự điều tiết, một chế độ được xác định là
thích hợp với kinh tế thị trường. Đòi hỏi sự phối hợp của các tổ chức tài chính quốc tế với
các nước thành viên để tỷ giá không biến động đột ngột, ngăn chặn và loại trừ nguy cơ khủng hoảng lOMoAR cPSD| 35966235
Thực hiện tài trợ cần thiết cho các thành viên phát triển kinh tế quốc gia, cân bằng
cán cân thanh toán quốc tế, tạo nền móng vững chắc cho ổn định tiền tệ quốc gia và quốc tế
7.1.3.2. Tài trợ cho các nước thành viên phát triển kinh tế, đặc biệt là cho những nước
nghèo, chậm phát triển nhất
Loại tài trợ quan trọng nhất là cung cấp các khoản cho vay phát triển kinh tế - xã
hội của các quốc gia thành viên
Cung cấp trợ giúp kỹ thuật để chuẩn bị và thực hiện các dự án, các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội
Khích lệ đầu tư phát triển của các nước thành viên ở cả khu vực công, cả khu vực
tư nhân, cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
Điều quan trọng là phải tạo ra sự đồng thuận giữa nhà tài trợ và nước tiếp nhận, sự
phối hợp trong chính sách tài trợ và ngươi tiếp nhận, sự phối hợp trong chính sách tài trợ
của các tổ chức tài chính quốc tế để đạt hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế - xã hội các nước thành viên
7.1.3.3. Hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực quản lý kinh tế - tài chính
ở tầm vĩ mô và vi mô
Giúp các nước đang phát triển nâng cao năng lực hoạch định, thực thi các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội ngắn, trung và dài hạn phù hợp với thực tế
Giúp các nước đang phát triển hoàn thiện công tác thống kê, kế toán, kiểm toán,
phục vụ việc theo dõi, quản lý nền kinh tế
Giúp các nước đang phát triển đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý
và cán bộ nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
7.2 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Bản Hiệp ước thành lập IMF được 44 nước thông qua tại hội nghị tài chính và tiền
tệ của Liên hiệp quốc tổ chức tại Bretton Woods, New Hampshire vào thời gian từ ngày 1
đến 22 tháng 7/1944, có hiệu lực từ 27/12/1945. Hội đồng Quản trị IMF đã nhóm họp ngày
8/3/1946 bàn về tổ chức; các giám đốc điều hành của Quỹ gặp nhau lần đầu vào ngày
6/5/1946. Và đến 18/12/1946, IMF công bố thoả ước xác lập giá trị quy đổi giữa vàng và
USD cho các đồng tiền của 32 quốc gia thành viên. Ngày 1/3/1947, Quỹ công bố sẵn sàng
thực hiện các giao dịch ngoại hối.
7.2.1. Mục tiêu hoạt động của IMF
Mục tiêu hoạt động của IMF bao gồm: lOMoAR cPSD| 35966235 1.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua IMF với chức năng tư vấn và cộng tác
giảiquyết các vấn đề tiền tệ quốc tế. 2.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và tăng trưởng ổn định thương mại
quốctế, qua đó góp phần làm giảm thất nghiệp và nâng cao thu nhập thực tế cao, cũng như
góp phần vào sự phát triển các nguồn vốn sản xuất của các quốc gia thành viên. Đây được
xem là mục tiêu then chốt của chính sách kinh tế. 3.
Thúc đẩy hướng đến ổn định ngoại hối, duy trì trật tự cơ chế tỷ giá giữa
cácnước thành viên và tránh phá giá tiền tệ mang tính cạnh tranh. 4.
Hỗ trợ hình thành hệ thống thanh toán đa phương đối với các giao dịch vãng
laivà loại bỏ các quản chế ngoài hối làm tổn hại đến phát triển thương mại thế giới. 5.
Tạo niềm tin ở các thành viên bằng tổng vốn của IMF có thể tạm thời sử
dụngtrong chừng mực cẩn trọng nhằm tạo cơ hội cho các nước thành viên điều chỉnh những
sai lệch trong cán cân thanh toán quốc tế mà không phải sử dụng các biện pháp làm tổn hại
lợi ích quốc gia và quốc tế. 6.
Rút ngắn thời gian và giảm bớt tình trạng mất cân bằng trong cán cân thanh
toánquốc tế của các nước thành viên trong khuôn khổ với các mục tiêu đã nêu.
IMF là một tổ chức đa quốc gia, hoạt động nhằm thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế
và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại, nhờ đó góp phần giải quyết vấn đề
việc làm và cải thiện môi trường kinh tế ở tất cả các nước thành viên. Để đạt được mục tiêu
này, IMF đề ra một luật lệ về hành vi mang tính kinh tế cho các nước thành viên, tài trợ
cho các thành viên nhằm tháo gỡ khó khăn trong cán cân thanh toán quốc tế và cung cấp
các dịch vụ trợ giúp kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh tế quốc gia. Vào năm
1992, IMF có tất cả 173 quốc gia thành viên, chiếm 4/5 tổng lượng thế giới và 90% tổng
lượng thương mại thế giới.
Các nước thành viên cộng tác với IMF và cộng tác với nhau nhằm đảm bảo trật tự
cơ chế tỷ giá ổn định, cùng với một hệ thống thanh toán đa phương không bị quản chế và
thúc đẩy cán cân thanh toán giữa các thành viên. Các nước thành viên cũng được tự do áp
dụng dạng thức cơ chế tỷ giá mà họ muốn áp dụng, chiếu theo nghĩa vụ của họ đối với IMF
và sự giám sát của IMF đối với các chính sách tỷ giá của các nước.
IMF có một nguồn tài chính lớn có thể cung cấp cho các nước thành viên - sử dụng
tạm thời hoặc là có điều kiện - nhằm giúp họ thực hiện các chương trình cứu chữa tình
trạng thâm hụt thanh toán mà không phải áp dụng các biện pháp gây tổn hại đến sự thịnh
vượng của quốc gia lẫn quốc tế. Các nước thành viên sẽ hoàn trả khoản vay mượn này cho
IMF để có thể sử dụng liên tục và quay vòng cho các nước gặp khó khăn trong thanh toán
quốc tế. Những điều chỉnh về chính sách của các nước trong việc sử dụng nguồn vốn này lOMoAR cPSD| 35966235
sẽ làm tăng uy tín quốc gia và nhờ vậy làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ chính
thức khác cũng như các thị trường tài chính quốc tế.
Những đặc thù trong chính sách của IMF về luật lệ và tài trợ góp phần thúc đẩy việc
điều chỉnh tình trạng mất cân đối trong thanh toán quốc tế của các nước thành viên. Các
chính sách này thay đổi tương thích với môi trường kinh tế quốc tế và nhu cầu của các
nước thành viên, áp dụng đồng đều công bằng cho tất cả các nước thành viên cho dù đó là
quốc gia công nghiệp hay là đang phát triển, cho dù tình trạng thanh toán của nước đó là
thặng dư hoặc thâm hụt, và bất kể hệ thống kinh tế của nước đó là như thế nào. -
Để giúp cho IMF thực hiện các chính sách, các nước thành viên liên tục cung
cấphàng loạt thông tin kinh tế và tài chính quốc gia, IMF thường xuyên tư vấn cho các
nước về tình hình kinh tế, do vậy mà IMF đóng vai trò trợ giúp các nước thành viên nhận
thức những bước điều chỉnh đứng đắn khi hoặc trước khi các khó khăn vướng mắc bắt đầu
nảy sinh trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó. -
IMF chịu trách nhiệm về hệ thống thanh toán quốc tế, do vậy quỹ hết sức
quantâm đến khả năng thanh khoản toàn cầu, nghĩa là mức độ và kết cấu các khoản dự trữ
mỗi nước thành viên nhằm đáp ứng các đòi hỏi trong thanh toán và thương mại của quốc
gia. Năm 1969, quỹ được giao trách nhiệm tạo lập và phân bổ quyền rút vốn đặc biệt
(Special Drawing Rights - SDR), loại tài sản dự trữ thế giới duy nhất do một thoả ước quốc tế xác lập.
IMF trợ giúp cho các nước thành viên phối hợp các chính sách kinh tế quốc gia ở
tầm mức quốc tế trong thực tế, IMF tổ chức thường xuyên một dạng như diễn đàn tiền tệ
quốc tế. Trọng tâm của quỹ không phải chỉ là các vấn đề khó khăn của các nước thành viên
mà còn là cấu trúc hệ thống tiền tệ quốc tế và sự phát triển của các chiến lược, chính sách
giúp cho các thành viên có thể cộng tác với nhau nhằm bảo đảm một hệ thống tài chính thế
giới ổn định và sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Những vai trò khác biệt của IMF và ngân hàng thế giới (WB) là:
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Ngân hàng thế giới (WB) •
Giám sát hệ thống tiền tẹ quốc tế và Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải tổ thúc
đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế. cơ cấu ở các nước đang phát triển. •
Thúc đẩy ổn định tỷ giá và quan hệ tỷ Giúp các nước đang phát triển thông qua
giá có trật tự giữa các nước thành viên. tài trợ dài hạn các dự án & chương trình •
Trợ giúp các thành viên giải quyết các phát triển. lOMoAR cPSD| 35966235
vướng mắc tạm thời trong BOP bằng tài Trợ giúp tài chính đặc biệt cho các nước trợ
ngắn hạn & trung hạn, giúp điều chỉnh đang phát triển nghèo nhất thông qua hiệp những
sai lệch trong BOP của quốc gia. Hội Phát triển quốc tế (IDA). •
Bổ sung dự trữ cho các nước thành viên Hỗ trợ cho giới doanh nghiệp thuộc khu
bằng cách phân bổ SDR nếu có nhu cầu vực tư nhân lại các nước đang phát triển toàn cầu
trong dài hạn. thông qua một công ty con của WB - công •
Huy động nguồn tài chính chủ yếu từ ty tài chính quốc tế.
hạn mức đăng ký của các nước thành Phần lớn các nguồn lực tài chính của WB viên.
được huy động từ việc vay mượn trên thị
trường trái phiếu quốc tế.
7.2.2. Cấu trúc của Tổ chức IMF
IMF được tổ chức dựa theo một hiệp ước quốc tế - bản Hiệp ước Điều lệ - được
soạn thảo lần đầu tại hội nghị của 44 quốc gia năm 1944. Tư cách thành viên của IMF là
điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của WB và giữa hai tổ chức này có mối quan
hệ gắn bó mật thiết cũng như mối quan hệ giữa IMF với GATT và ngân hàng thanh toán
quốc tế (BIS). IMF là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống của Liên Hiệp Quốc, hợp tác
với Liên Hiệp Quốc trong những vấn đề mà các bên cùng quan tâm.
Nhiệm vụ của IMF được giao cho Hội đồng các thống đốc, Ban điều hành, một Tổng
giám đốc điều hành cùng đội ngũ nhân sự. Mỗi quốc gia thành viên đều có một thống đốc
đại diện và một phó thống đốc dự bị trong Hội đồng các thống đốc, cơ quan quyền lực cao
nhất của tổ chức này. Hội đồng này nhóm họp hàng năm và có thể tham gia bỏ phiếu bằng
thư hoặc bằng điện tín trong các cuộc họp. Quyền bỏ phiếu của mỗi nước thành viên thể
hiện mức đóng góp của quốc gia đó trong nền kinh tế thế giới. Thành viên lớn nhất là Mỹ,
chiếm 20% trong tổng quyền bỏ phiếu, các nước thành viên nhỏ nhất thì mỗi nước chiếm ít hơn 1%.
Trụ sở của IMF đặt tại Washington D.C. Hoạt động hàng ngày của Quỹ do một ban
điều hành thực hiện, gồm 22 giám đốc, đứng đầu là tổng giám đốc điều hành. Ban điều
hành này sẽ hành động theo yêu cầu của các nước thành viên về trợ giúp tài chính, thực
hiện tư vấn cho các nước này, ra quyết định về các chính sách chung của IMF, và điều xuất
kiến nghị lên Hội đồng các thống đốc về những vấn đề cần Hội đồng bỏ phiếu, chẳng hạn
như việc thu nhận thành viên mới và tăng nguồn tài chính của Quỹ.
Năm nước thành viên có quyền bỏ phiếu lớn nhất là Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Nhật.
Mỗi nước bổ nhiệm một giám đốc điều hành. Bên cạnh đó, hai nước thành viên chủ nợ lớn lOMoAR cPSD| 35966235
nhất của Quỹ có thể bổ nhiệm một giám đốc nếu họ không nằm trong số các nước có quyền
bỏ phiếu lớn nhất nói trên. Chẳng hạn như vào năm 1987, Ả Rập Xê Út đã bổ nhiệm một
giám đốc theo quy định này. Mười sau giám đốc còn lại được bầu lên nhiệm kỳ hai năm
bởi các nhóm nước thành viên khác. Các cuộc bầu bán diễn ra vào thời điểm nhóm họp
thường niên hai năm một lần.
Kể từ đầu thập niên 70, hệ thống tiền tệ quốc tế đã trải qua những biến chuyển mạnh
mẽ. Trong suốt thời kỳ này, Hội đồng các thống đốc được một số uỷ ban đặc biệt của các
nước thành viên tư vấn. Uỷ ban đầu tiên thuộc dạng này là Uỷ ban cải tổ hệ thống tiền tệ
quốc tế và các vấn đề có liên quan (còn gọi là uỷ ban 20) đã thương thảo suốt hai năm mà
không đạt được một kế hoạch cải tổ toàn diện hệ thống. Đến năm 1974, uỷ ban này đề nghị
một loạt các biện pháp tức thời trong một tiến trình cải tổ mang tính cách mạng. Một cuộc
đàm phán khác ở Uỷ ban lâm thời về hệ thống tiền tệ quốc tế - Uỷ ban này kế thừa Ban
trước - đã dẫn đến bản Tu chính thứ hai của Hiệp ước điều lệ, có hiệu lực kể từ 1/4/1978.
Uỷ ban lâm thời này bao gồm một nhóm quan chức cấp bộ trưởng của 22 quốc gia
có cơ cấu tổ chức song song với ban điều hành của IMF, nhóm họp hai hoặc ba lần một
năm, liên tục bám sát diễn biến kinh tế thế giới, hệ thống tiền tệ quốc tế và vai trò của Quỹ.
Ban điều hành bổ nhiệm tổng giám đốc điều hành với nhiệm kỳ 5 nam. Vị này vừa
là trưởng ban điều hành vừa là người đứng đầu toàn bộ nhân sự hoạt động của Quỹ.
Thành phần nhân sự hành chính và chuyên viên của Quỹ bao gồm các viên chức dân
sự quốc tế, được bổ nhiệm và chịu trách nhiệm không chỉ với IMF. Các chuyên viên của
IMF chủ yếu bao gồm các nhà kinh tế học, ngoài ra còn có các chuyên gia kế toán và
chuyên viên pháp lý. Tất cả đều được tuyển dụng rộng rãi khắp nơi từ các nước thành viên
của Quỹ. Hiện tại có khoảng 1800 nhân viên công tác chủ yếu tại trụ sở của IMF tại Washington D.C.
Các nhân viên của Quỹ được tổ chức thành 5 vụ phụ trách 5 khu vực (Châu á, châu
Phi, Châu Âu, khu vực Trung Đông, và khu vực Tây bán cầu) cùng với một số vụ khác
(hành chính, ngân hàng, tài chính, học viện IMF, pháp lý, nghiên cứu, văn phòng bí thư, và
nguồn vốn). Ngoài ra còn có một ban dịch vụ ngoại ngữ, một ban thống kê, và một ban
dịch vụ máy tính. IMF cũng có một số văn phòng thường trú nhỏ ở Paris và Geneva và tại
Liên Hiệp Quốc ở New york.
7.2.3. Giám sát các chính sách ngoại hối
IMF có trách nhiệm bảo đảm cho hệ thống tiền tệ quốc tế hoạt động hiệu quả. Để
hoàn thành nhiệm vụ, IMF giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các nước thành viên trong
việc hợp tác với Quỹ và với nhau để đảm bảo cho một cơ chế tỷ giá có trật tự và thúc đẩy
một hệ thống tỷ gía ổn định. Các nước thành viên phải định hướng các chính sách phát lOMoAR cPSD| 35966235
triển kinh tế của họ một cách tuần tự với sự ổn định giá cả hợp lý và góp phần tạo môi
trường ổn định về kinh tế và tài chính.
IMF thực hiện nhiệm vụ bằng việc giám sát các chính sách tỷ giá của các nước thành
viên. Với mục đích này, Quỹ áp dụng các nguyên tắc hướng dẫn chính sách tỷ giá cho các
nước thành viên và xác lập các trình tự thực hiện giám sát. Các nguyên tắc và trình tự này
được xây dựng nhằm xác định và khuyến khích việc điều chỉnh những chính sách tỷ giá không thích hợp.
Khi lựa chọn dạng thức cơ chế tỷ giá, các nước thành viên có thể cho phép tỷ giá
đồng tiền nước họ biến động hoặc có thể sử dụng cơ chế ấn định tỷ giá theo các đồng tiền
của nước khác. Những cơ chế như vậy hàm chứa mối liên kết tỷ giá của một loại tiền này
với một loại tiền khác, với SDR (được định gía theo rổ tiền tệ của 5 quốc gia, hoặc với một
số rổ tiền tệ khác. Còn có một cơ chế nữa là Hệ thống Tiền tệ châu Âu (EMS), theo đó một
nhóm quốc gia theo dõi biên độ dao động được ấn định đối với các loại tiền tệ trong nhóm
và cho phép các tỷ giá của những loại tiền này biến động tương thích với các loại tiền tệ khác ngoài nhóm.
7.2.4. Dịch vụ tư vấn
IMF thực hiện tư vấn cho các nước thành viên nhằm đánh giá tình hình kinh tế tài
chính và các chính sách quốc gia trên cơ sở đều đặn hàng năm. Hoạt động tư vấn là một
phương cách cơ bản giúp cho Quỹ hoàn thành trách nhiệm giám sát các chính sách tỷ gía
của các thành viên. Chúng cũng giúp cho việc kiểm soát vốn và những đề xuất thay đổi về
thực hành tỷ giá của các thành viên để dễ dàng nhận tài trợ của Quỹ. Các thành viên cũng
cung cấp nguồn thông tin đầy đủ về kinh tế quốc gia, một số thông tin này được công khai
hoá trong các ấn phẩm của Quỹ.
Hoạt động tư vấn bắt đầu với các cuộc gặp các nước thành viên giữa nhân viên IMF
và đại diện của chính phủ các thành viên. Trên cơ sở bàn thảo này, các nhân viên của Quỹ
soạn thảo một báo cáo cho ban điều hành. Hoạt động tư vấn kết thúc bằng một kết luận do
tổng giám đốc điều hành Quỹ phát triển, diễn đạt quan điểm của IMF về tình hình và chính
sách kinh tế của quốc gia thành viên, và kết luận này được Quỹ chuyển đến chính phủ thành viên.
Trong mấy năm gần đây, nhiều vấn đề nghiêm trọng về nợ nần quốc tế đã nổi lên,
bắt nguồn từ mức lạm phát cao thường xuyên và mức sử dụng thấp các nguồn năng lực sản
xuất ở các nước thành viên. Những vấn đề toàn cầu ngày càng phổ biến này của các nước,
nhân viên IMF thỉnh thoảng thực hiện các ca tư vấn đặc biệt cho báo cáo đánh gía thường
kỳ về viễn cảnh kinh tế thế giới của ban điều hành và bàn luận về nền kinh tế thế giới tại
các kỳ họp của uỷ ban lâm thời và Hội đồng Thống đốc. lOMoAR cPSD| 35966235
Việc đánh giá viễn cảnh kinh tế thế giới là một công tác quan trọng nhằm giúp cho
ban điều hành theo dõi sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế và những hậu quả đối với
nền kinh tế thế giới khi xuất hiện các chính sách kinh tế của các quốc gia hàng đầu và các
nhóm quốc gia. Các báo cáo đánh giá này được xuất bản hàng năm với tựa đề “Viễn cảnh
kinh tế thế giới” cũng giúp cho việc bảo đảm thực hiện tốt hơn chức năng của hệ thống tiền
tệ quốc tế bằng cách nhấn mạnh nhu cầu phối hợp các chính sách của các nước, cũng như
tạo ra cơ sở cho sự phối hợp cộng tác.
7.2.5. Hạn mức và nguồn vốn
Hệ thống hạn mức của IMF là một trong nét đặc thù nổi bật của Quỹ. Các hạn mức
dùng vào việc quyết định quyền bỏ phiếu của các thành viên, mức đóng góp của họ vào
nguồn vốn của Quỹ, khả năng tiếp cận nguồn này, và phần của họ trong việc sử dụng nguồn
SDR. Hạn mức của một thành viên phản ánh quy mô kinh tế của nó trong mối quan hệ với
tất cả các thành viên khác của IMF. Mỗi thành viên phải đóng mức vốn đăng ký cho Quỹ
tương đương với hạn mức của nó, và Hội đồng các thống đốc sẽ quyết định phần được trả
bằng SDR hoặc bằng loại tiền tệ của thành viên đó.
Hạn mức của tất cả các thành viên được tái xét tại 5 năm một lần. Ngày càng có
nhiều ý kiến tán thành việc cấp hạn mức vốn tương thích với sự phát triển của kinh tế thế
giới và nhu cầu bổ sung về thanh khoản quốc tế. Trước đây, thỉnh thoảng vẫn có những lần
tăng hạn mức đặc biệt nhằm điều chỉnh tốc độ phát triển khác nhau giữa các thành viên và
những thay đổi trong tương quan vị thế kinh tế của mỗi quốc gia. Sự gia tăng tổng hạn mức
vốn bao gồm cả việc bổ sung hạn mức của các thành viên mới, cũng như các đợt gia tăng
đặc biệt và gia tăng chung.
IMF có thể bổ sung nguồn vốn của Quỹ bằng cách đi vay. Quỹ có một số thoả thuận
vay mượn trong thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ bổ sung ngày càng tăng lên của các
nước thành viên, những nhu cầu không thể đáp ứng chỉ bằng nguồn vốn riêng của IMF.
Bên cạnh đó, dựa vào các thoả thuận vay mượn, mười quốc gia công nghiệp thành viên -
cùng với Thuỵ Sĩ, một quốc gia phi thành viên, và Ả Rập Xê Út (qua một thoả thuận đặc
biệt) - sẵn sàng cho Quỹ vay nhằ đáp ứng nhu cầu về cán cân thanh toán của bất kỳ nước
nào trong số ấy. Các thoả thuận này đã được sử dụng khi cần thiết và gia hạn đều đặn kể từ
lần thoả thuận dầu tiên năm 1962, và chúng ta cho phép một mức tín dụng tối đa cấp cho
IMF tương đương với khoảng 6,5 tỷ SDR (khoảng 8,5 tỷ USD) theo đồng tiền của nước cho vay.
7.2.6. Các dịch vụ tài chính tiện ích
Nguồn tài chính của IMF được dùng cho hàng loạit dịch vụ tài chính tiện ích khác
nhau nhằm trợ giúp nhu cầu cán cân thanh toán của các nước thành viên. Khi một thành lOMoAR cPSD| 35966235
viên nhận dịch vụ tài chính của Quỹ, cơ chế giao dịch sẽ diễn ra như sau: thành viên đó sử
dụng đồng tièn của mình để mua từ Quỹ một lượng tiền tệ tương đương của các quốc gia
kác hoặc là SDR. Các loại tiền kia hoặc SDR được rút ra từ IMF và được dùng vào việc tài
trợ thâm hụt cán cân thanh toán của thành viên này.
Trong một thời hạn xác định, hoặc sơm hơn nếu cán cân thanh toán và vị thế dự trữ
của thành viên này được cải thiện, thành viên phải mua lại số tiền của nó đã bán trước kia.
Khi mua lại, thành viên dùng SDR hoặc các loại tiền của quốc gia do IMF chỉ định.
7.2.7. Dịch vụ tín dụng khác
Dịch vụ cơ bản của IMF là các đợt rút vốn tín dụng, theo đó một thành viên thường
có thể rút vốn đến mức tối đa là hạn mức của thành viên đó. Như vậy, việc nắm giữ tiền tệ
của thành viên đó tại Quỹ sẽ dâng lên 200% trên hạn mức của nó. Khi một thành viên
đương đầu với tình trạng mất cân đối cơ cấu trong sản xuất thương mại, hoặc giá cả mà
việc điều chỉnh đòi hỏi một thời gian dài và các nguồn vốn lơn hơn bình thường theo chính
sách tín dụng cơ bản cho phép thì lúc bấy giờ thành viên đó có thể sử dụng các dịch vụ bổ
sung. Dịch vụ này cho phép thành viên có thể mua thêm tới 110% hạn mức của nó.
Các khoản tiền rút ra thường được thực hiện dựa theo hạn mức tín dụng được gọi là
thoả thuận nới lỏng hoặc thoả thuận dự phòng, phụ thuộc vào việc tài trợ đó là tài trợ bổ
sung hay tài trợ cơ bản. Theo thoả thuận dự phòng, các khoản rút vốn thường diễn ra trong
thời hạn một năm nhưng cũng có thể kéo dài đến 3 năm. Theo thoả thuận cơ bản, việc mua
lại phải bắt đầu sau khi rút vốn. Theo thoả thuận nới lỏng, việc mua lại bắt đầu sau 4 năm
và chấm dứt khôgn quá mười năm kể từ khi rút vốn.
Trong tất cả các dịch vụ thường xuyên, các khoản rút vốn - không kể nhằm mục
đích duy trì vị thế dự trữ - đều chịu mức phí dịch một lần 0,5, cộng khoản phí theo lãi suất
hàng năm tăng dần cùng với thời hạn chưa hoàn trả khoản rút vốn. Các khoản phí này được
tính thấp hơn lãi suất thị trường, nhằm thực hiện chính sách của IMF là trợ giúp các nước
thành viên, hợp tác thúc đẩy việc điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
Thu nhập từ các khoản rút vốn của IMF được dùng vào việ bù lãi tiền vay mượn các
nước chủ nợ để có nguồn tiền của các nước này và dùng để trang trải các chi phí hoạt động
của Quỹ. Thu nhập thặng dư có thể được dùng để gia tăng mức bù lãi hoặc bù giảm phí,
hoặc bổ sung nguồn vốn thường xuyên của Quỹ hoặc được phân phối lại cho các thành
viên tương ứng trong hạn mức của họ. Nếu phải chịu thâm hụt trong thời gian 6 tháng, IMF
sẽ bắt buộc phải tái xét toàn bộ các linh vực liên quan đến vị thế tài chính của mình, kể cả
mức tỷ suất bù lãi và nguồn thu phí. lOMoAR cPSD| 35966235
Khi một thành viên tiếp nhận tài trợ cơ bản và bổ sung, thành viên đó phải tuân thủ
một chương trình khắc phục tình trạng mất cân đối thanh toán của nó. Chính sách này của
IMF được coi là một dạng mang tính điều kiện. Ở chừng mực tối thiểu, một thành viên sẽ
phải chứng tỏ cho Quỹ thấy rằng họ đang nỗ lực hợp lý để khắc phụ những khó khăn vướng
mắc. Nếu cán cân thanh toán có lẽ cần có những nỗ lực điều chỉnh mạnh mẽ hơn nữa thì
thành viên đó sẽ thoả thuận với IMF được chia thành nhiều khoản giải ngân theo tiến dộ
thực hiện chương trình. Tiến độ thực hiện chương trình này được đánh gia theo hệ thống
tiêu chuản kinh tế tài chính như chính sách về tín dụng của quốc gia thành viên, tài trợ của
chính phủ vay nợ nước ngoài, và những hàng rào thương mại và thanh toán quốc tế.
IMF khuyến khích các thành viên giải quyết những vướng mắc trong thanh toán
theo những giải pháp điều chỉnh thích nghi, đúng đắn có thể được Quỹ hỗ trợ nguồn vốn.
Việc giải quyết sớm được chú trọng khi tình trạng mất cân đối về kinh tế và tài chính của
một thành viên trầm trọng thì thành viên đó thường phải thực hiện những giải pháp căn cơ
hơn, và do vậy khó khăn nhằm điều chỉnh lại. Để giúp các thành viên xây dựng các chương
trình điều chỉnh, IMF rất chú trọng đến mục tiêu chính trị xã hội quốc gia, các ưu tiên kinh
tế, và môi trường. 7.2.8. Các dịch vụ trợ giúp khác
IMF cung cấp tài trợ theo hai dạng thoả thuận thường xuyên mang mục đích đặc
biệt “Dịch vụ tài trợ bù đắp thiệt hại” (compensatory financing) và “Dịch vụ tài trợ bình
ổn giá cả” (buffer stock financign) - và theo một “Dịch vụ tài trợ bổ sung tạm thời”.
Tài trợ bù đắp thiệt hại giúp cho các thành viên đương đầu giải quyết những khó
khăn phát sinh từ thiếu hụt tạm thời trong nguồn thu xuất khẩu quốc gia, sự thiếu hụt phần
lớn bắt nguồn từ những hoàn cảnh ngoài tàm kiểm soát của quốc gia đó, chẳng hạn như sự
mất giá, mùa màng thất bại, thiên tai. Tài trợ bỉnh ổn giá cả giúp cho các nước gặp khó
khăn trong thanh toán nhằm thay họ đóng góp và quỹ bình ổn giá cả và quốc tế được duy
trì ổn định thị trường thế giới đối với những hàng hoá như thiếc, cao su. Mức phí giải ngân
theo hai dạng tài trợ này cũng tương tự như dạng tài trợ cơ bản.
Đối với những nhu cầu đặc biệt, IMF đôi khi cấp các dịch vụ tài trợ tạm thời. Ví dụ
như trong dịch vụ tài trợ dầu hoả tạm thời, các thành viên đã rút vốn 6,9 tỷ SDR (khoảng
9 tỷ USD) nhằm giải quyết khó khăn trong thanh toán do đợt biến động giá dầu tăng vọt
năm 1974 - 1975. Giai đoạn 1979 - 1984, IMF cấp tài trợ bổ sung tạm thời cho các thành
viên gặp tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán có liên quan phần lớn đến các
khoản giải ngân của IMF theo dịch vụ tín dụng cơ bản và tài trợ mở rộng.
7.2.9. Quyền rút vốn đặc biệt
SDR là một tài sản dự trữ quốc tế do IMF tạo lập chiếu theo nhu cầu thế giới nhằm
bổ sung những tài sản dự trữ hiện có. SDR được tạo ra vào năm 1969 theo bản Tu Chính lOMoAR cPSD| 35966235
Thứ nhất của hiệp ước Điều lệ, phản ánh mỗi quan tâm rộng rãi về mức gia tăng thanh
khoản quốc tế. Các nước thành viên công bố rõ ý đinh biến SDR thành một tài sản dự trữ
quốc tế chủ yếu trong hệ thống tiền tệ quốc tế.
Việc phân bổ SDR được thực hiện theo hạn mức SDR của các nước thành viên tham
gia bộ phận quyền rút vốn đặc biệt. Lần phân bổ SDR đầu tiên, tổng cộng 9,3 tỷ SDR được
thực hiện với 4 tỷ SDR tạo ra vào 1/1/1980. Sau lần phân bổ 4 tỷ SDR nữa vào 1/1/1981,
số SDR hiện có đã là 21,3 tỷ, chiếm khoảng 4% dự trữ quốc tế hiện hành, chưa kể vàng.
Phương pháp xác định giá trị SDR IMF quyết định. SDR được định giá trên cơ sở
giá thị trường của một rổ các loại tiền tệ. Như vào năm 1992, rổ tiền tệ này bao gồm các
loại tiền tệ của 5 quốc gia thành viên có thị phần xuất khẩu lớn nhất thế giới. Mỗi ngày làm
việc, IMF đều ấn hành các tỷ giá của một loạt các tiền tệ theo SDR, và bảng kê tỷ giá này
được báo cáo trong một số nhật báo, các dịch vụ tin điện cũng như trên tờ bán nguyệt san
IMF Survey và nguyệt san ấn phẩm thống kê Intertional Finacial Statistics của IMF.
Mỗi thành viên hưởng SDR có thể sử dụng SDR theo bất kỳ cách thức nào dựa theo
thoả thuận với các thành viên khác - ví dụ, để có tiền trong giao dịch hối đoái ngay, để
thanh toán một khoản nợ tài chín, để vay mượn, làm đảm bảo cho một khoản vay, làm vật
hoán đổi trong giao dịch hối đoái kỳ hạn. Bên cạnh đó, nếu một thành viên có nhu cầu về
cán cân thanh toán, nó có thể sử dụng phần SDR của mình để mua các loại tiền tệ khả dụng
từ một thành viên khác do Quỹ chỉ định. Một thành viên bất kỳ cũng có thể dụng SDR để
thực hiện thanh toán cho Qũy, chẳng hạn như mua lại, và tự Quỹ có thể sẽ chuyển SDR
thay một tiền tệ nào để chuyển đến thành viên vay nguồn tài chính của Quỹ.
Một thành viên hưởng SDR có thể nắm giữ số SDR dư thừa trong phân bổ để kiếm
lãi ròng từ mức dư thừa đó, còn nếu phân bổ thiếu thì thành viên đó có thể trả phí tương
đương mức lãi suát trên phần dư thừa. Lãi suất của SDR gắn liền với các lãi suất trên thị
trường tiền tệ ngắn hạn và được tính hàng tuần.
SDR là một đơn vị giá trị kế toán cho tất cả các mục đích hoạt động của IMF. Ngoài
ra, nó còn được sử dụng rộng rãi như một đơn vị tính toán trong các hợp đồng tư nhân,
chẳng hạn như tiền gửi SDR tại các ngân hàng phát triển cũng như các tổ chức quốc tế và
các tổ chức khu vực, bao gồm ngân hàng phát triển Châu Phi, ngân hàng phát triển Châu
Á, Quỹ tiền tệ khối Ả Rập, liên hiệp thanh toán bù trừ châu Á, Cộng đồng kinh tế các quốc
gia Tây Phi, Ngân hàng Phát triển Hồi Giáo, và Ngân hàng Đầu tư Nordie.
Một số nước thành viên của IMF đã quyết định gắn đồng bản tệ của mình với SDR.
Giá trị đồng bản tệ được cố định theo SDR, và rồi xác định tương quan với các đồng tiền
khác theo giá trị SDR của chúng được Quỹ công bố hàng ngày. lOMoAR cPSD| 35966235
7.2.10. Qũy Tín dụng khác
Những năm gần đây rộ lên những nỗ lực nhằm cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế, trong
đó có các giải pháp giảm dần vai trò tiền tệ của vàng. Các giải pháp này bao hàm việc bãi
bỏ giá vàng chính thức và bất cứ quyết định quy định nào buộc các thành viên phải thanh toán cho IMF bằng vàng.
7.2.11. Viện trợ kỹ thuật
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau, các nước thành viên của IMF nhờ vào các
viện trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực của IMF nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh tế của
quốc gia. Các chuyên gia của IMF được phát đến các nước để tư vấn về hoạt dộng NHTWƯ
và lĩnh vự ngân hàng nói cung: các chính sách và phương pháp thống kê về tài chính tiền
tệ cán cân thanh toán; hệ thống thương mại, tỷ giá và kế toán; cùng các lĩnh vực tác nghiệp
về giao dịch và chính sách vốn.
IMF cũng cung cấp dịch vụ kỹ thuật theo yêu cầu của các thành viên kể từ những
năm đầu mới thành lập, và hiện nay sự viện trợ kỹ thuật được cung cấp thông qua công tác
tư vấn, các nhiệm vụ viện trợ kỹ thuật đặc biệt, các văn phòng đại diện tường trú từ thành
phần nhân sự của Quỹ, và các chuyên gia được tuỷen dụng từ ngoài vào quỹ. Vụ ngân
NHTW, vụ quan hệ tài chính, và Học viện IMF được thành lập vào năm 1964 nhằm mở
rộng và hợp tác với các hoạt động viện trợ kỹ thụat ngày càng mạnh mẽ của IMF, vụ NHTW
và vụ quan hệ tài chính cũng tham gia vào một loạt các hoạt động đa dạng khác của Quỹ.
Học viện IMF là một Vụ trực thuộc Quỹ, có mục đích nâng cao năng lực chuyên
môn cho các viên chức chính phủ các nước thành viên trong lĩnh vực sử dụng các công cụ
hiện đại vào phân tích kinh tế, trong quản lý nền kinh tế, và trong các quy trình thủ tục và
chính sách tài chíh, về phương pháp luận trong cán cân thanh toán quốc tế, về tài chính, về
phương pháp luận trong cán cân thanh toán quốc tế, và tài chính công cộng được thực hiện
tại trụ sở IMF bằng ngôn ngữ Ả Rập, tiếng Anh, Pháp và tham gia những khoá học này kể
từ ngày thành lập Học việ IMF. Học viện cũng cung cáp viện trợ trong lĩnh vực chuyên
môn của mình cho các trung tâm đào tạo quốc gia và khu vực.
7.2.12. Những phát triển mới của IMF
Thập niên 70 và 80 là giai đoạn thử thách kinh tế gay gắt nhất trong lịch sử 40 năm
IMF . Sự tan vỡ của hệ thống giá trị danh nghĩa Bretton Woods và những đột biến tăng vọt
giá dầu trong hai thập niên qua đã “mang lại” một phản ứng thành công hợp lý của IMF.
Cuộc khủng hoảng nợ trong thập niên 80 với kết quả là gánh nặng nợ nồng chồng chất của
một số quốc gia đang phát triển của một số quốc gia phát triển không thể hoàn trả được nợ
cho vay cho các NHTM và chính phủ các nước thành viên khác cũng là thử thách đầy khó
khăn mà IMF phải giải quyết. IMF đã cấp tài trợ trên quy mô chưa từng nhằm giúp cho lOMoAR cPSD| 35966235
việc tái tổ chức kinh tế của các quốc gia đang phát triển này bằng cách hoạt động như một
định chế trung gian giữa các nước chủ nợ và con nợ của họ, và bằng cách tham gia góp sức
tái cấu trúc các khoản nợ. Cuối cùng IMF có thể ổn định được hệ thống tiền tệ quốc tế.
Quỹ tiếp tục vai trò của nó trong cuộc khủng hoảng nợ suốt thập niên 80. Thời kỳ này, IMF
đã bắt đầu một chương trình tài trợ với lãi suất khá ưu đãi, cùng với ngân hàng thế giới và
các tổ chức cho vay khác, cung cấp cho các nước thành viên cam kết tái cấu trúc toàn diện
nền kinh tế quốc gia nhằm loại bỏ những khó khăn dai dẳng của họ trong việc đáp ứng các
đòi hỏi thanh toán quốc tế. Mức lãi suất thấp và kỳ hạn hoàn trả dài đã khiến cho chương
trình điều chỉnh này trở nên hấp dẫn. Kết quả là IMF đã mở rộng quy mô chương trình
bằng cách thu thập nguồn tài trợ bổ sung (khoảng 12 tỷ USD) từ các thành viên giàu có nhất của Quỹ.
Trong thập niên 80, IMF đã hết sức nổ lực trong việc giải quyết các vấn đề nợ quốc
tế. IMF đã sử dụng nguồn vốn tổng cộng 30 tỷ SDR của mình để hỗ trợ cho chương trình
điều chỉnh của nó cho 70 quốc gia thành viên và thu xếp các khoản tài nợ trọn gói của các
chính phủ, các NHTM và các định chế tài chính khác cho các nước còn nợ. Một trong
những vấn đề mà IMF phải giải quyết trong thập niên 90 là làm dung hoà tính chất thời hạn
của Quỹ (IMF hoạt động tài trợ mang tính ngắn hạn) với tính dài hạn và thời gian bình
quân ngày càng dài của các khoản tín dụng mà các thành viên yêu cầu. Thường IMF phải
chịu áp lực thực hiện một chương trình tín dụng trước khi thành viên sẵn sàng đưa ra những
cải tổ cần thiết. áp lực này đặc biệt mạnh mẽ khi các chương trình trợ giúp của IMF đóng
vai trò nền tảng cho toàn bộ hoạt động viện trợ gồm nhiều bên: NHTM, chính phủ các nước
giàu có, và các tổ chức cho vay khác. Một chương trình như vậy mang tính rủi ro cao và
IMF cuối cùng ngày càng trở nên quan trọng đối với sự sống về mặt tài chính quốc gia
nhận viện trợ các bên còn lại ít chú ý đến sự hợp nhất về mặt tài chính của IMF.
Tín dụng thôi chưa đủ. Các nước nhận tín dụng cần phải theo đuổi thực hiện một
chính sách điều chỉnh thích hợp. Ở đây, có một sự chuyển đổi căn bản trong mối quan hệ
giữa IMF và các thành viên của nó. Ngày càng có nhiều quốc gia phản đối sự can thiệp quá
tay vào công việc quốc gia và mong đến một môi trường tài chính ổn định hơn, và một thị
trường hoạt động hiệu quả hơn với những rào chắn kiểm soát ngày càng ít đi. -
Cuộc khủng hoảng Mexico vào giữa thập niên 90 đã cho thấy IMF đóng vai
tròchính yếu trong việc hướng dẫn và trợ giúp các nước thành viên và qua đó thúc đẩy quá
trình chuyển đổi, IMF có thể bảo đảm an toàn cho các thị trường tài chính trong trường
hợp có sự thay đổi về uy tín tín dụng của một nước nào đó. Một chuyên gia đã đi xa đến
mức cho rằng khi IMF cần chuyển đổi thành một tổ chức xếp hạng tín dụng chính thức.
Điều này có thể bảo vệc các thị trường khỏi những phản ứng dữ dội và giúp các nước thành
viên đẩy mạnh các chương trình nhằm khôi phục uy tín và niềm tin. Các chuyên gia khác lOMoAR cPSD| 35966235
lại đề nghị IMF cần tham gia điều phối việc cấu trúc nợ của các nước như trong trường
hợp Mexico, giống như một trưởng ban giải quyết phá sản. Hiện thời IMF đang nghiên cứu
các dạng giải pháp khác nhau nhằm giải trừ nợ cho các quốc gia. -
IMF đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cải tổ ở các nước Đông Âu và
cácnước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Khoản tín dụng mà IMF đã cung cấp cho các nước
này lên đến gần 15 tỷ SDR trong giai đoạn từ 1994-1996, trong khi các khoản cho vay của
các thành viên khác như EU và Mỹ thường tham chiếu theo điều kiện trong chương trình
điều chỉnh các nước thoả thuận với IMF. IMF hiện đang hết sức nỗ lực ở các nước ấy, hầu
như phần nửa nguồn nhân lực của IMF dành cho khâu viện trợ kỹ thuật hiện đang thi hành
nhiệm vụ tại các Cộng hoà Xô Viết cũ. Một thành viên đầu tiên khởi theo những khuyến
nghị của bộ phận viện trợ kỹ thuật thường là tiền đề cho việc tín dụng IMF. Khi đó, IMF
có thể hành động như chất xúc tác cho việc thu hút các tài chính mà đầu tư nước ngoài trực tiếp khác.
Đóng góp quan trọng của IMF là trong việc khôi phục niềm tin vào chính sách của
một quốc gia đã đi theo hướng dẫn của IMF. Cuộc khủng hoảng Mexico và lượng tiền
khổng lồ cần thiết cho quá trình chuyển đổi cho thấy nhu cầu có mặt của IMF nhằm sử
dụng nguồn vốn đầy đủ. Các cuộc họp và nghị đàm năm 1995 đã khởi đầu cho bước tăng
cao hạn mức của các quốc gia.
Trong quá khứ,quyền hạn của IMF được quyết định bởi cấu trúc ra quyết định hiệu
quả của mình, tiếp cận các nguồn lực tài chính riêng của quỹ và có thể sử dụng cho tất cả
các nước thành viên trên cơ sở tầm quan trọng của nước đó đối với nên kinh tế thế giới.
Nhưng nền tảng cấu trúc ấy đang bị phá vỡ. Sức mạnh của IMF bị suy yếu khi nó không
còn bám chặt Hệ thống tiền tệ quốc tế và trở nên dính sâu vào các vấn đề nợ nần. Khả năng
tiếp cận các nguồn tài chính của IMF ngày càng trở nên kém quan trọng đối với các nước
công nghiệp đến nỗi bây giờ khối OEDC không còn nhờ đến IMF đây cũng là kết quả của
quá trình tự do hoá thị trường quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker, cựu chủ tịch hội đồng dự trữ Liên bang Mỹ, một
Uỷ ban về tương lai của các định chế Bretton Woods đã xây dựng một báo cáo về vai trò
của IMF và Ngân hàng thế giới trong Hệ thống tiền tệ quốc tế và quá trình phát triển. Báo
cáo kết luận rằng: IMF cần tập trung nhiều hơn nữa vào các chức năng then chốt của nó và
đóng vai trò năng động hơn trong cuộc cải tổ Hệ thống tiền tệ quốc tế. Đối với thành viên
lớn nhất là Mỹ, IMF vẫn giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn như việc trợ của IMF
cho các nước cũng là những mỗi quan tâm và lợi ích của Mỹ, song Hạ viện Mỹ ngày càng
khó khăn trong việc thông qua các khoản viện trợ cấp cho các nước khác. Đã có đề nghị
rằng IMF và ngân hàng thế giới nên hợp nhất, song điều này cũng có nghĩa là chỉ có một lOMoAR cPSD| 35966235
định chế duy nhất cho các khối các nước thuộc thế giới thứ 3 và nhiệm vụ giám sát Hệ
thống tiền tệ quốc tế hiện nay của IMF sẽ hoàn toàn mất đi.
7.3 Nhóm ngân hàng thế giới (WB)
IBRD thuộc quyền sở hữu của 160 chính phủ các nước. Tổng vốn sở hữu của IBRD
là từ vốn đăng ký của các quốc gia thành viên, hoạt động tài trợ của ngân hàng chủ yếu là
từ nguồn vốn vay riêng trên thị trường thế giới. Một nguồn vốn quan trọng khác của IBRD
là từ lợi nhuận được giữ lại và dòng vốn được hoàn trả nợ vay của ngân hàng. Các khoản
cho vay của IBRD nói chung có thời gian ân hạn 5 năm và được hoàn trả sau 15-20 năm.
Các khoản cho vay này nhằm tăng trưởng kinh tế xã hội cho các nước đang phát triển. Lãi
suất mà ngân hàng tính cho các khoản vay phù hợp với sổ tay hướng dẫn về chi phí vay mượn của ngân hàng.
Điều lệ của IBRD nêu ra những nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động của ngân
hàng. Ngân hàng chỉ cho vay với mục đích sản xuất và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở
các nước đang phát triển mà nó cho vay. Ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến triển vọng
hoàn trả nợ vay. Mỗi khoản cho vay được cấp cho chính phủ hoặc được chính phủ bảo lãnh.
Việc sử dụng vốn vay không được hạn chế vào việc phải mua hàng ở bất kỳ một nước thành
viên nào khác. Các quyết định cho vay của IBRD phải và chỉ được dựa trên việc đánh giá nền kinh tế mà thôi.
Theo truyền thống, IBRD tài trợ tất cả các loại cơ sở hạ tầng chẳng hạn như cầu,
đường bộ, đường sắt, liên lạc viễn thông, các cơ sở hạ tầng về cảng và năng lượng, song
cốt lõi chiến lược phát triển của ngân hàng lại nhấn mạnh vào việc đầu tư trực tiếp tác động
đến mức sống của đa số dân nghèo ở các nước đang phát triển bằng cách giúp họ tăng năng
lực sản xuất và hợp nhất họ thành một lực lượng năng động trong quá trình phát triển kinh tế.
Các nỗ lực của IBRD nhằm giảm bớt sự bần cùng bao trùm nhiều lĩnh vực, kể cả
việc đầu tư cải thiện nền giáo dục , bảo vệ môi trườn ổn định, mở rộng cơ hội kinh tế cho
phụ nữ, đẩy mạnh hoạt động kế hoạch dân số, y tế, các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng, và
phát triển khu vực tư nhân. Sự hỗ trợ tái cấu trúc kinh tế ở nhiều nước vay mượn của ngân
hàng dựa trên hiểu biết về điều kiện tiền đề cho việc khôi phục tăng trưởng kinh tế nền tảng
của sự phát triển thành công và giảm bớt bần cùng - là điều chỉnh cơ cấu. a.Về tổ chức:
Bộ máy điều hành của IBRD tập trung vào Hội đồng các Thống đốc, các thống đốc
do các quốc gia thành viên bổ nhiệm. Hội đồng này giao quyền hành cho 22 giám đốc điều
hành, trong đó có 5 người được 5 thành viên góp vốn lớn nhất bổ nhiệm (Mỹ, Anh, Pháp,
Đức, Nhật), số còn lại được các thành viên còn lại đề cử. Quyền lợi bỏ phiếu và tỷ trọng
vốn đăng ký trên tổng vốn của mỗi nước thành viên. lOMoAR cPSD| 35966235 b. Về sở hữu:
Mức vốn sở hữu đăng ký tuỳ thuộc thực lực kinh tế tài chính của mỗi quốc gia thành
viên và tương ứng với mức độ tham gia của họ vào quỹ tiền tệ quốc tế. Tổng vốn sở hữu
được chia thành “Vốn thực góp” (Capital Subject to Call). Vốn dự phòng có vai trò như
một bảo lãnh cho khoản vay mượn mà ngân hàng sẽ đặt mượn trên thị trường quốc tế.
Trong những năm gần đây, Họi đồng các Thống đốc đã quyết định nhiều lần tăng vốn sở hữu của IBRD. c. Nguồn vốn vay:
Một phần chủ yếu của nguồn vốn cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục các hoạt động
cho vay của IBRD là từ việc đi vay trên thị trường vốn quốc tế. IBRD bán lại cho các bảo
lãnh của nó thông qua việc đặt mượn trực tiếp các tổ chức cơ quan chính phủ và NHTW
các nước hoặc trên thị trường tự do có sự tham gia của các ngân hàng đầu tư, các NHTM,
và ngân hàng bán buôn. IBRD vay mượn bằng nhiều loại tiền khác nhau, nhưng chủ yếu
là các đồng tiền tệ mạnh ở mức lãi suất dành cho khách hàng có uy tín cao nhất trên thị
trường. Kể từ tháng 7/1982, Ngân hàng bán lại chúng theo đồng USD (có chiết khấu) trên
thị trường tiền tệ Mỹ. Ngân hàng cũng áp dụng nghiệp vụ Swap. d. Thu nhập:
Thu nhập những năm trước hoặc là đã được đưa vào nguồn tổng dự trữ (75-80%)
hoặc đã được sử dụng vào tài trợ cho IDA.
e. Hoạt động từ tài trợ:
IBRD sử dụng cả hai kênh: đồng tài trợ song song và đồng tài trợ liên kết. Trong
đồng tài trợ song song, mỗi bên độc lập tài trợ những phần khác nhau của một dự án theo
những điều khoản thoả thuận riêng biệt. Trong đồng tài trợ liên kết, tất cả các bên tài trợ sẽ
tài trợ cùng một dự án, cùng một lúc cho đến hết mức tham gia tài trợ của mỗi bên. Năm
1983, IBRD giới thiệu một công cụ mới cho phép các ngân hàng bổ sung vào phần vốn mà
họ đã tài trợ trực tiếp cho mọot dự án cụ thể bằng cách tham gia vào một khoản cho vay
thương mại lên đến 15-20%, nhờ vậy sẽ bắt đầu hoàn trả cho các NHTM. Sau khi phân
vốn cho vay của họ đã rút ra hoàn toàn thì mới tới lượt của IBRD. Sau khi phần vốn cho
vay bán lại phần vốn cho vay của mình cho giới cho vay thương mại khi khoản vay đã hoàn
trả nợ gốc. Ngoài ra, IBRD cũng có thể tham gia với tính cách dự phòng trong những kỳ
hạn sau của một khoản cho vay tư nhân. f. Hoạt động tài trợ:
IBRD áp dụng các loại hình tài trợ sau đây:
- Cho vay thông thường (cửa sổ đầu tiên) theo lãi suất hiện hành của thị trường. lOMoAR cPSD| 35966235
• Cho vay toàn cầu dành cho các định chế tài trợ phát triển.
• Trợ cấp và bù đắp • Bảo lãnh
IBRD không tham gia vào các khoản cho vay đặc biệt (do IDA thực hiện), đầu tư
vốn sở hữu và vốn liên doanh (do IFC thực hiện), thuê mua hoặc cho vay trả lãi.
Các điều khoản tài trợ chủ yếu của IBRD bao gồm:
- Số tiền dự án: Tối thiểu 2-3 triệu USD, tối đa không xác định.
- Phần tham gia của IBRD: Tối thiểu là 1-2 triệu USD, tối đa 200 triệu USD.
- Mức tài trợ bình quân: 50-70 triệu USD (1/3 chi phí dự án).
- Kỳ hạn tài trợ: 15-20 năm, tính cả 4-5 năm ân hạn.
IBRD cung cấp viện trợ kỹ thuật cho các thoả thuận tài trợ. Ngân hàng luôn luôn
đưa vào chương trình tài trợ các dịch vụ giám sát và nghiên cứu phát triển, cũng như nghiên cứ hoàn thành dự án.
g. Lợi ích của tài trợ:
Các chủ thể sau đây sẽ được hưởng lợi từ tài trợ của IBRD. (1)
Các nước đang phát triển và các chủ thể của nước đó. (2)
Khu vực công cộng của các nước có sự bảo lãnh của chính phủ (3)
Khu vực tư nhân của những nước có bảo lãnh của chính phủ/ (4)
Các ngân hàng phát triển quốc gia tái cho vay bằng nguồn vốn của (2)
Khu vựcđể tài trợ các dự án nhỏ theo điều kiện của ngân hàng.
7.4 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Ngân hàng phát triển khu vực cuối cùng được thành lập năm 1966, trụ sở đặt tại
Manilla Philippine và phạm vi hoạt động là các nước đang phát triển ở khu vực Châu á và
vành đai Thái Bình Dương. Hiện nay có 38 thanh viên quốc gia trong khu vực và 16 quốc
gia thành viên ngoài khu vực. Cổ đông lớn nhất là Nhật và Mỹ, với cùng mức góp vốn là
16,4% Trung Quốc gia nhập vào năm 1986, trong khi Đài Loan vẫn nắm giữ một ghế thành
viên. Sáu nước cộng hoà Soviet cũ ở Trung á cũng muốn tham gia song họ chắc chắn chưa
được hoan nghênh bởi một số quốc gia lo rằng các nước sẽ ăn lấn vào phần của mình. Họ
cho rằng ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu (EBRD)- nơi các nước cộng hoà đang
là thành viên- là một đối tác đa phương thích hợp. Trái ngượic với IDB và AFDB, các nước
công nghiệp khối OECD chiếm đa số trong ADB về cả vốn (60%) và quyền bỏ phiếu nhờ
vào quyền lực lớn của các thành viên trong khu vực như Nhật, úc và New Zealand. Phần lOMoAR cPSD| 35966235
vốn góp này hình thành xương sốg tài chính của ngân hàng. Ngân hàng do 12 giám đốc
khu vực quản lý. Kể từ năm 1993, chủ tịch ngân hàng - theo truyền thống người Nhật- là
Mitsuso Sato. Nhân sự ngân hàng khoảng 1700 người .
Cấu trúc tài chính: Vào thập niên 90, các cuộc đàm phán nâng vốn ngân hàng lên
gấp đôi bắt đầu diễn ra. Việc này gặp phải sự cản trở từ Mỹ. Tuy nhiên, vốn tự có của ngân
hàng cuối cùng cũng đã được nâng lên gấp đôi vào năm 1994 và hiện đạt mức 47,4 tỷ USD,
trong đó chỉ có một phần nhỏ là vốn góp thực sự (8%), giống như các ngân hàng phát triển
khu vực khác. Theo quy chế, tối thiểu 60%vốn góp phải được nắm giữ bởi các thành viên
trong khu vực. Các cổ đông lớn nhất là Nhật và Mỹ, mỗi nước 16,4%.Vốn góp và quỹ dữ
trữ chiếm khoảng 7 tỷ USD và bảo đảm khả năng thanh toán tuyệt hảo. Phần vốn quốc tế
không được vượt quá tổng vốn dự phòng tính theo một đồng tiền có thể chuyển đổi của
mỗi nước thành viên. Hiện tại, Ngân hàng được xếp hàng chất lượng AAA.
Hoạt động cho vay luôn chú trọng vào các sản phẩm ngành năng lượng (30%), cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải và phát triển nông nghiệp, cũng như công nghiệp. Bình quân,
ADB cho vay khoảng 45% tổng chi phí dự án. Hoạ động cho vay của ngân hàng được điều
chỉnh thích hợp với chiến lược phát triển của các nước Châu á, theo đó phần lớn các khoản
vay (95%) bơm vào các tổ chức chính phủ và trong nhiều trường hợp là có sự đồng tài trợ
của các ngân hàng phát triển quốc gia. Indonesia là nước thu hút nhiều vốn nhất (34%).
Kể từ năm 1974, Ngân hàng đã thiết lập Quỹ phát triển Châu á (ADF - Asia
Development Fund) chuyên cho vay theo điều kiện ưu đãi (lãi suất 1%, kỳ hạn 40 năm)
đến các nước nghèo nhất như Bangladesh (30%), Nepal, Sri Lanka và Miến Điện. Đối với
một số quốc gia như Pakistan, vốn của quỹ đặc biệt được phối hợp với vốn thông thường.
Các nước giàu hơn ở Châu á thường không thích hợp với nguồn vốn quỹ này, ngoại trừ
Ấn Độ và Trung Quốc. Quỹ được thương lượng nâng vốn định kỳ 4 năm với phần vốn tài
trợ từ ngân sách phát triển của các nước công nghiệp, giai đoạn 1992 - 1995 đã có 4,2 tỷ
USD được sử dụng từ nguồn này. Mối quan tâm đặc biệt dồn vào việc xoáđói giảm nghèo,
vai trò của người phụ nữ trng quá trình phát triển và vấn đề dân số.
Tái định hướng: Môi trường kinh tế của ADB có lẽ thay đổi nhiều hơn bất cứ ngân
hàng khu vực nào khác. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và các nước khác đã rất thàh
côngtrong lĩnh vực kinh tế, và xác lập cầu nối quan hệ với các nước Phương Tây. Nhiều
con nợ cũ của ADB giờ đây đã trở thành chủ nợ. Ban đầu, chính sách ngân hàng nhằm vào
việc tăng mức cho vây, đằng sau điều này là ý muốn của Nhật về vai trò lấn át của ADB tại
Châu Á so với WB do Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, điều này không thành công, một phần vì
các nước Nics như Hàn Quốc, Đài Loan có thể tự đi vay trên thị truờng vốn quốc tê, đôi
khi còn được điều kiện ưu đaic hơn, và một phần vì các nước nghèo ở Châu Á có khả năng lOMoAR cPSD| 35966235
hấp thụ vốn hạn chế cũng như họ cần nguồn vốn tài trợ ưu đãi trong khi nguông này lại ít
ỏi. Vì vậy, Ngân hàng có mức thah khoản cao, và với một số áp lực chi tiêu, đã chuyển
sang tài trợi các dự án mà chất lượng của nó không xứng đáng theo nhãn quan của một số thành viên Phương Tây.
Để thay đổi tình hình, các quốc gia tài trợ chính đã gây áp lực suốt một thời gian dài
để nghiên cứu cơ bản về vai trò ngân hàng cần thực hiện trong thập niên 1990. Đã có một
số đề xuất là ADB liệu có nên chuyển hướng chú ý từ khu vực chính phủ sang khu vực tư
nhân hay không. Đằng sau việc này là mâu thuẫn giữa Nhật và Mỹ về ảnh hưởng trong
ngân hàng, và trong khu vực thông qua ngân hàng. Với miức vốn góp vào quỹ đặc biệt,
Nhật hiện đáp ứng gần 1/3 nguồn vốn và muốn có tiếng nói tương xứng. Các doanh nghiệp
Nhật cũng được biết là đảm nhận thực hiện phần lớn các dự án tài trợ bởi ADB. Điều này
tạo nên tình trang căng thẳng trong lề lối quản trị truyền thống mang tính thống nhất của ADB.
Năm 1987, Hội đồng thống đốc đã yêu cầu một uỷ ban chuyên gia đặc biệt tư vấn
về đối sách ngân hàng trước những thực tế kinh tế biến đổi. Báo cáo được ấn hành vào
tháng 1 - 1989 mang tựa “Ngân hàng phát triển Châu Á trong thập niên 90” đề nghị ADB
thực hiện một chính sách đối thoại với các nước thành viên, gây áp lực mạnh hơn nhằm
đến một chính sách kinh tế vĩ mô đứng đắn. Sau đó, ngân hàng có thể hoạt động như một
diễn đà tư vấn châu á tương tự tổ chức OEDC. Một đề nghị khác là ngân hàng cần xác lập
những tiêu thức ưu tiên mới trong hoạt động, cụ thể là trong việc chiến đấu chống đói
nghèo, nhằm giảm bớt tình trạng phân hoá xã hội đang có nguy co mở rộng giữa các trung
tâm chú ý voà sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong những
đề xuất của báo cáo - thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân - đã được biến thành hiện thực
qua sự thành lập một nhánh đầu tư khu vực tư nhân, công ty tài chính và đầu tư châu Á
(Asian Finace and Investment Corporation), vào nắm 1989 cùng tuyến với IFC. Ngoài
ADB là cổ đông chủ yếu còn có một tập hợp các NHTM khác cũng tham gia.
Phát triển trong tương lai: Cuộc tranh luận về vai trò của ADB vẫn chưa ngã ngũ.
Trong chừng mực nào đó, nó phản ánh vấn đề khái quát hơn về vai trò của các ngân hàng
phát triển khu vực trong quá trình đó. Tuy ADB đã bắt đầu tài trợ trực tiếp khu vực tư nhân,
song hầu hết các khoản vay vẫn còn nhằm vào các công trình công cộng. Vì thế một thái
độ bướng bỉnh của Mỹ trong việc tăng vốn hoạt động cần được xem chủ yếu như một đòn
bẩy lôi cuốn sự chú trọng nhiều hơn vào khu vực tư nhân. Mỹ muốn các khoản vay phục
vụ mục đích mở cửa các thị trường tài chính của các nước.
ADB có thể đóng góp rất lớn vào sự phát triển của thị trường vốn châu Á. Một bước
tiên phong trong việc huy động vốn trực tiếp từ các thị trường châu Á đã thành công rực
rỡ: năm 1991, ngân hàng đặt yêu cầu vay 300 triệu USD cùng lúc ở Đài Loan, Hồng Kong lOMoAR cPSD| 35966235
và Singapore. Kể từ đó, nhiều đợt phát hành trái phiếu mang tên “dragon” tiếp diễn: chúng
được gọi như vậy từ quá trình công nghiệp hoá mau chóng thần kỳ của các “con rồng” châu
Á vẫn còn khá rời rạc. Điều này sẽ cho phép tạo dựng một thị trường vốn có khả năng
thanh khoản về bề sâu và thực lực so với các thị trường tài chính khác. ADB cũng chú trọng
việc nới lỏng các quy chế ngành tài chính ở các nước châu Á.
Cuối cùng là vấn đề quốc gia, mục tiêu mà ADB tập trung cho vay trong tương lai. Rút
cuộc, các thành viên phương Tây, đặc biệt là Mỹ cũng không còn lý do để cản trở ADB
cho Việt Nam vay. Một số nước khác, dù vậy, đã tăng trưởng nhanh đến mức không cần
thiết đến ngân hàng nữa. Vì thế, Trung Quốc có thể dễ dàng vay mượn theo các điều kiện
thương mại thông thường. Do đó các nước phương Tây cho rằng ADB cần chú trọng hơn
các chất lượng cho vay hơn là luôn cố gắng gia tăng doanh số cho vay của nó. ADB đã ghi
nhớ lời khuyên này. Với sự chú trọng hơn vào chất lượng của các dự án và tái đánh giá giá
năng lực hấp thụ vốn vay của một số quốc gia thành viên, mức cho vay mới và cam kết đầu
tư đã giảm sút gần 30% trong năm 94 còn 3,7 tỷ USD
7.5 Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)
Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS) là định chế tài chính quốc tế lớn nhất. Được
thiết lập vào 1930 theo quyết định của hội nghị Hague, BIS giải quyết các khoản bồi thường
chiến tranh của Đức sau chiến tranh I theo kế hoạch Yoong. Các quốc gia chủ chốt tham
gia vào chiến tranh đã thoả thuận với chính phủ Thuỵ Sĩ trung lập nhằm thiết lập một ngân
hàng quốc tế ở Basle có thành viên là các NHTW và hoạt động lệ thuộc vào luật quốc gia
của bất cứ một thành viên nào. BIS chịu trách nhiệm về việc xử lý các khoản thanh toán
(settlement) tiền bồi thường chiến tranh của Đức, nên ngân hàng được gọi ten là ngân hàng thanh toán Quốc tế.
Mặc dù kế hoạch Young là lý do thự ctiễn cho việc thiết lập BIS, mục tiêu chủ yếu
của Ngân hàng này là việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các NHTW. Những kế hoạch về sự hợp
tác này đã tồn tại ngay từ đầu thế kỷ, nhưng việc thế chiến I bùng nổ đã ngăn chặn kế hoạch
trở thành hiện thực. Khi các định chế được thành lập theo Hội nghị Bretton Woods (IMF
và WB), Mỹ đã gây áp lực và dẫn đến việc ban hành một nghị quyết giải thể BIS lúc bấy
giờ được xem là một ngân hàng cấp khu vực - để chuyển giao lại chức năng đó cho IMF,
nhưng nghị quyết này vấp phải sự phản đối của các NHTW châu Âu. BIS sẽ tiếp tục đóng
vai rò quan trọng trong việc khôi phục dòng thanh toán bình thường ở châu Âu thời kỳ hậu chiến.
Khi USD gặp áp lực giảm giá vào thập niêm 60 - một khuynh hướng mà cuối cùgn
sẽ dẫn đến sự tan vỡ của hệ thống tỷ giá cố định - các hạn mức tín dụng hỗ tương (với tên
gọi thoả thuận “SWAP”) đã dược các NHTW trong BIS tổ chức thực hiện. Việc này có thể
đã được dùng nhằm hỗ trợ cho tỷ giá và giá vàng năm 1960, vị chủ tịch BIS, tiến sĩ Marius lOMoAR cPSD| 35966235
Holtrop, đã thuyết phục Mỹ tham gia vào cuộc họp hàng tháng ở Basle. Kể từ đó Mỹ ngày
càng quan tâm đến lợi ích của BIS vì sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Từ nay
BIS không còn được xem là một câu lạc bộ riêng tư của các NHTW châu Âu thôi mà như
là một diễn đàn tư vấn và hợp tác toàn cầu quan trọng của các NHTW. Sự thay đổi vị trí
này đã được ghi nhận khi thống đốc Quỹ dự trữ lien bang Mỹ, Alan Greenspan, đã tiếp
nhận chức vụ giành cho ông ta hơn 60 năm vào tháng 9 năm 1994.
Về tổ chức: BIS là công ty trách nhiệm hữu hạn có 33 cổ đông gồm hầu hết các
NHTW tại châu Âu, và NHTW của Úc; Canada, Nhật và Nam Phi. Do vậy BIS là một
trong số ít các định chế tài chính quốc tế nhiều đại diện của các quốc gia Đông Âu. Một số
NHTW các nước, trong đó có Mỹ, đã bán phần vốn gốc của họ trong BIS cho các NHTM.
Vì thế, có khoảng 15% số vốn góp nằm trong tay các cổ đông tư nhân, chủ yếu là ở châu
Âu. Ngân hàng chịu sự quản lý của một ban giám đốc điều hành, hiện bao gồm 17 thành
viên của nhóm G10. Các thành viên sáng lập Bỉ, Pháp, Đức, Ý, và Anh, mỗi nước có hai
ghế, một trong hai ghế này chính là Thống đốc NHTW đương nhiệm của nước đó. Ba thống
đốc NHTW từ các nước thành viên còn lại cũng sẽ được bầu lên, theo truyền thống đó là
thống đốc các ngân hàng của Hà Lan, Thuỵ Điển, và Thuỵ Sĩ. Kể từ năm 1994 Mỹ nắm
giữ hai ghế - gồm thống đốc Quỹ dự trữ liên bang và chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang
New York - và Nhật cùng Canada giữ hai ghế. Điều này có nghĩa là việc quản trị BIS đã
mất dần tính châu Âu trước kia.
Ban điều hành họp 10 lần một năm vào ngày Thứ Ba thứ hai trong mỗi tháng. Trưởng
ban cũng là chủ tịch của BIS. Đứng đầy đội ngũ nhân viên là tổng quan rlý, hiện là Andrew
Crokett của ngân hàng Anh Quốc. Các phòng ban chủ yếu của BIS là phòng kinh tế - tiền
tệ và phòng vụ ngân hàng, nơi thực hiện các giao dịch trên thị trường tài chính. BIS có tổng
số nhân viên khoảng 500 người.
Các chức năng: Các chức năng của BIS được quy định trong điều lệ hoạt động của
nó, theo đó ngân hàng có thể phản ứng tuỳ nghi theo tình hình biến chuyển thường xuyên
trong hệ thống tài chính quốc tế. BIS được thành lập mang tính chất là ngân hàng của các
NHTW và ở nhiều lĩnh vực nó lại hoạt động như một NHTM. các NHTW gửi một phần
nguồn dự trữ tiền tệ chính thức của họ vào BIS, ngân hàng này sẽ tái đầu tư vào thị trường
eurocurrency hoặc trên các thị trường quốc gia. Đối với khoảng 90 NHTW có gửi tiền tại
BIS - chiếm tổng cộng 10% dự trữ tiền tệ thế giới, khoảng 100 tỷ USD - lợi ích từ uy tín
tuyệt đối và tiền gửi vào BIS. BIS đoán chắc sẽ quản trị linh hoạt các nguồn vốn tiền gửi,
và do vậy có thể dễ dàng huy động. Do BIS không công khai hoá các giao dịch của mình
nên các lệnh giao dịch của các NHTW được giữ kín và điều này là một lợi điểm to lớn nếu
xét tới tính nhạy cảm của tỷ giá. lOMoAR cPSD| 35966235
Hợp tác của các NHTW: Vào kỳ họp hàng tháng, thống đốc các NHTW và các bạn
đồng liêu thân cận của họ có dịp trao đổi ý kiến liên quan đến tình hình tiền tệ và thị trường
hối đoái hiện hành. Điều này đã trở thành một tập quán tham vấn giản dị đồng thời tạo lập
các quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa các thống đốc NHTW, những người thường được bổ
nhiệm và nắm chức vụ một thời kỳ dài và ít khi chịu áp lực chính trị.
BIS tập hợp nhiều số liệu thống kê cho các NHTW, đặc biệt là vấn đề thị trường vốn
quốc tế và tín dụng quốc tế. Nó đã xây dựng được ngân hàng dữ liệu thống kê về tiền tệ
lớn nhất trên thế giới. Trên cơ sở phân tích dữ liệu này thực tế cho thấy tự BIS đã trở thành
một nhà điều phối thị trường quan trọng, BIS báo cáo về các khuynh hướng chủ yếu và các
nguy cơ tiềm ẩn cũng như các khuyết tật thị trường. Những báo cáo này được phát hành và
được bàn luận tại Uỷ ban theo dõi eurocurrency bao gồm các chuyên viên của G10.
Một cách thức cho vay đặc biệt có vị trí quan trọng kể từ năm 1982 là việc tài trợ
bắc cầu BIS tổ chức nhằm nối kết các khoản cho vay của IMF và WB. Dạng tài trợ này
được thực hiện theo từng giao dịch cụ thể đối với các quốc gia đang phát triển có gánh
nặng nợ nần khổng lồ, đang lâm ngay về thanh toán và đồng ý với chương trình điều chỉnh
của các IMF. Thông thường việc tài trợ cần phải chờ khoản cho vay của IMF được ban điều
hành IMF thông qua, và khi khoản cho vay của IMF được giải ngân bước đầu theo các đợt
rút vốn, BIS yêu cầu các NHTW tài trợ ứng trước khoản cho vay của IMF.
Cấu trúc của tài chính: Vốn thành lập của BIS là 1,5 tỷ USD (quy theo vàng) được
chia thành 600.000 cổ phiếu. Hai phần ba số này được phát hành và có 25% đã được thanh
toán đủ. Các cổ phiếu chưa được phát hành có thể được giao cho những NHTW nào mà
BIS quyết định nên đưa vào nhóm các cổ đông thành viên.
BIS có thể xử lý theo tài khoản riêng, hoặc nhân danh các NHTW, theo vàng, các
giấy nhận nợ ngắn hạn, các trái phiếu… và nó có thể huy động các khoản cho vay cũng
như tự đứng ra cho vay các NHTW. BIS cũng nhận tiền gửi dự trữ ngoại tệ của các NHTW
rồi tái đầu tư trên thị trường. Các giao dcịh của BIS trên thị trường tiền tệ của quốc gia đó,
và do vậy các NHTW có quyền phản đối hành vi của BIS. BIS có thể thực hiện các giao
dịch cùng với các NHTW và các định chế tài chính khác.
Cấu trúc tài chính của BIS mang tính thanh khoản cao. NHTW các nước gửi vàng
và ngoại tệ dự trữ vào BIS có thể tin tưởng chắc chắn rằng nguồn tiền gửi của họ có thể
được rút ra bất kỳ lúc nào nếu cần.