Bài kiểm tra điều kiện môn lý luận văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Bài kiểm tra điều kiện môn lý luận văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Môn:
Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài kiểm tra điều kiện môn lý luận văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Bài kiểm tra điều kiện môn lý luận văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

53 27 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài: Có ý kiến cho rằng đối tượng của văn học vốn là thân phận con người nên
chỉ những kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hoá thành không phải một chuyên gia nghiên
cứu văn học, mà là kẻ hiểu biết về con người một cách sâu sắc. Quan điểm của anh
chị về vấn đề này là gì? Phân tích tác phẩm hoặc Ngàn mặt trời rực rỡ Người đua
diều của Khaled Hosseni để làm rõ quan điểm của mình.
Giảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Sinh viên thực hiện: Hà Thuỳ Linh
Mã sinh viên: 725601216
Lớp: A4 - Khoa: Ngữ Văn – K72
Tôi đã từng một lần được nghe qua câu nói này: “Hương nhuỵ trong mát và ngọt
lành của cuộc sống chính là văn học”. Tự cổ chí kim, văn học và cuộc sống đã gắn
liền với nhau như hình với bóng. Cuộc sống cần có văn học để thêm thi vị, màu sắc
hơn. Còn từ văn học, ta khám phá ra được phong tục tập quán, văn hoá của từng
địa phương, từng dân tộc. Văn học như phương tiện để ta đi ngược trở về quá khứ
và tìm hiểu lịch sử, nó lưu giữ không biết nhiêu bao giá trị văn hoá của dân tộc. Ta
có thể coi văn học chính là tấm gương phản chiếu mọi sự vật, sự việc trong xã hội,
trong cuộc sống bao gồm cả những điều tích cực lẫn tiêu cực.
Văn học là một phạm trù vô biên tới mức nào khi có hàng trăm, hàng nghìn quan
niệm về nó. Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm đã viết: “Đời Thừa Văn chương
không cần đến những người thợ khéo tay làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi…” Hay như Vũ Trọng
Phụng chia sẻ: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn
cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.” Không chỉ những nhà
văn, nhà thơ, người cầm bút trong nước mà những tác gia nước ngoài cũng nêu lên
quan điểm: “Không câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc
sống viết ra” Khi nào những người đàn ông còn sa đoạ vì bán (Andecxen) hoặc “
sức lao động, khi những người đàn bà còn truỵ lạc vì đói khát, khi trẻ thơ còn cằn
cỗi vì tăm tối thì cuốn sách này còn có ích” (Victor Hugo).
Khi đọc qua, ta tưởng chừng như những quan niệm này khác nhau hoàn toàn, văn
học bị chia năm xẻ bảy thành vô vàn những lý lẽ, lập luận khác nhau. Nhưng khi
nhìn kĩ vào, ta thấy những điều mà các nhà văn, nhà thơ nói và đang hướng tới
chính là cuộc sống, là con người. Văn học chẳng phải sinh ra để viết về những gì
quá đỗi xa vời, một tác phẩm văn học thành công và tạo nên giá trị của nó chính là
những tác phẩm làm nổi bật lên được những gì xảy ra trong cuộc sống. Và thứ kiến
tạo nên cuộc sống ấy không ai khác chính là con người! Văn học chính là nhân học
như Macxim Gorki đã khẳng định.
Vậy để viết về con người, các nhà văn nhà thơ sẽ làm thế nào? Họ sẽ tự mình dàn
dựng lên trong đầu một hình mẫu vô tri và rồi cứ thế viết ra một nghìn lẻ một câu
chuyện hay sao? Điều đó chắc chắn bất khả thi. Nếu có, tác phẩm văn học ấy có lẽ
chỉ toàn những lời sáo rỗng, toàn chứa đựng những điều không đủ để tô đậm lên
hiện thực. Để tác phẩm của mình trở nên có ý nghĩa, để bản thân là một “nhà văn
vĩ đại” như giáo sư, nhà giáo Đặng Thai Mai đã nói thì người viết phải “sâu sắc
cảm thấy nỗi đau đớn của con người trong thời đại”, phải thấy “rung động tận đáy
tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của
loài người”. Và cách duy nhất để có thể hiểu được con người, chính là hoà vào
cuộc sống của người ấy, sống một cuộc đời như họ.
Có lẽ đời sẽ dịu dàng biết bao nếu con người biết đặt mình vào vị trí của nhau.
Cuộc đời là bể khổ, sống trên đời mỗi người đều có một hoàn cảnh, một số phận
riêng nên trong tính cách và suy nghĩ không phải ai cũng sẽ có sự tương đồng. Để
hiểu được hoàn cảnh của một người, ta không thể đứng trên vị trí của mình, dùng
quan điểm của mình để đánh giá người ấy. Cái nhìn ấy chỉ là cái nhìn chủ quan,
hời hợt, cái nhìn của bản thân ta áp đặt lên, điều này không giúp ta hiểu hơn một
người mà thậm chí còn khiến ta có những định kiến không mấy tốt đẹp về người
ấy. Vì vậy, chỉ có đặt mình vào vị trí của đối phương mới có thể hiểu đối phương
đang nghĩ gì, đang muốn gì và đối phương là ai.
Và trong văn học cũng vậy, người tác giả cũng sẽ đi sâu vào cuộc sống của nhân
vật, trải nghiệm cuộc sống của nhân vật để từ đó mới viết nên được những trang
văn sâu sắc mang đầy tính chiêm nghiệm. Giống như trong tác phẩm Người đua
diều của nhà văn Khaled Hosseni-tác phẩm nằm trong top những cuốn sách đáng
đọc nhất của thời đại.
Người đua diều kể về câu chuyện xoay quanh cậu nhóc tên Amir sống cùng cha,
đến từ quận Wazir Akbar Khan của thủ đô Kabul. Truyện được đặt trong bối cảnh
của hàng trăm sự kiện hỗn loạn khác nhau, nó kể về sự sụp đổ của chế độ quân chủ
Afghanistan do sự can thiệp quân sự của Liên Xô, sự di cư của những người tị nạn
tới Hoa Kỳ và Pakistan. Amir và cậu bạn thân của mình-Hassan đã có một cuộc
sống như mơ khi ở Kabul, hai đứa đều mất mẹ và lớn lên nhờ chung một bầu sữa
vì vậy mà chúng luôn được bố Amir dạy rằng chúng chẳng khác gì anh em ruột
thịt. Tưởng chừng như hai đứa trẻ sẽ có một tuổi thơ êm đẹp và đầy ắp những kỉ
niệm thì có một sự kiện đã làm đổ vỡ hoàn toàn tình bạn đẹp đẽ của hai đứa trẻ ấy-
Amir chứng kiến cảnh Hassan bị tấn công tình dục. Nửa sau cuốn sách chú trọng
về những nỗ lực của Amir với mong muốn chuộc lại sai lầm bằng cách giải cứu
con trai của Hassan vào hai thập niên sau.
Amir thích đọc sách, thích viết truyện nhưng Baba của cậu luôn không hài lòng về
việc ấy. Ông muốn con trai phải giống như mình, mạnh mẽ, gan trường và biết đấu
tranh. Ông thậm chí đã từng nói với chú của Amir: “ Nếu như tôi không trực tiếp
thấy nó chui ra từ trong bụng mẹ, tôi đã không tin nó là con mình.”. Có thể thấy,
cha của Amir hoàn toàn dùng lập trường của mình để thấu hiểu con, ông đứng trên
vị trí, cách suy nghĩ của bản thân và ông đã hiểu sai thằng bé. Ông nhìn thằng bé
bằng cái nhìn đầy gai góc, đầy trưởng thành mà cuộc đời đã tạo nên cho ông. Vì
thế nên ông chưa bao giờ biết tại sao Amir thích đọc sách, tại sao Amir không
chống trả lại lũ bắt nạt cậu. Ông cũng không biết con trai mình cần tình thương từ
cha đến thế nào, chỉ cần một cái nhìn khích lệ từ ông cũng đủ làm động lực cho cậu
bé chiến thắng trong cuộc thi đua diều. Hay ở một chi tiết nữa, chi tiết làm đổ bể
tình bạn giữa Amir và Hassan, tôi chắc chắn rằng không ít những độc giả như tôi
phải đặt ra một câu hỏi, một sự chất vấn đối với Amir: “ Tại sao khi giây phút
chứng kiến người bạn thân nhất của mình, người đang dốc sức chạy đi lấy con diều
xanh để cậu mang về cho bố bị tấn công tình dục, chịu đựng sự nhục nhã nhất trên
cuộc đời này. Tại sao cậu không chạy ra giải cứu cậu ấy?”. Câu hỏi ấy đã thường
trực trong đầu tôi một thời gian dài, ngay cả khi đã đọc xong cuốn sách tôi vẫn
không ngừng nghĩ về nó. Có lẽ tôi không phải Amir. Nên tôi chẳng thể hiểu vì lý
gì mà Amir không thể chạy ra giải thoát cho Hassan khỏi con ngõ đen tối ấy. Cậu
hèn nhát chăng? Hay cậu cảm thấy nhục nhã? Và cũng chỉ có tác giả mới là người
hiểu rõ điều ấy nhất.
Amir đối với Baba của cậu cũng vậy. Cậu luôn không hiểu vì sao Baba nhớ rất rõ
ngày sinh của Hassan, sinh nhật năm nào Baba cũng tặng cho Hassan một món
quà, thậm chí là thuê bác sĩ tới sửa cái môi lệch của cậu ta. Ông luôn luôn dặn dò
Amir rằng hai đứa uống chung một bầu sữa mà lớn, vì vậy phải coi nhau là anh em
ruột thịt. Amir không hiểu vì sao Baba gầm lên đầy tức giận khi cậu hỏi ông về ý
định ông có muốn chuyển Hassan đi và nuôi một người hầu mới. Baba đã nói với
cậu ăn cắp là tội trạng lớn nhất, vậy mà khi cậu đổ thừa cho Hassan ăn cắp đồ của
mình để hòng đuổi Hassan ra khỏi nhà. Ấy vậy mà Baba vẫn chấp nhận tha thứ cho
cậu ấy. Để rồi khi Hassan cùng Ali-cha của mình quyết định dời đi, mặc cho Baba
có ra sức níu kéo, thậm chí là cầu xin ông Ali nể tình anh em hàng bao năm trời để
ở lại. Cuối cùng hai người vẫn ra đi, Baba đã khóc, đó là lần đầu tiên Amir thấy.
Baba chưa bao giờ rơi nước mắt vì mình, ông rơi nước mắt vì hai bố con người
làm. Cho tới khi hai cha con Amir di cư sang nước Mỹ, Amir trong khoảnh khắc
tốt nghiệp, trong khoảnh khắc hai cha con hạnh phúc nhất cậu đã nghe thấy Baba
mình nói: “Bố chỉ mong Hassan ở đây cùng với chúng ta, hôm nay.”. Tất cả phải
khiến Amir đặt ra thắc mắc vô cùng lớn trong đầu. Tại sao Baba lại quan tâm
Hassan đến thế? Cuối cùng tất cả đã được giải đáp sau khi Baba của cậu qua đời.
Amir nhận được tin chú Rahim Khan của mình đã ốm lắm. Cậu trở về và biết được
một bí mật, bí mật mà Baba đã giấu cậu tới cả khi ông chết đi. Hassan chính là con
trai ruột của ông! Cuối cùng Amir cũng hiểu vì sao cha lại quan tâm cậu ta tới như
vậy, vì sao cha lại rơi nước mắt khi Hassan rời đi. Nhưng một lần nữa, Amir đầy
thất vọng, đầy tức giận không hiểu vì sao Baba đã lừa dối mình và Hassan từ khi
hai đứa vừa mới lọt lòng. Ông đã đặt Amir trong lòng, nhìn thẳng vào đôi mắt cậu
rồi nói: “ Chỉ có một tội lỗi duy nhất. Và đó là ăn cắp… Khi con nói dối, con ăn
cắp quyền của ai đó được biết sự thật”. Nhưng chẳng phải ông đã lừa dối hai đứa
nhỏ suốt ngần ấy năm hay sao? Amir thật sự không thể hiểu.
Hay với Hassan, người làm Amir không thôi day dứt suốt bao năm trời. Tại sao
Hassan chưa bao giờ xông lên chất vấn Amir, hay thậm chí là đánh đập vào cậu để
lòng cậu thôi day dứt vì khi ấy không cứu Hassan khỏi lũ Assef đã bạo hành cậu
ấy. Hassan chỉ đơn giản là lặng im chịu đựng. Cậu ấy vì điều gì mà lại nhẫn nhịn
đến vậy?
Không chỉ riêng con người, mà xã hội lúc bấy giờ dưới ngòi bút của Khaled
Hosseni hiện lên đầy chân thực. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả tả ra được
khung cảnh trên đường di cư khi một tên lính Nga tại trạm kiểm soát với vẻ mặt
đầy nhăn nhở đòi có nửa giờ với người thiếu phụ phía sau xe mặc cho cô ấy vẫn
còn đang ôm con nhỏ. Còn người chồng bên cạnh chỉ có thể bất lực mà không thể
làm gì. Hay khung cảnh tên lính sẵn sàng chía họng súng vào cha của Amir khi
ông đứng lên bênh vực người thiếu phụ. Và cả khung cảnh lúc ở trong bồn chứa
xăng, mọi người phải vào ấy mới có thể tiếp tục di cư. Căn hầm đã tối. Cái bồn
xăng còn tối đen hơn. Không khí như đặc quánh lại hoà với mùi hôi hắc của dầu
diesel. Tất cả tạo nên một khung cảnh chật vật đến đáng thương. Và chắc chắn, tác
giả không thể chỉ ngồi đó và viết ra những dòng văn vô nghĩa. Để có được những
trang văn khiến người đọc như thể đang sống trong cảnh loạn lạc của Kabul, nhà
văn phải sống cuộc sống của họ, hoà mình vào cuộc sống đó mới có thể vẽ nên
khung cảnh đầy khốn khổ ấy. Và chỉ khi hiểu biết về cuộc sống loạn lạc đầy khổ
đau kia, ông mới hiểu được con người đang nghĩ gì, đang cần gì. Chỉ có tìm hiểu
cuộc sống của người ta thì mới biết người ấy là con người thế nào.
Nhân dân luôn luôn đặt niềm tin vào nhà văn, họ trông đợi tiếng nói của nhà văn.
Để thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, con người có thể chia sẻ, động viên, giúp đỡ
nhau vượt khó, cùng nhau biến những điều không thể thành có thể…Trước khi là
một nhà văn, nhà thơ ta phải sống như một con người thực thụ, ta phải biết đem
bản thân đặt vào cái đời sống mà ta muốn đề cập đến. Văn học chính là tấm gương
phản ánh cuộc đời mà cuộc đời lại phức tạp và muôn màu muôn vẻ. Nếu ta không
biết thấu hiểu, không biết cảm thông chia sẻ bằng tấm lòng mình thì sẽ không thể
viết một cách chính xác về nhân dân, không thể phản ánh xã hội được một cách
chân thực.
Văn học chính là nghệ thuật và người sáng tác văn học phải coi lao động nghệ
thuật là một quá trình hoạt động nghiêm túc. Vì vậy, người sáng tác nếu chỉ nhìn
phiến diện bên ngoài mà không đi vào tìm hiểu cuộc đời, đó chính là sự cẩu thả.
Và như nhà văn Nam Cao đã viết: “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự
bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện”. Một tác phẩm mang
tính nghệ thuật là một tác phẩm phải phản ánh những sự kiện, những vấn đề của
đời sống nhân dân đang diễn ra. Ngay cả khi viết về cái ác, cái xấu, về những cuộc
đấu tranh gay gắt. Một tác phẩm không phải chỉ viết về người nhân dân nghèo mới
là tác phẩm thể hiện sự cảm thông, sự dấn thân của tác giả đối với nhân dân. Mà nó
phải thể hiện được tâm tư, tình cảm, mong muốn, ước nguyện của nhân dân.
Những tác phẩm đích thực bắt nguồn từ chính những rung động chân thành của
nhà văn, từ những hơi thở ấm nóng của cuộc đời. Trên con đường sáng tạo đầy
gian truân và thống khổ của văn học, nhà văn, nhà thơ phải vượt qua mọi gian khó
và nỗ lực đi tới cùng đích con đường mà bản thân đã chọn. Và hơn hết, phải dấn
thân vào cuộc đời, phải hướng tới con người. Đó mới là một sự thành công trong
văn học.
| 1/6

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài: Có ý kiến cho rằng đối tượng của văn học vốn là thân phận con người nên
chỉ những kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hoá thành không phải một chuyên gia nghiên
cứu văn học, mà là kẻ hiểu biết về con người một cách sâu sắc. Quan điểm của anh
chị về vấn đề này là gì? Phân tích tác phẩm Ngàn mặt trời rực rỡ hoặc Người đua
diều của Khaled Hosseni để làm rõ quan điểm của mình.
Giảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Sinh viên thực hiện: Hà Thuỳ Linh
Mã sinh viên: 725601216
Lớp: A4 - Khoa: Ngữ Văn – K72
Tôi đã từng một lần được nghe qua câu nói này: “Hương nhuỵ trong mát và ngọt
lành của cuộc sống chính là văn học”. Tự cổ chí kim, văn học và cuộc sống đã gắn
liền với nhau như hình với bóng. Cuộc sống cần có văn học để thêm thi vị, màu sắc
hơn. Còn từ văn học, ta khám phá ra được phong tục tập quán, văn hoá của từng
địa phương, từng dân tộc. Văn học như phương tiện để ta đi ngược trở về quá khứ
và tìm hiểu lịch sử, nó lưu giữ không biết nhiêu bao giá trị văn hoá của dân tộc. Ta
có thể coi văn học chính là tấm gương phản chiếu mọi sự vật, sự việc trong xã hội,
trong cuộc sống bao gồm cả những điều tích cực lẫn tiêu cực.
Văn học là một phạm trù vô biên tới mức nào khi có hàng trăm, hàng nghìn quan
niệm về nó. Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Đời Thừa đã viết: “Văn chương
không cần đến những người thợ khéo tay làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi…
” Hay như Vũ Trọng
Phụng chia sẻ: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn
cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời
.” Không chỉ những nhà
văn, nhà thơ, người cầm bút trong nước mà những tác gia nước ngoài cũng nêu lên
quan điểm: “Không câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc
sống viết ra”
(Andecxen) hoặc “Khi nào những người đàn ông còn sa đoạ vì bán
sức lao động, khi những người đàn bà còn truỵ lạc vì đói khát, khi trẻ thơ còn cằn
cỗi vì tăm tối thì cuốn sách này còn có ích
” (Victor Hugo).
Khi đọc qua, ta tưởng chừng như những quan niệm này khác nhau hoàn toàn, văn
học bị chia năm xẻ bảy thành vô vàn những lý lẽ, lập luận khác nhau. Nhưng khi
nhìn kĩ vào, ta thấy những điều mà các nhà văn, nhà thơ nói và đang hướng tới
chính là cuộc sống, là con người. Văn học chẳng phải sinh ra để viết về những gì
quá đỗi xa vời, một tác phẩm văn học thành công và tạo nên giá trị của nó chính là
những tác phẩm làm nổi bật lên được những gì xảy ra trong cuộc sống. Và thứ kiến
tạo nên cuộc sống ấy không ai khác chính là con người! Văn học chính là nhân học
như Macxim Gorki đã khẳng định.
Vậy để viết về con người, các nhà văn nhà thơ sẽ làm thế nào? Họ sẽ tự mình dàn
dựng lên trong đầu một hình mẫu vô tri và rồi cứ thế viết ra một nghìn lẻ một câu
chuyện hay sao? Điều đó chắc chắn bất khả thi. Nếu có, tác phẩm văn học ấy có lẽ
chỉ toàn những lời sáo rỗng, toàn chứa đựng những điều không đủ để tô đậm lên
hiện thực. Để tác phẩm của mình trở nên có ý nghĩa, để bản thân là một “nhà văn
vĩ đại” như giáo sư, nhà giáo Đặng Thai Mai đã nói thì người viết phải “sâu sắc
cảm thấy nỗi đau đớn của con người trong thời đại”, phải thấy “rung động tận đáy
tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của
loài người”. Và cách duy nhất để có thể hiểu được con người, chính là hoà vào
cuộc sống của người ấy, sống một cuộc đời như họ.
Có lẽ đời sẽ dịu dàng biết bao nếu con người biết đặt mình vào vị trí của nhau.
Cuộc đời là bể khổ, sống trên đời mỗi người đều có một hoàn cảnh, một số phận
riêng nên trong tính cách và suy nghĩ không phải ai cũng sẽ có sự tương đồng. Để
hiểu được hoàn cảnh của một người, ta không thể đứng trên vị trí của mình, dùng
quan điểm của mình để đánh giá người ấy. Cái nhìn ấy chỉ là cái nhìn chủ quan,
hời hợt, cái nhìn của bản thân ta áp đặt lên, điều này không giúp ta hiểu hơn một
người mà thậm chí còn khiến ta có những định kiến không mấy tốt đẹp về người
ấy. Vì vậy, chỉ có đặt mình vào vị trí của đối phương mới có thể hiểu đối phương
đang nghĩ gì, đang muốn gì và đối phương là ai.
Và trong văn học cũng vậy, người tác giả cũng sẽ đi sâu vào cuộc sống của nhân
vật, trải nghiệm cuộc sống của nhân vật để từ đó mới viết nên được những trang
văn sâu sắc mang đầy tính chiêm nghiệm. Giống như trong tác phẩm Người đua
diều
của nhà văn Khaled Hosseni-tác phẩm nằm trong top những cuốn sách đáng
đọc nhất của thời đại.
Người đua diều kể về câu chuyện xoay quanh cậu nhóc tên Amir sống cùng cha,
đến từ quận Wazir Akbar Khan của thủ đô Kabul. Truyện được đặt trong bối cảnh
của hàng trăm sự kiện hỗn loạn khác nhau, nó kể về sự sụp đổ của chế độ quân chủ
Afghanistan do sự can thiệp quân sự của Liên Xô, sự di cư của những người tị nạn
tới Hoa Kỳ và Pakistan. Amir và cậu bạn thân của mình-Hassan đã có một cuộc
sống như mơ khi ở Kabul, hai đứa đều mất mẹ và lớn lên nhờ chung một bầu sữa
vì vậy mà chúng luôn được bố Amir dạy rằng chúng chẳng khác gì anh em ruột
thịt. Tưởng chừng như hai đứa trẻ sẽ có một tuổi thơ êm đẹp và đầy ắp những kỉ
niệm thì có một sự kiện đã làm đổ vỡ hoàn toàn tình bạn đẹp đẽ của hai đứa trẻ ấy-
Amir chứng kiến cảnh Hassan bị tấn công tình dục. Nửa sau cuốn sách chú trọng
về những nỗ lực của Amir với mong muốn chuộc lại sai lầm bằng cách giải cứu
con trai của Hassan vào hai thập niên sau.
Amir thích đọc sách, thích viết truyện nhưng Baba của cậu luôn không hài lòng về
việc ấy. Ông muốn con trai phải giống như mình, mạnh mẽ, gan trường và biết đấu
tranh. Ông thậm chí đã từng nói với chú của Amir: “ Nếu như tôi không trực tiếp
thấy nó chui ra từ trong bụng mẹ, tôi đã không tin nó là con mình.”. Có thể thấy,
cha của Amir hoàn toàn dùng lập trường của mình để thấu hiểu con, ông đứng trên
vị trí, cách suy nghĩ của bản thân và ông đã hiểu sai thằng bé. Ông nhìn thằng bé
bằng cái nhìn đầy gai góc, đầy trưởng thành mà cuộc đời đã tạo nên cho ông. Vì
thế nên ông chưa bao giờ biết tại sao Amir thích đọc sách, tại sao Amir không
chống trả lại lũ bắt nạt cậu. Ông cũng không biết con trai mình cần tình thương từ
cha đến thế nào, chỉ cần một cái nhìn khích lệ từ ông cũng đủ làm động lực cho cậu
bé chiến thắng trong cuộc thi đua diều. Hay ở một chi tiết nữa, chi tiết làm đổ bể
tình bạn giữa Amir và Hassan, tôi chắc chắn rằng không ít những độc giả như tôi
phải đặt ra một câu hỏi, một sự chất vấn đối với Amir: “ Tại sao khi giây phút
chứng kiến người bạn thân nhất của mình, người đang dốc sức chạy đi lấy con diều
xanh để cậu mang về cho bố bị tấn công tình dục, chịu đựng sự nhục nhã nhất trên
cuộc đời này. Tại sao cậu không chạy ra giải cứu cậu ấy?”. Câu hỏi ấy đã thường
trực trong đầu tôi một thời gian dài, ngay cả khi đã đọc xong cuốn sách tôi vẫn
không ngừng nghĩ về nó. Có lẽ tôi không phải Amir. Nên tôi chẳng thể hiểu vì lý
gì mà Amir không thể chạy ra giải thoát cho Hassan khỏi con ngõ đen tối ấy. Cậu
hèn nhát chăng? Hay cậu cảm thấy nhục nhã? Và cũng chỉ có tác giả mới là người
hiểu rõ điều ấy nhất.
Amir đối với Baba của cậu cũng vậy. Cậu luôn không hiểu vì sao Baba nhớ rất rõ
ngày sinh của Hassan, sinh nhật năm nào Baba cũng tặng cho Hassan một món
quà, thậm chí là thuê bác sĩ tới sửa cái môi lệch của cậu ta. Ông luôn luôn dặn dò
Amir rằng hai đứa uống chung một bầu sữa mà lớn, vì vậy phải coi nhau là anh em
ruột thịt. Amir không hiểu vì sao Baba gầm lên đầy tức giận khi cậu hỏi ông về ý
định ông có muốn chuyển Hassan đi và nuôi một người hầu mới. Baba đã nói với
cậu ăn cắp là tội trạng lớn nhất, vậy mà khi cậu đổ thừa cho Hassan ăn cắp đồ của
mình để hòng đuổi Hassan ra khỏi nhà. Ấy vậy mà Baba vẫn chấp nhận tha thứ cho
cậu ấy. Để rồi khi Hassan cùng Ali-cha của mình quyết định dời đi, mặc cho Baba
có ra sức níu kéo, thậm chí là cầu xin ông Ali nể tình anh em hàng bao năm trời để
ở lại. Cuối cùng hai người vẫn ra đi, Baba đã khóc, đó là lần đầu tiên Amir thấy.
Baba chưa bao giờ rơi nước mắt vì mình, ông rơi nước mắt vì hai bố con người
làm. Cho tới khi hai cha con Amir di cư sang nước Mỹ, Amir trong khoảnh khắc
tốt nghiệp, trong khoảnh khắc hai cha con hạnh phúc nhất cậu đã nghe thấy Baba
mình nói: “Bố chỉ mong Hassan ở đây cùng với chúng ta, hôm nay.”. Tất cả phải
khiến Amir đặt ra thắc mắc vô cùng lớn trong đầu. Tại sao Baba lại quan tâm
Hassan đến thế? Cuối cùng tất cả đã được giải đáp sau khi Baba của cậu qua đời.
Amir nhận được tin chú Rahim Khan của mình đã ốm lắm. Cậu trở về và biết được
một bí mật, bí mật mà Baba đã giấu cậu tới cả khi ông chết đi. Hassan chính là con
trai ruột của ông! Cuối cùng Amir cũng hiểu vì sao cha lại quan tâm cậu ta tới như
vậy, vì sao cha lại rơi nước mắt khi Hassan rời đi. Nhưng một lần nữa, Amir đầy
thất vọng, đầy tức giận không hiểu vì sao Baba đã lừa dối mình và Hassan từ khi
hai đứa vừa mới lọt lòng. Ông đã đặt Amir trong lòng, nhìn thẳng vào đôi mắt cậu
rồi nói: “ Chỉ có một tội lỗi duy nhất. Và đó là ăn cắp… Khi con nói dối, con ăn
cắp quyền của ai đó được biết sự thật”. Nhưng chẳng phải ông đã lừa dối hai đứa
nhỏ suốt ngần ấy năm hay sao? Amir thật sự không thể hiểu.
Hay với Hassan, người làm Amir không thôi day dứt suốt bao năm trời. Tại sao
Hassan chưa bao giờ xông lên chất vấn Amir, hay thậm chí là đánh đập vào cậu để
lòng cậu thôi day dứt vì khi ấy không cứu Hassan khỏi lũ Assef đã bạo hành cậu
ấy. Hassan chỉ đơn giản là lặng im chịu đựng. Cậu ấy vì điều gì mà lại nhẫn nhịn đến vậy?
Không chỉ riêng con người, mà xã hội lúc bấy giờ dưới ngòi bút của Khaled
Hosseni hiện lên đầy chân thực. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả tả ra được
khung cảnh trên đường di cư khi một tên lính Nga tại trạm kiểm soát với vẻ mặt
đầy nhăn nhở đòi có nửa giờ với người thiếu phụ phía sau xe mặc cho cô ấy vẫn
còn đang ôm con nhỏ. Còn người chồng bên cạnh chỉ có thể bất lực mà không thể
làm gì. Hay khung cảnh tên lính sẵn sàng chía họng súng vào cha của Amir khi
ông đứng lên bênh vực người thiếu phụ. Và cả khung cảnh lúc ở trong bồn chứa
xăng, mọi người phải vào ấy mới có thể tiếp tục di cư. Căn hầm đã tối. Cái bồn
xăng còn tối đen hơn. Không khí như đặc quánh lại hoà với mùi hôi hắc của dầu
diesel. Tất cả tạo nên một khung cảnh chật vật đến đáng thương. Và chắc chắn, tác
giả không thể chỉ ngồi đó và viết ra những dòng văn vô nghĩa. Để có được những
trang văn khiến người đọc như thể đang sống trong cảnh loạn lạc của Kabul, nhà
văn phải sống cuộc sống của họ, hoà mình vào cuộc sống đó mới có thể vẽ nên
khung cảnh đầy khốn khổ ấy. Và chỉ khi hiểu biết về cuộc sống loạn lạc đầy khổ
đau kia, ông mới hiểu được con người đang nghĩ gì, đang cần gì. Chỉ có tìm hiểu
cuộc sống của người ta thì mới biết người ấy là con người thế nào.
Nhân dân luôn luôn đặt niềm tin vào nhà văn, họ trông đợi tiếng nói của nhà văn.
Để thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, con người có thể chia sẻ, động viên, giúp đỡ
nhau vượt khó, cùng nhau biến những điều không thể thành có thể…Trước khi là
một nhà văn, nhà thơ ta phải sống như một con người thực thụ, ta phải biết đem
bản thân đặt vào cái đời sống mà ta muốn đề cập đến. Văn học chính là tấm gương
phản ánh cuộc đời mà cuộc đời lại phức tạp và muôn màu muôn vẻ. Nếu ta không
biết thấu hiểu, không biết cảm thông chia sẻ bằng tấm lòng mình thì sẽ không thể
viết một cách chính xác về nhân dân, không thể phản ánh xã hội được một cách chân thực.
Văn học chính là nghệ thuật và người sáng tác văn học phải coi lao động nghệ
thuật là một quá trình hoạt động nghiêm túc. Vì vậy, người sáng tác nếu chỉ nhìn
phiến diện bên ngoài mà không đi vào tìm hiểu cuộc đời, đó chính là sự cẩu thả.
Và như nhà văn Nam Cao đã viết: “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự
bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện”. Một tác phẩm mang
tính nghệ thuật là một tác phẩm phải phản ánh những sự kiện, những vấn đề của
đời sống nhân dân đang diễn ra. Ngay cả khi viết về cái ác, cái xấu, về những cuộc
đấu tranh gay gắt. Một tác phẩm không phải chỉ viết về người nhân dân nghèo mới
là tác phẩm thể hiện sự cảm thông, sự dấn thân của tác giả đối với nhân dân. Mà nó
phải thể hiện được tâm tư, tình cảm, mong muốn, ước nguyện của nhân dân.
Những tác phẩm đích thực bắt nguồn từ chính những rung động chân thành của
nhà văn, từ những hơi thở ấm nóng của cuộc đời. Trên con đường sáng tạo đầy
gian truân và thống khổ của văn học, nhà văn, nhà thơ phải vượt qua mọi gian khó
và nỗ lực đi tới cùng đích con đường mà bản thân đã chọn. Và hơn hết, phải dấn
thân vào cuộc đời, phải hướng tới con người. Đó mới là một sự thành công trong văn học.