Bài luận cá nhân Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trong thời gian hơn 3 tháng học môn Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR) em đã được tiếp cận rất nhiều kiến thức chuyên ngành mới, có thêm nhiều cái nhìn  sâu sắc hơn về các vấn đề xã hội hiện nay và các doanh nghiệp giải quyết những vấn đề đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
5 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài luận cá nhân Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trong thời gian hơn 3 tháng học môn Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR) em đã được tiếp cận rất nhiều kiến thức chuyên ngành mới, có thêm nhiều cái nhìn  sâu sắc hơn về các vấn đề xã hội hiện nay và các doanh nghiệp giải quyết những vấn đề đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

8 4 lượt tải Tải xuống
Họ và tên : Nguyễn Bảo Linh
Mã sinh viên : 2156150023
Lớp hành chính : Quan hệ công chúng K41
Lớp tín chỉ : QQ02610_K41.1
BÀI LUẬN CÁ NHÂN
Phần 1: Những suy ngẫm và bài học nhân rút ra sau khi triển khai dự án nhóm
Trong thời gian hơn 3 tháng học môn Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp
(CSR) em đã được tiếp cận rất nhiều kiến thức chuyên ngành mới, có thêm nhiều
cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề hội hiện nay các doanh nghiệp giải quyết
những vấn đề đó. Nhưng cho đến khi nhận được đề bài cuối kỳ từ thì lần
đầu tiên bản thân em cái nhìn thật sự nghiêm túc về vấn đề giao tiếp bạo lực
trong môi trường công sở đặc biệt là trong môi trường các công ty truyền thông
hiện nay. Từ đó, em rút ra được một số suy nghĩ và bài học cá nhân sau:
Thứ nhất, điều trái ngang là những người làm truyền thông vẫn có thể bị mắc
các vấn đề về giao tiếp. Người làm trong ngành truyền thông dành tất cả nhiệt
huyết để truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng nhưng có lẽ chính họ đôi khi
vẫn chưa thực sự biết cách giao tiếp với nhau bằng một trái tim thấu cảm. Khi
làm việc trong môi trường agency với áp lực làm việc lớn, yêu cầu khắt khe từ
khách hàng, cần phản ứng nhanh và cạnh tranh cao, thì việc giao tiếp nhanh gọn
được thường xuyên diễn ra. Trong khi giao tiếp như vậy, cả người nói và người
nghe đều khó kiểm soát được ngôn từ hoặc biểu cảm gương mặt của mình, từ đó,
khiến cuộc giao tiếp trở nên căng thẳng, áp lực rất dễ gây ra tình trạng giao
tiếp bạo lực.
Thứ hai, Boundary (ranh giới) trong vấn đề giao tiếp bạo lực rất quan trọng.
Trong thực tế, cả người giao tiếp bạo lực và người bị giao tiếp bạo lực đều có thể
không nhận ra mình đang trong tình huống giao tiếp bạo lực. Hoặc cùng là một
câu nhưng đối với người này khi nghe họ cảm thấy rất tổn thương còn người khác
thì không.
Theo em quan sát, thì người gây ra giao tiếp bạo lực trong môi trường làm việc
thường là người quản lý, cấp trên, còn người bị giao tiếp bạo lực thường sẽ
nhân viên. Nhân viên cấp dưới khi bị cấp trên của mình so sánh, mắng mỏ thường
cho rằng đó điều hiển nhiên, bất chấp việc bản thân cảm thấy tổn thương
ảnh hưởng đến tâm lý. Nhưng cũng chính những người đó, khi bị coi thường lại
muốn vùng lên chứng tỏ bản thân, và hành động đó vô hình chung lại khiến bản
thân trở thành thủ phạm. Điều này tạo ra một vòng xoáy vô hạn không phải ai
cũng nhận ra.
vậy, chúng ta cần định hình ranh giới của mình trong môi trường làm việc,
biến thành ngôn ngữ giao tiếp chung với tất cả mọi người, học cách nhận ra
khi cảm thấy bị tổn thương là bước đầu tiên để giảm thiểu tình trạng.
Thứ ba, Cách giải quyết vấn đề Giao tiếp bạo lực phải khéo léo. Trong khi
lên ý tưởng và quá trình theo dõi bài làm của các nhóm khác cho sáng kiến CSR,
em nhận thấy có nhiều sáng kiến về phần sẽ “phạt” người giao tiếp bạo lực hoặc
những hoạt động gây khá mất thời gian cho nhân viên và có thể ảnh hưởng đến
công việc của họ. Muốn giải quyết vấn đề này nên xử lý khéo léo, tránh mọi việc
trở nên nặng nề và gây ảnh hưởng không tốt đến công chúng. không cá nhân
nào lại muốn nhận những tiếng xấu về mình như là trở thành một người giao tiếp
bạo lực và gây tổn thương cho người khác.
Thứ tư, Sự thống nhất và liên kết giữa sáng kiến CSR và kế hoạch truyền
thông. Đây điều nhấn mạnh rất nhiều lần trong khi các nhóm làm bài tập.
Do nhóm nhiều thành viên phân ra khá một nhóm làm về sáng kiến
CSR, nhóm còn lại sẽ lên kế hoạch truyền thông. Vì vậy, nhóm em cũng cố gắng
để sự liên kết giữa 2 vấn đề này. Sáng kiến CSR một chuyện còn chuyện
còn lại là phải truyền thông để làm sau công chúng hiểu được thông điệp và mục
tiêu của sáng kiến đó
Phần 2: Từ góc nhìn của một sinh viên chuyên ngành QHCC, theo bạn, các công
ty truyền thông tại Việt Nam có thể làm để tham gia giải quyết các vấn đề
hội hiện nay? Hãy chia sẻ bất kỳ sáng kiến nào của bạn liên quan đến truyền thông
có trách nhiệm xã hội (nếu có).
sinh viên ngành QHCC, sau này khả năng làm việc trong môi trường truyền
thông, theo em, chức năng quan trọng chủ yếu của các các công ty truyền thông
là thông tin. Vì vậy, các công ty truyền thông có thể thực hiện một số hoạt động
sau để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay:
Thứ nhất, Các công ty truyền thông cần tuân thủ pháp luật về các vấn đề
truyền tải thông tin, đặc biệt phải định hướng thông tin đúng đắn. Đảm bảo
rằng thông tin được cung cấp cho công chúng và khách hàng là chính xác, đúng
đắn, và khách quan. Bởi khi một thông tin sai được đưa ra rất có thể gây hoang
mang cho toàn xã hội.
Khi các công ty truyền thông thực hiện các chiến dịch truyền thông, thì cần phải
cảnh báo cho tổ chức/doanh nghiệp không nên đưa ra những thông tin sai lệch để
trục lợi cho bản thân. Khi thực hiện điều này các tổ chức/ doanh nghiệp sẽ tránh
được các vấn đề như Greenwashing, Rainbow Washing,.. được sự tin tưởng
của công chúng, khách hàng. Ngoài ra, các công ty truyền thông ng sẽ không
gặp các trường hợp bị phạt khi vi phạm pháp luật như Công ty
, Thứ hai Thực hiện cam kết không kết hợp với các tổ chức/ doanh nghiệp
hoạt động tác động xấu đến hội. Lợi nhuận và doanh số luôn mục tiêu
hàng đầu của các doanh nghiệp, không ngoại từ các công ty truyền thông. Tuy
nhiên, các công ty truyền thông thể thực hiện CSR bằng cách không hợp tác
với các doanh nghiệp tác động xấu đến môi trường. a sẽ tại Rethink CSR #22 Chi
Vero một trong số ít agency khu vực Đông Nam Á cam kết Clean Creatives
nói không với việc bắt tay với các doanh nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Vero đã
tham gia chia sẻ tại nhiều hội thảo liên quan đến tính bền vững và giới thiệu sáng
kiến Clean Creatives đến ngành sáng tạo. ào đầu tháng 3/2023, Vero cùng với V
agency từ Ấn Độ ON PURPOSE chung tay thương mại hoá Cam kết Sáng tạo
Xanh”, kêu gọi agency tham gia để cùng nhau vừa bảo vệ môi trường vừa đón
nhận những hội kinh doanh mới lớn hơn, bền vững hơn. Vì vậy, đây một
cách làm CSR khá hay để góp phần tác động đến kế hoạch kinh doanh thúc
đẩy các doanh nghiệp hóa thạch nghiêm túc thực hiện các hoạt động về môi
trường.
Thứ ba, Thể hiện trách nhiệm xã hội từ chính trong môi trường làm việc nội
bộ. Là một người đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông nội bộ, em luôn cảm
thấy Con người luôn ưu tiên hàng đầu, kể cả trong agency truyền thông hay
các lĩnh vực khác. ì vậy, các công ty truyền thông thể thực hiện các chính V
sách nhân sự: bảo đảm môi trường làm việc lành mạnh, công bằng, ng minh
cho mọi thành viên ở tổ chức. Hoặc hướng đến giáo dục nhận thức cho nhân viên
về các vấn đề xã hội như môi trường, bình đẳng giới,..để từ đó mỗi nhân viên đều
cùng hướng đến mục đích tốt đẹp cho xã hội.
, Th Hợp tác với các tổ chức xã hội. Các Agency truyền thông có thể ,
àm việc cùng các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ để phát triển các chương
trình và sáng kiến có ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Đây là cách các Agency
truyền thông có thể ùng chính tài nguyên của mình để góp phần giải quyết các d
vấn đề xã hội. Như Agency với chiến dịch “Ngưng tạo nghiệp” Đây Le Bros .
chiến dich do Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) phối hợp cùng Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài
động, thực vật hoang dã nguy cấp), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
triển khai. Chiến dịch đã được thực hiện với mục tiêu mục tiêu ngăn chặn các
hành vi khai thác, sử dụng trái phép động vật hoang dã, đặc biệt là các sản phẩm
từ ngà voi và tê tê.
Tóm lại, Các công ty truyền thông có thể sử dụng nền tảng của mình để không
chỉ thông tin mà còn giáo dục và kích thích hành động, góp phần vào việc giải
quyết các thách thức xã hội đang đối mặt. Điều quan trọng là phải thực hiện các
hoạt động này một cách có trách nhiệm và đảm bảo rằng chúng phản ánh mục
tiêu lớn hơn của việc phát triển bền vững và cải thiện đời sống cộng đồng.
Cuối cùng, bản thân em có một chia s ngắn về một sáng kiến như sau liên quan
đến truyền thông có trách nhiệm xã hội. Đó thực hiện Chương trình: Tin tức
giả, hậu quả thật. Hợp tác với các chuyên gia và tổ chức để tạo ra một nền tảng
kiểm chứng thông tin, giúp người dùng phân biệt được tin tức thật giả mạo.
Chương trình thể hợp tác cùng thông tin truyền thông để thực hiện. B
Chương trình sẽ thiết kế một trang web/app mang tên News Protector”.
một ứng dụng như Bot Chat có thể nhắn tin để kiểm chứng một thông tin là thật
hay giả.
Phần 3: Lời cảm ơn
Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên đứng lớp Lê Thị Thùy Linh. Đây
là lần thứ 2 em được học phần do cô dạy, cô luôn là giảng viên nhiệt huyết, tâm
huyết với từng dự án của học sinh. Qua 3 tháng học vừa rồi, em không chỉ thu
nhận được những kiến thức chuyên ngành về hơn hết hiểu hơn về tinh CSR mà
thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các vấn đề xã hội.
Em chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, và thành công hơn nữa trong sự nghiệp của
mình. Hy vọng em sẽ có cơ hội được gặp lại cô tại các môn học tiếp theo.
| 1/5

Preview text:

Họ và tên : Nguyễn Bảo Linh Mã sinh viên : 2156150023
Lớp hành chính : Quan hệ công chúng K41
Lớp tín chỉ : QQ02610_K41.1 BÀI LUẬN CÁ NHÂN
Phần 1: Những suy ngẫm và bài học cá nhân rút ra sau khi triển khai dự án nhóm
Trong thời gian hơn 3 tháng học môn Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp
(CSR) em đã được tiếp cận rất nhiều kiến thức chuyên ngành mới, có thêm nhiều
cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề xã hội hiện nay và các doanh nghiệp giải quyết
những vấn đề đó. Nhưng cho đến khi nhận được đề bài cuối kỳ từ cô thì là lần
đầu tiên bản thân em có cái nhìn thật sự nghiêm túc về vấn đề giao tiếp bạo lực
trong môi trường công sở đặc biệt là trong môi trường các công ty truyền thông
hiện nay. Từ đó, em rút ra được một số suy nghĩ và bài học cá nhân sau:
Thứ nhất, điều trái ngang là những người làm truyền thông vẫn có thể bị mắc
các vấn đề về giao tiếp. Người làm trong ngành truyền thông dành tất cả nhiệt
huyết để truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng nhưng có lẽ chính họ đôi khi
vẫn chưa thực sự biết cách giao tiếp với nhau bằng một trái tim thấu cảm. Khi
làm việc trong môi trường agency với áp lực làm việc lớn, yêu cầu khắt khe từ
khách hàng, cần phản ứng nhanh và cạnh tranh cao, thì việc giao tiếp nhanh gọn
được thường xuyên diễn ra. Trong khi giao tiếp như vậy, cả người nói và người
nghe đều khó kiểm soát được ngôn từ hoặc biểu cảm gương mặt của mình, từ đó,
khiến cuộc giao tiếp trở nên căng thẳng, áp lực và rất dễ gây ra tình trạng giao tiếp bạo lực.
Thứ hai, Boundary (ranh giới) trong vấn đề giao tiếp bạo lực rất quan trọng.
Trong thực tế, cả người giao tiếp bạo lực và người bị giao tiếp bạo lực đều có thể
không nhận ra mình đang trong tình huống giao tiếp bạo lực. Hoặc cùng là một
câu nhưng đối với người này khi nghe họ cảm thấy rất tổn thương còn người khác thì không.
Theo em quan sát, thì người gây ra giao tiếp bạo lực trong môi trường làm việc
thường là người quản lý, cấp trên, còn người bị giao tiếp bạo lực thường sẽ là
nhân viên. Nhân viên cấp dưới khi bị cấp trên của mình so sánh, mắng mỏ thường
cho rằng đó là điều hiển nhiên, bất chấp việc bản thân cảm thấy tổn thương và
ảnh hưởng đến tâm lý. Nhưng cũng chính những người đó, khi bị coi thường lại
muốn vùng lên chứng tỏ bản thân, và hành động đó vô hình chung lại khiến bản
thân trở thành thủ phạm. Điều này tạo ra một vòng xoáy vô hạn mà không phải ai cũng nhận ra.
Vì vậy, chúng ta cần định hình ranh giới của mình trong môi trường làm việc,
biến nó thành ngôn ngữ giao tiếp chung với tất cả mọi người, học cách nhận ra
khi cảm thấy bị tổn thương là bước đầu tiên để giảm thiểu tình trạng.
Thứ ba, Cách giải quyết vấn đề Giao tiếp bạo lực phải khéo léo. Trong khi
lên ý tưởng và quá trình theo dõi bài làm của các nhóm khác cho sáng kiến CSR,
em nhận thấy có nhiều sáng kiến về phần sẽ “phạt” người giao tiếp bạo lực hoặc
những hoạt động gây khá mất thời gian cho nhân viên và có thể ảnh hưởng đến
công việc của họ. Muốn giải quyết vấn đề này nên xử lý khéo léo, tránh mọi việc
trở nên nặng nề và gây ảnh hưởng không tốt đến công chúng. Vì không cá nhân
nào lại muốn nhận những tiếng xấu về mình như là trở thành một người giao tiếp
bạo lực và gây tổn thương cho người khác.
Thứ tư, Sự thống nhất và liên kết giữa sáng kiến CSR và kế hoạch truyền
thông. Đây là điều cô nhấn mạnh rất nhiều lần trong khi các nhóm làm bài tập.
Do nhóm có nhiều thành viên và phân ra khá rõ là một nhóm làm về sáng kiến
CSR, nhóm còn lại sẽ lên kế hoạch truyền thông. Vì vậy, nhóm em cũng cố gắng
để có sự liên kết giữa 2 vấn đề này. Sáng kiến CSR là một chuyện còn chuyện
còn lại là phải truyền thông để làm sau công chúng hiểu được thông điệp và mục tiêu của sáng kiến đó
Phần 2: Từ góc nhìn của một sinh viên chuyên ngành QHCC, theo bạn, các công
ty truyền thông tại Việt Nam có thể làm gì để tham gia giải quyết các vấn đề xã
hội hiện nay? Hãy chia sẻ bất kỳ sáng kiến nào của bạn liên quan đến truyền thông
có trách nhiệm xã hội (nếu có).
Là sinh viên ngành QHCC, sau này có khả năng làm việc trong môi trường truyền
thông, theo em, chức năng quan trọng và chủ yếu của các các công ty truyền thông
là thông tin. Vì vậy, các công ty truyền thông có thể thực hiện một số hoạt động
sau để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay:
Thứ nhất, Các công ty truyền thông cần tuân thủ pháp luật về các vấn đề
truyền tải thông tin, đặc biệt là phải định hướng thông tin đúng đắn. Đảm bảo
rằng thông tin được cung cấp cho công chúng và khách hàng là chính xác, đúng
đắn, và khách quan. Bởi khi một thông tin sai được đưa ra rất có thể gây hoang mang cho toàn xã hội.
Khi các công ty truyền thông thực hiện các chiến dịch truyền thông, thì cần phải
cảnh báo cho tổ chức/doanh nghiệp không nên đưa ra những thông tin sai lệch để
trục lợi cho bản thân. Khi thực hiện điều này các tổ chức/ doanh nghiệp sẽ tránh
được các vấn đề như Greenwashing, Rainbow Washing,.. và có được sự tin tưởng
của công chúng, khách hàng. Ngoài ra, các công ty truyền thông cũng sẽ không
gặp các trường hợp bị phạt khi vi phạm pháp luật như Công ty
Thứ hai, Thực hiện cam kết không kết hợp với các tổ chức/ doanh nghiệp
mà có hoạt động tác động xấu đến xã hội. Lợi nhuận và doanh số luôn là mục tiêu
hàng đầu của các doanh nghiệp, không ngoại từ các công ty truyền thông. Tuy
nhiên, các công ty truyền thông có thể thực hiện CSR bằng cách không hợp tác
với các doanh nghiệp tác động xấu đến môi trường. Chia sẽ tại Rethink CSR #22
Vero – là một trong số ít agency khu vực Đông Nam Á ký cam kết Clean Creatives
– nói không với việc bắt tay với các doanh nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Vero đã
tham gia chia sẻ tại nhiều hội thảo liên quan đến tính bền vững và giới thiệu sáng
kiến Clean Creatives đến ngành sáng tạo. Vào đầu tháng 3/2023, Vero cùng với
agency từ Ấn Độ ON PURPOSE chung tay thương mại hoá “Cam kết Sáng tạo
Xanh”, kêu gọi agency tham gia để cùng nhau vừa bảo vệ môi trường vừa đón
nhận những cơ hội kinh doanh mới lớn hơn, bền vững hơn. Vì vậy, đây là một
cách làm CSR khá hay để góp phần tác động đến kế hoạch kinh doanh và thúc
đẩy các doanh nghiệp hóa thạch nghiêm túc thực hiện các hoạt động về môi trường.
Thứ ba, Thể hiện trách nhiệm xã hội từ chính trong môi trường làm việc nội
bộ. Là một người đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông nội bộ, em luôn cảm
thấy Con người luôn là ưu tiên hàng đầu, kể cả trong agency truyền thông hay
các lĩnh vực khác. Vì vậy, các công ty truyền thông có thể thực hiện các chính
sách nhân sự: bảo đảm môi trường làm việc lành mạnh, công bằng, công minh
cho mọi thành viên ở tổ chức. Hoặc hướng đến giáo dục nhận thức cho nhân viên
về các vấn đề xã hội như môi trường, bình đẳng giới,..để từ đó mỗi nhân viên đều
cùng hướng đến mục đích tốt đẹp cho xã hội.
Thứ tư, Hợp tác với các tổ chức xã hội. Các Agency truyền thông có thể ,
àm việc cùng các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ để phát triển các chương
trình và sáng kiến có ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Đây là cách các Agency
truyền thông có thể dùng chính tài nguyên của mình để góp phần giải quyết các
vấn đề xã hội. Như Le Bros Agency với chiến dịch “Ngưng tạo nghiệp”. Đ ây là
chiến dich do Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) phối hợp cùng Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài
động, thực vật hoang dã nguy cấp), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
triển khai. Chiến dịch đã được thực hiện với mục tiêu mục tiêu ngăn chặn các
hành vi khai thác, sử dụng trái phép động vật hoang dã, đặc biệt là các sản phẩm từ ngà voi và tê tê.
Tóm lại, Các công ty truyền thông có thể sử dụng nền tảng của mình để không
chỉ thông tin mà còn giáo dục và kích thích hành động, góp phần vào việc giải
quyết các thách thức xã hội đang đối mặt. Điều quan trọng là phải thực hiện các
hoạt động này một cách có trách nhiệm và đảm bảo rằng chúng phản ánh mục
tiêu lớn hơn của việc phát triển bền vững và cải thiện đời sống cộng đồng.
Cuối cùng, bản thân em có một chia sẻ ngắn về một sáng kiến như sau liên quan
đến truyền thông có trách nhiệm xã hội. Đó là thực hiện Chương trình: Tin tức
giả, hậu quả thật. Hợp tác với các chuyên gia và tổ chức để tạo ra một nền tảng
kiểm chứng thông tin, giúp người dùng phân biệt được tin tức thật và giả mạo.
Chương trình có thể hợp tác cùng Bộ thông tin và truyền thông để thực hiện.
Chương trình sẽ thiết kế một trang web/app mang tên “News Protector”. Nó là
một ứng dụng như Bot Chat có thể nhắn tin để kiểm chứng một thông tin là thật hay giả.
Phần 3: Lời cảm ơn
Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên đứng lớp Lê Thị Thùy Linh. Đây
là lần thứ 2 em được học phần do cô dạy, cô luôn là giảng viên nhiệt huyết, tâm
huyết với từng dự án của học sinh. Qua 3 tháng học vừa rồi, em không chỉ thu
nhận được những kiến thức chuyên ngành về CSR mà hơn hết hiểu hơn về tinh
thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các vấn đề xã hội.
Em chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, và thành công hơn nữa trong sự nghiệp của
mình. Hy vọng em sẽ có cơ hội được gặp lại cô tại các môn học tiếp theo.