Bài luận kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU

Bài luận kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài
3.
Lý luận về hàng hóa sức lao động. Vai trò của hàng hóa
sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Với tư cách là một người lao động (người bán sức lao động cho
hãy cho biết trách nhiệm của mình đối với
doanh nghiệp và đối với bản thân?
Sinh viên
Nguyễn Nông Trang
Mã sinh viên
11234047
Lớp
65
A-KDQT
Lớp học phần
LLNL1106(223)_08
Giảng viên hướng dẫn
Đào Thị Phương Liên
HÀ NỘI, 5/2024
MỤC LỤC
lOMoARcPSD| 44879730
2
I. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
II. NỘI DUNG .............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 3
1. Khái niệm sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa ..... 3
1.1. Khái niệm sức lao động ................................................................................... 3
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.............................................. 3
2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động ............................................................... 4
2.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động ................................................................. 4
2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động ................................................... 4
3. Sự sản xuất giá trị thặng dư ................................................................................ 4
3.1. Khái niệm giá trị thặng dư .............................................................................. 4
3.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư ................................................................ 5
4. Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận ........................ 5
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................... 7
1. Thực trạng lực lượng lao động ở Việt Nam........................................................ 7
2. Liên hệ bản thân ................................................................................................... 8
2.1. Trách nhiệm đối với doanh nghiệp ................................................................. 8
2.2. Trách nhiệm đối với bản thân ......................................................................... 9
III. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 10
I. LỜI MỞ ĐẦU
Là một phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, hàng hóa sức lao động đóng
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp.
Trong bối cảnh này, việc hiểu vai trò của hàng hóa sức lao động không chỉ cần
thiết còn yếu tố quyết định giữa sự thành công thất bại của một doanh nghiệp.
Về mặt lý luận, hàng hóa sức lao động không chỉ đơn thuần là một yếu tố sản xuất
còn một nguồn lực quan trọng để tạo ra giá trị gia tăng. Ý nghĩa luận của đ
tài về hàng hóa sức lao động nằm ở việc khám phá và hiểu hơn về mối quan hệ giữa
người lao động người sdụng lao động trong nền kinh tế hiện đại. Đây không chỉ
lOMoARcPSD| 44879730
3
đơn thuần một phần của thuyết kinh tế còn một khía cạnh quan trọng của
thực tiễn kinh doanh.
Về mặt thực tiễn, việc áp dụng luận về hàng hóa sức lao động vào các doanh
nghiệp không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn thúc đẩy sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Việc hiểu vvai trò của lao động trong quá trình sản xuất
và tạo ra giá trị giúp các doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự
sáng tạo đổi mới, cũng như tăng cường hiệu suất làm việc cạnh tranh trên thị
trường.
Chính những do trên, luận về hàng hóa sức lao động không chỉ một chủ
đề thuyết trừu tượng, còn mang lại ý nghĩa sâu sắc và thực tiễn đối với cả sinh
viên và cộng đồng xã hội. Việc hiểu và nắm vững về hàng hóa sức lao động không chỉ
giúp sinh viên tiếp cận một khía cạnh quan trọng của nh vực kinh doanh quản
còn giúp họ phát triển kỹ năng phân tích áp dụng thuyết vào thực tế, từ đó
chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai trong môi trường kinh doanh đầy thách thức và biến
đổi.
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
1.1. Khái niệm sức lao động
C. Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất tinh thần tồn tại trong một thể, trong một con người đang sống, và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Nói cách khác, sức lao động toàn bộ thể lực trí lực trong thể con người
được vận dụng vào quá trình sản xuất.
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Sức lao động không phải lúc nào cũng là ng hóa. Để sức lao động trở thành hàng
hóa khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
Một là, người lao động được tự do về thân thể, có nghĩa là người đó phải có quyền
sở hữu sức lao động của mình và có quyền đem bán nó như một hàng hóa.
Hai là, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với
sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động.
lOMoARcPSD| 44879730
4
2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng.
2.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động phản ánh mức độ công sức và thời gian lao động
người lao động đầu tư vào quá trình sản xuất. Điều này thể hiện thông qua mức
lương họ nhận được. Giá trị của hàng hóa sức lao động không chỉ dựa vào khả năng
lao động bản còn liên quan đến sự học hỏi, kỹ năng, trình độ của người lao
động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng phản ánh mức độ cần thiết của lao động để
sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Điều này thể hiện trong quá trình định
giá trao đổi của hàng hóa sức lao động trên thị trường. Sự biến đổi trong giá trhàng
hóa sức lao động phản ánh sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra
sức lao động.
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động.
Ba là, giá trị những liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất tinh thần) để nuôi con
của người lao động.
2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng sức lao động của người mua sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch
sử. Khác với hàng a thông thường (sau một thời gian tiêu dùng sẽ mất đi giá trị
giá trị sử dụng theo thời gian) thì hàng a sức lao động, khi được tiêu dùng, ngoài việc
sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó thì đồng thời cũng tạo ra một lượng giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần giá trị lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
3. Sự sản xuất giá trị thặng dư
3.1. Khái niệm giá trị thặng dư
Theo C. Mác, giá trị thặng dư là giá trị do người lao động làm ra dưới cương vị là
người làm thuê, và đây là phần giá trị dôi ra, vượt quá giá trị sức lao động của họ. Giá
trị vượt này của người lao động bị nhà tư bản chiếm đoạt và giúp nhà tư bản có thêm
thu nhập.
lOMoARcPSD| 44879730
5
3.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất
Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá
trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. C. Mác viết: “Với
tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình
sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao
động với quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất một quá trình sản xuất
bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá”.
Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp bản đồng thời quá trình nhà bản tiêu
dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm:
một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố
khác của sản xuất được nhà bản sử dụng cho hiệu quả nhất; hai là, sản phẩm được
làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không thuộc về công nhân.
Khi phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa C. Mác đã lấy dụ quá trình sản
xuất sợi, từ đó rút ra một số kết luận cơ bản:
Một là, bản chất của giá trị thặng một phần của giá trị mới do người công
nhân làm ra và thuộc về nhà tư bản.
Hai là, ngày lao động được chia thành hai phần thời gian lao động cần thiết và thời
gian lao động thặng dư. Trong đó, thời gian lao động cần thiết tạo ra tiền công trả cho
người công nhân và thời gian lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Ba là, mâu thuẫn của công thức chung của bản đã được giải quyết việc chuyển
hoá của tiền thành bản diễn ra trong lưu thông, đồng thời không diễn ra trong
lĩnh vực đó, chỉ trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc
biệt, đó hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà bản sử dụng hàng hoá sức lao động đó
trong sản xuất, tức ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng cho nhà
tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản. Bản chất của tư bản là giá
trị mang lại giá trị thặng dư.
4. Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận
Theo quan điểm của C. Mác, “bản chất của lợi nhuận một hình thái biểu hiện của
giá trị thặng trên bề mặt kinh tế thị trường”. Lợi nhuận được hiểu đơn giản kết
quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về và trừ đi các khoản chi phí đầu
tư, chi phí phát sinh.
Hàng hóa sức lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp, bởi:
lOMoARcPSD| 44879730
6
Thứ nhất, hàng hóa sức lao động nguồn gốc của mọi giá trị. Sức lao động yếu
tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, biến đổi nguyên liệu, vật liệu thành sản
phẩm giá trị sử dụng. Nếu không sức lao động, doanh nghiệp không thể tạo ra
bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, từ đó không thể thu được lợi nhuận.
Thứ hai, hàng hóa sức lao động là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Doanh nghiệp
mua sức lao động với giá trị bằng với giá trị tái sản xuất sức lao động, nhưng lại sử
dụng sức lao động để tạo ra giá trị lớn hơn nhiều. Phần chênh lệch giữa giá trngười
lao động tạo ra và giá trị mà họ được trả chính là giá trị thặng dư, là nguồn gốc sinh ra
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ ba, hàng hóa sức lao động một trong những yếu tố thúc đẩy năng suất lao
động. Khi điều kiện lao động được cải thiện, người lao động có thể nâng cao năng suất
lao động, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Thứ tư, hàng hóa sức lao động yếu tố quyết định sự tồn tại phát triển của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu không có nguồn cung
lao động. Khi chất lượng nguồn nhân lực càng cao, doanh nghiệp càng khả năng
cạnh tranh và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
lOMoARcPSD| 44879730
7
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Thực trạng lực lượng lao động ở Việt Nam
Để hiểu hơn về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay cần khai thác một số phương
diện cụ thể, đó là:
Số lượng nguồn nhân lực: So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có
lực lượng lao động dồi dào. Năm 2023 tổng dân số nước ta 100,3 triệu người, quốc
gia đông dân xếp thứ Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông
Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.
Trong số này, 52,4 triệu người đang độ tuổi lao động. Sự gia tăng về dân số của
Việt Nam kéo theo số lượng nguồn nhân lực sự tăng trưởng mạnh. Điều này cho
thấy, lực lượng lao động Việt Nam luôn trong tình trạng thể đáp ứng được nhu cầu
cung cấp lực lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chất lượng nguồn nhân lực: Mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguồn nhân
lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang quốc tế, không đủ lao động có chuyên
môn, tay nghề cao.
Lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, bằng các trình độ từ cấp nghề, trung
cấp, cao đẳng đến đại học sau đại học chiếm 27%. Như vậy, nh đến cuối năm 2023,
cả nước vẫn còn 38,0 triệu lao động chưa qua đào tạo.
Đặc trưng vùng địa lý: Lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ở khu vực
thành thị cao hơn khu vực ng thôn, 37,4% so với 13,1%. Tỷ llực lượng lao động đã
qua đào tạo có bằng cao nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, thấp
nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Năng suất lao động: Mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp
so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý chênh lệch tuyệt đối vẫn
tiếp tục gia tăng.
Tính theo tỉ lệ sức mua tương đương (PPP) 2017, năng suất lao động của Việt Nam
năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD. Con số này chỉ bằng 11,3% mức năng suất của
Singapore; 59,1% của Thái Lan; 33,1% của Malaysia. Năng suất lao động của Việt
Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia (gấp 2,4 lần); Myamar (1,6
lần); Lào (gấp 1,2 lần).
Đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam:
lOMoARcPSD| 44879730
8
Nguồn nhân lực Việt Nam nhiều ưu điểm nổi bật như: dồi dào, trẻ trung, năng
động. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại một số thách thức cần được quan tâm giải
quyết như: năng suất lao động còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, tỷ
lệ thất nghiệp cao, thị trường lao động còn nhiều bất cập.
2. Liên hệ bản thân
Với cách một người lao động, hãy cho biết trách nhiệm của mình đối với doanh
nghiệp và đối với bản thân.
2.1. Trách nhiệm đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, người lao động cần:
Đảm bảo hiệu suất công việc: Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của
người lao động là cống hiến và mang lại hiệu suất tốt trong công việc. Người lao động
cần hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách chính xác, chất lượng và đúng thời hạn.
Trung thực đạo đức nghề nghiệp: Người lao động cần tuân thủ các quy tắc
đạo đức trung thực trong công việc. Không gian lận, không lạm dụng tài sản công
ty, không tiết lộ thông tin quan trọng và luôn hành xử đúng mực trong các tình huống
công việc.
Tôn trọng tuân thủ các quy định của doanh nghiệp: Người lao động cần tôn
trọng tuân thủ các quy định quy tắc của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc
tham gia vào các quy trình quy định nội bộ, bảo vệ tài sản công ty và tuân thủ các
chính sách và quy định liên quan đến an toàn lao động, bảo mật thông tin và sử dụng
tài nguyên công ty.
năng hợp tác giao tiếp tốt: Người lao động cần khả năng hợp tác
giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và các cấp quản lý. Việc biết chia sẻ thông tin và ý
kiến một cách có hiệu quả với đồng nghiệp và quản lý sẽ thiết lập một môi trường làm
việc tích cực và hỗ trợ.
Tích cực phát triển năng lực của bản thân: Người lao động cần đầu tư vào việc
phát triển bản thân, nâng cao kỹ ng kiến thức chuyên môn. Điều này giúp bản thân
không chỉ nắm bắt được những xu hướng mới công nghệ tiên tiến, mà còn đóng góp
nhiều hơn vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Tham gia các hoạt động của doanh nghiệp: Người lao động cần tích cực tham gia
vào các hoạt động của doanh nghiệp như hội thảo, sự kiện, hoạt động xã hội và các dự
án đặc biệt. Điều này cho thấy sự tận tâm của người lao động đối với doanh nghiệp và
tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp quản lý. Bên cạnh đó, việc tham gia
các sự kiện của doanh nghiệp sẽ góp phần giúp người lao động học hỏi và phát triển
các kĩ năng, từ đó đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.
lOMoARcPSD| 44879730
9
2.2. Trách nhiệm đối với bản thân
Đối với bản thân, người lao động cần:
Tự phát triển bản thân: Đầu tư thời gian và nỗ lực để phát triển bản thân. Học hỏi
nâng cao kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc của mình bằng cách đọc
sách, tham gia khóa học, tham gia các khóa đào tạo hoặc tìm kiếm hội học tập khác.
Bằng cách nâng cao trình độ kiến thức của mình, người lao động thể đạt được
thành công trong sự nghiệp và tiến xa hơn.
Học cách quản lý thời gian: Xây dựng kỹ năng tự quản lý để tăng cường hiệu suất
làm việc và đạt được mục tiêu cá nhân. Người lao động có thể lập kế hoạch công việc,
quản thời gian và ưu tiên công việc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó n phải đảm
bảo rằng mình duy trì được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe: Để thể đáp ứng tốt các trách nhiệm công việc,
người lao động nên chú trọng đến sức khỏe sự cân đối trong cuộc sống bằng cách
duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn đảm bảo ngủ đgiấc.
Đồng thời ng nên dành thời gian cho các hoạt động giải tnghỉ ngơi để giảm căng
thẳng và thư giãn.
Tích cực xây dựng mạng lưới quan hệ: Xây dựng duy trì một mạng lưới quan hệ
để tìm kiếm hội để giao tiếp học hỏi từ những người kinh nghiệm thành
công trong nh vực của bản thân. Tham gia vào các cộng đồng chuyên ngành, hội thảo,
sự kiện và mạng xã hội để mở rộng mạng lưới quan hệ của mình.
Tự c định mục tiêu định hướng: Đặt ra mục tiêu cá nhân nghề nghiệp
người lao động muốn đạt được xây dựng kế hoạch cho chúng. Điều này giúp bản
thân tập trung vào những gì quan trọng cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.
Quản tài chính nhân: Biết quản tài chính nhân, tiết kiệm đầu thông
minh để đảm bảo sự ổn định về tài chính. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng mình sử dụng
tiền lương và các nguồn thu nhập một cách hợp lý và có kế hoạch.
Tự thúc đẩy tìm kiếm niềm đam mê: Nuôi dưỡng đam trong công việc của
mình, tìm hiểu sâu về lĩnh vực và tìm kiếm cách để phát triển và thể hiện tài năng của
bản thân. Đam mê một yếu tốcùng quan trọng sẽ giúp người lao động trở thành
một nhân viên tận tâm và đóng góp tích cực vào sự phát triển của cả doanh nghiệp.
III. KẾT LUẬN
luận thực tiễn về hàng hóa sức lao động là một phần quan trọng của nền kinh
tế hiện đại. Qua việc hiểu rõ vai trò của sức lao động trong quá trình sản xuất và tạo ra
lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, chúng ta thể thấy được sự kết nối sâu sắc giữa
người lao động và doanh nghiệp.
lOMoARcPSD| 44879730
10
luận này giúp chúng ta nhận thức hơn vgiá trị của sức lao động trong quá
trình tạo ra sản phẩm dịch vụ, từ đó thúc đẩy sphát triển kinh tế tăng cường
cạnh tranh. Thông qua việc áp dụng lý luận này vào thực tiễn, doanh nghiệp có thể tối
ưu hóa sử dụng nguồn lực lao động, tăng cường hiệu suất và tạo ra lợi nhuận lâu dài.
Tuy nhiên, đây không chỉ vấn đcủa doanh nghiệp, còn trách nhiệm của
mỗi người lao động trong việc đảm bảo chất lượng công việc và an toàn lao động. Với
cách người bán sức lao động, người lao động trách nhiệm đối với cả doanh
nghiệp và chính bản thân mình.
Tóm lại, luận về hàng hóa sức lao động ý nghĩa luận và thực tiễn quan
trọng. Sự kết hợp giữa luận và thực tiễn giúp nâng cao nhận thức trách nhiệm của
mỗi nhân đối với công việc của mình, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững
của cả doanh nghiệp và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương 3, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia Sự
Thật.
2. Vương Minh Hoài (2021), Ý nghĩa học thuyết giá trị thặng đối với sự phát triển
nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay, từ
https://tapchikhcn.haui.edu.vn/media/30/uffile-upload-no-title30533.pdf
3. Báo Tuổi trẻ Online, Năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân, tuổi thọ trung
bình 73,7 tuổi, từ https://tuoitre.vn/nam-2023-dan-so-viet-nam-dat-100-3trieu-
dan-tuoi-tho-trung-binh-73-7-tuoi2023
4. Trường Chính trị nh Thuận, Thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn
hiệnnay những vấn đề đặt ra, từ
https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Trangchu/post/208195/thi-truong-lao-
dong-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay-vanhung-van-de-dat-ra
5. Thư viện pháp luật, Gtrị thặng gì? Vai trò của người lao động đối với giátrị
thặng dư?, từ https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/gia-tri-thang-dula-
gi-vai-tro-cua-nguoi-lao-dong-doi-voi-gia-tri-thang-du-
10178.html#google_vignette
6. Pháp luật TPHCM, Trong Đông Nam Á, năng suất lao động Việt Nam chỉ hơn 3
nước, từ https://plo.vn/trong-dong-nam-a-nang-suat-lao-dong-viet-nam-chi-hon3-
nuoc-post719338.html
7. Tổng cục thống kê, Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023, từ
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/tinh-hinh-thi-
truonglao-dong-viet-nam-nam-2023/
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài 3. Lý luận về hàng hóa sức lao động. Vai trò của hàng hóa
sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Với tư cách là một người lao động (người bán sức lao động cho
chủ doanh nghiệp), hãy cho biết trách nhiệm của mình đối với
doanh nghiệp và đối với bản thân? Sinh viên Nguyễn Nông Trang Mã sinh viên 11234047 Lớp 65 A-KDQT Lớp học phần LLNL1106(223)_08
Giảng viên hướng dẫn
Đào Thị Phương Liên HÀ NỘI, 5/2024 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 44879730
I. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
II. NỘI DUNG .............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 3
1. Khái niệm sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa ..... 3
1.1. Khái niệm sức lao động ................................................................................... 3
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.............................................. 3
2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động ............................................................... 4
2.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động ................................................................. 4
2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động ................................................... 4
3. Sự sản xuất giá trị thặng dư ................................................................................ 4
3.1. Khái niệm giá trị thặng dư .............................................................................. 4
3.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư ................................................................ 5
4. Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận ........................ 5
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................... 7
1. Thực trạng lực lượng lao động ở Việt Nam........................................................ 7
2. Liên hệ bản thân ................................................................................................... 8
2.1. Trách nhiệm đối với doanh nghiệp ................................................................. 8
2.2. Trách nhiệm đối với bản thân ......................................................................... 9
III. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 10 I. LỜI MỞ ĐẦU
Là một phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, hàng hóa sức lao động đóng
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp.
Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ vai trò của hàng hóa sức lao động không chỉ là cần
thiết mà còn là yếu tố quyết định giữa sự thành công và thất bại của một doanh nghiệp.
Về mặt lý luận, hàng hóa sức lao động không chỉ đơn thuần là một yếu tố sản xuất
mà còn là một nguồn lực quan trọng để tạo ra giá trị gia tăng. Ý nghĩa lý luận của đề
tài về hàng hóa sức lao động nằm ở việc khám phá và hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa
người lao động và người sử dụng lao động trong nền kinh tế hiện đại. Đây không chỉ 2 lOMoAR cPSD| 44879730
đơn thuần là một phần của lý thuyết kinh tế mà còn là một khía cạnh quan trọng của thực tiễn kinh doanh.
Về mặt thực tiễn, việc áp dụng lý luận về hàng hóa sức lao động vào các doanh
nghiệp không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn thúc đẩy sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về vai trò của lao động trong quá trình sản xuất
và tạo ra giá trị giúp các doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự
sáng tạo và đổi mới, cũng như tăng cường hiệu suất làm việc và cạnh tranh trên thị trường.
Chính vì những lí do trên, lý luận về hàng hóa sức lao động không chỉ là một chủ
đề lý thuyết trừu tượng, mà còn mang lại ý nghĩa sâu sắc và thực tiễn đối với cả sinh
viên và cộng đồng xã hội. Việc hiểu và nắm vững về hàng hóa sức lao động không chỉ
giúp sinh viên tiếp cận một khía cạnh quan trọng của lĩnh vực kinh doanh và quản lý
mà còn giúp họ phát triển kỹ năng phân tích và áp dụng lý thuyết vào thực tế, từ đó
chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai trong môi trường kinh doanh đầy thách thức và biến đổi. II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
1.1. Khái niệm sức lao động
C. Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Nói cách khác, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực trong cơ thể con người
được vận dụng vào quá trình sản xuất.
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Sức lao động không phải lúc nào cũng là hàng hóa. Để sức lao động trở thành hàng
hóa khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
Một là, người lao động được tự do về thân thể, có nghĩa là người đó phải có quyền
sở hữu sức lao động của mình và có quyền đem bán nó như một hàng hóa.
Hai là, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với
sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động. 3 lOMoAR cPSD| 44879730
2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng.
2.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động phản ánh mức độ công sức và thời gian lao động
mà người lao động đầu tư vào quá trình sản xuất. Điều này thể hiện thông qua mức
lương mà họ nhận được. Giá trị của hàng hóa sức lao động không chỉ dựa vào khả năng
lao động cơ bản mà còn liên quan đến sự học hỏi, kỹ năng, và trình độ của người lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng phản ánh mức độ cần thiết của lao động để
sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Điều này thể hiện rõ trong quá trình định
giá và trao đổi của hàng hóa sức lao động trên thị trường. Sự biến đổi trong giá trị hàng
hóa sức lao động phản ánh sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động.
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động.
2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng sức lao động của người mua sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch
sử. Khác với hàng hóa thông thường (sau một thời gian tiêu dùng sẽ mất đi giá trị và
giá trị sử dụng theo thời gian) thì hàng hóa sức lao động, khi được tiêu dùng, ngoài việc
sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó thì đồng thời nó cũng tạo ra một lượng giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần giá trị lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
3. Sự sản xuất giá trị thặng dư
3.1. Khái niệm giá trị thặng dư
Theo C. Mác, giá trị thặng dư là giá trị do người lao động làm ra dưới cương vị là
người làm thuê, và đây là phần giá trị dôi ra, vượt quá giá trị sức lao động của họ. Giá
trị vượt này của người lao động bị nhà tư bản chiếm đoạt và giúp nhà tư bản có thêm thu nhập. 4 lOMoAR cPSD| 44879730
3.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư -
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất
Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá
trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. C. Mác viết: “Với
tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình
sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao
động với quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư
bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá”.
Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu
dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm:
một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố
khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng cho có hiệu quả nhất; hai là, sản phẩm được
làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không thuộc về công nhân.
Khi phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa C. Mác đã lấy ví dụ quá trình sản
xuất sợi, từ đó rút ra một số kết luận cơ bản:
Một là, bản chất của giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới do người công
nhân làm ra và thuộc về nhà tư bản.
Hai là, ngày lao động được chia thành hai phần thời gian lao động cần thiết và thời
gian lao động thặng dư. Trong đó, thời gian lao động cần thiết tạo ra tiền công trả cho
người công nhân và thời gian lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Ba là, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết việc chuyển
hoá của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong
lĩnh vực đó, chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc
biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá sức lao động đó
trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà
tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản. Bản chất của tư bản là giá
trị mang lại giá trị thặng dư.
4. Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận
Theo quan điểm của C. Mác, “bản chất của lợi nhuận là một hình thái biểu hiện của
giá trị thặng dư trên bề mặt kinh tế thị trường”. Lợi nhuận được hiểu đơn giản là kết
quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về và trừ đi các khoản chi phí đầu tư, chi phí phát sinh.
Hàng hóa sức lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, bởi: 5 lOMoAR cPSD| 44879730
Thứ nhất, hàng hóa sức lao động là nguồn gốc của mọi giá trị. Sức lao động là yếu
tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, biến đổi nguyên liệu, vật liệu thành sản
phẩm có giá trị sử dụng. Nếu không có sức lao động, doanh nghiệp không thể tạo ra
bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, từ đó không thể thu được lợi nhuận.
Thứ hai, hàng hóa sức lao động là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Doanh nghiệp
mua sức lao động với giá trị bằng với giá trị tái sản xuất sức lao động, nhưng lại sử
dụng sức lao động để tạo ra giá trị lớn hơn nhiều. Phần chênh lệch giữa giá trị mà người
lao động tạo ra và giá trị mà họ được trả chính là giá trị thặng dư, là nguồn gốc sinh ra
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ ba, hàng hóa sức lao động là một trong những yếu tố thúc đẩy năng suất lao
động. Khi điều kiện lao động được cải thiện, người lao động có thể nâng cao năng suất
lao động, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Thứ tư, hàng hóa sức lao động là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu không có nguồn cung
lao động. Khi chất lượng nguồn nhân lực càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng
cạnh tranh và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. 6 lOMoAR cPSD| 44879730
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Thực trạng lực lượng lao động ở Việt Nam
Để hiểu rõ hơn về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay cần khai thác ở một số phương diện cụ thể, đó là:
Số lượng nguồn nhân lực: So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có
lực lượng lao động dồi dào. Năm 2023 tổng dân số nước ta là 100,3 triệu người, là quốc
gia đông dân xếp thứ Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông
Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.
Trong số này, 52,4 triệu người đang ở độ tuổi lao động. Sự gia tăng về dân số của
Việt Nam kéo theo số lượng nguồn nhân lực có sự tăng trưởng mạnh. Điều này cho
thấy, lực lượng lao động Việt Nam luôn trong tình trạng có thể đáp ứng được nhu cầu
cung cấp lực lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chất lượng nguồn nhân lực: Mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguồn nhân
lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang quốc tế, không đủ lao động có chuyên môn, tay nghề cao.
Lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, bằng ở các trình độ từ sơ cấp nghề, trung
cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học chiếm 27%. Như vậy, tính đến cuối năm 2023,
cả nước vẫn còn 38,0 triệu lao động chưa qua đào tạo.
Đặc trưng vùng địa lý: Lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ở khu vực
thành thị cao hơn khu vực nông thôn, 37,4% so với 13,1%. Tỷ lệ lực lượng lao động đã
qua đào tạo có bằng cao nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, thấp
nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Năng suất lao động: Mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp
so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.
Tính theo tỉ lệ sức mua tương đương (PPP) 2017, năng suất lao động của Việt Nam
năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD. Con số này chỉ bằng 11,3% mức năng suất của
Singapore; 59,1% của Thái Lan; 33,1% của Malaysia. Năng suất lao động của Việt
Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia (gấp 2,4 lần); Myamar (1,6
lần); Lào (gấp 1,2 lần).
Đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam: 7 lOMoAR cPSD| 44879730
Nguồn nhân lực Việt Nam có nhiều ưu điểm nổi bật như: dồi dào, trẻ trung, năng
động. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại một số thách thức cần được quan tâm giải
quyết như: năng suất lao động còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, tỷ
lệ thất nghiệp cao, thị trường lao động còn nhiều bất cập.
2. Liên hệ bản thân
Với tư cách là một người lao động, hãy cho biết trách nhiệm của mình đối với doanh
nghiệp và đối với bản thân.
2.1. Trách nhiệm đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, người lao động cần:
Đảm bảo hiệu suất công việc: Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của
người lao động là cống hiến và mang lại hiệu suất tốt trong công việc. Người lao động
cần hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách chính xác, chất lượng và đúng thời hạn.
Trung thực và có đạo đức nghề nghiệp: Người lao động cần tuân thủ các quy tắc
đạo đức và trung thực trong công việc. Không gian lận, không lạm dụng tài sản công
ty, không tiết lộ thông tin quan trọng và luôn hành xử đúng mực trong các tình huống công việc.
Tôn trọng và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp: Người lao động cần tôn
trọng và tuân thủ các quy định và quy tắc của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc
tham gia vào các quy trình và quy định nội bộ, bảo vệ tài sản công ty và tuân thủ các
chính sách và quy định liên quan đến an toàn lao động, bảo mật thông tin và sử dụng tài nguyên công ty.
Có kĩ năng hợp tác và giao tiếp tốt: Người lao động cần có khả năng hợp tác và
giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và các cấp quản lý. Việc biết chia sẻ thông tin và ý
kiến một cách có hiệu quả với đồng nghiệp và quản lý sẽ thiết lập một môi trường làm
việc tích cực và hỗ trợ.
Tích cực phát triển năng lực của bản thân: Người lao động cần đầu tư vào việc
phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Điều này giúp bản thân
không chỉ nắm bắt được những xu hướng mới và công nghệ tiên tiến, mà còn đóng góp
nhiều hơn vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Tham gia các hoạt động của doanh nghiệp: Người lao động cần tích cực tham gia
vào các hoạt động của doanh nghiệp như hội thảo, sự kiện, hoạt động xã hội và các dự
án đặc biệt. Điều này cho thấy sự tận tâm của người lao động đối với doanh nghiệp và
tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp quản lý. Bên cạnh đó, việc tham gia
các sự kiện của doanh nghiệp sẽ góp phần giúp người lao động học hỏi và phát triển
các kĩ năng, từ đó đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. 8 lOMoAR cPSD| 44879730
2.2. Trách nhiệm đối với bản thân
Đối với bản thân, người lao động cần:
Tự phát triển bản thân: Đầu tư thời gian và nỗ lực để phát triển bản thân. Học hỏi
và nâng cao kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc của mình bằng cách đọc
sách, tham gia khóa học, tham gia các khóa đào tạo hoặc tìm kiếm cơ hội học tập khác.
Bằng cách nâng cao trình độ và kiến thức của mình, người lao động có thể đạt được
thành công trong sự nghiệp và tiến xa hơn.
Học cách quản lý thời gian: Xây dựng kỹ năng tự quản lý để tăng cường hiệu suất
làm việc và đạt được mục tiêu cá nhân. Người lao động có thể lập kế hoạch công việc,
quản lý thời gian và ưu tiên công việc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó còn phải đảm
bảo rằng mình duy trì được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe: Để có thể đáp ứng tốt các trách nhiệm công việc,
người lao động nên chú trọng đến sức khỏe và sự cân đối trong cuộc sống bằng cách
duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và đảm bảo ngủ đủ giấc.
Đồng thời cũng nên dành thời gian cho các hoạt động giải trí và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng và thư giãn.
Tích cực xây dựng mạng lưới quan hệ: Xây dựng và duy trì một mạng lưới quan hệ
để tìm kiếm cơ hội để giao tiếp và học hỏi từ những người có kinh nghiệm và thành
công trong lĩnh vực của bản thân. Tham gia vào các cộng đồng chuyên ngành, hội thảo,
sự kiện và mạng xã hội để mở rộng mạng lưới quan hệ của mình.
Tự xác định mục tiêu và định hướng: Đặt ra mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp mà
người lao động muốn đạt được và xây dựng kế hoạch cho chúng. Điều này giúp bản
thân tập trung vào những gì quan trọng cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.
Quản lý tài chính cá nhân: Biết quản lý tài chính cá nhân, tiết kiệm và đầu tư thông
minh để đảm bảo sự ổn định về tài chính. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng mình sử dụng
tiền lương và các nguồn thu nhập một cách hợp lý và có kế hoạch.
Tự thúc đẩy và tìm kiếm niềm đam mê: Nuôi dưỡng đam mê trong công việc của
mình, tìm hiểu sâu về lĩnh vực và tìm kiếm cách để phát triển và thể hiện tài năng của
bản thân. Đam mê là một yếu tố vô cùng quan trọng sẽ giúp người lao động trở thành
một nhân viên tận tâm và đóng góp tích cực vào sự phát triển của cả doanh nghiệp. III. KẾT LUẬN
Lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động là một phần quan trọng của nền kinh
tế hiện đại. Qua việc hiểu rõ vai trò của sức lao động trong quá trình sản xuất và tạo ra
lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy được sự kết nối sâu sắc giữa
người lao động và doanh nghiệp. 9 lOMoAR cPSD| 44879730
Lý luận này giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về giá trị của sức lao động trong quá
trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tăng cường
cạnh tranh. Thông qua việc áp dụng lý luận này vào thực tiễn, doanh nghiệp có thể tối
ưu hóa sử dụng nguồn lực lao động, tăng cường hiệu suất và tạo ra lợi nhuận lâu dài.
Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp, mà còn là trách nhiệm của
mỗi người lao động trong việc đảm bảo chất lượng công việc và an toàn lao động. Với
tư cách là người bán sức lao động, người lao động có trách nhiệm đối với cả doanh
nghiệp và chính bản thân mình.
Tóm lại, lý luận về hàng hóa sức lao động có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan
trọng. Sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
mỗi cá nhân đối với công việc của mình, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững
của cả doanh nghiệp và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương 3, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật.
2. Vương Minh Hoài (2021), Ý nghĩa học thuyết giá trị thặng dư đối với sự phát triển
nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay, từ
https://tapchikhcn.haui.edu.vn/media/30/uffile-upload-no-title30533.pdf
3. Báo Tuổi trẻ Online, Năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân, tuổi thọ trung
bình 73,7 tuổi, từ https://tuoitre.vn/nam-2023-dan-so-viet-nam-dat-100-3trieu-
dan-tuoi-tho-trung-binh-73-7-tuoi2023
4. Trường Chính trị Bình Thuận, Thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay và những vấn đề đặt ra, từ
https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Trangchu/post/208195/thi-truong-lao-
dong-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay-vanhung-van-de-dat-ra
5. Thư viện pháp luật, Giá trị thặng dư là gì? Vai trò của người lao động đối với giátrị
thặng dư?, từ https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/gia-tri-thang-dula-
gi-vai-tro-cua-nguoi-lao-dong-doi-voi-gia-tri-thang-du- 10178.html#google_vignette
6. Pháp luật TPHCM, Trong Đông Nam Á, năng suất lao động Việt Nam chỉ hơn 3
nước, từ https://plo.vn/trong-dong-nam-a-nang-suat-lao-dong-viet-nam-chi-hon3- nuoc-post719338.html
7. Tổng cục thống kê, Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023, từ
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/tinh-hinh-thi-
truonglao-dong-viet-nam-nam-2023/ 10