Bài luận môn kinh tế chính trị (cô Liên) chương 1| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lê nin Tên: Phạm Thành Nam Mã SV: 11193595 Lớp: KTCT219_01 BÀI LUẬN CHƯƠNG 2
1. Em hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai người sản xuất ra loại hàng hóa đó để luận giải
về thuộc tính. Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng trong việc sản xuất ra hàng hóa đó.
Loại hàng hóa mà em chọn đóng vai người sản xuất là gạo. I.
Luận giải thuộc tính.
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một
vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
Xét về khái niệm của giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người; nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá
nhân, có thể là nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất.
Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó
quy định. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng tiên tiến, càng giúp cho con người phát
hiện ra nhiều và phong phú các giá trị sử dụng của hàng hóa khác nhau.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng dành đáp ứng yêu cầu của người mua, cho nên, nếu là
người sản xuất tất yếu phải chú ý chăm lo giá trị sử dụng sao cho đáp ứng nhu cầu của người mua ngày càng
khắt khe và tinh tế hơn.
Liên hệ với loại hàng hóa mà em đã chọn: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy
móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất... Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự
nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm,
nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế…
Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được
phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.
Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.
Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải,
không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. C.Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng,
thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.
Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa
mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.
Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có
giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người. nhưng không
phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy,
một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi,
cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Còn về thuộc tính thứ hai, giá trị:
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. C.Mác viết: "Giá trị trao đổi trước hết biểu
hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với
những giá trị sử dụng loại khác".
Để lý giải rõ khái niệm này, C.Mác đặt vấn đề, tại sao giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau
lại trao đổi được với nhau?. C.Mác cho rằng, chúng trao đổi được với nhau là vì chúng có một điểm chung.
Điểm chung đó ở chỗ, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động. Tức là hàng hóa có giá trị. Khi là
hàng hóa, dù khác nhau về giá trị sử dụng, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động của người sản
xuất ra hàng hoá ấy. Cho nên chúng có giá trị. Giá trị là trừu tượng, người ta không nhìn thấy lao động kết
tinh, nhưng người ta có thể cảm nhận được hao phí lao động. Mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử
dụng khác nhau được C.Mác gọi là giá trị trao đổi. Theo nghĩa như vậy, giá trị trao đổi là sự biểu hiện của giá trị.
Mặt khác, khi đã đề cập tới hàng hóa, có nghĩa là phải đặt sản phẩm của lao động ấy trong mối liên hệ
với người mua, người bán, trong quan hệ xã hội. Do đó, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa mang tính
xã hội, tức hàm ý quan hệ giữa người bán với người mua, hàm ý trong quan hệ xã hội. Trên cơ sở đó, C.Mác
quan niệm đầy đủ hơn: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
Như vậy, bản chất của giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng
hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch
sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức
biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi.
Liên hệ với loại hàng hóa mà em đã chọn:
Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg gạo.
Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được
với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và gạo có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ sở chung
nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện
cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản
phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất
ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và bản thân em (trong vai nhà sản xuất) đều phải hao phí lao động để sản
xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với gạo, để trao đổi giữa chúng với nhau.
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1m vải = 10kg gạo), vì người ta cho rằng lao động hao phí
sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg gạo. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận: giá trị là lao động
xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Như vậy, chất của giá trị là lao động, vì vậy, sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất kết
tinh trong đó thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá
trị càng cao. Giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm
trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao
đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán
chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có
được giá trị. Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu
dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị
tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện. II.
Trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng. 1. Giới thiệu chung
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh
nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”
Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển
nhân viên và phát triển cộng đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên
các yếu tố, các mặt, như: 1. Bảo vệ môi trường; 2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt trách
nhiệm với nhà cung cấp; 4. Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao
động; và 6. Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao đông trong doanh nghiệp. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên
thể hiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại
của doanh nghiệp. Tất nhiên, sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý
nghĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào.
2. Trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng trong việc sản xuất.
Đối với em, là một nhà sản xuất hàng hóa (gạo), em cần có những trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng sau:
Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội là: kinh
tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn.
Về Kinh tế: Hình thành nền tảng của kim tự
tháp, chỉ đơn giản là đề cập đến việc tạo ra lợi
nhuận. Trách nhiệm của nhà sản xuất là giữ
chi phí ở mức tối thiểu, tối đa hóa doanh
thu,... Như vậy đối với người tiêu dùng nhà
sản xuất có thể tạo ra và duy trì công ăn việc
làm trong cộng đồng, đóng góp sản phẩm,
dịch vụ hữu ích, không gây hại cho xã hội.
Pháp lý: Đây là yêu cầu tối thiểu đối với một nhà sản xuất: tuân thủ pháp luật. Ở nhiều quốc gia, điều
này có nghĩa là trung thực về những sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất bán, giữ an toàn cho nhân viên
và người tiêu dùng, không phá hủy môi trường và đóng thuế,... Là một nhà sản xuất, em có thể thực hiện
trách nhiệm này bằng cách đảm bảo các thành viên trong nhóm được trang bị đầy đủ thiết bị, quần áo, được
đào tạo để đáp ứng những quy tắc về sức khỏe và an toàn. Họ có thể bảo vệ công ty và người tiêu dùng bằng
cách lưu trữ, cập nhật, bảo mật dữ liệu chính xác.
Đạo đức: Là những chuẩn mực, quy tắc được xã hội thừa nhận nhưng chưa có mặt trong các văn bản
luật. Trên thực tế, những chuẩn mực xã hội luôn biến đổi, vì thế những chính sách pháp luật chỉ có thể theo
sau trong quá trình biến đổi này. Do đó, pháp luật không thể phản ánh hết những đòi hỏi về những quy tắc
ứng xử của xã hội. Vì vậy, trách nhiệm thực hiện đúng luật pháp là đòi hỏi tối thiểu với nhà sản xuất. Ngoài ra,
nhà sản xuất cũng phải thực hiện những nghĩa vụ, quy tắc ngoài luật hay chính là trách nhiệm đạo đức. Việc
thực hiện trách nhiệm đạo đức là tự nguyện đối với mọi nhà sản xuất nhưng lại có vai trò trung tâm đối với
trách nhiệm xã hội (ví dụ như: việc thực hiện nghỉ phép có lương, chế độ cho nhân công làm thêm ca, uy tín
đối với đối tác, quan hệ tốt đối với khách hàng...). Về người tiêu dùng, nếu em có thể sản xuất an toàn, hiệu
quả, tiết kiệm chi phí, nhưng nếu sản phẩm gạo của em có chứa tạp chất không an toàn, em sẽ phải thay đổi công thức.
Từ thiện: Đây là trách nhiệm cao nhất, vượt xa mọi kỳ vọng. Trách nhiệm này đề cập đến việc trở
thành một “công dân tốt”, tích cực cải thiện thế giới xung quanh. Ví dụ: trích lợi nhuận của chính mình đóng
góp từ thiện, tài trợ cho sáng kiến cộng đồng, cung cấp, tư vấn kiến thức chuyên môn cho những tổ chức phi
lợi nhuận – hoặc trong trường hợp của Unilever là giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu.
2. Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, hãy chỉ ra: người tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ
quyền lợi của mình (đặt trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa). I. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình
dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều
văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu
dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc
sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.
II. Quyền lợi của người tiêu dùng
Trong những năm trước "đổi mới", nhận thức của toàn xã hội về quyền lợi của người tiêu dùng nói
chung và hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng gần như không tồn tại. Cơ chế
quản lý kinh tế bao cấp dựa trên kế hoạch hóa tập trung vào vấn đề sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ,
nhu cầu của người tiêu dùng được nhà nước quản lý thông qua hệ thống tem phiếu.
Kể từ thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
trường, đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch
vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân,
gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêu dùng) và vai trò của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao.
Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã được đặt ra và quyền lới người tiêu
dùng được xác định bằng các văn bản pháp lý như Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với sự
tham gia của các tổ chức như Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) –
cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong phạm vi cả nước, Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Chi cục tại các tỉnh, thành phố, Hội Tiêu
chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) cùng mạng lưới các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường
và các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương.
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 là bước đi đầu tiên trong việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Tuy nhiên, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập
như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực
thi; một số điểm chưa mang tính cập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến tự do hoá
thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của WTO; chưa có các chế tài đủ mạnh cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Luật pháp các
nước như Mỹ, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ… đều trao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) và
chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm
đảm bảo hiệu quả của công tác này.
Chính vì vậy, Bộ Thương mại với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh
vực này đề xuất bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng lên thành Luật cho
phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua năm 2010 quy định rõ các Quyền người tiêu dùng
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua năm 2010, quy định người tiêu dùng
có quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền của người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao
dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; nội
dung giao dịch hàng hoá, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu
liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện
thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia
giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch
vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu
dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất
lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.
Nghĩa vụ của người tiêu dùng
1. Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại
đến tính mạng, sức khoẻ của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ.
2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hoá, dịch vụ lưu
hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ,
tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. III.
Người tiêu dùng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình.
Từ kinh nghiệm của bản thân, em xin được nêu ra những việc làm cần thiết sau: -
Người tiêu dùng nên tìm hiểu thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn,
chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người
tiêu dùng đã mua, sử dụng, hay thậm chí là trước khi mua. (Rất nhiều người bị lừa khi mua hàng vì
nhân viên không xuất hóa đơn, và cũng nhờ có hóa đơn mà phát hiện ra nhiều chi tiết không đúng khi mua hàng) -
Người tiêu dùng nên có chính kiến, quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội
dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. (Để tránh
bị dụ dỗ, lừa đảo mua những sản phẩm không như ý muốn) -
Người tiêu dùng nên có hành động góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về
giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác
liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, góp
phần làm cho chất lượng sản phẩm cải thiện. -
Người tiêu dùng nên đóng góp vào việc tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, bởi những chính sách này phải giải quyết được đúng đắn những tâm
tư, nguyện vọng của người tiêu dùng. -
Khi gặp phải trường hợp không mong muốn, người tiêu dùng phải yêu cầu bồi thường thiệt hại khi
hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công
dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm
yết, quảng cáo hoặc cam kết. Hay thâm chí khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội
khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật. -
Những người tiêu dùng còn có thể tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ lẫn nhau. Chung tay tẩy chay những hành động buôn bán hàng giả, nhái, kém chất lượng. (Nhiều
người thường gia nhập vào những hội nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ, đánh giá, so sánh về chất
lượng, giá cả của các mặt hàng, từ đó có cho mình lựa chọn tốt nhất) -
Khi mua hàng trực tuyến (online) nên kiểm tra hàng trước khi nhận. -
Báo cáo những trường hợp bán hàng trái pháp luật