Bài luận môn kinh tế chính trị (cô Liên) chương 5| Đại học Kinh tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài luận môn kinh tế chính trị (cô Liên) chương 5| Đại học Kinh tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

33 17 lượt tải Tải xuống
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Tên: Phạm Thành Nam
Mã SV: 11193595
Lớp: KTCT219_01
BÀI LUẬN CHƯƠNG 5
1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa có những
điểm chung của kinh tế thị trường trên thế giới, vừa có những đặc trưng riêng xuất phát
từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, hãy làm rõ những điểm chung và đặc trưng
riêng đó.
Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thể
hiện ở những điểm sau:
Là nền , vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà kinh tế hỗn hợp
nước.
Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó khu
vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống , an sinh xã hội phúc
lợi xã hội.
Là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản
xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và
phân phối nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Về sở hữu sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành
phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tiêu chuẩn căn bản để đánh
giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác
lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu một cách vững chắc, tránh
nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây.
Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế
hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản
lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động của toàn
thể nhân dân.
Về phân phối, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hoá các hình
thức phân phối. "Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng
thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội"
Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chỗ tăng
trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thể
hiện trình độ tư duy, và vận dụng của Đảng ta về quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Điểm chung của kinh tế thị trường trên thế giới:
Trong nền kinh tế thị trường, nếu hàng hóa cao hơn , thì giá cả hàng hóalượng cầu lượng cung
sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất
nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất cao hơn cho phép tăng quy mô lợi nhuận
sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những
người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn
lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.
Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã
hội và quan niệm. Người giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và
quyền lực hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn.
Sau một thời gian cạnh tranh "cá lớn nuốt cá bé", các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ dần biến mất, chỉ
còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn. Kinh tế thị trường sẽ dần biến thành chi phối.độc quyền
Trong một số tình huống, thị trường tự do đi ngược lại lợi ích chung của xã hội, một số ít người
vì lòng tham lợi nhuận mà sẵn sàng gây tổn hại cho số đông. Ví dụ: 1 vùng xảy ra dịch bệnh nên bị
thiếu thuốc men, nếu Nhà nước không can thiệp (quy định mức giá tối đa, cấm đầu cơ tích trữ) thì
các nhà buôn thuốc sẽ lợi dụng tình trạng này để đẩy giá bán thuốc chữa bệnh lên cao, phần lớn dân
nghèo sẽ không đủ tiền mua thuốc và sẽ phải chết vì bệnh dịch. Hoặc thị trường sản xuất phim ảnh,
ca nhạc giải trí vì chạy theo lợi nhuận mà sản xuất những tác phẩm mang nội dung phản cảm, đồi
trụy, gây tổn hại tới xã hội.đạo đức
2. Từ góc độ của một công dân hãy cho biết mình cần thực hiện những
nhiệm vụ gì để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa?
Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và
hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Ðảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
- Làm giàu hợp pháp. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh
xã hội, phúc lợi xã hội.
- Tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, thúc đẩy các
hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị
trường.
3. Từ góc độ của một công dân hãy cho biết mình cần thực hiện những nhiệm
vụ gì để thực hiện hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam?
- Các doanh nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nên đầu tư, có thể thu được lợi
nhuận một cách thích đáng.
- Các doanh nhân không mặc sức tự do bóc lột sức lao động dưới mọi hình thức.
- Cần tạo mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - người lao động theo
phương châm " ", "chủ thợ đều lợi công tư đều lợi".
- Đẩy mạnh công tác biểu dương dưới nhiều hình thức những doanh nhân có thành tích cao
trong sản xuất kinh doanh dựa trên một hệ tiêu chí cụ thể.
- Nâng cao ý thức đạo đức, thái độ làm việc, sự phân chia lợi nhuận...
- Điều tiết thu nhập hợp lý, sự điều tiết này không chỉ hướng vào việc phân phối kết quả sản
xuất, mà còn phải hướng vào việc tạo thêm điều kiện cải thiện thu nhập và đời sống cho những nhóm
người có thu nhập thấp, chẳng hạn như việc tạo thêm cơ chế để người nghèo hay người có thu nhập
thấp được sở hữu hay sử dụng những yếu tố sản xuất (tài sản sinh lời), như cổ phần, ruộng đất,
công nghệ…
4. Với tư cách là công dân, hãy thảo luận các phương thức để bảo vệ lợi
ích hợp pháp của mình khi tham gia các hoạt động kinh tế xã hội?
- Sử dụng ngày càng phổ biến và sâu rộng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong
hoạch định và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương và chính sách, pháp luật, chiến lược, kế
hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước
- Bảo đảm một cách thực tế các quyền con người, nhất là quyền sống, quyền phát triển và
quyền của các nhóm yếu thế, trên cơ sở từng bước bảo đảm quyền con người một cách bình đẳng.
- Từng bước bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền, có ưu tiên quyền sống, quyền phát triển
và quyền của các nhóm yếu thế
- Các chủ thể kinh doanh, khi tham gia thị trường không chỉ tự giác, mà còn tự nguyện tuân thủ
các nguyên tắc thị trường, biến việc thực hiện nguyên tắc thị trường thành nhu cầu tinh thần, đạo
đức.
- Kinh tế xã hội đề cao tự do cá nhân, là môi trường làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, chủ
nghĩa cơ hội. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, tệ sùng bái đồng tiền,
coi đồng tiền là thước đo đánh giá giá trị của bản thân và của những người khác. Do vậy, giáo dục ý
thức trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm xã hội cần phải được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối
với mọi cá nhân, mọi tổ chức và toàn thể xã hội.
- Xây dựng bản lĩnh văn hóa Việt Nam là vấn đề mang tính sống còn trong việc bảo vệ và giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
| 1/4

Preview text:

Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lê nin Tên: Phạm Thành Nam Mã SV: 11193595 Lớp: KTCT219_01 BÀI LUẬN CHƯƠNG 5
1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa có những
điểm chung của kinh tế thị trường trên thế giới, vừa có những đặc trưng riêng xuất phát
từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, hãy làm rõ những điểm chung và đặc trưng
riêng đó.
Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thể
hiện ở những điểm sau:
Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước.
Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó khu
vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản
xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và
phân phối nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Về sở hữu sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành
phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tiêu chuẩn căn bản để đánh
giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác
lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu một cách vững chắc, tránh
nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây.
Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế
hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản
lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động của toàn thể nhân dân.
Về phân phối, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hoá các hình
thức phân phối. "Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng
thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội"
Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chỗ tăng
trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thể
hiện trình độ tư duy, và vận dụng của Đảng ta về quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Điểm chung của kinh tế thị trường trên thế giới:
Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa
sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất
nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô
sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những
người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn
lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.
Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã
hội và quan niệm. Người giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và
quyền lực hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn.
Sau một thời gian cạnh tranh "cá lớn nuốt cá bé", các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ dần biến mất, chỉ
còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn. Kinh tế thị trường sẽ dần biến thành độc quyền chi phối.
Trong một số tình huống, thị trường tự do đi ngược lại lợi ích chung của xã hội, một số ít người
vì lòng tham lợi nhuận mà sẵn sàng gây tổn hại cho số đông. Ví dụ: 1 vùng xảy ra dịch bệnh nên bị
thiếu thuốc men, nếu Nhà nước không can thiệp (quy định mức giá tối đa, cấm đầu cơ tích trữ) thì
các nhà buôn thuốc sẽ lợi dụng tình trạng này để đẩy giá bán thuốc chữa bệnh lên cao, phần lớn dân
nghèo sẽ không đủ tiền mua thuốc và sẽ phải chết vì bệnh dịch. Hoặc thị trường sản xuất phim ảnh,
ca nhạc giải trí vì chạy theo lợi nhuận mà sản xuất những tác phẩm mang nội dung phản cảm, đồi
trụy, gây tổn hại tới đạo đức xã hội.
2. Từ góc độ của một công dân hãy cho biết mình cần thực hiện những
nhiệm vụ gì để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và
hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Ðảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
- Làm giàu hợp pháp. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh
xã hội, phúc lợi xã hội.
- Tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, thúc đẩy các
hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường.
3. Từ góc độ của một công dân hãy cho biết mình cần thực hiện những nhiệm
vụ gì để thực hiện hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam?
- Các doanh nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nên đầu tư, có thể thu được lợi
nhuận một cách thích đáng.
- Các doanh nhân không mặc sức tự do bóc lột sức lao động dưới mọi hình thức.
- Cần tạo mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - người lao động theo
phương châm "chủ thợ đều lợi", "công tư đều lợi".
- Đẩy mạnh công tác biểu dương dưới nhiều hình thức những doanh nhân có thành tích cao
trong sản xuất kinh doanh dựa trên một hệ tiêu chí cụ thể.
- Nâng cao ý thức đạo đức, thái độ làm việc, sự phân chia lợi nhuận...
- Điều tiết thu nhập hợp lý, sự điều tiết này không chỉ hướng vào việc phân phối kết quả sản
xuất, mà còn phải hướng vào việc tạo thêm điều kiện cải thiện thu nhập và đời sống cho những nhóm
người có thu nhập thấp, chẳng hạn như việc tạo thêm cơ chế để người nghèo hay người có thu nhập
thấp được sở hữu hay sử dụng những yếu tố sản xuất (tài sản sinh lời), như cổ phần, ruộng đất, công nghệ…
4. Với tư cách là công dân, hãy thảo luận các phương thức để bảo vệ lợi
ích hợp pháp của mình khi tham gia các hoạt động kinh tế xã hội?
- Sử dụng ngày càng phổ biến và sâu rộng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong
hoạch định và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương và chính sách, pháp luật, chiến lược, kế
hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước
- Bảo đảm một cách thực tế các quyền con người, nhất là quyền sống, quyền phát triển và
quyền của các nhóm yếu thế, trên cơ sở từng bước bảo đảm quyền con người một cách bình đẳng.
- Từng bước bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền, có ưu tiên quyền sống, quyền phát triển
và quyền của các nhóm yếu thế
- Các chủ thể kinh doanh, khi tham gia thị trường không chỉ tự giác, mà còn tự nguyện tuân thủ
các nguyên tắc thị trường, biến việc thực hiện nguyên tắc thị trường thành nhu cầu tinh thần, đạo đức.
- Kinh tế xã hội đề cao tự do cá nhân, là môi trường làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, chủ
nghĩa cơ hội. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, tệ sùng bái đồng tiền,
coi đồng tiền là thước đo đánh giá giá trị của bản thân và của những người khác. Do vậy, giáo dục ý
thức trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm xã hội cần phải được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối
với mọi cá nhân, mọi tổ chức và toàn thể xã hội.
- Xây dựng bản lĩnh văn hóa Việt Nam là vấn đề mang tính sống còn trong việc bảo vệ và giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.