-
Thông tin
-
Quiz
Bài Nhóm 5 - Môi Trường Vĩ Mô Của ô Tô Điện Vinfast Trong Bối Cảnh Hiện Nay - Quản trị kinh doanh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Trong những năm gần đây, bên cạnh nguồn năng lượng từ tài nguyên hóa thạch đang vơi dần, vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến cho xu hướng sử dụng ô tô điện trở nên ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đang đẩy mạnh phát triển và sử dụng ô tô điện như một giải pháp thay thế cho các phương tiện giao thông chạy bằng động cơ đốt trong. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường ô tô điện. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị chiến lược (NEU) 5 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài Nhóm 5 - Môi Trường Vĩ Mô Của ô Tô Điện Vinfast Trong Bối Cảnh Hiện Nay - Quản trị kinh doanh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Trong những năm gần đây, bên cạnh nguồn năng lượng từ tài nguyên hóa thạch đang vơi dần, vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến cho xu hướng sử dụng ô tô điện trở nên ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đang đẩy mạnh phát triển và sử dụng ô tô điện như một giải pháp thay thế cho các phương tiện giao thông chạy bằng động cơ đốt trong. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường ô tô điện. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị chiến lược (NEU) 5 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------***---------------
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA Ô TÔ ĐIỆN
VINFAST TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Học phần: Quản trị kinh doanh 1 Lớp: QTTH1102(222)_19 Khoa:
K64 Quản trị Kinh doanh
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hồng Thắm Hà Nội, 6 - 2023 DANH SÁCH THÀNH VIÊN
(Bao gồm phân công công việc) STT Họ và tên MSV Công việc
Thảo luận, thống nhất nội dung. Tìm Nguyễn Thị Quỳnh 1 11220471 tư liệu. Anh
Phần 2.2.1: Môi trường kinh tế Phần Kết luận Nguyễn Trần Việt
Thảo luận, thống nhất nội dung. Tìm 2 11222495 Hoàng tư liệu.
Phần 2.2.4: Môi trường công nghệ
Thảo luận, thống nhất nội dung. Tìm 3 Nguyễn Thanh Trà 11226302 tư liệu.
Phần 2.2.2: Toàn cầu hóa
Thảo luận, thống nhất nội dung. Tìm 4 Phạm Đình Thi 11226004 tư liệu.
Phần 2.2.3: Môi trường chính trị
Thảo luận, thống nhất nội dung. Tìm tư liệu. Phần Lời mở đầu 5 Đặng Hữu Tùng 11226722
Phần I: Giới thiệu chung về VinFast
Phần 2.1: Câu chuyện “phương tiện
xanh” (ô tô điện) ở Việt Nam hiện nay Tổng hợp nội dung. 6 Nguyễn Thị Yến 11227073
Thảo luận, thống nhất nội dung. Tìm tư liệu.
Phần 2.2.5: Môi trường văn hóa xã hội MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VINFAST...........................3
1.1. Đôi nét về Công ty VinFast.........................................................................3
1.2. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Triết lý thương hiệu - Giá trị cốt lõi........................4
1.3. Tình hình kinh doanh của VinFast hiện nay...............................................5
PHẦN 2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA Ô TÔ ĐIỆN VINFAST....................8
2.1. Câu chuyện “phương tiện xanh” (ô tô điện) ở Việt Nam hiện nay.......8
2.1.1. Ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông ở Việt Nam..................8
2.1.2. Sự xuất hiện của “phương tiện xanh” ô tô điện VinFast tại Việt Nam.8
2.2. Môi trường vĩ mô của ô tô điện VinFast.................................................9
2.2.1. Môi trường kinh tế.................................................................................9
2.2.2. Toàn cầu hóa.......................................................................................12
2.2.3. Môi trường chính trị............................................................................17
2.2.4. Môi trường công nghệ.........................................................................19
2.2.5. Môi trường văn hóa – xã hội...............................................................20
KẾT LUẬN........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................26 LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, bên cạnh nguồn năng lượng từ tài nguyên hóa
thạch đang vơi dần, vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến
cho xu hướng sử dụng ô tô điện trở nên ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
Các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đang đẩy mạnh
phát triển và sử dụng ô tô điện như một giải pháp thay thế cho các phương tiện
giao thông chạy bằng động cơ đốt trong. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị
trường ô tô điện. Nhiều hãng xe trên thế giới chuyển hướng sang sản xuất xe
điện để thay thế cho xe xăng dầu và đã đạt được nhiều thành tựu, có thể kể đến
như Tesla (Mỹ), Toyota (Nhật bản), Volkswagen (Đức),...
Trong lịch sử ngành ô tô Việt Nam, chưa khi nào xe điện, xe hybrid được
giới thiệu và bán ra nhiều như trong năm 2022, đánh dấu bước chuyển theo xu
hướng chung của thị trường ô tô toàn cầu. Là ngành sinh sau đẻ muộn, ngành
công nghiệp ô tô nước ta đang đứng trước những ngã rẽ đầu tiên, có cả những
cơ hội và thách thức đang chờ đón. Đứng trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng phát triển mạnh như hiện nay, ô tô điện đang trở thành một xu
hướng phát triển tất yếu trong tương lai gần.
Theo đánh giá của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Việt Nam là thị trường
phát triển xe điện mới nhưng đầy tiềm năng trong tương lai bởi hiện tại tỷ lệ sở
hữu ô tô của Việt Nam mới chỉ ở mức 23 ô tô/1.000 người, con số này chỉ bằng
1/10 của Thái Lan và 1/20 của Malaysia. Đây được coi là cơ hội để các hãng xe
ô tô đầu tư, phát triển sản xuất tại Việt Nam. Chính vì vậy, Tập đoàn VinGroup
đã không ngần ngại trở thành doanh nghiệp Việt Nam bước những bước chân
đầu tiên trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô – xe máy điện khi thành lập
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
Với tầm nhìn “Trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh
mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu”, VinFast đã nhanh chóng thiết lập sự hiện
diện toàn cầu, thu hút những tài năng tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới và hợp
tác với một số thương hiệu mang tính biểu tượng nhất trong ngành. Kể từ khi ra
đời vào năm 2017, VinFast liên tục tạo tiếng vang trên thị trường ô tô – xe máy
nội địa lẫn quốc tế. Từ việc VinFast ra mắt 2 mẫu xe ô tô mang thương hiệu
Việt Nam đầu tiên tại Pháp và được AUTOBEST - tổ chức về ô tô hàng đầu
Châu Âu vinh danh là “Ngôi sao mới” của ngành công nghiệp ô tô thế giới cho
đến những dự án khủng được hoàn thành với tiến độ thần tốc với chiến lược 1
marketing rầm rộ, VinFast đã và đang được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện ngành
ô tô tại Việt Nam. Cho đến nay, với tầm nhìn quốc tế, VinFast đã có được
những bước đi táo bạo và dứt khoát, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
Theo Nikkei Asia, VinFast, nhà sản xuất ô tô của Việt Nam, mới đây đã
công bố kế hoạch bán xe điện trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những
nước lái xe bên phải như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Brunei.
Đây là mục tiêu mở rộng thị trường đầu tiên của VinFast tại châu Á. Môi
trường vĩ mô ở thế kỉ 21 ngày nay càng mang tính toàn cầu hóa và đầy tính biến
động, bất ổn. Có thể thấy, thị trường ô tô điện của VinFast chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của các yếu tố đến từ môi trường vĩ mô như kinh tế, chính trị, công
nghệ, văn hóa – xã hội, toàn cầu hóa,... Để thật sự có được chỗ đứng trên bản
đồ ô tô – xe máy thế giới không phải điều dễ dàng, nhưng nếu VinFast tận dụng
được các cơ hội sáng tạo, hiệu quả, vận dụng tốt lợi thế cạnh tranh của mình và
đối phó với các thách thức một cách thông minh thì không gì là không thể.
Vì vậy, việc phân tích và đánh giá môi trường vĩ mô hiện nay là hết sức
quan trọng cho sự phát triển của ô tô điện VinFast. Thông qua phân tích môi
trường vĩ mô, VinFast sẽ có thêm cơ sở để đánh giá một cách toàn diện những
cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình. Từ đó,
doanh nghiệp sẽ đề ra những chiến lược phù hợp nhằm thích ứng với môi
trường. Với những kiến thức đã được học về môi trường vĩ mô, chúng tôi sẽ tìm
hiểu có những cơ hội, thách thức nào cho VinFast trong thị trường phát triển ô tô điện hiện nay. 2
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VINFAST
1.1. Đôi nét về Công ty VinFast
● Tên đầy đủ: Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
● Chủ tịch HĐQT: Lê Thị Thu Thủy (hiện bà cũng đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT VinGroup).
● Trụ sở chính: Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Đảo Cát Hải, Thị trấn Cát
Hải, Huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
● Chi nhánh Hà Nội: Tầng 7, Tòa Symphony, Đường Chu Huy Mân, Khu
đô thị Vinhomes Riverside Long Biên, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam.
VinFast là một Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô được thành lập vào
tháng 06 năm 2017 với sự hậu thuẫn của VinGroup - một trong những Tập đoàn
Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ hàng đầu Việt Nam. Công ty này là một
thành viên của tập đoàn VinGroup, được ông Phạm Nhật Vượng sáng lập.
Là thương hiệu ô tô Việt Nam, VinFast hướng tới mục tiêu trở thành hãng
xe điện thông minh toàn cầu. VinFast đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp
sản xuất ô tô - xe máy điện tại Việt Nam, đồng thời đang nỗ lực góp phần thúc
đẩy cuộc cách mạng xe điện trên toàn thế giới.
Với triết lý “Khách hàng là trung tâm”, VinFast luôn không ngừng sáng
tạo để tạo ra những sản phẩm đẳng cấp với mức giá tốt nhất và dịch vụ hậu mãi
vượt trội, mang lại cơ hội sử dụng xe điện thông minh cho mọi người, góp phần
kiến tạo một tương lai xanh, thông minh và bền vững. 3
VinFast hiện đang sở hữu một văn phòng đại diện ở Hà Nội và một nhà
máy sản xuất có diện tích 335 hecta với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD tại Hải
Phòng, đây cũng là một trong những dự án công nghiệp lớn nhất nước ta. Nhà
máy sản xuất ô tô VinFast được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ 4.0, quy
trình sản xuất tại nhà máy hoàn toàn đồng bộ và khép kín giữa các phân xưởng.
Với việc xây dựng nhà máy này, VinFast đã xác lập kỳ tích trong ngành công
nghiệp xe hơi thế giới khi hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây
chuyền sản xuất chỉ trong vòng 21 tháng. Tổ hợp nhà máy VinFast gồm nhà
điều hành, khu nhà sản xuất xe máy điện, khu nhà sản xuất ô tô, khu công
nghiệp phụ trợ, trung tâm đào tạo và viện nghiên cứu và phát triển R&D.
Công ty có những hợp tác về công nghệ, kỹ thuật, hỗ trợ tư vấn chiến lược,
đào tạo nguồn nhân lực với các nhà sản xuất ô tô, linh kiện phụ tùng và thiết bị
công nghiệp nặng lớn nhất trên toàn cầu như: BMW, Siemens AG,
ThyssenKrupp, ZF, SAP,... cùng nhiều thương hiệu danh tiếng khác.
Hợp tác với nhiều đối tác uy tín, sở hữu dải sản phẩm đa dạng, mở rộng thị
phần sang nhiều quốc gia…. VinFast đang có những bứt phá, đón đầu tương lai
di chuyển, hướng tới hãng xe điện đẳng cấp quốc tế. Kế hoạch mở rộng vào khu
vực Đông Nam Á của VinFast diễn ra trong bối cảnh đơn vị kinh doanh thuộc
tập đoàn VinGroup đang đẩy mạnh để đạt lợi nhuận từ năm 2025 và niêm yết
công ty trên thị trường Mỹ. Theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nếu VinFast niêm
yết thành công sẽ là hãng xe lớn thứ 3 thế giới.
1.2. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Triết lý thương hiệu - Giá trị cốt lõi
● Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ
cuộc cách mạng xe điện toàn cầu.
● Sứ mệnh: Vì một tương lai xanh cho mọi người.
● Triết lý thương hiệu: Đặt khách hàng làm trọng tâm, VinFast không
ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẳng cấp và trải nghiệm xuất sắc cho mọi người.
● Giá trị cốt lõi: Sản phẩm đẳng cấp, giá tốt, hậu mãi vượt trội. 4
1.3. Tình hình kinh doanh của VinFast hiện nay
Tính đến thời điểm hiện tại, VinFast đã cho ra mắt nhiều dòng xe thuần
điện với dải tầm giá hoàn thiện, đa dạng từ mức giá phổ thông đến cao cấp, phủ
đủ 5 phân khúc từ A đến E. Dù vẫn là một thương hiệu xe “tân binh”, nhưng
các mẫu xe VinFast vẫn rất được khách hàng trong nước tin tưởng và ưa chuộng.
Trải qua những năm đầy biến động, bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào
cũng gặp khó khăn nhất định do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thế nhưng,
tổng kết sau 12 tháng kinh doanh năm 2022, VinFast ghi nhận bán ra 24.042 ô
tô các loại, trong đó có hơn 7.165 chiếc là xe điện. Điều này đã chứng tỏ được
vị thế của hãng xe VinFast trên thị trường ô tô.
Tháng 07/2022, VinFast thông báo dừng kinh doanh xe xăng, hướng tới
hãng xe thuần điện vào cuối năm 2022. Điều này đưa VinFast trở thành một
trong những hãng xe đầu tiên trên thế giới từ bỏ động cơ đốt trong, tập trung
chuyển đổi sang xe điện – xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Đây
được đánh giá là một hướng đi mới, mang tính bước ngoặt của VinFast. 5
Tưởng chừng đây là một nước đi mạo hiểm nhưng trong tháng cuối năm
2022, VinFast đã bàn giao tổng cộng 4.278 xe ô tô điện. Con số này cao gấp 7
lần so với tháng liền trước và cao nhất trong các tháng trong năm. Bảng xếp
hạng xe có doanh số lớn nhất được VAMA, TC Motor và VinFast công bố có
sự xáo trộn mạnh khi lần đầu tiên cả hai mẫu xe điện ở thời điểm đó của
VinFast là VF8 và VFe34 đều có tên trong TOP 10. Mẫu eSUV cỡ D VF 8
đứng vị trí thứ 3 với 2.730 xe, vượt trội hoàn toàn so với các mẫu xe xăng cùng
phân khúc. Việc VF 8 vươn lên TOP 3 xe bán chạy nhất thị trường sau 4 tháng
chính thức lăn bánh thương mại cho thấy sự đón nhận của người tiêu dùng Việt
dành cho xu hướng xe điện nói chung và xe điện VinFast nói riêng. Bên cạnh
VF 8, mẫu eSUV cỡ C VF e34 cũng quay trở lại top 10 xe bán chạy nhất tháng
12/2022 với doanh số 1.548 xe, đứng vị trí thứ 8. Đây được xem là màn bứt tốc
đáng chú ý của hai mẫu xe điện thương hiệu Việt, đánh dấu việc VinFast trở lại
đường đua doanh thu sau vài tháng chuyển dịch sang xe điện.
Trong những tháng gần đây, VinFast tiếp tục đạt được những kết quả ấn
tượng khi hai tháng 4 và tháng 5 đều đạt được doanh số ô tô điện trung bình lên tới 3000 chiếc.
Nổi bật có thể nhắc tới là tháng 04/2023, sau hai tháng liên tiếp tăng
trưởng, thị trường ô tô Việt Nam bất ngờ "lạc nhịp" trong tháng 04/2023 bất
chấp nỗ lực giảm giá, kích cầu của các nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô. Thực
tế, chính sách cho vay mua ô tô của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đang dần 6
được nới lỏng, lãi suất có xu hướng giảm… tuy nhiên nguy cơ lạm phát gia
tăng, dòng tiền bị tắc nghẽn trong các dự án bất động sản, khiến người Việt thắt
chặt chi tiêu và không còn mạnh tay mua sắm, lên đời ô tô như những năm
trước đây. Tuy nhiên, VinFast vẫn duy trì được đà tăng trưởng, thậm chí,
VinFast có bước tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số khi bán ra tới 3.798 xe
trong tháng 04/2023, tăng tới 2.883 xe so với tháng trước. Đây là mức tăng
trưởng cao nhất thị trường và cũng là tháng có doanh số bán cao nhất của
VinFast tính từ đầu năm đến nay.
Luỹ kế đến hết tháng 5, VinFast đã bàn giao tổng cộng 8.483 xe ô tô điện
cho khách hàng tại thị trường Việt Nam kể từ đầu năm, bao gồm 368 chiếc VF
5 Plus, 4.065 chiếc VF e34, 3.371 chiếc VF 8 và 679 chiếc VF 9. Con số trên đã
nói lên phần nào về vị thế của hãng xe Việt trên thị trường, đặc biệt khi so sánh
với nhiều thương hiệu quốc tế nổi tiếng khác.
Ngoài ra, VinFast cũng đã chính thức giới thiệu mẫu xe VF 3 thuộc phân
khúc xe cỡ nhỏ vào ngày 8/6/2023. Đây là mẫu xe cỡ nhỏ đầu tiên được
VinFast nghiên cứu và phát triển, dựa trên đặc tính và thói quen giao thông của
người tiêu dùng Việt Nam. Sự ra mắt của VF 3 đã nhận được sự quan tâm và
phản hồi tích cực từ cộng đồng, được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe điện quốc dân trong tương lai.
Với những quyết tâm và nỗ lực không ngừng, VinFast "xứng đáng" nhận
được thành công hơn mong đợi. Kết quả này cũng góp phần giúp VinFast
khẳng định được vị thế của mình trên thị trường ô tô Việt Nam. 7
PHẦN 2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA Ô TÔ ĐIỆN VINFAST
2.1. Câu chuyện “phương tiện xanh” (ô tô điện) ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông ở Việt Nam
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay đang gây ra rất nhiều
lo ngại và đáng báo động như thế nào? Theo các báo cáo về chỉ số chất lượng
không khí tính đến hết năm 2021 của IQAir, Việt nam đứng thứ 5/9 quốc gia
Đông Nam Á và đứng thứ 36 thế giới về ô nhiễm bụi. Trong đó, phương tiện
giao thông đóng góp lượng khí thải gây ô nhiễm nhiều nhất.
Theo báo cáo của IQAir hết năm 2021, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt
Nam cao gấp 4,9 lần mức độ không khí đảm bảo của WHO. Trong những năm
qua, tình trạng ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt
Nam đều vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) và có xu hướng tăng. Thống
kê 5 năm gần đây cho thấy, bụi PM2.5 tại tất cả các trạm quan trắc không khí tự
động của thành phố Hà Nội đều vượt trị số cho phép của Bộ Tài nguyên và Môi
trường từ 1,1 - 2,2 lần. Đáng ngại, dự báo cũng cho thấy mức độ không lành
mạnh sẽ diễn ra trong những ngày tiếp theo.
PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường
cũng cho rằng, giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô
nhiễm không khí ở các đô thị, đóng góp 70% tổng lượng bụi và khí thải vào môi
trường không khí. Nguồn ô nhiễm này gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng,
là nguyên nhân gây nên khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm hàng năm. Trong đó,
có 20% số ca tử vong là do các bệnh về đường hô hấp và ung thư liên quan đến
phơi nhiễm với bụi mịn. Cùng với với đó là hàng loạt vấn đề về tiểu đường, tim
mạch, phổi, gan, đột quỵ, rối loạn tiết tố…
2.1.2. Sự xuất hiện của “phương tiện xanh” ô tô điện VinFast tại Việt Nam
Một trong các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí được các nhà
nghiên cứu cho là hiệu quả và được nhắc đến nhiều nhất đó là sử dụng “phương
tiện xanh”. Nhận thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng, các hãng sản xuất xe lớn
trên thế giới đã cho ra đời và phát triển các dòng xe điện tối ưu hóa các chức
năng và thân thiện với môi trường. Ở Việt Nam hiện nay hãng sản xuất xe điện,
ô tô điện gần như là độc quyền của VinFast. 8
Giai đoạn đầu VinFast sản xuất và kinh doanh ô tô xăng dầu và đã thu về
những thành công nhất định, nhiều mẫu xe có doanh thu tốt, có thị phần đáng
kể trong phân khúc và tạo được tiếng vang lớn. Tháng 7/2022, VinFast đã có
quyết định chỉ sản xuất ô tô điện. Theo chia sẻ của ông Hoàng Chí Trung, Tổng
giám đốc VinFast Trading Việt Nam, chia sẻ về quyết định trở thành hãng xe
điện 100% của VinFast thì đây chính là tầm nhìn của VinFast ngay từ khi thành lập.
Quyết định này của VinFast thể hiện tầm nhìn chiến lược, xây dựng một
tương lai bền vững và thân thiện với môi trường. Công ty nhận thấy ô nhiễm
môi trường và cạn kiệt nguồn năng lượng là những vấn đề lớn mà thế giới đang
phải đối mặt. Vì vậy, VinFast đã quyết định đầu tư mạnh vào công nghệ xe điện
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng. Ngoài ra,
việc quyết định sản xuất 100% xe điện cũng giúp VinFast tạo ra sự khác biệt
trong thị trường ô tô và tăng tính cạnh tranh của công ty. Xe điện đang trở thành
một xu hướng phát triển toàn cầu và có tiềm năng lớn trong tương lai. VinFast
đã nhận thấy tiềm năng này và đầu tư vào sản xuất xe điện giúp đáp ứng nhu
cầu của thị trường và tạo ra sự khác biệt trong ngành ô tô.
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh cần có tầm nhìn chiến lược phát triển
lâu dài và bền vững. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải phân tích môi
trường kinh doanh để đưa ra các quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty.
2.2. Môi trường vĩ mô của ô tô điện VinFast
2.2.1. Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế của Việt Nam đã trải qua sự
thay đổi tích cực, tạo ra sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng và cung cấp nhiều
cơ hội cho các doanh nghiệp.
Năm 2017 được xem là một cột mốc lịch sử trong nền kinh tế của Việt
Nam, khi VinFast ra đời. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt qua
mục tiêu 6,7%, kinh tế đã đạt được thành công đáng kể. Đặc biệt, giai đoạn cuối
năm đã chứng kiến sự bứt phá đáng kinh ngạc với tăng trưởng trên 7% (7,46%
trong quý III và 7,65% trong quý IV), tạo đà lớn cho nền kinh tế quốc gia. Đây
là con số kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Trong những năm tiếp theo, tốc
độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục gây ấn tượng, đạt 7,08% vào năm 2018 và 7,02% vào năm 2019. 9
Năm 2020 đã đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức to lớn, không chỉ
đối với kinh tế toàn cầu mà còn đối với Việt Nam. Kinh tế thế giới đã trải qua
suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch
Covid-19, và tất cả các nền kinh tế lớn đều giảm tốc độ tăng trưởng sâu. Tuy
vậy, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì sự tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính đạt 2,91%.
Dịch bệnh Covid-19 đã phức tạp hóa tình hình, làm gián đoạn hoạt động
kinh tế-xã hội của các quốc gia trên toàn cầu, và cuộc chiến thương mại Mỹ-
Trung vẫn tiếp tục. Trong nước, thiên tai và dịch bệnh đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động kinh tế và cuộc sống của người dân, dẫn đến tình trạng thất
nghiệp và thiếu việc làm gia tăng. Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp quyết liệt
và hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu kép "phòng chống dịch bệnh và phát
triển kinh tế-xã hội", kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực và
duy trì sự tăng trưởng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 là thấp nhất
trong giai đoạn từ 2011 đến 2020, nhưng với những tác động tiêu cực của đại
dịch Covid-19, điều đó được coi là một thành công đối với Việt Nam với tốc độ
tăng trưởng nằm trong top cao nhất trên thế giới. Năm 2021 do tiếp tục bị ảnh
hưởng của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng trưởng vẫn khá thấp 2,58% nhưng đó
đã tạo bước đà cho sự tăng trưởng GDP của năm 2022 với tốc độ tăng trưởng
đáng kinh ngạc, cao kỷ lục trong hơn 10 năm qua, đạt 8,02%
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động mạnh và khó đoán
định, tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và khu vực cho thấy nhiều bất ổn và
thách thức, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá cao bởi kết quả thực tế
ở các giai đoạn 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2022 đều nằm trong và vượt dự báo
tăng trưởng theo kịch bản đưa ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Thực tế này 10
phần nào cho thấy hiệu quả của công tác điều hành hỗ trợ cho đà phục hồi và
cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nước ta cũng thành công kiểm soát lạm phát dưới 4% đến
năm 2022. Lạm Phát năm 2019 là 2,79%, năm 2020 là 3,23%. đến năm 2021
lạm phát là 1,84%, năm 2022 là 3,15%
Việc kiểm soát tốt mức lạm phát làm cho mức thu nhập của người dân vì
vậy không bị ảnh hưởng nhiều nên có xu hướng tăng tiêu dùng. Hơn nữa, lạm
phát thấp cũng tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
Mặt bằng lãi suất sau thời kỳ tạo đáy và ổn định ở mức thấp đã có xu
hướng đi lên trở lại từ quý 4/2018. Lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5,11%
năm 2017 lên 5,25% năm 2018, lãi suất năm 2019 là 6,25%. Năm 2022 do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19, ngân hàng nhà nước đã đưa a-ra biện pháp hạ
lãi suất để hỗ trợ phục hồi kinh tế,lãi suất cơ bản giảm xuống khoảng
4,0%.Năm 2021 và năm 2022 lãi suất cơ bản được duy trì ở mức 4%. Cả mức
lãi suất tiền gửi và cho vay ở mức thấp đã khiến cho người dân giảm xu hướng
tăng tiết kiệm bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, mặt khác sẽ có thể tăng nhu
cầu vay tiền từ ngân hàng để phục vụ tiêu dùng hay đầu tư.
Tỷ giá hối đoái vẫn tăng ổn định qua các năm với mức 23,000 - 23,350
năm 2021 và 22, và 22,900 - 23,200 năm 2022. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng
tới sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Khi giá cả sản phẩm
nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả
năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên, do đó xuất khẩu có xu hướng tăng. Mặc
dù tỷ giá hối đoái vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm dần. Điều này mở ra những 11
dự báo khả quan cho việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào với giá thành rẻ hơn
Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam tương đối ổn định và có nhiều diễn
biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và từng bước phát triển. Nhà
nước cũng không phải đánh đổi kiềm chế lạm phát, tỷ giá hối đoái bằng tăng lãi
suất mà vẫn đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức tỷ giá hối đoái, lãi
suất ổn định ở mức thấp. Đây đều là những tín hiệu đáng mừng đối với hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể thấy môi trường kinh tế của Việt Nam đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của VinFast. Nếu môi trường kinh tế tốt, VinFast sẽ
có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường. Ngược lại, nếu môi trường
kinh tế không tốt, VinFast sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển và cạnh
tranh với các đối thủ trong ngành ô tô. Môi trường kinh tế có thể ảnh hưởng đến
nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh của VinFast, bao gồm sản xuất, tiêu
thụ và cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ như việc kinh tế tăng trưởng làm tăng
thu nhập của người dân làm tăng khả năng tiêu thụ xe điện của VinFast, ngoài
ra sự ổn định và phát triển kinh tế còn tăng khả năng đầu tư mở rộng quy mô
sản xuất của công ty tạo ra được nhiều sản phẩm hơn. Nhưng những thành tựu
vượt trội trong tăng trưởng kinh tế đã tạo cơ sở cho sự phát triển của VinFast
với nhiều cơ hội mở rộng và nền tảng vững chắc, đặc biệt là trong việc mở rộng quy mô và tăng đầu tư.
2.2.2. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã diễn ra mạnh mẽ trong những thập kỷ vừa
qua, đặc biệt kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Tiến trình này đang có sự
điều chỉnh trong những năm gần đây và là xu thế không đảo ngược, còn tiếp
diễn trong tương lai. Trong khoảng hai thập kỷ tới, toàn cầu hóa, khu vực hóa
sẽ diễn ra trong bối cảnh mới với những nét đáng chú ý dưới đây:
- Hoà bình, hợp tác phát triển là xu thế lớn, nhưng các điểm nóng cạnh
tranh, xung đột vẫn rất phức tạp, gay gắt. Tăng trưởng kinh tế thế giới và
thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng giảm trong giai đoạn từ nay đến năm
2030, do tác động của đại dịch Covid-19 và các điểm nóng cạnh tranh, xung đột
trên thế giới. Biển Đông tiềm ẩn nguy cơ xung đột, bất ổn do một số nước đẩy
mạnh thực hiện các yêu sách biển không phù hợp với luật pháp quốc tế. Phát
triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới và kinh tế số, kinh tế tuần 12
hoàn, “tăng trưởng xanh” đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.
- Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là Mỹ - Trung Quốc diễn
ra gay gắt, đặc biệt trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, xu thế
quan hệ quốc tế đang thay đổi theo hướng thế giới đa cực. Theo đó, Mỹ, Trung
Quốc có thể đứng đầu hai cực đối lập, hoặc có quan điểm khác nhau nhau trong
một số lĩnh vực (công nghệ, tiền tệ, an ninh toàn cầu, biến đổi khí hậu…). Xu
hướng quan hệ quốc tế nêu trên tác động sâu sắc đến tiến trình toàn cầu hóa,
khu vực hóa, nhưng thế giới cũng không một lần nữa lâm vào Chiến tranh lạnh,
do các quốc gia, bao gồm Mỹ và Trung Quốc, hiện đã phụ thuộc lẫn nhau quá lớn về kinh tế.
- Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CMCN 4.0 tác động ngày càng
sâu sắc và nhiều chiều đến các quốc gia. Một số chuyên gia gọi thời kỳ CMCN
4.0 là thời đại “thế giới phẳng”, hay “ngôi làng toàn cầu”. Toàn bộ mạng sản
xuất toàn cầu sẽ thay đổi theo hướng chuyển dịch dần từ các nước có nhiều lao
động phổ thông và tài nguyên sang các nước có nhiều trung tâm nghiên cứu,
nhiều lao động có kỹ năng, chuyên môn cao và gần thị trường tiêu thụ hơn.
Theo đó, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi đáng kể cách thức các quốc gia, doanh
nghiệp và người dân trên toàn cầu hợp tác, kết nối với nhau và làm thay đổi các
dòng chảy vốn đầu tư, thương mại trên quy mô toàn cầu.
Từ thực trạng trên, ta nhận thấy Toàn cầu hoá là xu hướng thiết yếu của
Việt Nam. Và trong bối cảnh toàn cầu hoá ấy, những cơ hội và thử thách cho
doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay VinFast nói riêng có thể nhận thấy như sau. Về cơ hội:
- Tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng cường
kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất
nước, nâng cao vị thế quốc gia. Chẳng hạn, tham gia các FTA giúp Việt Nam
mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, gia tăng thu hút FDI, nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế… Việc tham gia các sáng kiến hợp tác khu vực, toàn cầu
như: Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Mê Công - Lan Thương (MLC),
Vành đai và Con đường (BRI), Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng
(JETP)… giúp Việt Nam có cơ hội thuận lợi phát triển và kết nối các tuyến
hành lang kinh tế xuyên biên giới, đối phó với thách thức biến đổi khí hậu. Bên
cạnh đó, tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có cơ hội tăng cường quan hệ với các 13
nước lớn, nhất là các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc, trong ASEAN. Nhờ vậy, giúp gia tăng mối quan hệ hợp tác cùng phát
triển cho VinFast với các nước.
- Cơ hội tiến nhanh, bắt kịp nhờ tận dụng động lực phát triển từ CMCN
4.0, và lợi thế từ các FTA. Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện kế hoạch chuyển
đổi số quốc gia, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Thực hiện
thành công kế hoạch nêu trên giúp Việt Nam tham gia hiệu quả vào toàn cầu
hóa 4.0, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh trong các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị
toàn cầu, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và thế
giới. Các FTA, sáng kiến hợp tác khu vực và toàn cầu mà Việt Nam tham gia,
như: CPTPP, EVFTA, Kết nối ASEAN đến 2025 (MPAC)… sẽ tạo ra cơ hội
kinh doanh mới cho VinFast, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường
lớn, bao gồm: Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada… Đồng thời, FTA
giúp thu hút mạnh mẽ FDI và tạo thuận lợi cho VinFast hợp tác và xuất khẩu ra các thị trường lớn.
- Xu hướng toàn cầu chuyển sang “tăng trưởng xanh” hay nền “kinh tế
xanh” từ đó tác động và sử dụng “công nghệ xanh”. Yêu cầu giảm phát thải khí
và xanh hóa các loại phương tiện đang được đẩy mạnh trên hầu hết các thị
trường ô tô lớn trên thế giới, đặc biệt đối với các mẫu ô tô du lịch. Điều này
đang khiến toàn ngành dịch chuyển theo một hướng, đó là đầu tư phát triển các 14
loại xe điện để đáp ứng nhu cầu của toàn cầu. Ngoài việc nhu cầu tăng do sự
thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, chính sách ưu tiên của các quốc gia dành
cho xe xanh nhằm giảm mức phát thải khí độc hại cũng có đóng góp không nhỏ
cho sự tăng trưởng và chuyển dịch sang các dòng xe điện trên toàn cầu.
Với xu hướng toàn cầu hoá ấy, Việt Nam đã và đang xây dựng các chính
sách để áp dụng và phát triển đất nước theo hướng xanh hoá thời kỳ 2011-2020
và tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho VinFast phát
triển sản xuất, bán xe ô tô điện trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.
Tuy nhiên, VinFast cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức:
- Thách thức “chọn bên” sẽ gia tăng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung diễn ra gay gắt, xu hướng tách rời giữa hai nền kinh tế đang dần
hình thành. Các biểu hiện cụ thể như việc Trung Quốc đã triển khai Chiến lược
tuần hoàn kép, trong đó coi trọng hơn thị trường trong nước; thúc đẩy các sáng
kiến đối trọng với Mỹ trên toàn cầu như: BRI, An ninh toàn cầu, Phát triển toàn
cầu. Trong khi đó, Mỹ đã và đang nỗ lực hình thành các tổ chức, liên minh
mang tính loại trừ, ngăn chặn Trung Quốc, nhất là về công nghệ… Xu hướng
cạnh tranh nước lớn và các động thái như trên tác động sâu sắc đến toàn cầu
hóa, khu vực hóa trong những thập kỷ tới. Đáng chú ý thì theo thống kê, Mỹ và
Trung Quốc là hai cường quốc có lượng tiêu thụ xe điện lớn ở thế giới hiện nay
(Trung Quốc chiếm 55%). Điều này đặt ra thách thức “chọn bên” ngày càng lớn
đối với VinFast về việc chiều lòng đối tác
- Nguy cơ phân hóa nội bộ và suy giảm vai trò của ASEAN tác động tiêu
cực đến Việt Nam. Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, ASEAN không ngừng
lớn mạnh và được xem như trung tâm của hợp tác khu vực. Tuy nhiên, toàn cầu
hóa, khu vực hóa trong bối cảnh mâu thuẫn Mỹ - Trung ngày càng nghiêm
trọng và Đông Nam Á là một địa bàn cạnh tranh chiến lược của hai cường quốc
này, nội bộ ASEAN có nguy cơ phân hóa thành hai nhóm nước “thân Trung
Quốc” hoặc “thân Mỹ”. Một số diễn đàn của ASEAN có nguy cơ trở thành “sàn
đấu” của Mỹ, Nhật Bản, Australia với Trung Quốc, Nga; vai trò “trung tâm”
của ASEAN bị suy giảm nghiêm trọng và nội bộ bị phân hóa. Trong những năm
qua, ASEAN luôn là điểm tựa quan trọng của Việt Nam trong đối ngoại, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông và giải quyết các tranh chấp, bất đồng
khác. Bởi vậy, một khi ASEAN suy yếu và đánh mất vai trò trung tâm của hợp
tác khu vực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam. Khi đó, việc bảo vệ quyền lợi 15
hợp tác của các doanh nghiệp nói chung và VinFast nói riêng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ
- Thách thức về độc lập, tự chủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong tiến
trình tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế (với
17 FTA đã ký kết và đang đàm phán), hội nhập mạnh mẽ. Toàn cầu hóa, khu
vực hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển, đưa Việt Nam vào top 20 nền
kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2021, song đang và sẽ đặt ra những
thách thức lớn về độc lập, tự chủ. Những năm tới, khi quy mô nền kinh tế gia
tăng, nền kinh tế mở hơn khi các FTA có hiệu lực đầy đủ, Việt Nam sẽ kết nối
và phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế giới, nhất là Mỹ, Trung Quốc. Các
tác động tiêu cực từ bên ngoài gồm khủng hoảng kinh tế; giá dầu, lạm phát cao;
dịch chuyển dòng vốn đầu tư… đối với kinh tế Việt Nam cũng sẽ ngày càng sâu
sắc hơn. Trong các thách thức độc lập, tự chủ những năm tới, thách thức tự chủ
về công nghệ đặc biệt nghiêm trọng với VinFast và đây cũng là thách thức
chung của doanh nghiệp đang phát triển trong nước.
- Dù đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và tích cực đẩy
mạnh mô hình “xanh” nhưng xe điện vẫn chỉ chiếm khoảng 3% trong doanh số
ô tô toàn cầu. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng còn rất nhiều khó
khăn để thuyết phục người tiêu dùng phổ thông chuyển sang sử dụng dòng xe
xanh này. Một trong các chướng ngại lớn nhất chính là mức giá của xe điện vẫn
còn cao so với xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Cùng với đó, sự
tiện dụng và khả năng an toàn của xe điện vẫn bị nhiều người dùng đặt nghi
vấn. Hiện các quốc gia lớn trên thế giới đã đặt ra mốc thời gian ngừng bán xe
sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tung thêm những chính sách để thúc đẩy tiêu
dùng xe điện như: Giảm thuế phí đăng ký, hỗ trợ tài chính cho xe điện... Tuy
nhiên, những điều đó vẫn chưa đủ để xe điện có mức giá hợp lý với người dùng.
Có thể thấy, cùng phân khúc SUV 5 chỗ nhưng VinFast VF 8 hiện có giá hơn 1
tỷ đồng chưa tính chi phí pin điện trong khi các mẫu xe khác như Hyundai
Tucson, KIA Sportage, Mazda CX-5 có giá rẻ hơn; thậm chí các mẫu crossover
7 chỗ như Hyundai Santa Fe hay Kia Sorento cũng không đắt hơn quá nhiều.
Từ việc phân tích thực trạng của toàn cầu hoá và chỉ ra những cơ hội, thử
thách cho doanh nghiệp ta nhận thấy: Hội nhập quốc tế đã góp phần mở rộng
thị trường và tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt
Nam nói chung cũng như VinFast nói riêng so với các đối thủ trong khu vực. 16
Điều này đã tạo sự chuyển biến về chất trong cơ cấu hàng xuất khẩu trong
nước. Hơn nữa, hội nhập quốc tế sâu rộng đã giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu
vào thông qua nhập khẩu, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời giảm sức ép cạnh tranh từ các
hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, điều này đặt ra yêu cầu cho VinFast phải nỗ
lực và hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nếu không làm được điều này,
VinFast sẽ nhanh chóng bị loại bỏ do chênh lệch khoảng cách quá lớn với các
doanh nghiệp nước khác. Hơn nữa, hội nhập quốc tế sâu rộng đã giúp giảm chi
phí nguyên liệu đầu vào thông qua nhập khẩu, từ đó tăng khả năng cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời giảm sức
ép cạnh tranh từ các hàng hóa nhập khẩu.
2.2.3. Môi trường chính trị a) Bối cảnh chung
Cho đến nay, Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng nhà
nước vẫn giữ vai trò điều tiết, can thiệp đáng kể vào nền kinh tế. Chính phủ vẫn
kiểm soát những ngành kinh tế quan trọng đến an ninh quốc gia và đời sống của
nhân dân như viễn thông, ngân hàng, năng lượng, bảo hiểm,... Bên cạnh đó nhà
cầm quyền này cũng đưa ra các chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm hỗ trợ hoặc
cản trở các doanh nghiệp.
b) Chính sách tiền tệ liên quan đến cung tiền
Sau dịch Covid_19 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ rơi vào suy thoái kỹ
thuật và ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát gia tăng
nhanh chóng khiến FED phải tăng lãi suất liên tục và vượt kỳ vọng của thị
trường. Điều này gây áp lực lên tỷ giá VND/USD làm NHNN Việt Nam phải
đưa ra các quyết định tăng lãi suất, giảm cung tiền trong nền kinh tế khiến nhiều
doanh nghiệp trong nước lao đao. Sức mua giảm mạnh, cùng với tăng trưởng
tín dụng giảm khiến doanh số bán xe của VinFast cũng không nằm ngoài xu thế 17