Bài tập cá nhân - Môn Quản trị Nhân lược| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL01)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thúy Linh Mã sinh viên: 11217706 Lớp Học phần: QTNL_04 Bài tập cá nhân ĐỀ BÀI
1. Bản mô tả công việc có các thông tin chính gì, cho ví dụ về bản mô tả công việc.
2. Với bản mô tả công việc ở câu 1, theo bạn các phương pháp nào sẽ được sử dụng để thu thập thông tin phân tích
công việc., hãy trình bày 1 trong số các phương pháp đó.
3. Hãy giới thiệu 1 bộ tiêu chuẩn đánh giá cho công việc trên. BÀI LÀM 1.
Các thông tin chính có trong bản mô tả công việc:
Thông tin chung (General information): Bao gồm các thông tin về chức danh công việc, bộ phận trực thuộc, địa
điểm làm việc và các mối quan hệ (cấp trên/cấp dưới) Chức vụ (Job title) Bộ phận (Department) Báo cáo cho (Report to)
Mục đích công việc: Là mô tả khái quát về những yêu cầu cũng như chức năng chính của công việc.
Tổng quan về công việc (Job overview)
Trách nhiệm chính (Main responsibilities): Đây là những hoạt động chính mà nhân viên sẽ thực hiện với một tần
suất/chu kỳ nhất định để đạt được kết quả đầu ra cho công việc.
Nhiệm vụ chính (Main task)
Công việc cụ thể (Specific jobs) Yêu cầu (Requirements)
Trình độ học vấn (Education)
Kinh nghiệm (Work experience) Kỹ năng (Skills) Yêu cầu khác (Other)
Quyền hạn công việc: Các quyền hạn của người lao động trong quá trình làm việc, ví dụ như quyền được hưởng
đầy đủ các chế độ phúc lợi, bảo hiểm, quyền được sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công việc...
Điều kiện làm việc: Bối cảnh thực hiện công việc của nhân viên bao gồm các yếu tố về giờ giấc, môi trường làm
việc hay phương tiện đi lại.
Tiêu chuẩn công việc: Các tiêu chí năng lực cần thiết tối thiểu của người lao động để đảm bảo thực hiện công
việc (kiến thức, kỹ năng, thái độ...)
Bản mô tả công việc cần phải đáp ứng được các nội dung cơ bản sau:
Thông tin chung về công việc: Bao gồm các thông tin về chức danh công việc, bộ phận trực thuộc, địa điểm làm
việc và các mối quan hệ (cấp trên/cấp dưới)
Mục đích công việc: Là mô tả khái quát về những yêu cầu cũng như chức năng chính của công việc.
Các nhiệm vụ chính yếu: Đây là những hoạt động chính mà nhân viên sẽ thực hiện với một tần suất/chu kỳ nhất
định để đạt được kết quả đầu ra cho công việc. 1.1 Mô tả công việc
Trưởng phòng Nhân sự là người quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm phát triển, triển khai các chiến
lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể. Vị trí này sẽ xây dựng các chính sách, quy định và quản lý các
hoạt động liên quan đến nhân sự.
Trưởng phòng nhân sự đóng vai trò cầu nối giữa Ban Giám đốc và người lao động. Họ luôn nắm rõ tâm tư, nguyện vọng
của nhân viên công ty, phụ trách tham mưu cho Ban Giám đốc ra các quyết định về nhân sự.
1.2 Các công việc cụ thể trong mẫu mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự
Trưởng phòng nhân sự là cầu nối giữa Ban Giám đốc và nhân viên
Xây dựng và thực hiện chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể trong từng giai đoạn phát triển của công ty;
Là cầu nối giữa Ban Giám đốc và người lao động; nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân viên công ty. Phụ trách
tham mưu cho Ban Giám đốc ra các quyết định về nhân sự;
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng. Triển khai các dự án tuyển dụng, thương hiệu Nhà tuyển dụng đáp
ứng nhu cầu dài hạn và ngắn hạn của nguồn nhân lực;
Xây dựng các chính sách, quy định và quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự: Chế độ học việc, thử việc,
hợp đồng lao động, lương, thưởng, phép năm, quyết định nhân sự, hợp đồng lao động, chấm công tính lương, nghỉ phép…
Xây dựng và đảm bảo thực hiện hệ thống Đánh giá Hiệu quả làm việc (KPI) và Đánh giá Năng lực nhân viên
Hoàn thiện và thực thi hệ thống Lương – Thưởng – Phúc lợi dài hạn, cạnh tranh theo hiệu quả công việc.
Xây dựng hệ thống các quy định, quy chế, qui trình. Xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận trong
Công ty và giám sát việc chấp hành;
Đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo, định hướng phát triển đội ngũ ngắn hạn/trung hạn/dài hạn. Xây
dựng, đề xuất các chương trình đào tạo phù hợp cho nhu cầu phát triển nguồn lực và đào tạo hội nhập. 1.3 Yêu cầu công việc
Tốt nghiệp Đại học trở lên các ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Luật, Quản trị nguồn nhân lực hoặc các ngành có liên quan;
Có X năm kinh nghiệm làm vị trí trưởng phòng Nhân sự hoặc các vị trí tương đương;
Thường xuyên cập nhật Luật Doanh nghiệp, Luật lao động và các bộ luật liên quan;
Có kiến thức chuyên môn tốt về quản trị nhân lực, tâm lý học, nghệ thuật đối nhân xử thế;
Có khả năng làm việc độc lập cao, tư duy phân tích, xử lý vấn đề, tư duy hệ thống.
1.4 Quyền lợi được hưởng
Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN);
Được hưởng các chế độ phúc lợi theo quy chế của Công ty (nghỉ mát, lương thưởng, lễ Tết…);
Được hưởng đầy đủ các chế độ thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo chính sách đãi ngộ của Công ty;
Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp;
Thu nhập từ [mức lương doanh nghiệp đề nghị]. 1.5 Quy chế công ty Thời gian làm việc; Địa điểm làm việc.
1.6 Thông tin liên hệ trong mẫu mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự
Tham khảo thông tin về Công ty tại: o Website; o Fanpage; o
Một số kênh truyền thông các của doanh nghiệp (nếu có).
Chi tiết liên hệ để ứng tuyển: o Email Công ty; o
Số điện thoại và tên liên hệ của nhà tuyển dụng.
2. Phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc:
2.1 Các phương pháp để thu thập thông tin công việc hiệu quả Bảng câu hỏi mở Bảng câu hỏi cấu trúc Phỏng vấn Quan sát Nhật ký làm việc Phỏng vấn hành vi
2.2 Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi mở cho công việc trưởng phòng Nhân sự:
Mô tả các chức năng nhân sự bạn phải đảm nhận trong công việc nhân sự gần đây nhất của bạn.
Bạn thích làm điều gì nhất trong các chức năng nhân sự?
Nhiệm vụ nào bạn thấy mình đầu tư nhiều thời gian nhất trong vị trí chuyên viên nhân sự gần đây nhất?
Hãy liệt kê những đóng góp quan trọng nhất của bộ phận nhân sự tại công ty gần đây nhất của bạn?
Mô tả kinh nghiệm của bạn trong việc quản lý và duy trì hệ thống thông tin nguồn nhân lực (HRIS)?
Đó là những ứng viên có kinh nghiệm và những ứng viên mới bắt đầu, ít kinh nghiệm. Những câu hỏi cụ thể này chia 3
vấn đề chính tương ứng năng lực của ứng viên:
a. Đối tác chiến lược với sự phát triển của công ty
Đối với người có kinh nghiệm:
Làm thế nào để chức năng nhân sự tại vị trí chuyên viên nhân sự có tác động đến kế hoạch chiến lược của tổ chức?
Mô tả cách bạn có thể đánh giá sự thành công của vị trí chuyên viên nhân sự gần đây nhất của bạn? Bạn đã đo lường bằng cái gì?
Bạn đã tham gia với tư cách là người chịu trách nhiệm chính trong kế hoạch chiến lược hoặc nhóm quản lý cấp
cao của tổ chức của bạn chưa? Làm thế nào bạn thấy vai trò của bạn?
Đối với người không có nhiều kinh nghiệm, mới bắt đầu:
Theo bạn, bộ phận nhân sự có liên quan đến sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp như thế nào?
Làm thế nào bạn tìm ra những ưu tiên quan trọng của người quản lý và người quản lý cấp cao của bạn để làm việc?
Bạn sẽ đo lường cái gì để xác định liệu bộ phận nhân sự có đang làm việc hiệu quả
b. Nhân viên xây dựng văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc
Đối với người có kinh nghiệm:
Khi một nhân viên đến phòng nhân sự với một khiếu nại về người quản lý của mình. Làm thế nào bạn điều tra
khiếu nại và giúp nhân viên giải quyết vấn đề? Câu chuyện đã kết thúc như thế nào?
Mô tả môi trường làm việc mà bạn đã phát triển ở vị trí nhân sự cuối cùng của bạn. Các đặc điểm chính của môi
trường làm việc mà bạn đang cố gắng duy trì và củng cố là gì?
Bộ phận nhân sự của bạn đã đóng góp cho việc lập kế hoạch, tạo, duy trì và thay đổi văn hóa doanh nghiệp như
thế nào? Đóng góp đáng kể của bạn để thiết lập môi trường làm việc cho mọi người là gì?
Những chương trình hoặc quy trình nào mà bạn đã phát triển để duy trì và củng cố môi trường làm việc?
Đối với người không có nhiều kinh nghiệm, mới bắt đầu:
Bạn nghĩ vai trò quan trọng nhất của bộ phận nhân sự liên quan đến nhân viên trong một tổ chức là gì?
Vai trò của bộ phận nhân sự trong việc tạo ra môi trường làm việc của công ty là gì?
Nếu bạn là người ra quyết định, chương trình nào dành cho mọi người sẽ là ưu tiên của bạn trong một tổ chức?
c. Người thay đổi, khởi xướng
Đối với người có kinh nghiệm:
Làm thế nào để bạn xác định các khía cạnh của tổ chức, văn hóa của tổ chức và các quy trình của bộ phận nhân
sự cần thay đổi hoặc cải thiện?
Vai trò của bộ phận nhân sự trong việc giúp các bộ phận khác xác định và thay đổi các quy trình ảnh hưởng đến
nhân viên hoặc khách hàng của họ là gì?
Bạn có thể cho chúng tôi biết về thời điểm khi bạn giúp một bộ phận thực hiện những thay đổi cần thiết? Thay đổi
là gì và làm thế nào để giúp chuyên viên nhân sự xác định nhu cầu thay đổi và kế hoạch hành động?
Đối với người không có nhiều kinh nghiệm, mới bắt đầu:
Bạn đã bao giờ giúp bắt đầu một sự thay đổi chưa? Sự thay đổi là gì? Vai trò của bạn trong việc tạo ra sự thay đổi là gì?
Bạn thường phản ứng như thế nào khi thay đổi được đưa ra mà bạn không có phần nào trong việc xác định nhu
cầu hoặc lập kế hoạch? Họ ICT-TT-09/08 Tên Phòng Rev:1 Bộ Từ: Phận ĐIỂM TP. ĐÁNH NS. NHẬN
1 – NHIỆM VỤ - TINH THẦN TRÁCH NHIỆM (ĐIỂM TỐI ĐA 80) TỐI ĐA GIÁ XÉT
-Tổ chức, xây dựng và thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm phân công công
việc. (Yêu cầu: đúng kế hoạch và đúng quy trình) 1
- Tổ chức, xây dựng kế hoạch đào tạo, thực thi các vấn đề nhân sự cho 5
văn phòng phụ trách theo đúng các chính sách, quy định của công ty, luật
lao động, chế độ bảo hiểm cho nhân viên.
Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực 2
hiện công việc các phòng ban đúng quy định (tổng hợp kết quả đánh giá 5
từng quý toàn công ty theo form mẫu đúng quy định)
- Theo dõi, giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho toàn công ty.
- Theo dõi, cập nhật số liệu tăng giảm BHXH và BHYT và đối chiếu với cơ 3
quan Bảo hiểm hàng tháng. 5
- Hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan với cơ quan Bảo Hiểm cho người lao động.
- Theo dõi cập nhật và quản lý hồ sơ, danh sách lao động công ty:
- Theo dõi biến động nhân sự. 4
- Trực tiếp dự thảo các văn bản thay đổi công việc, mức lương, khen 5
thưởng, xử phạt, chấm dứt lao động.
- Cập nhật, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ người lao động theo đúng quy định.
- Tham gia giải quyết các quy định, chính sách nhân sự, giải đáp thắc
mắc, khiếu nại liên quan của người lao động. 5 5
- Hoàn thành đúng yêu cầu về các công việc thuộc chức năng và nhiệm vụ phân công 6
- Cải tiến và tổ chức áp dụng cơ chế quản lý hành chính của Công ty: 5
- Hoàn thiện các quy trình thủ tục, biểu mẫu phục vụ quản lý, điều hành nội bộ.
- Phổ biến và hướng dẫn, giám sát các phòng ban thực hiện theo đúng hệ
thống đã thiết lập (hệ thống phải được duyệt trước khi ban hành)
- Lập kế hoạch mua sắm, cấp phát và giám sát sử dụng văn phòng phẩm,
máy móc, trang thiết bị văn phòng.
- Khắc phục các sự cố họat động của máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ 7 5 tầng văn phòng.
- Ký duyệt điều động và kiểm soát việc sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa,
bảo hiểm...phương tiện vận chuyển (xe ô tô)
- Trang bị các hỗ trợ khác cho nhân viên như: Đồng phục, mũ, giày bảo hộ
- Cung cấp và kiểm soát văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng, hàng mẫu
- Kiểm soát thư từ, email, internet, điện thoại, thuê xe, máy lạnh, điện. 8 5
- Chịu trách nhiệm trong việc bố trí sắp xếp vị trí làm việc, tủ, kệ, kho cho nhân viên công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài liệu chung, hồ sơ chung, lưu giữ dấu của công ty.
- Xây dựng giải pháp và kế hoạch và quy định bảo vệ trật tự, tài sản, vệ
sinh môi trường của công ty và cơ sở trực thuộc. 9 5
- Giám sát, kiểm soát việc đi lại của nhân viên toàn công ty (hiệu quả).
- Tổ chức định kỳ cho công ty thực hiện vệ sinh khu làm việc ngăn nắp.
- Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, khám, chữa bệnh, chăm sóc 10
sức khỏe. Phối hợp thực hiện chế độ BHYT cho người lao động. 5
- Tham gia tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần người lao
động: văn hóa, văn nghệ, phong trào đòan thể, thi đua, khen thưởng.
Thay mặt Ban Giám Đốc làm việc với các cơ quan liên quan đến chức 11 10
năng phụ trách. Tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. 12
Báo cáo hàng tuần với cấp trên 10 Kết quả công việc
- Thông tin nội bộ công ty được vận hành theo đúng quy trình, quy định.
- Tình hình an ninh công ty trật tự, bảo vệ tài sản công ty được kiểm soát chặt chẽ.
- Các phương tiện, trang thiết bị văn phòng hoạt động ổn định, không ảnh 13 10
hưởng đến họat động các phòng ban khác. Kế hoạch duy trì, bảo dưỡng
máy móc, thiết bị đúng thời hạn
- Nhân viên tuân thủ nội quy, kỷ luật, chế độ báo cáo của từng phòng.
Nhân việc được phân công giao việc hợp lý, đánh giá, khen thưởng, xử
phạt công bằng, khách quan theo đúng quy định.
III. VĂN HÓA CÔNG TY (ĐIỂM TỐI ĐA 5) Lưu ý: tiêu chí nào hoàn thiện mới có điểm) ( Quan hệ cơ bản:
Đối với bản thân. (1 điểm) 1 Quan hệ đặc biệt: 5
Giữa cấp trưởng phòng với nhân viên thuộc quyền (1 điểm)
Giữa các trưởng phòng ban với nhau (2)
Đóng góp ý kiến cải tiến công ty (1)
IV. TUÂN THỦ NỘI QUY – TRẬT TỰ CÔNG TY (ĐIỂM TỐI ĐA 15)
Tuân thủ các nội quy chung của Công ty 10 1
Bảo vệ, Quản lý tài sản của Công ty 5 TỔNG CỘNG ĐIỂM TỔNG KẾT XẾP LOẠI XẾP LOẠI 95 - 100 ĐIỂM (LOẠI A) 86 - 94 ĐIỂM (LOẠI B) 76 - 85 ĐIỂM (LOẠI C) 66 - 75 ĐIỂM (LOẠI D)
65 ĐIỂM TRỞ XUỐNG (LOẠI E)