-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập cá nhân - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập cá nhân - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Nguyễn Đức Anh (11218305)
Bài tập cá nhân môn triết học (31/12/2021)
1. Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại của XH
Câu 1: Sự sản xuất của XH gồm những quá trình sx nào? Trong đó quá trình sx nào là quan trọng nhất? Tại sao?
- Sự sản xuất của XH gồm 3 quá trình: sx vật chất, sx tinh thần, sx con người
- Trong đó quá trình sx vật chất là quan trọng nhất vì:
+Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội
+là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người
+là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Câu 2: Phương thức sx là gì? Gồm những yếu tố nào?
-Phương thức sx là cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định
-Phương thức sx gồm có: LLSX,QHSX
Câu 3: Quan hệ sx là gì? Bao gồm những mối quan hệ nào? Trong đó mối quan hệ nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?
- Quan hệ sx là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
- Quan hệ sx gồm: +quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
+quan hệ tổ chức quản lí quá trình sản xuất
+quan hệ phân phối kết quả của quá trình sản xuất
Trong đó mối quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định vì: để phân phối kết quả cần tổ chức quản lí quá trình sản xuất để tạo ra kết quả, để có quá trình sản
xuất, cần có tư liệu sản xuất( nhân lực)
Câu 4: Lực lượng sx là gì? Bao gồm những yếu tố nào? Trong đó yếu tố nào giữ vài trò quan trọng nhất? Tại sao?
-Lực lượng sx là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
-Lực lượng sx bao gồm:người lao động kỹ năng lao động tư liệu sản xuất
- yếu tố người lao động giữ vài trò quan trọng nhất vì: con người lao động chế tạo ra tư liệu lao động, và một phần đối tượng lao động, đồng thời là người
sử dụng, phát huy vai trò của tư liệu lao động, công cụ lao động
2. Quy luật quan hệ sx( QHSX) phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sx( LLSX)
Câu hỏi: Mối quan hệ giữa QHSX và LLSX là mối quan hệ gì? Trong mối quan hệ này yếu tố nào giữa vai trò quyết định và quyết định cái gì; yếu tố nào
giữ vai trò tác động( tác động như thế nào)?
-Mối quan hệ giữa QHSX và LLSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng
- LLSX quyết định sự ra đời của một QHSX mới, quyết định nội dung và tính chất của QHSX
- QHSX tác động trở lại LLSX:
+ Sự phù hợp quy định mục đích, xu huớng phát triển, hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Sự tác động diễn ra hai chiều hướng: Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực luợng sản xuất.
+ Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng: Phù hợp Không phù hợp Phù hợp mới cao hơn ...
+ Con người:giữ vai trò chủ thể nhận thức giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp.
+ Trong xã hội có đối kháng giai cấp: Mâu thuẫn LLSX và QHSX đuợc biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp; được giải
quyết thông qua đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội
3. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng( CSHT) và kiến trúc thượng tầng( KTTT)
Câu 1: Cơ sở hạ tầng là gì? Bao gồm những yếu tố nào?
- Cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội
- Cơ sở hạ tầng gồm: Quan hệ sản xuất thống trị
Quan hệ sản xuất tàn dư
Quan hệ sản xuất mầm mống
Câu 2: Kiến trúc thượng tầng là gì? Gồm những yếu tố nào?
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hộitương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên
một cơ sở hạ tầng nhất định
- Kiến trúc thượng tầng gồm: hình thái tư tưởng xã hội
thiết chế xã hội tương ứng
Câu 3: Trong mối quan hệ giữa CSHT và KTTT yếu tố nào giữ vai trò quyết định và quyết định như thế nào: yếu tố nào giữ vai trò tác động và tác động như thế nào?
CSHT quyết định đến KTTT: Quyết định sự ra đời của KTTT
Quyết định cơ cấu KTTT
Quyết định tính chất của KTTT
Quyết định sự vận động phát triển của KTTT
KTTT tác động trở lại CSHT:
+Củng cố, hoàn thiện và bảo vệ CSHT sinh ra nó, thực chất là bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị
+Ngăn chặn CSHT mới, xoá bỏ tàn dư CSHT cũ
+Định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế
4. Sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội là 1 quá trình lịch sử tự nhiên
Câu 1: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Lịch sử phát triển của XH loài người đã và đang trải qua những hình thái KT XH nào?
-Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu
QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một KTTT tương ứng được xây dựng trên QHSX ấy
- Lịch sử phát triển của XH loài người đã và đang trải qua những hình thái KT XH:
Hình thái công xã nguyên thủy.
Hình thái chiếm hữu nô lệ
Hình thái phong kiến.
Hình thái tư bản chủ nghĩa.
Hình thái cộng sản chủ nghĩa.
Câu 2: Tại sao sự phát triển các hình thái KT- XH lại là 1 quá trình lịch sử tự nhiên mà không phải tuân theo mong muốn chủ quan
của con người? Nhân tố chủ quan đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển này?
sự phát triển các hình thái KT- XH lại là 1 quá trình lịch sử tự nhiên mà không phải tuân theo mong muốn chủ quan của con người:
+ Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan
+ Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa,… của xã hội suy đến cùng, xét đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp
từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội
+ Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình
thái kinh tế – xã hội trong lịch sử nhân loại và đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do
sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan.
Vai trò của nhân tố chủ quan: chủ động Rút ngắn tiến trình lịch sử, có thể bỏ qua vài giai đoạn hình thái kinh tế không thiết
yếu để vươn lên bắt kịp trình độ hiện đại