Bài tập chương 3- sự lựa chọn của người tiêu dùng | Bài tập môn Kinh tế học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
2. Lan có thu nhập 200 đô để tiêu dùng thịt gà (X) và khoai tây (Y). Giá của thịt gà là 4 đô. Giá của khoai tây là 2 đô. a) Vẽ đường ngân sách của Lan. b) Giả sử, hàm hữu dụng của Lan là: U =
2X + Y. Lan nên mua bao nhiêu thịt gà và bao nhiêu khoai tây để tối đa hóa hữu dụng? c) Một đợt dịch bệnh trên khoai tây đã khiến giá khoai tây tăng lên 4 đô. Bây giờ Lan sẽ mua bao nhiêu thịt gà và khoai tây để tối đa hóa hữu dụng? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 3- SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Giả sử hàm tiêu dùng của Mai là: U = 10
XY, hàm tiêu dùng của Thắng là 0,2X2Y2.
a) Hãy vẽ đường bàng quan mang lại cho
Mai và Thắng cùng một mức hữu dụng
như khi Mai mua 10 sản phẩm X và 5 sản phẩm Y.
b) Hãy vẽ đường bàng quan mang lại cho
Mai và Thắng cùng một mức hữu dụng
như khi Mai mua 15 sản phẩm X và 8 sản phẩm Y.
c) So sánh sở thích của Mai và Thắng.
2. Lan có thu nhập 200 đô để tiêu dùng thịt gà
(X) và khoai tây (Y). Giá của thịt gà là 4 đô.
Giá của khoai tây là 2 đô. a)
Vẽ đường ngân sách của Lan. b)
Giả sử, hàm hữu dụng của Lan là: U =
2X + Y. Lan nên mua bao nhiêu thịt gà và
bao nhiêu khoai tây để tối đa hóa hữu dụng? c)
Một đợt dịch bệnh trên khoai tây đã
khiến giá khoai tây tăng lên 4 đô. Bây giờ
Lan sẽ mua bao nhiêu thịt gà và khoai tây
để tối đa hóa hữu dụng? d)
Giả sử siêu thị mà Lan mua khoai tây có
chương trình khuyến mãi: đối với 20 kg
khoai tây đầu tiên mà khách hàng mua (vẫn
với giá 2 đô), khách hàng sẽ được thêm 10
kg miễn phí. Bây giờ Lan sẽ mua bao nhiêu
thịt gà và khoai tây để tối đa hóa hữu dụng?
3. Tuấn có hàm hữu dụng: U = 10XY. Px =
100, Py = 400, ngân sách = 4000. a)
Hãy vẽ đường bàng quan ứng với mức
hữu dụng: U = 800 và U = 1200. b)
Hãy vẽ đường ngân sách trên cùng 1 đồ thị. c)
Tuấn có đủ khả năng mua hàng hóa
mang lại cho anh mức hữu dụng U = 800, U = 1200 không? d)
Tìm X, Y để Tuấn tối đa hóa hữu dụng. 4.
Hương có hàm hữu dụng: U = XY. Px = 2, Py = 10, ngân sách = 50. a)
Khi tối đa hóa hữu dụng, tỷ lệ thay thế
biên của X đối với Y là bao nhiêu? b)
Khi Hương tiêu dùng số lượng X nhiều
hơn và số lượng Y ít hơn so với mức tối đa
hóa hữu dụng, thì tỷ lệ thay thế biên của X
đối với Y thay đổi thế nào?