Bài tập chương 5 kinh tế chính trị | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Chương 5 trong môn Kinh tế Chính trị thường liên quan đến các khái niệm và lý thuyết về sự phát triển kinh tế, phân phối tài sản, và các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế. Dưới đây là một số bài tập có thể tham khảo để ôn tập kiến thức trong chương này:
Môn: Kinh tế chính trị Mác- Lênin(MLN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
(Giả định là tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Dạng 1: Hạch toán quá trình mua hàng Công thức cần nhớ:
- PP thuế GTGT khấu trừ
Giá mua vào = Giá ghi trên hóa đơn (Không có thuế) + Chi phí thu mua (Không
có thuế) – Các khoản giảm trừ + Thuế không được hoàn lại
Giá không có thuế = Giá có thuế / (1+ thuế suất) TK tài sản TK nguồn vốn ĐK *** ĐK *** Tổng PS Tổng PS Tổng PS Tổng PS CK *** CK *** TK chi phí TK doanh thu Tổng PS Tổng PS Tổng PS Tổng PS
1. Hạch toán giá trị hoá đơn
Nợ TK 152, 153, 211: Giá hoá đơn không thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT tương ứng
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán
VD: Công ty A mua nguyên vật liệu B chưa thanh toán cho người bán, biết giá trị trên
hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT là 18.700.000đ. Nợ TK 152: 17.000.000 Nợ TK 133: 1.700.000 Có TK 331: 18.700.000
2. Phản ánh chi phí thu mua
Nợ TK 152, 153, 211: Chi phí thu mua không thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT tương ứng
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán
VD: Chi phí mua 2 loại nguyên vật liệu A và B gồm thuế GTGT 10% là 33.000.000,
được phân bổ cho 2 loại nguyên vật liệu theo khối lượng. Biết khối lượng nguyên vật liệu A
là 3.000 Kg, nguyên vật liệu B là 2.000 Kg. Định khoản:
CP A = 30.000.000/(3.000+2.000) x 3.000 = 18.000.000
CP B = 30.000.000 – 18.000.000 = 12.000.000 Nợ TK 152 A: 18.000.000 Nợ TK 152 B: 12.000.000 Nợ TK 133: 1.800.000 Nợ TK 133: 1.200.000 Có TK 331: 19.800.000 Có TK 331: 13.200.000
3. Các khoản giảm trừ
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá trị giảm trừ
Có TK 152, 153, 211: Phần giảm trừ không thuế
Có TK 133: Thuế GTGT tương ứng * Chú ý:
- Nếu hóa đơn về trước, hàng về sau kế toán lưu hóa đơn vào bộ hồ sơ hàng đang đi đường:
+ Nếu trong kì, hàng về nhập kho thì định khoản như bình thường
+ Nếu trong kì, hàng vẫn chưa về nhập kho, kế toán ghi
Nợ TK 151: Giá HĐ không thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT tương ứng
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Nếu hàng về trước hoá đơn về sau thì kế toán phải tiến hành nhập kho, lập phiếu nhập
kho và ghi sổ theo giá tạm tính và điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế khi hoá đơn về.
Phần này không có các nghiệp vụ kết chuyển, tập hợp chi phí nên bài tập tổng hợp cũng
giống như các ví dụ mà nhóm tác giả vừa trình bày. Do vậy, phần này chúng tôi không lấy thêm bài tập mẫu. Bài tập tự giải:
Một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ,
doanh nghiệp có các nghiệp vụ mua hàng như sau: (Đvt: 1.000 đồng)
1. Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu với giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 220.000. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản.
2. Chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu trên về kho đã thanh toán bằng tiền mặt theo
hóa đơn vận chuyển bao gồm cả thuế GTGT 10% là 18.700.
3. Lô nguyên vật liệu trên có 2% là không đúng quy cách, chất lượng. Người bán đã
chấp nhận giảm giá cho doanh nghiệp 2% và đã trả lại bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên.
Dạng 2: Hạch toán quá trình sản xuất Công thức cần nhớ:
Σ = DDĐK + PSTK – DDCK Trong đó:
- DDĐK : Chi phí dở dang đầu kì
- PSTK: Chi phí phát sinh trong kì gồm:
+ CP nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
+ CP nhân công trực tiếp (TK 622)
+ CP sản xuất chung (TK 627) -
DDCK: Chi phí dở dang cuối kì
Chú ý: Khi làm bài tập về hạch toán chi phí sản xuất sinh viên cần phân biệt rõ 3
khoản mục chi phí: CP nguyên vật liệu trực tiếp; CP nhân công trực tiếp; CP sản xuất chung:
+ CP nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ xuất
dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm.
+ CP nhân công trực tiếp: Là tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ CP sản xuất chung: Là những chi phí ngoài 2 khoản mục chi phí kể trên phát sinh
tại phân xưởng sản xuất. Ví dụ: nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung tại
phân xưởng, tiền lương và các khoản trích theo lương trả cho quản lý phân xưởng, khấu
hao máy móc thiết bị tại phân xưởng sản xuất...
1. Tập hợp CP nguyên vật liệu trực tiếp
- Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm: Nợ TK 621 Có TK 152
- Mua NVL dùng luôn cho SX sản phẩm: Nợ TK 621: Giá mua không thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111, 112: Tổng GT thanh toán Ví dụ:
a. Công ty A xuất nguyên vật liệu cho sản xuất giầy. Giá trị xuất kho là 200.000.
=> Định khoản Nợ TK 621: 200.000 Có TK 152: 200.000
b. Công ty B mua nguyên vật liệu để dùng luôn cho sản xuất bánh ngọt. Giá mua
chưa bao gồm thuế là 120.000, thuế GTGT là 10%. DN thanh toán bằng chuyển khoản => Định khoản Nợ TK 621: 120.000 Nợ TK 133: 12.000 Có TK 112: 132.000
2. Tập hợp CP nhân công trực tiếp
Tỷ lệ các khoản trích theo lương: Theo quy định hiện hành doanh nghiệp chịu 23.5%
và người lao động chịu 10.5%. Tổng là 34%.
- Tiền lương của CN trực tiếp sản xuất sản phẩm: Nợ TK 622 Có TK 334
- Các khoản trích theo lương: Nợ TK 622: Tiền lương x 23.5%
Nợ TK 334: Tiền lương x 10.5%
Có TK 338: Tiền lương x 34% Ví dụ:
a. Doanh nghiệp Thành Đạt tính ra tiền lương phải trả cho CN trực tiếp sản xuất quần áo là 30.000.000 => Định khoản Nợ TK 622: 30.000.000 Có TK 334: 30.000.000
b. Hàng tháng, doanh nghiệp tính ra các khoản trích theo lương của công nhân.
Biết, tiền lương của công nhân là 30.000.000. => Định khoản Nợ TK 622: 30.000.000 * 23.5% = 7.050.000
Nợ TK 334: 30.000.000 * 10.5% = 3.150.000
Có TK 338: 30.000.000 * 34% = 10.200.000
3. Tập hợp CP sản xuất chung
(Một số trường hợp điển hình)
- Tiền lương của quản đốc phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 334
Ví dụ: Tiền lương của quản đốc quản lí phân xưởng trong tháng là 15.000.000 => Định khoản Nợ TK 627: 15.000.000 Có TK 334: 15.000.000
- Xuất VL dùng cho nhu cầu chung ở phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 152
Chú ý: Xuất vật liệu chính/phụ dùng cho sản xuất sản phẩm thì tập hợp vào TK 621.
Còn lại xuất vật liệu cho nhu cầu chung ở phân xưởng thì tập hợp vào TK 627.
Ví dụ: Doanh nghiệp xuất vật liệu cho nhu cầu chung ở phân xưởng với giá trị là 500.000 => Định khoản Nợ TK 627: 500.000 Có TK 152: 500.000
- Hao mòn máy móc thiết bị tại phân xưởng: Nợ TK 627: Có TK 214:
Ví dụ: Kế toán doanh nghiệp tính toán ra số khấu hao TSCĐ trong tháng ở phân xưởng là 10.000.000. => Định khoản Nợ TK 627: 10.000.000 Có TK 214: 10.000.000
- CP mua ngoài (Điện, nước ): Nợ TK 627: Chi phí không thuế Nợ
TK 133: Thuế GTGT tương ứng
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán
Ví dụ: Tháng 2/N, Thanh toán hóa đơn tiền điện.
Giá trị hóa đơn là 11.000.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT 10%.
DN thanh toán bằng tiền mặt. => Định khoản Nợ TK 627: 10.000.000 Nợ TK 133: 1.000.000 Có TK 111: 11.000.000
4. Kết chuyển CP sản xuất: Phát sinh trong kỳ Nợ TK 154: Σ
Có TK 621: Tổng CP nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh
Có TK 622: Tổng CP nhân công trực tiếp phát sinh
Có TK 627: Tổng CP sản xuất chung phát sinh
5. Tính tổng giá thành sản phẩm và hoàn thành nhập kho ΣZ = DDĐK + PSTK – DDCK => Hoàn thành nhập kho Nợ TK 155: ΣZ Có TK 154: ΣZ Bài tập mẫu:
Công ty cổ phần Năng Lượng Xanh sản xuất sản phẩm sơ mi nữ tình hình
như sau (ĐVT: 1.000.000đ)
1. Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất, giá trị xuất kho là 500.
2. Mua thêm nguyên vật liệu dùng luôn cho sản xuất sản phẩm. Giá mua chưa bao
gồm thuế GTGT 10% là 1.500. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản.
3. Tính ra tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 1.000, tiền
lương phải trả cho nhân viên xưởng là 600.
4. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.
5. Khấu hao máy móc thiết bị ở phân xưởng sản xuất là 700.
6. Doanh nghiệp thanh toán hóa đơn tiền điện ở phân xưởng sản xuất. Giá trị hóa đơn
là 1.980 đã bao gồm thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt.
7. Kết chuyển các chi phí và tính giá thành thực tế sản phẩm. Biết rằng cuối kì doanh
nghiệp hoàn thành nhập kho 500 sản phẩm, giá trị sản phẩm dở dang đầu kì là 500 và cuối kì là 400.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lời giải gợi ý: 1. Nợ TK 621: 500 2. Nợ TK 621: 1.500 Nợ TK 133: 150 Có TK 112: 1.650 3. Nợ TK 622: 1.000 Nợ TK 627: 600 Có TK 334: 1.600
4. Nợ TK 622: 1.000 * 23,5% = 235 (Tiền lương ở NV 3)
Nợ TK 627: 600 * 23,5% = 141 (Tiền lương ở NV 3)
Nợ TK 334: 1.600 * 10,5% = 168 (Tổng tiền lương ở NV3) Có TK 338: 1.600 * 34% = 544 5. Nợ TK 627: 700 6. Nợ TK 627: 1.800 Nợ TK 133: 180 Có TK 111: 1980
7. Nợ TK 154: 2.000+1.235+3.241 = 6.476
Có TK 621: 2.000 (Gồm 500 ở NV1 và 1.500 ở NV2)
Có TK 622: 1.235 (Gồm 1.000 ở NV3 và 235 ở NV4)
Có TK 627: 3.241 (Gồm 600 ở NV3; 141 ở NV4; 700 ở NV5 và 1.800 ở
NV6) => Σ Z = DDĐK + PSTK – DDCK = 500 + 6.476 – 400 = 6.576 => Nợ TK 155: 6.576 Có TK 154: 6.576 Bài tập tự giải:
Công ty cổ phần Manbibo sản xuất sản phẩm A tình hình như sau (ĐVT: 1.000.000 đồng)
1. Xuất kho vật liệu phụ cho nhu cầu ở phân xưởng, trị giá xuất kho là 100.
2. Mua vật liệu chính dùng luôn cho sản xuất sản phẩm. Giá mua chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 1.500. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho người bán.
3. Tính ra tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 500, tiền
lương phải trả cho quản lý phân xưởng là 300.
4. Xuất kho vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm, giá trị xuất kho là 800.
5. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.
6. Khấu hao máy móc thiết bị ở phân xưởng sản xuất là 500.
7. Doanh nghiệp thanh toán hóa đơn tiền nước ở phân xưởng sản xuất. Giá trị hóa
đơn là 2.200 đã bao gồm thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt.
8. Kết chuyển các chi phí và tính giá thành thực tế sản phẩm. Biết rằng cuối kì doanh
nghiệp hoàn thành nhập kho 100 sản phẩm, giá trị sản phẩm dở dang đầu kì là 200 và cuối kì là 100.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Dạng 3. Hạch toán quá trình tiêu thụ
1. Nghiệp vụ bán hàng: Bất cứ NV bán hàng nào cũng phải ghi đồng thời 2 bút toán: Giá vốn và DT
BT1: Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: Gía vốn hàng bán
Có TK 155: Nếu xuất từ kho
Có TK 154: Nếu xuất từ phân xưởng sản xuất
Có TK 157: Nếu xuất từ hàng gửi bán
BT2: Phản ánh doanh thu (Giá bán)
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá bán có thuế
Có TK 511: Tổng giá bán không thuế
Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra tương ứng
Ví dụ: Xuất kho bán 100 sản phẩm, đơn giá xuất kho 100, đơn giá bán 300 chưa thuế
GTGT 10%, người mua chưa thanh toán tiền hàng.
Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632: 10.000
Có TK 155: 100*100=10.000 (Vì đây là xuất từ kho)
Phản ánh doanh thu: Nợ TK 131: 33,000 Có TK 511: 100*300=30.000
Có TK 333: 30.000*10%=3.000
2. Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 521: Phần giảm trừ không thuế
Nợ TK 333: Phần thuế tương ứng Có TK 111,112,131:
Ví dụ: - Ngày 01/04 xuất kho bán 1000 sản phẩm với tổng giá trị xuất kho bằng
200.000. Tổng giá bán có thuế GTGT 10% là 440.000, khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản.
- Ngày 03/04 khách hàng phản ánh có 10 sản phẩm bị lỗi. DN đồng ý giảm giá cho
khách hàng với tổng giá trị có thuế 10% là 18.700. DN trả bằng tiền mặt
- Ngày 01/04: Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632: 200.000
- Ngày 03/04: Nợ TK 521: 17.000 Nợ TK 333: 1.700 Có TK 111: 18.700
3. Một số công thức xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Tổng giá vốn hàng bán
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp – chi phí hàng bán – chi phí quản lý DN
Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuân sau thuế = LN trước thuế - thuế TNDN phải nộp
4. Phản ánh kết quả kinh doanh -
Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: (A) -
Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu: Nợ TK 511: Có TK 521: -
Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511: Có TK 911: (B)
- Xác định lợi nhuận trước thuế: B-A. (Ở học phần này, chúng tôi giảm tải phần xác
định thuế TNDN và giả định lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận sau thuế).
+ Nếu lãi: Nợ TK 911: (B-A)>0 Có TK 421: Phần lãi
+ Nếu lỗ: Nợ TK 421: (B-A)<0 Có TK 911: Phần lỗ
- Giá vốn hàng bán 500.000 - Chi phí bán hàng 50.000 - Chi phí QLDN 30.000
- Doanh thu bán hàng 1.000.000
Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: 580.000 Có TK 632: 500.000 Có TK 641: 50.000 Có TK 642: 30.000
Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511: 1.000,000 Có TK 911: 1.000.000
Xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: 420.000=1.000.000-580.000 Có TK 421: 420.000 5. Chiết khấu thanh toán
- Là số tiền giảm trừ tính trên số tiền thực thanh toán DN là người mua DN là người bán Nợ TK 111,112,331 Nợ TK 635 Có TK 515 Có TK 111,112,331
VD: Công ty B xuất hàng bán cho công ty A hàng hóa với tổng giá trị thanh toán là
150.000.000 triệu, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Khách hàng thanh toán trong 10
ngày được chiết khấu 1,5%. Trong 10 ngày A đã thanh toán toàn bộ tiền hàng. Do vậy, B
trả lại cho A chiết khấu thanh toán bằng tiền mặt. Hach toán chiết khấu thanh toán. TH1: Với bên bán
Phản ánh tài khoản chiết khấu thanh toán 1,5% như sau:
Nợ TK 635: 1,5% x 150.000.000 = 2.250.000 đồng
Có TK 111: 1,5% x 150.000.000 = 2.250.000 đồng
TH2: Hạch toán với bên mua
Nợ TK 111: 2.250.000 đồng
Có TK 515: 2.250.000đồng Bài tập mẫu:
Có tài liệu về một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ
có tình hình về tiêu thụ sản phẩm như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Xuất kho lô thành phẩm trị giá 90.000 cho khách hàng chờ chấp nhận, giá bán cả thuế GTGT 10% là 165.000
2. Xuất trực tiếp từ phân xưởng 1 lô hàng trị giá 140.000 giá bán chưa thuế là 250.000
thuế 10%, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản.
3. Chiết khấu cho khách hàng 2% ở nghiệp vụ 2, trả bằng tiền mặt.
4. Khách hàng chấp nhận mua 2/3 số hàng gửi bán trong kỳ và đã thanh toán bằng tiền
gửi ngân hàng. Số còn lại doanh nghiệp đã nhập lại kho đầy đủ.
5. Cuối kỳ doanh nghiệp tổng hợp các khoản chi phí bao gồm chi phí bán hàng 50.000
chi phí quản lý doanh nghiệp 30.000. Kết chuyển chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lời giải gợi ý:
1. Chú ý: Theo nguyên tắc doanh thu thực hiện, ở nghiệp vụ này, khách hàng chưa chấp
nhận mua hàng. Do vậy, nghiệp vụ này chỉ tương đương với nghiệp vụ xuất kho thành
phẩm gửi bán. Do vậy, định khoản như sau: Nợ TK 157: 90.000 Có TK 155: 90.000 2. Nợ TK 632: 140.000
3. Nợ TK 635: 5.500 = 275.000*2% Có TK 111: 5.500
4. Nợ TK 632: 60.000 = 90.000*2/3 Có TK 157: 60.000 Nợ TK 112: 110.000 Có TK 511: 100.000=150.00*2/3
Có TK 333: 10.000 = 100.000*10%
Nợ TK 155: 30.000 = 90.000 – 60.000 (Số còn lại nhập lại kho) Có TK 157: 30.000
5. Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: 285.500
Có TK 632: 200.000 (Gồm 140.000 ở NV2 và 60.000 ở NV4) Có TK 635: 5.500 Có TK 641: 50.000 Có TK 642: 30.000
Kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK 511: 350.000 (Gồm 250.000 ở NV2 và 100.000 ở NV4) Có TK 911: 350.000
Kết chuyển lãi/lỗ:
Nợ TK 911: 350.000 – 285.500 = 64.500 Có TK 421: 64.500 Bài tập tự giải:
Công ty cổ phần Thiên Tâm tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tài
liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Chi phí quảng cáo phải trả cho công ty quảng cáo theo hóa đơn GTGT với tổng số
tiền cần thanh toán là 16.500 (Đã bao gồm cả thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho khách hàng với giá xuất kho là 200.000. Giá
bán đã bao gồm thuế GTGT 10% là 550.000. Khách hàng đã thanh toán tiền hàng bằng
chuyển khoản. Chiết khấu thanh toán 2%, doanh nghiệp trả lại cho khách hàng bằng tiền mặt.
3. Xuất kho lô thành phẩm trị giá 120.000 cho khách hàng chờ chấp nhận, giá bán cả thuế GTGT 10% là 198.000.
4. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng là 80.000 đã thanh toán bằng chuyển khoản.
5. Khách hàng chấp nhận mua toàn bộ lô hàng gửi bán trong kỳ và đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
6. Kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống dưới đây:
Câu 1. Chi phí sản xuất bao gồm: A. CPNVLTT B. CPNCTT C. CPSXC D. CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
Câu 2. Chứng từ sử dụng trong quá trình mua hàng gồm: A.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho B.
Phiếu nhập kho, phiếu chi, HĐ GTGT C.
Phiếu nhập kho, bảng chấm công D.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương
Câu 3. Nhập kho NVL chưa trả cho người bán được kế toán ghi: A. Nợ TK 152 Có TK 111 B. Nợ TK 152 Có TK 112 C. Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 331 D. Nợ TK 156 Có TK 331
Câu 4. Nhập kho thành phẩm từ phân xưởng được kế toán ghi: A. Nợ TK 152 B. Có TK 152 C. Nợ TK 155 D. Có TK 155
Câu 5. Xuất CCDC dùng cho bộ phận bán hàng kế toán ghi: A. Nợ TK 153 B. Có TK 153 C. Nợ TK 641 D. Có TK 641
Câu 6. Tính ra tiền lương phải trả cho CNTT sản xuất sản phẩm kế toán ghi: A. Nợ TK 334 B. Có TK 334 C. Nợ TK 627 D. Có TK 622
Câu 7. Chi phí mua ngoài phục vụ cho sản xuất tại phân xưởng được kế toán ghi: A. Nợ TK 621 B. Có TK 621 C. Nợ TK 627 D. Có TK 627
Câu 8. Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng được kế toán ghi: A. Nợ TK 621 B. Có TK 621 C. Nợ TK 627 D. Có TK 627
Câu 9. Xuất kho thành phẩm chờ người mua chấp nhận được kế toán ghi: A. Nợ TK 157 B. Có TK 157 C. Nợ TK 156 D. Có TK 156
Câu 10. Nghiệp vụ nhận vốn góp liên doanh bằng NVL được kế toán ghi: A. Nợ TK 152 B. Có TK 152 C. Nợ TK 153 D. Nợ TK 211
Câu 11. Nghiệp vụ ứng trước tiền cho người bán bằng tiền mặt được kế toán định khoản: A. Nợ TK 111 Có TK 331 B. Nợ TK 331