Bài tập cuối kỳ học phần Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Phenikaa | Khoa Đông Phương Học
- Loại hình ngôn ngữ là một khái niệm của ngôn ngữ học sử dụng để chỉ tập hợp những ngôn ngữ có chung một hay nhiều đặc điểm hình thái nhất định. Loại hình học là môn khoa học nghiên cứu các loại hình ngôn ngữ với hai khuynh hướng sau: Loại hình học là nghiên cứu và phân loại ngôn ngữ con người dựa trên tập hợp các yếu tố. Khái niệm loại hình được hiểu là một tập hợp, hệ thống hóa những đặc điểm hình thái, ngữ pháp, từ vựng.; Loại hình học này là xu hướng nghiên cứu mới trong phân loại ngôn ngữ theo các đặc điểm riêng. Khái niệm loại hình được hiểu là một đặc trưng (hình thái, từ vựng, ngữ pháp) . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Giảng viên hướng dẫn : THS. Lê Thị Hương Lan
Sinh viên : Nguyễn Trường Giang
Lớp tín chỉ : Dẫn luận ngôn ngữ học-1-2-22(N05) Mã SV : 21011534 Năm học 2022-2023 1
Câu 1 : Đặc diểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ biến hình. Cho ví dụ. Ngôn
ngữ mà bạn đang học thuộc loại hình ngôn ngữ nào? Nêu đặc điểm của nó ? BÀI LÀM
1. Tìm hiểu chung về loại hình ngôn ngữ
1.1. Khái niệm loại hình ngôn ngữ là gì
- Loại hình ngôn ngữ là một khái niệm của ngôn ngữ học sử dụng để chỉ tập hợp những
ngôn ngữ có chung một hay nhiều đặc điểm hình thái nhất định.
Loại hình học là môn khoa học nghiên cứu các loại hình ngôn ngữ với hai khuynh hướng sau:
• Loại hình học là nghiên cứu và phân loại ngôn ngữ con người dựa trên tập hợp các yếu
tố. Khái niệm loại hình được hiểu là một tập hợp, hệ thống hóa những đặc điểm hình thái, ngữ pháp, từ vựng.
• Loại hình học này là xu hướng nghiên cứu mới trong phân loại ngôn ngữ theo các đặc
điểm riêng. Khái niệm loại hình được hiểu là một đặc trưng (hình thái, từ vựng, ngữ pháp) .
1.2. Tiêu chí phân loại và các loại hình ngôn ngữ :
- Tiêu chí phân loại các loại hình ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cấu trúc và hình thái có giá trị phân loại
• Đặc điểm phổ quát (phổ niệm) có mặt trong hầu hết các ngôn ngữ. Ví dụ: Sự tương phản nguyên âm và phụ âm
• Đặc điểm cá biệt: có mặt trong một ngôn ngữ nhất định. Ví dụ: Tiếng Việt có 6 thanh điệu
•Đặc điểm loại hình: có mặt ở những ngôn ngữ này mà không có mặt ở các ngôn ngữ khác.
Ví dụ: Có hoặc không có thanh điệu
- Từ biến đổi hình thái đến không biến đổi hình thái.
Các loại tiêu chí (đặc điểm hình thái) :
• Hình thái học: phương thức tạo câu (bằng phương thức cắt, chia, ghép) , phương thức thể
hiện các phạm trù cú pháp và các nghĩa từ.
• Cú pháp học: phương thức xác định các thành tố câu, các phạm trù cú pháp, trật tự từ và kết cấu cú pháp.
• Ngữ âm học: thanh điệu, phụ âm và nguyên ân
- Dựa và các thuộc tính loại hình và tiêu chí phân loại mà các ngôn ngữ trên thế giới được chia thành các nhóm lớn.
+ Loại hình ngôn ngữ không đơn lập gồm 3 loại hình ngôn ngữ 2
• Loại hình ngôn ngữ hòa kết( chuyển dạng, biến hình)
• Loại hình ngôn ngữ chắp dính
• Loại hình ngôn ngữ hỗn nhập
2. Loại hình ngôn ngữ đơn lập
- Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập :
• Từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ
giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua hình
thái, tất cả các từ dương như không có quan hệ với nhau, chúng đứng ở trong câu
tương tự như đứng biệt lập một mình. Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người
ta gọi loại hình này là “ đơn lập “.
• Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ. Ví dụ như :
+ Dùng hư từ “những” để biến từ đó thành số nhiều ( cuốn vở - những cuốn vở )
Dùng hư từ “ đã” để biến từ đó thành hành động đã xảy ra trong quá khứ ( đọc – đã đọc )
Dùng hư từ “sẽ” để biểu hiện kế hoạch hoặc ý định trong tương lai. ( đọc – sẽ đọc )
+ Dùng trật tự từ : cửa trước – trước cửa ; nhà nước – nước nhà ,….
• Những từ có ý nghĩa đối tương, tính chất, hành động,… không phân biệt nhau về
mặt cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng các từ không biến đổi.
Ví dụ : Cưa ( danh từ ) : dụng cụ để xẻ gỗ
Cưa ( động từ ) : Hành động xẻ gỗ
⟹ do đó một số nhà ngôn ngữ học cho rằng trong các ngôn ngữ đơn lập không có cái gọi là “ các từ loại “
3. Loại hình ngôn ngữ biến hình : 3 3.1. Khái niệm
Ngôn ngữ biến hình là loại hình ngôn ngữ mà quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ở ngay trong
bản thân từ nhờ từ có biến hình ở trong câu nói
3.2. Đặc điểm của ngôn ngữ biến hình :
- Các ngôn ngữ chắp dính :
• Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau.
Khác với các ngôn ngữ hòa kết, hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập
lớn và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ. Chính tố có thể hoạt động độc lập
Ví dụ : Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Adam ( “Người đàn ông” ) – adamlar ( “ những người đàn ông )
Kadin ( “Người đàn bà” ) – Kadinlar ( “ những người đàn bà “ )
• Mỗi phụ tố trong ngôn ngữ chắp dính chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại,
mỗi ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu hiện bằng một phụ tố
Ví dụ : Trong tiếng hàn :
Hình vị ngữ pháp 이 chắp dính vào sau danh từ 사람 (người) sẽ biểu thị 사람 (người) đảm
nhận vai trò chủ ngữ trong câu, nhưng thay 이 bằng hình vị ngữ pháp 을 thì 을 sẽ biểu thị
사람 (người) làm thành phần bổ ngữ của câu.
- Các ngôn ngữ hòa kết ( chuyển dạng ) : Loại hình này gồm các ngôn ngữ như tiếng Nga,
tiếng Anh, tiếng Hy Lạp, tiếng Ả Rập,… Đặc điểm là :
• Có hiện tượng biến đổi nguyên âm, phụ âm ở trong hình vị .
Ví dụ : foot ( bàn chân ) – feet ( những bàn chân ),….
• Ngôn ngữ hòa kết cũng có cả các phụ tố. Nhưng mỗi một phụ tố có thể đồng thời
mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau. 4
• Có sự liên hệ chặt chẽ của các hình vị ở trong từ. Mối liên hệ chặt chẽ thể hiện ở chỗ
ngay cả chính tố không thể đứng một mình
4. Ngôn ngữ mà bạn đang học thuộc loại hình ngôn ngữ nào? Nêu đặc điểm của nó ?
- Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ biến hình ( chắp dính ), và có 1 số đặc điểm sau : +
Trong tiếng Hàn có phụ tố là những hình vị hạn chế, không có khả năng vận dụng độc lập,
được gắn vào căn tố hay từ để thay đổi ý nghĩa từ vựng của căn tố hay từ đó (phụ tố phái
sinh), hoặc chắp dính vào một từ, một thân từ nào đó để biểu thị các chức năng cú pháp hay
chuyển đổi phạm trù ngữ pháp cho từ hay thân từ mà nó kết hợp.
+ Hiện tượng chắp dính thể hiện rõ ràng trong quá trình biến đổi dạng thức của từ. Các phụ
tố ngữ pháp, có khả năng thay thế kết hợp vào phần thân từ mang ý nghĩa từ vựng để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp cho từ, khác với việc thể hiện ra bằng trật tự sắp xếp từ hay hư từ ở tiếng
Việt. Về thực chất, chắp dính là hiện tượng nối các hình vị hư ( hình vị không có ý nghĩa từ
vựng rõ ràng), vào hình vị thực để thực hiện phát ngôn.
+ Chắp dính thay đổi các hình vị hư (ngữ pháp) biểu thị cách (조사 – tiểu từ) vào hình vị
thực (từ vựng) là các thể từ (tên gọi chung cho danh từ, đại từ và số từ, những từ loại thường
xuất hiện ở vị trí chủ ngữ và bổ ngữ trong câu), để biểu thị những mối quan hệ ngữ pháp
trong câu của các từ này.
+ Chắp dính thay đổi các hình vị hư (ngữ pháp) biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp (어미 - đuôi
từ: biểu thị ý nghĩa thời, thể, liên kết câu, kết thúc câu, kính ngữ...) vào hình vị thực (từ
vựng) là các vị từ (tên gọi chung cho động từ, tính từ những từ loại thường xuất hiện ở vị trí vị ngữ trong câu)
Câu 2 : Chọn một trong hai câu dưới đây: 1,
“Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.”
Hãy giải thích và chứng minh nhận định trên. Bài Làm :
Trước hết , ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội là vì : •
Ngôn ngữ hiển nhiên không phải là một hiện tượng tự nhiên, mà là một hiện tượng xã hội 5
Nó chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, phục vụ cho nhu cầu mang tính xã hội của
loài người (nhu cầu giao tiếp). Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không tồn tại. Điều đó
được chứng minh: Đến chỗ nào không có loài người ta chỉ gặp các hiện tượng tự nhiên như mưa,
nắng, sấm, chớp,… chứ không có ngôn ngữ.
Vậy rõ ràng : ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên. Nó cũng không phải là một iện
tượng sinh vật bởi nó không mang tính bẩm sinh hay di truyền. Ngôn ngữ là kết quả của sự học hỏi, ắt
chước do tiếp xúc với xã hội chung quanh, với những người xung quanh. •
Và ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng cùa cá nhân tôi, cá nhân anh, mà nó là của
chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng ta, cho nên anh nói tôi mới hiểu,
và chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã
hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của
cả cộng đồng. Thiết chế đó chính là một tập hợp của những thói quen nói, nghe và hiểu,
được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng ta. Vì thế
thói quen này về sau rất khó thay đổi. Nó như là một cái gì đấy bắt buộc đối với mỗi người trong mọi người. •
Thêm vào đó, ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di
truyền. Người ta có được ngôn ngữ là nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những người cùng
sống ở xung quanh. So với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người cũng khác hẳn về chất. •
ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện
trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau
tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
Và nó là hiện tượng xã hội đặc biệt là vì :
Theo engels “ đem so sánh con người với loài vật, ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao
ộng và cũng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ “.
Vì nhờ có đôi bàn tay được giải phóng, con người có thể chế tạo ra công cụ lao động, điều mà bất cứ
một loài vượn nào cũng không thể làm được. Nhờ có công cụ lao động mà lao động của con người trở
ên lao động có sáng tạo khác hẳn với lao động bản năng của con vật. Nhờ lao động bằng công cụ mà tư
uy con người đã phát triển.
Ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do sự cần thiết phải giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp ấy của con người 6
ũng lại do lao động quyết định. Sự phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm
hững mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội, bằng cách tạo ra nhiều trường hợp để con người
iúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau.
Mà con người, như Mác nói, là tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội. Ngôn ngữ chính là phương tiện
iên kết giữa các thành viên trong xã hội với nhau, đảm bảo những mối quan hệ, liên hệ thường xuyên
iữa các thành viên ấy. Họ đã sáng tạo ra chữ viết để mã hóa các sự vật, hiện tượng, ghi lại sự hiểu biết
à khám phá của mình về thế giới, đồng thời truyền đạt cho người khác và các thế hệ sau toàn bộ sự iểu biết của mình
Và quan trọng, nó không phải là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng. Nó cũng không giống như các
iện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng như : văn học, đạo đức, pháp luật,… các hiện tượng này
hỉ tồn tại trên những cơ sở hạ tầng đi cùng với nó. Một khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn hất
định chúng cũng phải thay đổi theo. Ngôn ngữ không giống như vậy. Nó tồn tại ở mọi thời đại và là
ông cụ dùng chung cho mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội. Nó là của chung của mọi người và
hông bị phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của xã hội.
Ngôn ngữ không có tính giai cấp. Marr cho rằng , không có ngôn ngữ nào không có tính giai cấp. Sự
hực không phải như vậy, Ngôn ngữ ra đời cùng với xã hội loài người. Những xã hội loài người không
hải ngay từ đầu đã phân chia thành giai cấp. Cho nên không thể nói tới ngôn ngữ giai cấp trong thời kì
ó. Thêm vào đó, đấu tranh giai cấp không dẫn đến sự phân liệt xã hội, các giai cấp đối địch vẫn phải
iên hệ về kinh tế với nhau, giai cấp tư sản vẫn phải dựa vào giai cấp vô sản để mà sống, giai cấp vô sản
ũng phải bán mình cho giai cấp tư sản để kiếm miềng ăn. Như vậy, nếu không có ngôn ngữ chung cho
ác giai cấp thì xã hội sẽ ngừng sản xuất, sẽ tan rã và không tồn tại với tư cách là một xã hội nữa.
Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá; khả
ăng giao tiếp của con người tuỳ thuộc vào kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá.
Khi chúng ta học bất kỳ một ngoại ngữ nào thì chúng ta thường không chú ý ngay dến sự khác nhau
iữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ mẹ đẻ của mình mà chúng ta thường bị ấn tượng và được trợ giúp
nhiều ởi đặc trưng giữa hai ngôn ngữ. Con người dù họ nói bất cứ ngôn ngữ nào và họ sống ở bất cứ nơi đâu
hì họ cũng có một số điểm chung về sinh vật học và văn hoá.
Ngoài ra ngôn ngữ còn phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm phương tiện trao
ối ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp chúng ta hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức cộng tác
hung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người, cả trên lĩnh vực hoạt động của con người, cả trên lĩnh 7
ực sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả trên lĩnh vực văn hóa, cả trên lĩnh vực sinh hoạt xã hội lẫn sinh oạt
thường ngày. Những đặc thù ấy chỉ riêng ngôn ngữ mới có.
Và đặc biệt, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội
gày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp
à kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã họi loài người
ho nên nó cũng trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, cũng phải theo quy luật thống nhất
à phân ly như thế, qua mỗi chặng đường, ngôn ngữ cũng được thay đổi về chất.
Kết luận : Chính vì tính chất đặc biệt “ Không thuộc về riêng ai, không phải của riêng ai” mà là của
hung, nên mỗi cá nhân hay nhóm xã hội không thể hi vọng tác động và làm biến đổi ngôn ngữ bằng
hững cuộc cách mạng chính trị xã hội. Mặt khác, cũng chính vì cái bản tính đặc biệt ấy mà ngôn ngữ
ại trở thành thiết chế hết sức chặt chẽ đối với mỗi cá thể trong cộng đồng xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn, Thiện Giáp. Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học (1995).
2. Mai, Ngọc Chừ, Trọng Phiến Hoàng, Đức Nghiệu Vũ. Cơ Sở Ngôn Ngữ Học Và Tiếng
Việt. Tái Bản Lần 5. Giáo Dục, (2000).
3. Hữu Đạt. Văn Hoá Và Ngôn Ngữ Giao Tiếp Của Người Việt. Văn Hoá Thông Tin, (2000).
4. Nguyễn, Thiện Giáp. Giáo Trình Ngôn Ngữ Học (2008).
5. Vũ, Đức Nghiệu, Văn Hiệp Nguyễn. Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học (2010). 8