Bài tập giữa kỳ môn Pháp luật và Đạo đức Báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Từ việc đánh giá thực trạng thực hiện nghĩa vụ của Nhà báo Việt Nam trong thời  gian qua, anh chị hãy phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp để hạn chế việc vi phạm pháp luật của Nhà báo trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Họ và tên: Lê Hương Thảo Truyền hình CLC K40 Lớp:
Mã SV: 2056080041
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ
Đề bài: Từ việc đánh giá thực trạng thực hiện nghĩa vụ của Nhà báo Việt Nam trong
thời gian qua, anh chị hãy phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp để hạn chế việc
vi phạm pháp luật của Nhà báo trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bài làm
1. Thực trạng
Xét về phương diện đạo đức nghề báo, nhìn chung, thời gian qua, đa số các cơ
quan báo chí, các nhà báo đã thể hiện được lòng trung thành với lợi ích của đất
nước, của nhân dân, của Đảng; phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, những
điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh chống lại những cái xấu, biểu hiện tiêu cực
trong đời sống xã hội; có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa
của dân tộc Việt Nam. Ngày càng xuất hiện nhiều nhà báo yêu nghề, gắn bó với
cơ sở, với nhân dân, với công chúng báo chí, có những tác phẩm tốt, hiệu quả
chính trị - xã hội cao.
Hiện nay, các nhà báo đã cơ bản ý thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ cá nhân
trong việc sử dụng ngòi bút để phản ánh hiện thực khách quan. Các nhà báo không
đơn thuần là một người quan sát thời cuộc, truyền tải những sự kiện mà cao hơn
nữa là đóng vai trò như nhà phân tích, bình giảng các sự kiện, hiện tượng, vấn đề
nảy sinh trong đời sống xã hội. Từ đó, giúp công chúng nhận thức đầy đủ, đúng
bản chất về các vấn đề này để có thái độ và hành động phù hợp. Trong bối cảnh
công nghệ thông tin và mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, nhà báo phải biết xử
lý thông tin, thẩm định thông tin và truyền tải tới công chúng những thông tin có
trách nhiệm. Các thông tin sai trái trên mạng xã hội cần được xác minh, phản biện
công khai và kịp thời. Đồng thời, trong quá trình phản ánh hiện thực xã hội, báo
chí và người làm báo cần chú trọng về tính nhân văn, đó cũng là trách nhiệm với
xã hội.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số người cầm bút, mang danh "nhà báo" nhưng lại
vi phạm pháp luật. Chưa bàn đến những nhà báo vì non yếu về mặt nghiệp vụ nên
vô tình vi phạm pháp luật thì cũng có người cố ý vi phạm pháp luật, không thực
hiện đúng nghĩa vụ để trục lợi cá nhân. Trong đó, có những người bị xử lý vì tham
gia chạy án, tống tiền doanh nghiệp, cá nhân… Báo chí với sứ mệnh là phản ánh
sự thật, khách quan và không chịu bất cứ tác động nào khác. Do đó, nó đòi hỏi các
nhà báo phải là người công tâm, thận trọng, có đạo đức nghề nghiệp. Cơ quan quản
lý nhà nước và cơ quan chức năng cũng cần quản lý thật tốt đội ngũ phóng viên và
có chế tài xử phạt nghiêm minh với những sai phạm để không còn đất sống cho
những kẻ mang danh nhà báo đang làm “vấy bẩn” hình ảnh những người làm báo
chân chính đang cố gắng đóng góp công sức, trí tuệ để thúc đẩy xã hội phát triển.
VD: Đã có không ít “nhà báo hai mặt” bị xử lý kỷ luật, thậm chí có trường hợp
vướng vào vòng lao lý do vi phạm pháp luật, nói và viết trên mạng xã hội trái với
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tiếp tay
cho các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, Nhà nước ta:
+ Điển hình là đối tượng Phạm Thị Đoan Trang. Sinh ra trong một gia đình cơ
bản, được học hành tử tế và từng là nhà báo làm việc ở một số cơ quan báo chí,
truyền thông nhưng thay vì rèn luyện, phấn đấu để trở thành nhà báo hết lòng
cống hiến cho sự nghiệp báo chí nước nhà, Phạm Thị Đoan Trang đã có những lời
nói và hành động đi ngược lại quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách và luật pháp Nhà nước. Được bạn bè, đồng nghiệp góp ý, lãnh đạo các cơ
quan báo chí nhiều lần gặp gỡ, nhắc nhở, những tưởng Phạm Thị Đoan Trang sẽ
sửa chữa, nhưng đối tượng ngày càng trượt dài trên con đường tội lỗi. Sau khi bị
cơ quan báo chí xử lý kỷ luật và buộc thôi việc, đối tượng ngày càng lộ rõ một kẻ
coi thường kỷ cương, phép nước. Ngày 06/10/2020, Cơ quan An ninh Điều tra
thực hiện lệnh bắt tạm giam Phạm Thị Đoan Trang về tội: “Tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Ðiều 88 Bộ luật
Hình sự năm 1999 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy
định tại Ðiều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.
+ Tương tự, mới đây, Cơ quan An ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam
bị can Trương Châu Hữu Danh về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy
định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trước
khi bị bắt, Trương Châu Hữu Danh là phóng viên của một số tờ báo có tiếng.
+ Hay như trường hợp Phan Bùi Bảo Thy, Trưởng Văn phòng đại diện Báo
Giáo dục và Thời đại khu vực miền Trung - Tây Nguyên bị khởi tố, bắt tạm giam
về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi năm 2017.
+ Mới đây nhất, Trần Thị Tuyết Diệu bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên
phạt 8 năm tù giam về tội làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu
nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước khi phạm
tội, Trần Thị Tuyết Diệu từng có 07 năm là phóng viên Báo Phú Yên.
Đó là chưa kể nhiều nhà báo, phóng viên khác lợi dụng nghề nghiệp để nhận hối
lộ, tham nhũng, tiêu cực đã bị khởi tố, hầu tòa hoặc bị lãnh đạo các cơ quan báo
chí và cơ quan quản lý xử lý kỷ luật với các hình thức, mức độ khác nhau.
Cần khẳng định rằng, nhà báo cũng là công dân, được hưởng và có nghĩa vụ
chấp hành, tuân thủ đầy đủ các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong xã hội.
Với nhà báo, tư cách công dân và tư cách nhà báo không tách rời nhau, tức là trách
nhiệm công dân và trách nhiệm nhà báo không tách rời nhau. Vì thế trong hoạt
động xã hội, không thể chấp nhận tình trạng một số nhà báo cố tình có những hành
vi, việc làm "sống trên" pháp luật, chưa kể với nghề nghiệp, trình độ hiểu biết và
sức ảnh hưởng của mình, họ luôn cần phải gương mẫu tuân thủ pháp luật.
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
Khi hoạt động trong cơ chế thị trường, nhiều tờ báo luôn chịu áp lực là phải
tăng lượng phát hành, tăng nguồn thu quảng cáo để tăng doanh thu, lợi nhuận.
Những sai phạm về đạo đức nghề báo thời gian qua phần nhiều do người làm báo
không chịu được áp lực cạnh tranh thông tin, chạy theo doanh thu, làm tất cả (thậm
chí bất chấp những quy định của pháp luật, đạo đức nghề nghiệp) để đưa thông tin
nhanh, xem nhẹ tính chân thật, tính nhân văn, tính văn hóa trong hoạt động báo
chí.
Nhiều quy định của pháp luật (cụ thể nhất là Luật Báo chí) chưa theo kịp với
thực tiễn của hoạt động báo chí. Dễ thấy nhất là những quy định liên quan đến bản
quyền tác phẩm báo chí, xử phạt các vi phạm trong hoạt động báo chí... còn nhiều
bất cập. Trong khi đó, công tác chỉ đạo, định hướng của cơ quan quản lý báo chí
các cấp đối với các cơ quan báo chí trong nhiều trường hợp còn lúng túng, chưa
sâu sát, chưa kịp thời…
Quy trình làm báo đang thay đổi nhanh theo hướng gia tăng thông tin, thông tin
nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều, đa dạng của nhiều đối tượng bạn
đọc… Do đó, nhiều cơ quan báo chí - nhất là báo điện tử - coi trọng việc chạy đua
thông tin để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của nhóm đối tượng công chúng nhất định
và đặc trưng của mình, dẫn đến tình trạng quản lý thông tin thiếu chặt chẽ, thiếu cơ
chế kiểm soát thông tin…, dẫn đến sai phạm.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Công tác lãnh đạo quản lý báo chí từng lúc, từng nơi bị buông lỏng. Thời gian
qua, nhiều cơ quan quản lý, lãnh đạo báo chí, các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh
đạo một số cơ quan báo chí đã không chú trọng việc thường xuyên giáo dục, bồi
dưỡng, nâng cao trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng, Nhà nước;
lòng tự trọng, sự khiêm tốn, tính thận trọng,… cho những người làm báo. Vì thế,
nhiều nhà báo hành nghề nhưng thiếu ý thức nghề nghiệp, chưa nhận thức được
trách nhiệm xã hội cao quý của người làm báo chân chính nên dễ dàng bị sa ngã,
suy giảm đạo đức nghề nghiệp.
Cơ quan quản lý báo chí “quản” chưa chặt, chưa xử lý nghiêm những trường
hợp vi phạm tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc tính nhân văn của báo chí. Trên thực
tế, có nhiều báo ra đời gần đây nhưng không hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục
đích khi xin giấy phép mà lại đăng nhiều tin tức giật gân, mang tính “lá cải”, hoặc
tìm mọi cách câu móc, đe dọa, xin xỏ để có quảng cáo mà tồn tại. Đó là kẽ hở cho
nhiều nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Nhiều cơ quan báo chí trong quá trình tự hạch toán trong cơ chế thị trường, để
tăng sức cạnh tranh và tồn tại, phát triển trên thị trường báo chí đã mở ra các văn
phòng đại diện, thu nhận thêm phóng viên thường trú, cộng tác viên… Tuy nhiên,
trong quá trình tuyển dụng, do chưa quan tâm đến khâu kiểm tra, thẩm định về tư
cách đạo đức, năng lực nghề nghiệp, quá trình công tác, thực tiễn tác nghiệp… nên
đã dẫn đến nhiều trường hợp sử dụng người không bảo đảm về tư cách đạo đức để
đưa tin, viết bài.
Không ít nhà báo chưa chú trọng việc tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi,
nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, bản lĩnh
chính trị, hiểu biết pháp luật,… Hậu quả là không ít người đã thiếu tỉnh táo, thiếu
tính chuyên nghiệp trong quá trình tác nghiệp, dẫn đến vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, vi phạm pháp luật..., làm suy giảm lòng tin của công chúng đối với giới
báo chí.
3. Giải pháp
3.1. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí:
Xử phạt nghiêm những trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo cố tình vi phạm, vi
phạm nhiều lần những quy định về đạo đức báo chí. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý
báo chí cần thường xuyên rà soát lại nhân sự, chú trọng công tác tuyển dụng, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí cũng như cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan báo chí; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng và
đánh giá cán bộ với bố trí, bổ nhiệm, đề bạt và sử dụng cán bộ báo chí hợp lý sau
khi được đào tạo một cách đúng đắn, hiệu quả.
Tăng cường công tác giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí để hạn chế tình trạng
người dân vì thiếu thông tin mà bị những nhà báo thiếu đạo đức huyễn hoặc, gây
bất an trong xã hội. Trình độ dân trí được nâng lên cũng có nghĩa tính giám sát,
chọn lọc, nhận định thông tin của công chúng, của dư luận xã hội được nâng lên,
nhờ đó giảm đi “đất sống” của cách làm báo giật gân, thông tin bịa đặt, câu khách
3.2. Đối với cơ quan báo chí:
Tăng cường và thường xuyên tiến hành công tác bồi dưỡng về đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Bên cạnh những khóa bồi dưỡng
chính quy, lãnh đạo cơ quan báo chí cần tạo điều kiện cho các tổ chức Công đoàn,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Nhà báo… thường xuyên giáo
dục cho đoàn viên, hội viên của mình về đạo đức nghề báo và nâng cao vai trò
giám sát, kiểm tra của các tổ chức này về đạo đức nghề báo ngay trong cơ quan
báo chí.
Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu: Người đứng đầu cơ quan báo chí phải là
tấm gương tiêu biểu trong việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên tạo
điều kiện cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan vừa thực
hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa bảo đảm đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó,
phải xử lý nghiêm “thấu lý đạt tình” những trường hợp cán bộ, phóng viên, biên
tập viên, nhân viên sai phạm về đạo đức nghề báo để phòng ngừa, răn đe những
trường hợp vi phạm khác có thể xảy ra.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh hoạt động của
biên tập viên, phóng viên theo đúng pháp luật, đúng quy định về đạo đức nghề
báo, đúng các nguyên tắc tác nghiệp đã đề ra của cơ quan. Ban Biên tập, các biên
tập viên phải luôn tỉnh táo trong việc chọn lựa bài viết, thẩm định chủ đề tư tưởng,
phát hiện ra sai sót, những nội dung “có vấn đề” trong từng tác phẩm báo chí để xử
lý kịp thời.
Tùy điều kiện, cơ quan báo chí có thể tổ chức “đường dây nóng” để thu nhận ý
kiến phản hồi của công chúng báo chí về nhiều vấn đề. Trong đó có những vấn đề
liên quan đến đạo đức nhà báo trong quá trình tác nghiệp, trong quá trình giao tiếp
xã hội… Qua đó có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi xấu, tiêu cực
của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan, không để xảy ra
những vụ việc đáng tiếc.
3.3. Đối với nhà báo:
Kiên trì giữ vững “tính trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”: Đối với đại
bộ phận công chúng, việc đọc báo chính là tìm hiểu thông tin và nội dung chân
thực của tin tức, chứ không phải là tìm hiểu nội dung giả tạo hoặc phóng đại của
tin tức. Vì vậy, trong quá trình phát triển của ngành báo chí truyền thông, tính
trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật là cái gốc cho sự phát triển, là điều kiện
cơ bản nhất để ngành báo chí tồn tại, vậy nên người làm báo phải đặt tính trung
thực, khách quan, tôn trọng sự thật lên hàng đầu, tích cực trau dồi lý luận, đem
“tính chân thực” vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn, nhằm đưa đến công
chúng những tin tức trung thực và chính xác; không đưa tin sai sự thật, phóng đại,
không nhìn nhận và giải thích sai tin tức; dẫn dắt công chúng với việc bình luận
phân tích sự kiện tin tức theo hướng đúng.
Nâng cao năng lực dẫn dắt dư luận: Dư luận xã hội có tác động rất mạnh mẽ
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, do đó một số thành phần có mục đích xấu đã
lợi dụng sự hiếu kỳ và mức độ quan tâm của công chúng đã dẫn dắt dư luận phát
triển theo hướng sai lầm, lệch lạc, điều này đã tạo nên những ảnh hưởng hết sức
nghiêm trọng. Trong sự cạnh tranh mạnh mẽ của ngành báo chí, một số trang báo
mạng đã phóng đại sự thật, thậm chí giả tạo tin tức nhằm thu hút lượt người xem,
tạo nên những hình ảnh xấu, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng, từ
đó ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành báo chí truyền thông. Vì vậy, những người
làm công tác báo chí cần phải kiên định và lấy “chính nghĩa”, “lý trí”, “lương tri”
làm nguyên tắc trong công tác dẫn dắt dư luận. Bên cạnh việc truyền tải sự kiện tin
tức, báo chí còn có trách nhiệm tác động, góp phần định hướng các giá trị văn hoá,
tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng nền văn hóa tinh thần cho đất nước,
thông qua đó tăng cường công tác xây dựng đạo đức nghề nghiệp báo chí.
Mỗi người làm báo không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức chính
trị, trình độ nghiệp vụ, phông văn hóa, tạo cơ sở để nâng cao trách nhiệm xã hội,
nghĩa vụ công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Đây là yếu tố trọng
tâm giúp các nhà báo có thể “chắc tay bút” trong quá trình tác nghiệp. Thực tế cho
thấy, một khi nhà báo có uy tín, có đạo đức nghề nghiệp sẽ được công chúng tin
cậy. Đó chính là điều kiện thuận lợi để nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
| 1/8

Preview text:

Họ và tên: Lê Hương Thảo Lớp: Truyền hình CLC K40 Mã SV: 2056080041
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ
Đề bài: Từ việc đánh giá thực trạng thực hiện nghĩa vụ của Nhà báo Việt Nam trong
thời gian qua, anh chị hãy phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp để hạn chế việc
vi phạm pháp luật của Nhà báo trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Bài làm 1. Thực trạng
Xét về phương diện đạo đức nghề báo, nhìn chung, thời gian qua, đa số các cơ
quan báo chí, các nhà báo đã thể hiện được lòng trung thành với lợi ích của đất
nước, của nhân dân, của Đảng; phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, những
điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh chống lại những cái xấu, biểu hiện tiêu cực
trong đời sống xã hội; có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa
của dân tộc Việt Nam. Ngày càng xuất hiện nhiều nhà báo yêu nghề, gắn bó với
cơ sở, với nhân dân, với công chúng báo chí, có những tác phẩm tốt, hiệu quả chính trị - xã hội cao.
Hiện nay, các nhà báo đã cơ bản ý thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ cá nhân
trong việc sử dụng ngòi bút để phản ánh hiện thực khách quan. Các nhà báo không
đơn thuần là một người quan sát thời cuộc, truyền tải những sự kiện mà cao hơn
nữa là đóng vai trò như nhà phân tích, bình giảng các sự kiện, hiện tượng, vấn đề
nảy sinh trong đời sống xã hội. Từ đó, giúp công chúng nhận thức đầy đủ, đúng
bản chất về các vấn đề này để có thái độ và hành động phù hợp. Trong bối cảnh
công nghệ thông tin và mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, nhà báo phải biết xử
lý thông tin, thẩm định thông tin và truyền tải tới công chúng những thông tin có
trách nhiệm. Các thông tin sai trái trên mạng xã hội cần được xác minh, phản biện
công khai và kịp thời. Đồng thời, trong quá trình phản ánh hiện thực xã hội, báo
chí và người làm báo cần chú trọng về tính nhân văn, đó cũng là trách nhiệm với xã hội.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số người cầm bút, mang danh "nhà báo" nhưng lại
vi phạm pháp luật. Chưa bàn đến những nhà báo vì non yếu về mặt nghiệp vụ nên
vô tình vi phạm pháp luật thì cũng có người cố ý vi phạm pháp luật, không thực
hiện đúng nghĩa vụ để trục lợi cá nhân. Trong đó, có những người bị xử lý vì tham
gia chạy án, tống tiền doanh nghiệp, cá nhân… Báo chí với sứ mệnh là phản ánh
sự thật, khách quan và không chịu bất cứ tác động nào khác. Do đó, nó đòi hỏi các
nhà báo phải là người công tâm, thận trọng, có đạo đức nghề nghiệp. Cơ quan quản
lý nhà nước và cơ quan chức năng cũng cần quản lý thật tốt đội ngũ phóng viên và
có chế tài xử phạt nghiêm minh với những sai phạm để không còn đất sống cho
những kẻ mang danh nhà báo đang làm “vấy bẩn” hình ảnh những người làm báo
chân chính đang cố gắng đóng góp công sức, trí tuệ để thúc đẩy xã hội phát triển.
VD: Đã có không ít “nhà báo hai mặt” bị xử lý kỷ luật, thậm chí có trường hợp
vướng vào vòng lao lý do vi phạm pháp luật, nói và viết trên mạng xã hội trái với
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tiếp tay
cho các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, Nhà nước ta: +
Điển hình là đối tượng Phạm Thị Đoan Trang. Sinh ra trong một gia đình cơ
bản, được học hành tử tế và từng là nhà báo làm việc ở một số cơ quan báo chí,
truyền thông nhưng thay vì rèn luyện, phấn đấu để trở thành nhà báo hết lòng
cống hiến cho sự nghiệp báo chí nước nhà, Phạm Thị Đoan Trang đã có những lời
nói và hành động đi ngược lại quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách và luật pháp Nhà nước. Được bạn bè, đồng nghiệp góp ý, lãnh đạo các cơ
quan báo chí nhiều lần gặp gỡ, nhắc nhở, những tưởng Phạm Thị Đoan Trang sẽ
sửa chữa, nhưng đối tượng ngày càng trượt dài trên con đường tội lỗi. Sau khi bị
cơ quan báo chí xử lý kỷ luật và buộc thôi việc, đối tượng ngày càng lộ rõ một kẻ
coi thường kỷ cương, phép nước. Ngày 06/10/2020, Cơ quan An ninh Điều tra
thực hiện lệnh bắt tạm giam Phạm Thị Đoan Trang về tội: “Tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Ðiều 88 Bộ luật
Hình sự năm 1999 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy
định tại Ðiều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.
+ Tương tự, mới đây, Cơ quan An ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam
bị can Trương Châu Hữu Danh về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy
định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trước
khi bị bắt, Trương Châu Hữu Danh là phóng viên của một số tờ báo có tiếng.
+ Hay như trường hợp Phan Bùi Bảo Thy, Trưởng Văn phòng đại diện Báo
Giáo dục và Thời đại khu vực miền Trung - Tây Nguyên bị khởi tố, bắt tạm giam
về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi năm 2017.
+ Mới đây nhất, Trần Thị Tuyết Diệu bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên
phạt 8 năm tù giam về tội làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu
nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước khi phạm
tội, Trần Thị Tuyết Diệu từng có 07 năm là phóng viên Báo Phú Yên.
Đó là chưa kể nhiều nhà báo, phóng viên khác lợi dụng nghề nghiệp để nhận hối
lộ, tham nhũng, tiêu cực đã bị khởi tố, hầu tòa hoặc bị lãnh đạo các cơ quan báo
chí và cơ quan quản lý xử lý kỷ luật với các hình thức, mức độ khác nhau.
Cần khẳng định rằng, nhà báo cũng là công dân, được hưởng và có nghĩa vụ
chấp hành, tuân thủ đầy đủ các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong xã hội.
Với nhà báo, tư cách công dân và tư cách nhà báo không tách rời nhau, tức là trách
nhiệm công dân và trách nhiệm nhà báo không tách rời nhau. Vì thế trong hoạt
động xã hội, không thể chấp nhận tình trạng một số nhà báo cố tình có những hành
vi, việc làm "sống trên" pháp luật, chưa kể với nghề nghiệp, trình độ hiểu biết và
sức ảnh hưởng của mình, họ luôn cần phải gương mẫu tuân thủ pháp luật. 2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
Khi hoạt động trong cơ chế thị trường, nhiều tờ báo luôn chịu áp lực là phải
tăng lượng phát hành, tăng nguồn thu quảng cáo để tăng doanh thu, lợi nhuận.
Những sai phạm về đạo đức nghề báo thời gian qua phần nhiều do người làm báo
không chịu được áp lực cạnh tranh thông tin, chạy theo doanh thu, làm tất cả (thậm
chí bất chấp những quy định của pháp luật, đạo đức nghề nghiệp) để đưa thông tin
nhanh, xem nhẹ tính chân thật, tính nhân văn, tính văn hóa trong hoạt động báo chí.
Nhiều quy định của pháp luật (cụ thể nhất là Luật Báo chí) chưa theo kịp với
thực tiễn của hoạt động báo chí. Dễ thấy nhất là những quy định liên quan đến bản
quyền tác phẩm báo chí, xử phạt các vi phạm trong hoạt động báo chí... còn nhiều
bất cập. Trong khi đó, công tác chỉ đạo, định hướng của cơ quan quản lý báo chí
các cấp đối với các cơ quan báo chí trong nhiều trường hợp còn lúng túng, chưa
sâu sát, chưa kịp thời…
Quy trình làm báo đang thay đổi nhanh theo hướng gia tăng thông tin, thông tin
nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều, đa dạng của nhiều đối tượng bạn
đọc… Do đó, nhiều cơ quan báo chí - nhất là báo điện tử - coi trọng việc chạy đua
thông tin để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của nhóm đối tượng công chúng nhất định
và đặc trưng của mình, dẫn đến tình trạng quản lý thông tin thiếu chặt chẽ, thiếu cơ
chế kiểm soát thông tin…, dẫn đến sai phạm.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Công tác lãnh đạo quản lý báo chí từng lúc, từng nơi bị buông lỏng. Thời gian
qua, nhiều cơ quan quản lý, lãnh đạo báo chí, các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh
đạo một số cơ quan báo chí đã không chú trọng việc thường xuyên giáo dục, bồi
dưỡng, nâng cao trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng, Nhà nước;
lòng tự trọng, sự khiêm tốn, tính thận trọng,… cho những người làm báo. Vì thế,
nhiều nhà báo hành nghề nhưng thiếu ý thức nghề nghiệp, chưa nhận thức được
trách nhiệm xã hội cao quý của người làm báo chân chính nên dễ dàng bị sa ngã,
suy giảm đạo đức nghề nghiệp.
Cơ quan quản lý báo chí “quản” chưa chặt, chưa xử lý nghiêm những trường
hợp vi phạm tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc tính nhân văn của báo chí. Trên thực
tế, có nhiều báo ra đời gần đây nhưng không hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục
đích khi xin giấy phép mà lại đăng nhiều tin tức giật gân, mang tính “lá cải”, hoặc
tìm mọi cách câu móc, đe dọa, xin xỏ để có quảng cáo mà tồn tại. Đó là kẽ hở cho
nhiều nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Nhiều cơ quan báo chí trong quá trình tự hạch toán trong cơ chế thị trường, để
tăng sức cạnh tranh và tồn tại, phát triển trên thị trường báo chí đã mở ra các văn
phòng đại diện, thu nhận thêm phóng viên thường trú, cộng tác viên… Tuy nhiên,
trong quá trình tuyển dụng, do chưa quan tâm đến khâu kiểm tra, thẩm định về tư
cách đạo đức, năng lực nghề nghiệp, quá trình công tác, thực tiễn tác nghiệp… nên
đã dẫn đến nhiều trường hợp sử dụng người không bảo đảm về tư cách đạo đức để đưa tin, viết bài.
Không ít nhà báo chưa chú trọng việc tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi,
nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, bản lĩnh
chính trị, hiểu biết pháp luật,… Hậu quả là không ít người đã thiếu tỉnh táo, thiếu
tính chuyên nghiệp trong quá trình tác nghiệp, dẫn đến vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, vi phạm pháp luật..., làm suy giảm lòng tin của công chúng đối với giới báo chí. 3. Giải pháp
3.1. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí:
Xử phạt nghiêm những trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo cố tình vi phạm, vi
phạm nhiều lần những quy định về đạo đức báo chí. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý
báo chí cần thường xuyên rà soát lại nhân sự, chú trọng công tác tuyển dụng, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí cũng như cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan báo chí; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng và
đánh giá cán bộ với bố trí, bổ nhiệm, đề bạt và sử dụng cán bộ báo chí hợp lý sau
khi được đào tạo một cách đúng đắn, hiệu quả.
Tăng cường công tác giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí để hạn chế tình trạng
người dân vì thiếu thông tin mà bị những nhà báo thiếu đạo đức huyễn hoặc, gây
bất an trong xã hội. Trình độ dân trí được nâng lên cũng có nghĩa tính giám sát,
chọn lọc, nhận định thông tin của công chúng, của dư luận xã hội được nâng lên,
nhờ đó giảm đi “đất sống” của cách làm báo giật gân, thông tin bịa đặt, câu khách
3.2. Đối với cơ quan báo chí:
Tăng cường và thường xuyên tiến hành công tác bồi dưỡng về đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Bên cạnh những khóa bồi dưỡng
chính quy, lãnh đạo cơ quan báo chí cần tạo điều kiện cho các tổ chức Công đoàn,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Nhà báo… thường xuyên giáo
dục cho đoàn viên, hội viên của mình về đạo đức nghề báo và nâng cao vai trò
giám sát, kiểm tra của các tổ chức này về đạo đức nghề báo ngay trong cơ quan báo chí.
Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu: Người đứng đầu cơ quan báo chí phải là
tấm gương tiêu biểu trong việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên tạo
điều kiện cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan vừa thực
hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa bảo đảm đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó,
phải xử lý nghiêm “thấu lý đạt tình” những trường hợp cán bộ, phóng viên, biên
tập viên, nhân viên sai phạm về đạo đức nghề báo để phòng ngừa, răn đe những
trường hợp vi phạm khác có thể xảy ra.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh hoạt động của
biên tập viên, phóng viên theo đúng pháp luật, đúng quy định về đạo đức nghề
báo, đúng các nguyên tắc tác nghiệp đã đề ra của cơ quan. Ban Biên tập, các biên
tập viên phải luôn tỉnh táo trong việc chọn lựa bài viết, thẩm định chủ đề tư tưởng,
phát hiện ra sai sót, những nội dung “có vấn đề” trong từng tác phẩm báo chí để xử lý kịp thời.
Tùy điều kiện, cơ quan báo chí có thể tổ chức “đường dây nóng” để thu nhận ý
kiến phản hồi của công chúng báo chí về nhiều vấn đề. Trong đó có những vấn đề
liên quan đến đạo đức nhà báo trong quá trình tác nghiệp, trong quá trình giao tiếp
xã hội… Qua đó có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi xấu, tiêu cực
của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan, không để xảy ra
những vụ việc đáng tiếc.
3.3. Đối với nhà báo:
Kiên trì giữ vững “tính trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”: Đối với đại
bộ phận công chúng, việc đọc báo chính là tìm hiểu thông tin và nội dung chân
thực của tin tức, chứ không phải là tìm hiểu nội dung giả tạo hoặc phóng đại của
tin tức. Vì vậy, trong quá trình phát triển của ngành báo chí truyền thông, tính
trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật là cái gốc cho sự phát triển, là điều kiện
cơ bản nhất để ngành báo chí tồn tại, vậy nên người làm báo phải đặt tính trung
thực, khách quan, tôn trọng sự thật lên hàng đầu, tích cực trau dồi lý luận, đem
“tính chân thực” vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn, nhằm đưa đến công
chúng những tin tức trung thực và chính xác; không đưa tin sai sự thật, phóng đại,
không nhìn nhận và giải thích sai tin tức; dẫn dắt công chúng với việc bình luận
phân tích sự kiện tin tức theo hướng đúng.
Nâng cao năng lực dẫn dắt dư luận: Dư luận xã hội có tác động rất mạnh mẽ
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, do đó một số thành phần có mục đích xấu đã
lợi dụng sự hiếu kỳ và mức độ quan tâm của công chúng đã dẫn dắt dư luận phát
triển theo hướng sai lầm, lệch lạc, điều này đã tạo nên những ảnh hưởng hết sức
nghiêm trọng. Trong sự cạnh tranh mạnh mẽ của ngành báo chí, một số trang báo
mạng đã phóng đại sự thật, thậm chí giả tạo tin tức nhằm thu hút lượt người xem,
tạo nên những hình ảnh xấu, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng, từ
đó ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành báo chí truyền thông. Vì vậy, những người
làm công tác báo chí cần phải kiên định và lấy “chính nghĩa”, “lý trí”, “lương tri”
làm nguyên tắc trong công tác dẫn dắt dư luận. Bên cạnh việc truyền tải sự kiện tin
tức, báo chí còn có trách nhiệm tác động, góp phần định hướng các giá trị văn hoá,
tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng nền văn hóa tinh thần cho đất nước,
thông qua đó tăng cường công tác xây dựng đạo đức nghề nghiệp báo chí.
Mỗi người làm báo không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức chính
trị, trình độ nghiệp vụ, phông văn hóa, tạo cơ sở để nâng cao trách nhiệm xã hội,
nghĩa vụ công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Đây là yếu tố trọng
tâm giúp các nhà báo có thể “chắc tay bút” trong quá trình tác nghiệp. Thực tế cho
thấy, một khi nhà báo có uy tín, có đạo đức nghề nghiệp sẽ được công chúng tin
cậy. Đó chính là điều kiện thuận lợi để nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.