Bài tập: Kinh tế học | Đại học Tây Đô
Nhà nước quản lý, định hướng nền kinh tế dựa trên chỉ tiêu cụ thể được áp từ trên xuống dưới. Nhà nước xây dựng những chỉ tiêu và áp cho những doanh nghiệp, hợp tác xã thực thi. Và việc cấp phép vốn, vật tư, giao nộp mẫu sản phẩm cho Nhà nước cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho. Các cơ quan hành chính nhà nước can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ coi trọng thành phần kinh tế quốc doanhvà kinh tế tập thể.
Preview text:
Câu 1: Đặc điểm mô hình kinh tế 1976-1986: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp có các đặc điểm sau:
• Thứ nhất, Nhà nước quản lý, định hướng nền kinh tế dựa trên chỉ tiêu cụ thể được áp từ
trên xuống dưới. Nhà nước xây dựng những chỉ tiêu và áp cho những doanh nghiệp,
hợp tác xã thực thi. Và việc cấp phép vốn, vật tư, giao nộp mẫu sản phẩm cho Nhà nước
cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho.
• Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
thương mại của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể
• Thứ ba, mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ chỉ là hình thức, quan hệ trao đổi bằng hiện vật là
chủ yếu. Trong thời kỳ này, lãi suất vay, tiền lương, … chỉ được dùng để đo lường và
thống kê một cách hình thức, mà không mang lại giá trị trao đổi. Giá cả cũng không
phản ánh quan hệ cung và cầu. Mặt khác, tiền lương không được tính theo cấp bậc hành
chính và thâm niên, mà tính theo trung bình và cũng không tính theo năng suất lao động của mỗi người.
• Thứ tư, bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp trung gian. Thể chế, chính sách của Nhà
nước còn chồng chéo, thiếu thống nhất, các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp,
trật tự, kỷ cương chưa nghiêm.
Câu 2: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp có các đặc điểm sau: Nhược:
• Do cơ chế giao theo chỉ tiêu dẫn đến những doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ chăm sóc đến
một yếu tố duy nhất đó là hoàn thành xong chỉ tiêu.
• Hạn chế sự tăng trưởng và góp phần vào nền kinh tế của những thành phần kinh tế, nhất
là thành phần kinh tế tư nhân khác.
• Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến đời sống trở nên vất vả, chất lượng và số lượng các
sản phẩm, hàng hóa cũng không cao.
• tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh nhiều cấp, cách thức quản lý hành chính vừa tập
trung quan liêu vừa phân tán chưa thống nhất. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, công chức
còn nhiều thiết sót về cả phẩm chất, năng lực cũng như có trách nhiệm chưa cao. Ưu Điểm:
• Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng cho phép tập trung tối đa
các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước vào các mục tiêu chủ
yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thế, tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu.
• Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung
đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp
cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không
phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp.
• Trong thời kỳ chiến tranh, cơ chê kê hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tôi đa các
nguồn lực của nhân dân, bao gồm cả nguồn lực vật chất và tinh thần vào việc xây dựng
và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu lớn của quốc gia
Câu 3: Vì sao Việt Nam không tiếp tục sử dụng mô hình này:
Các hình thức như bao cấp qua giá, bao cấp qua chế độ tem phiếu, bao cấp theo chế độ
cấp phát đã làm biến mất động lực kích thích người lao động, nảy sinh cơ chế “xin – cho”,
Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh ra đội ngũ
quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi
cao hơn người lao động.
Thời kỳ bao cấp đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, nền kinh tế bị chì trệ,
thụ động, chậm phát triển, Cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ quản lý thay cho doanh nghiệp,
doanh nghiệp sản xuất không có quyền tự quyết, ỷ lại vào cơ quan nhà nước, người lao
động mất động lực lao động do không có sự công bằng trong lao động,
Do kinh tế không ổn định, cơ chế cồng kềnh, người dân mất động lực lao động và doanh
nghiệp thì không làm đúng chức năng dẫn đến toàn bộ xã hội bị mất cân bằng nên không
thể phát triển vì vậy cần phải đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển
sang cơ chế thị trường